Áp lực từ phát triển ngành du lịch, dịch vụ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông và vùng cửa sông cà ty đề xuất biện pháp quản lý (Trang 33)

6. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học

1.4.5. Áp lực từ phát triển ngành du lịch, dịch vụ

Trong thời gian tới Bình Thuận sẽ là điểm dừng quan trọng của tour du lịch "Con đường di sản miền Trung". Khu du lịch Phan Thiết – Mũi Né mang tầm quốc gia và quốc tế. Thành phố Phan Thiết là trung tâm du lịch của tỉnh, liên kết chặt chẽ với các cụm du lịch trong tỉnh và các vùng du lịch trong cả nước. Xây dựng các khu du lịch trọng điểm tại Tiến Thành - Phú Hài - Mũi Né - Hòn Rơm - Hòa Thắng - Bình Thạnh - Vĩnh Hảo, Thuận Quý - Kê Gà - La Gi... một số khu, điểm du lịch tầm cỡ quốc tế, có khả năng cạnh tranh với một số trung tâm du lịch biển lớn của các nước trong khu vực. Phát triển mạnh loại hình du lịch văn hóa, lễ hội, nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, thể thao biển, thương mại – hội nghị, hội thảo.

Phát triển thương mại dịch vụ, xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ quốc tế tại Tp. Phan Thiết – Mũi Né, chợ đầu mối ở Phan Thiết, Hàm Thuận Nam. Gia tăng

xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến có giá trị, giảm xuất thô để tăng kim ngạch xuất khẩu.

Việc đẩy mạnh phát triển ngành thương mại dịch vụ, du lịch sẽ đem lại bộ mặt mới cho Tp.Phan Thiết trong tương lai nhưng cũng là áp lực nặng đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước.

1.4.6. Một số nguyên nhân trực tiếp làm ảnh hƣởng đến ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt

Các nguyên nhân sâu xa của vấn đề ô nhiễm nước ở mức độ nghiêm trọng: - Việc đầu tư xây dựng các hệ thống cống thu gom nước thải chưa hoàn chỉnh, hệ thống xử lý nước nước thải tập trung ở khu vực còn chưa được đầu tư xây dựng.

- Một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa đầu tư xây dựng, chưa hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.

- Ý thức về vệ sinh môi trường của người dân và doanh nghiệp còn yếu, kém., hạn chế.

- Công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chưa thường xuyên và chưa sâu sát.

- Sự gia tăng dân số và nhu cầu sử dụng nước ngày càng gia tăng.

- Ưu tiên phát triển kinh tế mà chưa chú ý đến các hậu quả về mặt môi trường. - Các văn bản pháp luật về việc loại thải các chất thải còn hạn chế, chưa thống nhất và chưa có hướng dẫn rõ ràng.

- Sự phân tán quyền lực: Thường thì một lưu vực nằm dưới nhiều quyền hạn chính trị khác nhau. Trong một số nước hay một số quốc gia, các tổ chức chịu trách nhiệm về nước sạch không kiểm soát được các hoạt động gây ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nước.

1.5. Tổng quan về các nguồn nƣớc mặt trên địa bàn tỉnh Bình Thuận [11]

Kết quả tổng thống kê, tổng hợp một số đặc trưng của các sông chính của tỉnh Bình Thuận được trình bày ở bảng sau đây:

Bảng 1. 2: Các đặc trưng chính của các sông tỉnh Bình Thuận Tên sông Chiều dài sông (km) Chiều dài lƣu vực (km) Bề rộng bình quân lƣu vực (km) Diện tích lƣu vực (km2) Mật độ lƣới sông (km/km2) Hệ số uốn khúc Sông Lòng Sông 50 45 11,4 511 0,46 1,32 Sông Luỹ 98 62 31 1.910 - -

Sông Cái (Quao) 71 88 15 1.050 0,44 2,5

Sông Cà Ty 56 45 17 753 0,32 1,4

Sông Phan 58 55 12 582 0,32 1,57

1.6. Một số đặc điểm lƣu vực sông Cà Ty 1.6.1. Phạm vi 1.6.1. Phạm vi

Sông Cà Ty là hợp lưu của 02 sông là sông Móng và sông Ka Bét tại ngã ba thuộc xã Mỹ Thạnh huyện Hàm Thuận Nam. Sông Móng và sông Ka Bét đều bắt nguồn từ huyện Tánh Linh ở cao độ 1.300 m và tiếp giáp với lưu vực sông La Ngà.

Sông Cà Ty là một trong những sông lớn thuộc tỉnh Bình Thuận, có chiều dài hơn 50 km, bắt nguồn từ xã Hàm Thạch, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, qua đồng bằng Phan Thiết rồi đổ ra cửa biển tại cửa Phan Thiết.

1.6.2. Đặc điểm địa hình [11]

Sông Cà Ty bắt nguồn từ xã Hàm Thạch, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, qua đồng bằng Phan Thiết rồi đổ ra cửa biển tại cửa Phan Thiết.

Thượng nguồn sông Cà Ty có các nhánh sông suối lớn như sông Ka Bet xuất phát từ xã Mỹ Thạnh thuộc huyện Hàm Thuận Nam, ở cao trình 400,0 m, sông Móng xuất phát từ huyện Tánh Linh, ở cao trình 500,0 m tiếp giáp lưu vực sông La Ngà, hai sông này hợp lưu tại xã Hàm Thạch. Phần trung, hạ lưu sông Cà Ty được hợp lưu bởi các sông suối, như suối Ngà, sông Lớn, suối Gầu.

Các đặc điểm hình thái lưu vực sông Cà Ty:

- Diện tích lưu vực : 753 km2; - Chiều dài sông chính : 56 km; - Chiều dài lưu vực : 45 km; - Cao độ bình quân lưu vực : 159; - Độ dốc bình quân lưu vực : 11,2 %; - Độ rộng bình quân lưu vực : 16,7 km; - Mật độ lưới sông : 0,32 km/km2; - Hệ số uốn khúc : 1,4.

Nhìn chung, mạng lưới sông ngòi khá dày và phức tạp, mật độ sông suối ở thượng nguồn 0,8 km/km2, ở hạ lưu 0,4 km/km2, hệ số uốn khúc lớn.

1.6.3. Đặc điểm mạng lƣới sông suối

Trong lưu vực còn có một số nhánh sông, suối nhỏ sau:

- Suối Cẩm hang: Bắt nguồn từ những dẫy núi cao phía Bắc chảy theo hướng Bắc Nam, đến tuyến đường phan Thiết – Mương Mán dòng chảy được phân chia thành hai nhánh. Nhánh suối Bà Tiên là nhánh chính, chảy theo hướng Tây - Đông,

có chiều dài 12 km (tính từ phân lưu đến hợp lưu Suối Lớn). Lòng sông quanh co nhiều gấp khúc, độ dốc bé. Nhánh rạch Mương cái chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là nhánh phụ, có chiều dài 03 km, lòng sông tương đối thẳng. Đoạn đầu lòng sông hẹp và nông, chiều rộng bình quân 3 m – 5 m, đoạn cuối lòng dẫn rộng và sâu hơn, chiều rộng bình quân 5 m – 7 m.

- Mương Thị: bắt nguồn từ Bàu Lúa, chảy theo hướng Tây bắc - Đông nam, chiều dài suối tính đến hợp lưu Suối Chối vào khoảng 2,3 km.

- Suối Choi: Chảy theo hướng Bắc – Nam.

- Suối Găng làng: Chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

- Suối Sâu: bắt nguồn từ những dẫy núi cao có độ cao trung bình +170 m, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chiều dài 14 km, diện tích lưu vực 24 km2

. - Suối Bà Thiềm: đoạn trước Bầu chảy theo hướng bắc Nam đoạn sau bầu chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chiều dài tính từ thượng nguồn đến hợp lưu suối khoảng 13 km.

- Suối Tân Định: chảy theo hướng Tây bắc Đông nam, có chiều dài khoảng 4,5 km, dòng chảy đoạn đầu khá quanh co và sâu, đoạn sau tương đối thẳng, lòng dẫn cạn.

- Sông Bến lội (Sông Cầu kè): Là hợp lưu của suối Lớn và suối Bà Trường, dòng sông quanh co, lòng dẫn mở rộng dẫn ra phía cửa biển. Đoạn đầu lòng dẫn bị co hẹp do việc lấn chiếm để nuôi trồng thuỷ sản

Thượng nguồn Sông Cà Ty là một trong những nguồn cung cấp nước chính cho đồng bằng Phan Thiết, ngoài ra sông Cà Ty còn là đường giao thông thủy và là nơi neo đậu thuyền bè của Thành phố Phan Thiết.

Bảng 1. 3: Đặc trưng hình thái lưu vực sông Cà Ty [11]

STT Tên sông Loại sông Chiều dài tổng

(km)

Diện tích tổng (km2)

1 Cà Ty Sông chính 56 753

2 S. Ba Ha Phụ lưu cấp 1 16 32.2

3 Sông Mông Phụ lưu cấp 1 24 177

4 Sông Mong Phụ lưu cấp 2 12 70,4

5 Sông Lên Phụ lưu cấp 1 23 102

6 Sông Tre Phụ lưu cấp 1 27 157

1.6.4. Đặc điểm thủy văn

a. Phân phối dòng chảy trong năm

Mùa lũ thường xuất hiện sau mùa mưa khoảng 02 tháng, thông thường mùa lũ thường kéo dài 5 tháng từ tháng VII đến tháng XI trong năm. Tổng lượng dòng chảy trong thời gian này chiếm khoảng 80% tổng lượng dòng chảy năm. Mùa lũ ổn định nhất trong 4 tháng, từ tháng VII đến tháng X và lũ lớn nhất thường tập trung vào 3 tháng VIII, IX, X, lượng dòng chảy trong mỗi tháng này chiếm từ 17 – 18% lượng dòng chảy năm.

Mùa kiệt thường kéo dài từ tháng XI năm trước đến tháng IV – V năm sau, chiếm khoảng 20% lượng dòng chảy cả năm. Do lượng mưa trong mùa này rất nhỏ, thảm thực vật bị suy thoái nên khả năng giữ nước trên lưu vực kém, phần lớn các suối đều bị khô cạn không có dòng chảy. Lượng dòng chảy nhỏ nhất thường rơi vào các tháng I, II, III và chiếm khoảng trên dưới 1,9% lượng dòng chảy cả năm.

b. Đặc điểm dòng chảy lũ

Lũ trên các sông ngắn ven biển nói chung và sông Cà Ty nói riêng có một số đặc điểm tiêu biểu như sau:

- Lũ lên xuống nhanh, thời gian duy trì lũ ngắn, lũ thường có một đỉnh cao và hình thành nhiều đợt trong mùa lũ. Lũ thường xuyên hàng năm với tần suất tháng (từ 10% trở xuống) thuộc loại nhỏ, trong khi lũ lịch sử xuất hiện với tần suất cao (từ 10% trở lên).

- Lũ lớn trong năm thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11. Tỷ lệ đỉnh lũ lớn trong năm xuất hiện vào tháng 10 chiếm 70%, tháng 9 chiếm 16%, tháng 11 chiếm 10%, còn các tháng khác chỉ chiếm 5%.

1.7. Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc

Hình 5: Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước Với mức độ gây ô nhiễm nước như sau:

- Ô nhiễm do phát triển công nghiệp: 50 %;

- Ô nhiễm do đô thị hóa (nước thải sinh hoạt): 30 %; - Ô nhiễm do giao thông đường thủy: 1 %;

- Ô nhiễm do các nguyên nhân khác: 1 %.

1.7.1. Ô nhiễm nƣớc do nƣớc thải khu dân cƣ

Hiện thành phố Phan Thiết chưa có trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung nên nước thải sinh hoạt từ khu dân cư được xả trực tiếp ra môi trường. Nước thải từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người theo hệ thống cống thoát nước của thành phố thải ra nguồn tiếp nhận là các sông, suối, kênh trên địa bàn Tp.Phan Thiết.

Hình 6: Cống thải nước thải trực tiếp ra sông

Sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa mạnh mẽ làm cho nhu cầu sử dụng nước tăng, dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng chất lượng nước mặt cũng như nước ngầm. Ước tính mỗi ngày một người thải ra môi trường 90 lít nước thải. Dựa vào tổng dân số thành phố Phan Thiết tính được lượng nước thải sinh hoạt.

Năm 2011, lượng nước thải sinh hoạt là 19.620,63 m3/ngày đêm, đến năm 2015 lưu lượng vào khoảng 29.520 m3/ngày đêm, cao gấp 1,5 lần so với năm 2011.

Bảng 1. 4: Dự báo lượng nước thải phát sinh tại vào năm 2012, 2020 Dân số năm 2011(ngƣời) Lƣu lƣợng nƣớc thải năm 2011 (m3/ngđ) Dân số năm 2015 (ngƣời) Lƣu lƣợng nƣớc thải năm 2015 (m3/ngđ) 218.007 19.620,63 328.000 29.520

Bảng 1. 5: Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (chưa xử lý)

Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/ngƣời/ngày)

TSS 70-145 BOD5 45-54 COD 85-102 N-NH4+ 3,6-7,2 Tổng N 6-12 Tổng P 0,6-4,5

Dầu mỡ phi khoáng 10-30

Dựa vào hệ số phát thải ô nhiễm, tải lượng và nồng độ trung bình các chất ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của người dân trong năm 2011 và 2015 được dự báo như sau:

Dân số (ngƣời)

Tải lƣợng ô nhiễm (kg/ngày)

TSS BOD5 COD N-NH4+ Tổng N Tổng P Dầu mỡ

Năm 2011

218.007 31.611 11.772 22.237 1.570 2.616 981 6.540 Năm 2015

328.000 47.560 17.712 33.456 2.361,60 3.936 1476 9.840 Như vậy, khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt thải ra môi trường là rất lớn. Nếu không được thu gom và xử lý sẽ làm ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước mặt, nước ngầm và tác động trực tiếp đến các hệ sinh thái trong khu vực.

Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư, khu đô thị, không đủ diện tích cho đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đồng thời các cơ sở này chỉ có các trang thiết bị, máy móc cũ kỹ, công nghệ sản xuất lạc hậu không đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường làm phát sinh chất thải với nồng độ, tải lượng ô nhiễm lớn hơn gấp nhiều lần so với quy chuẩn cho phép. Đây là một trong những nhân tố góp phần gây ô nhiễm môi trường nước, vì thế cần có các biện pháp xử lý triệt để các nguồn ô nhiễm này.

1.7.2. Ô nhiễm nƣớc do nƣớc thải công nghiệp

Về quy hoạch và triển khai các khu công nghiệp: Đến nay tỉnh Bình Thuận đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào quy hoạch 6 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.293,02 ha, gồm:

- Khu công nghiệp Phan Thiết, quy mô 108,7 ha; chia làm 02 giai đoạn: giai đoạn 1 diện tích 68 ha, đã lấp đầy dự án; giai đoạn 2 diện tích 40,7 ha, đang triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng.

- Khu công nghiệp Hàm Kiệm, quy mô 579,47 ha; gồm KCN Hàm Kiệm I diện tích 146,21 ha và KCN Hàm Kiệm II diện tích 433,26 ha; đang triển khai đầu tư hạ tầng.

- Các khu công nghiệp: Tân Đức (908 ha); Sơn Mỹ 1 (1.256,86 ha), Sơn Mỹ 2 (1.290 ha), Tuy Phong (150 ha) tỉnh đã có chấp thuận chủ trương đầu tư, các chủ đầu tư hạ tầng đang triển khai các bước hồ sơ để khởi công xây dựng hạ tầng.

Về định hướng quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp: Căn cứ Quyết định số 3121/QĐ-UBND ngày 03/11/2010 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung một số điều của Quyết định số 3443/QĐ-UBND ngày 28/12/2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn tỉnh Bình Thuận; thì đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 42 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 1.806,2 ha, cụ thể tại thành phố Phan Thiết: quy hoạch là 06 cụm, với tổng diện tích là 47,40 ha, gồm: Cụm công nghiệp Nam Cảng, Cụm công nghiệp hải sản Phú Hài, Cụm công nghiệp hải sản Mũi Né, Cụm công nghiệp nước đá Phú Hài; Cụm công nghiệp tàu thuyền Phú Hài; Cụm công nghiệp tàu thuyền Mũi Né.

Bên cạnh đó, nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản xuất. Tại các khu/cụm công nghiệp trên địa bàn Tp.Phan Thiết như KCN Phan Thiết, Cụm chế biến hải sản phía nam Cảng cá Phan thiết, Cụm chế biến nước mắm Phú Hài,…. Ngoài KCN Phan thiết có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các cụm CN-TTCN khác chưa hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải. Do đó nước thải chưa được xử lý triệt để vẫn được thải ra nguồn tiếp nhận là các sông, suối trên địa bàn thành phố Phan Thiết.

Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 khi 8 KCN và 42 CCN đi vào hoạt động thì lượng nước thải mà môi trường tự nhiên Bình Thuận phải tiếp nhận ngày càng gia tăng. Ước tính 1 ha đất công nghiệp cần cấp 40 m3 nước/ngày, lượng nước thải ước lượng khoảng 80% lượng nước cấp vào. Tổng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông và vùng cửa sông cà ty đề xuất biện pháp quản lý (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)