6. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học
4.5. Xây dựng chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng tại thành phố Phan Thiết đến năm 202
2020
4.5.1. Đề xuất các dự án về xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải sinh hoạt
- Dự án “Phân lập hệ thống thoát nước (thoát nước mưa tách ra khỏi nước thải) cho các đô thị - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Xây dựng.
- Dự án “Xây dựng và đưa vào hoạt động các hệ thống xử lý nước thải đô thị - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Xây dựng.
4.5.2. Đề xuất các dự án về giải quyết các vấn đề môi trƣờng do các nguồn thải điểm gây ô nhiễm
- Dự án “Khảo sát, nhận diện và đánh giá các nguồn thải điểm gây ô nhiễm tại khu vực đô thị và khu dân cư tập trung” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Dự án “Lập kế hoạch chi tiết xử lý ô nhiễm tại các nguồn thải điểm gây ô nhiễm tại các nguồn thải điểm gây ô nhiễm tại khu vực đô thị và khu dân cư tập trung” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Dự án “Thực hiện kế hoạch giải quyết triệt để các nguồn thải điểm gây ô nhiễm tại khu vực đô thị và khu dân cư tập trung” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Dự án “Xây dựng trạm xử lý nước thải cho bệnh viện đa khoa thành phố Phan Thiết” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Y Tế và các Sở Ban ngành liên quan.
4.5.3. Đề xuất các dự án về chƣơng trình thu gom và xử lý chất thải khu vực đô thị
- Dự án “Lập quy hoạch quản lý chất thải rắn toàn tỉnh và quy hoạch xử lý chất thải rắn đô thị” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Xây dựng.
- Dự án “Rà soát, đánh giá, tổ chức nghiên cứu, đề xuất công nghệ xử lý chất thải rắn bằng các phương pháp tiên tiến” – Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Khoa học và Công nghệ.
4.5.4. Đề xuất các dự án về chƣơng trình quản lý và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
- Dự án “Điều tra, thống kê và lập danh sách phân loại các cơ sở gây ô nhiễm, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Xây dựng; Ủy ban nhân dân các huyện.
- Dự án “ Khảo sát, lập dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật các CCN hiện hữu, các CCN tự phát” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Công thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố và UBND các huyện.
- Dự án “Tăng cường công tác truyền thông về môi trường đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân thành phố, huyện, thị xã.
- Dự án “Điều tra, khảo sát và lập kế hoạch xử lý triệt để các cụm công nghiệp, làng nghề ô nhiễm” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Tài nguyên và Môi trường.
4.5.5. Đề xuất các dự án về triển khai áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn
- Dự án “Xây dựng và công bố danh sách các doanh nghiệp xanh trên địa bàn tỉnh” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học & Công nghệ, Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết và các huyện, thị xã.
- Dự án “Triển khai và hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn và tiết kiệm năng lượng” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học & Công nghệ.
4.5.6. Đề xuất các dự án về bảo vệ môi trƣờng nông nghiệp và nông thôn
- Dự án “Xây dựng mô hình thu gom và xử lý bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Dự án “Xây dựng các giải pháp sử dụng hợp lý và an toàn thuốc bảo vệ thực vật cho nông nghiệp” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Dự án “Tổ chức thường xuyên các lớp về cách phòng trừ sâu bệnh, sử dụng an toàn thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4.5.7. Đề xuất các dự án về chƣơng trình phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý và kiểm soát ô nhiễm vùng du lịch
- Dự án “Khoanh vùng bảo vệ các lưu vực nước nhất là các hồ chứa nước lớn của tỉnh” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Dự án “Xây dựng hệ thống thoát nước thải tại các khu du lịch đưa về trạm xử lý nước thải đặt tại từng vùng” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Dự án “Quy hoạch các bến đậu tàu thuyền tại địa bàn đô thị ven biển và khu vực du lịch” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng.
4.5.8. Đề xuất các dự án các chƣơng trình hành động hỗ trợ và tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trƣờng
- Dự án “Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực môi trường cấp xã/phường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Dự án “Nâng cao năng lực quan trắc môi trường” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Dự án “Tổ chức các sự kiện hưởng ứng các ngày lễ, chiến dịch môi trường” - Đơn vị chủ trì thực hiện là Sở Tài nguyên và Môi trường.
4.6. Tổ chức thực hiện
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bình Thuận phối hợp với các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các thành viên của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ môi trường; giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường.
Các Sở ban ngành, Ủy ban nhân dân, các tổng công ty và các công ty kinh doanh phối hợp thực hiện các công tác bảo vệ môi trường.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong những năm qua, thành phố Phan Thiết là trung tâm kinh tế – văn hóa xã hội; trung tâm thương mại, du lịch, khai thác và chế biến thủy hải sản quan trọng của của tỉnh nhằm mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ổn định và phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái, tỉnh Bình Thuận sẽ xây dựng và phát triển thành phố Phan Thiết trên cơ sở phát huy nội lực, thu hút các thành phần kinh tế, các đối tác đầu tư và khả năng tiềm tàng của nhân dân trong tỉnh. Qua kết quả trên, rút ra kết luận như sau:
-Với tốc độ phát triển KT-XH và gia tăng dân số như hiện tại, nếu không được quan tâm đúng mức, chất lượng nước sông sẽ ngày càng ô nhiễm và ảnh hưởng đến chất lượng sống của người dân cũng như sự phát triển KT-XH của Tp.Phan Thiết nói riêng và của tỉnh nói chung. Hiện tại vấn đề BVMT ở địa phương đã được quan tâm nhưng việc đầu tư tài chính, nhân lực còn hạn chế.
-Nước thải ra lưu vực sông Cà Ty đoạn khảo sát chủ yếu là nước thải sinh hoạt từ khu dân cư, nước thải từ các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ và các hoạt động y tế của các bệnh viện trên khu vực thành phố Phan Thiết và nước mưa chảy tràn;
-Hiện trạng môi trường nước sông Cà Ty chảy qua thành phố Phan Thiết diễn biến ngày càng phức tạp vào có dấu hiệu ô nhiễm.
-Luận văn đã chỉ ra và phân tích những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Cà Ty chủ yếu là do tác động của con người nhất là vùng tập trung đông dân cư, bên cạnh các quá trình sản xuất nông nghiệp các hoạt động kinh doanh, dịch vụ và xói mòn đất ở dọc hai bờ sông để từ đó đưa ra được các biện pháp quản lý chất lượng nguồn tài nguyên nước theo hướng lâu dài và phát triển bền vững.
-Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội do đó hiện trạng chất lượng nước sông Cà Ty lưu vực chảy qua địa phận thành phố Phan Thiết ngày càng diễn biến theo chiều hướng tiêu cực. Do đó, cần quan tâm hơn nữa không những chỉ từ lĩnh vực môi trường mà còn phải kết hợp các khía cạnh và các lĩnh vực có liên quan để hướng đến phát triển bền vững.
2. Kiến nghị
Thành phố Phan Thiết được xây dựng trên cơ sở khai thác dải đô thị ven biển phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương và từng khu vực, phát triển không gian đô thị trên quan điểm hiện đại, dân tộc và gắn với thiên nhiên. Đồng thời phải gắn kết giữa phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng trong khu vực. Và là vị trí đang rất hấp dẫn các nhà đầu tư vì lợi thế cảnh quan bờ biển, và thuận tiện về tuyến đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 55 đã hoàn thành đạt chất lượng cao nên có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
Do đó, để khống chế ô nhiễm và quản lý tốt chất lượng nước sông Cà Ty, luận văn đề xuất kiến nghị như sau:
- Cần có các biện pháp quản lý về dân số, hạn chế việc gia tăng dân số cơ học tự phát. Và việc phát triển dân số phải đi kèm với chiến lược phát triển kinh tế và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Các kế hoạch phát triển kinh tế, mở rông các KCN cần phải được thực hiện theo chiến lược phát triển bền vững.
- Các nguồn nước thải sinh hoạt cũng như nước thải công nghiệp cần phải được xử lý trước khi đổ vào các sông.
- Hạn chế các hoạt động kinh tế có khả năng gây tác động trực tiếp đến chất lượng nước ở các sông.
- Thành phố Phan Thiết là thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam, với các sản phẩm du lịch hấp dẫn, phong phú, thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước. Các khu du lịch, vui chơi giải trí đã và đang được hình thành. Cảnh quan
thiên nhiên một số khu vực ven bờ biển còn khá hoang sơ, cần phải biện pháp khai thác có lựa chọn, tiết kiệm quỹ đất và bảo vệ môi trường. Hình thành các khu bảo tồn cảnh quan đồi cát bay duy nhất ở Việt Nam, các mảng xanh lớn của đô thị, tạo ra cảnh quan đô thị mang tính đặc trưng của vùng ven biển. Xây dựng thành phố Phan Thiết thành một đô thị xanh, sạch, đẹp, phát triển bền vững và đậm đà bản sắc dân tộc.
- Để bảo vệ chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn thành phố Phan Thiết, Ủy ban nhân dân tỉnh cần có những biện pháp thích hợp nhằm khống chế ô nhiễm. Việc xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung để xử lý nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận cần phải được ưu tiên hàng đầu, cần xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường. Cần có những chế tài cụ thể và khả thi đối với việc xả nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh ra sông suối, kênh rạch. Nâng cao ý thức cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường cũng cần được chú ý.
- Trong thời gian tới, cần tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý môi trường ở cấp xã, phường, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý môi trường địa phương. Đầu tư kinh phí cho công tác giải quyết ô nhiễm và xử lý môi trường đặc biệt là môi trường nước. Tăng cường các hoạt động giám sát chất lượng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường nước và tăng cường sự tham gia của cộng đồng bảo vệ môi trường.
- Cần tiến hành chương trình quan trắc chất lượng nước để có thể kiểm soát chất lượng nước sông Cà Ty, ngoài ra cần tăng cường về nhân lực, pháp luật, khoa học kỹ thuật nhằm hỗ trợ cho công tác bảo vệ nguồn nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Huy Bá (2000). “Sinh thái môi trường ứng dụng”. NXB Khoa học Kỹ
thuật.
[2]. Lê Huy Bá, GS.TS Lâm Minh Triết 2002. “Sinh Thái Môi Trường học cơ
bản”. NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.
[3]. Hoàng Hưng (2005). “Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước”. NXB
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
[4]. Hoàng Hưng (2007). “Thủy lực học ứng dụng trong môi trường”. Giáo
trình trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
[5]. Hoàng Hưng. “Quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước”. Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh.
[6]. Nguyễn Thanh Sơn (2005) “Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam” – NXB
Giáo dục.
[7]. Nguyễn Thế Chinh (2003) “Kinh tế và quản lý môi trường” – NXB Thống
kê.
[8]. Bộ Tài nguyên và Môi trường - Quy chuẩn Việt Nam QCVN
08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
[9]. Cục thống kê tỉnh Bình Thuận (2012) “Niên giám thống kê tỉnh Bình
Thuận năm 2012”.
[10]. Nguyễn Viết Phổ (1990) “Sông ngoài Việt Nam”, NXB Khoa học – Kỹ
[11]. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận “Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Phan Thiết đến năm 2025”.
[12]. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận – Trung tâm Quản lý dự án & Tư vấn Xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2004) “ Quy hoạch sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước lưu vực sông Cà Ty – tỉnh Bình Thuận”.
[13]. Kết quả quan trắc hiện trạng chất lượng nước sông trên địa bàn tỉnh Bình Thuận (Theo quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường giai đoạn 2010-2020) – Trung tâm Quan trắc môi trường Bình Thuận, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Thuận.
[14]. Tình hình Kinh tế - Xã hội 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2012 của.Tp.Phan Thiết.
[15]. www.monre.gov.vn
PHỤLỤC
Bảng: Phụ lục kết quả phân tích chất lượng nước sông Cà Ty
Thời gian
Nhiệt
độ pH TSS Cl
-
DO BOD5 COD NO-3 PO43- Tổng Fe Coliforms Dầu mỡ ĐTV
0C (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) MPN/100ml (mg/l)
Tại Cầu Cà Ty, thời điểm triều cƣờng
9/3/12 triều cường 7,26 45,00 8.934 5,60 8,20 KTH 1,230 0,150 0,24 40 KPH 11/5/12 triều cường 7,05 146,00 57 5,70 5,90 26,80 3,310 0,330 2,22 9.300 1,00 11/7/12 triều cường 7,16 128,00 23,4 6,90 4,10 13,60 3,88 0,28 1,31 2.300 0,40 7/9/12 triều cường 7,42 43,00 13,8 4,92 4,40 9,60 0,49 0,32 4,03 <3,0 0,40 23/10/12 triều cường 7,45 81,00 5.417,2 5,21 7,10 KTH 1,46 0,07 0,26 2.300 KPH 27/12/12 triều cường 7,19 55,00 27.688,79 3,90 6,30 KTH 0,28 0,089 0,12 4.300 0,30
Tại Cầu Cà Ty, thời điểm triều kiệt
11/5/12 triều kiệt 7,02 125,00 66,00 5,20 8,10 34,50 3,45 0,37 2,30 430 1,20 11/7/12 triều kiệt 6,92 248,00 23,20 6,90 4,30 16,80 4,39 0,29 1,55 7.500 0,30 7/9/12 triều kiệt 7,29 40,00 12,40 5,10 4,20 8,60 0,68 0,27 4,08 460 KPH 23/10/12 triều kiệt 7,56 63,00 1.971,2 4,90 5,10 KTH 2,08 0,05 1,09 2.300 0,30 27/12/12 triều kiệt 6,88 35,00 11.805,85 3,01 4,60 KTH 0,57 0,085 0,18 7.500 0,30 Thời gian
pH TSS Cl- DO BOD5 COD NO-3 PO43- Tổng Fe Coliforms Dầu mỡ ĐTV
0C (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) MPN/100ml (mg/l)
Tại cầu Trần Hƣng Đạo(200m), thời điểm triều cƣờng
9/3/12 triều cường 7,44 38,00 9.466 6,60 5,60 KTH 1,980 0,170 0,43 90 KPH
11/5/12 triều cường 6,87 89,00 4.503 5,00 6,74 KTH 0,380 0,095 0,08 2.300 KPH