6. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học
1.3. Các đặc điểm tự nhiên, sự phát triển KT-XH ảnh hƣởng đến môi trƣờng
1.3.1. Thuận lợi
- Thành phố Phan Thiết có vị trí rất chiến lược, nằm trong Vùng kinh tế Nam Trung Bộ, có mối liên hệ chặt chẽ với vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên và nằm trong khu vực ảnh hưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Thành phố nằm cách không xa thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy rất thuận lợi cho việc giao lưu trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển thương mại và dịch vụ du lịch, dịch vụ dầu khí, gắn với trục phát triển kinh tế biển, trục phát triển hệ thống đô thị vùng và trục kinh tế quốc gia. Tp. Phan Thiết là cửa ngõ trung chuyển khách du lịch, thương mại dịch vụ giữa Tp. Hồ Chí Minh và khu vực phía Bắc, chia sẻ về thương mại dịch vụ, các ngành công nghiệp đa ngành …
- Thành phố Phan Thiết có khí hậu thời tiết, các nguồn tài nguyên (tài nguyên đất, rừng, nước, khóang sản, tài nguyên du lịch…) đa dạng, phong phú là nguồn lực quan trọng để phát triển các ngành kinh tế như thương mại, dịch vụ du lịch, nông lâm nghiệp tạo động lực phát triển đô thị.
- Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, người dân cần cù chịu khó, ham học hỏi, tìm tòi sáng tạo và đoàn kết. Khả năng thu hút dân cư, lao động và các nguồn đầu tư cao, vùng lân cận đô thị phát triển khá thuận lợi, là động lực thúc đẩy cho đô thị phát triển bền vững.
1.3.2. Những khó khăn – hạn chế:
- So với các đô thị khác trong vùng là Tp. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha Trang thì Tp. Phan Thiết không có sân bay, chưa có cảng biển đi trực tiếp ra quốc tế, hạn chế rất lớn đến việc giao lưu hàng hóa, thương mại, dịch vụ du lịch, làm giảm tốc độ phát triển kinh tế xã hội và đô thị hóa của thành phố.
- Hạn chế lớn nhất của vùng này là khí hậu khô hạn, diện tích đất cát lớn, thiếu nước vào mùa khô, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Nhiều khu vực đất cồn cát, khu vực ven sông, ven biển dễ bị ngập lụt, sạt lở bờ biển, gây thiệt hại nhiều về kinh tế xã hội và phát triển đô thị.
- Các khu dân cư và làng nghề chế biến cá, nước mắm hiện một số còn nằm xen kẽ với khu dân cư; vì vậy mùi cá, nước mắm gây khó chịu.
- Tp. Phan Thiết chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Toàn bộ nước thải sinh hoạt của thành phố chảy ra 2 con sông chính là sông Cái và sông Cà Ty.
- Hiện tượng xâm thực bờ biển ngày càng gia tăng để khắc phục tình trạng này kè đá đã được xây dựng dọc theo bãi biển để bảo vệ. Tuy nhiên, đến nay, thuỷ triều lên cao sát kè đá làm ngập nhiều đoạn bờ biển khiến cho du khách không còn chỗ tắm biển hoặc gây nguy hiểm khi tắm biển.
- Môi trường một số điểm du lịch, dân cư không đảm bảo, có nguy cơ suy thoái về môi trường nếu không có các giải pháp khắc phục. Trong đó đặc biệt là việc giải quyết các mâu thuẫn giữa phát triển du lịch với phát triển kinh tế biển như:
+ Vấn đề xử lý rác thải, chất thải, mùi hôi của các cơ sở chế biến hải sản và các loại phương tiện đánh bắt hải sản cũng như sinh hoạt của dân cư.
+ Vấn đề di dời dân cư, di dời các khu chế biến hải sản nằm trong đô thị và nằm trong các khu du lịch.
+ Vấn đề bố trí luồng lạch, neo đậu ghe thuyền, đánh bắt hải sản ven bờ với việc tổ chức các dịch vụ du lịch ven biển.
- Vấn đề quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản với quy hoạch phát triển du lịch. 1.4. Các áp lực đến môi trƣờng nƣớc mặt trên địa bàn Tp. Phan Thiết 1.4.1 Áp lực gia tăng dân số và khía cạnh dân sinh
Dân số thành phố Phan Thiết năm 2011 là 218.007 người, mật độ dân số 1.058 người/km2 [9]. Ước tính đến năm 2015, dân số Tp.Phan Thiết sẽ vào khoảng 328.000 người [10]. Từ nay đến năm 2015, một lượng lớn người di dân tự do từ nông thôn lên
thành thị và từ các huyện, tỉnh khác về Tp.Phan Thiết sinh sống lập nghiệp. Điều này có khả năng đẩy mật độ dân cư tại Tp.Phan Thiết lên cao.
Việc gia tăng dân số cũng như tập trung dân số lớn sẽ gây áp lực mạnh đối với chính quyền sở tại trong việc giải quyết việc làm, chỗ ở và các tiện ích công cộng, nhất là các tiện ích về bảo vệ môi trường tại địa phương cần phải được đầu tư thích đáng. Bởi vì quá trình gia tăng và tập trung dân cư đồng nghĩa với việc gia tăng và tập trung chất thải (rác thải, nước thải sinh hoạt, khí thải do phương tiện giao thông, khí thải và chất thải từ quá trình xây dựng, từ các họat động dịch vụ…). Ngoài ra, việc quản lý hành chính và công tác ngăn ngừa tệ nạn cũng là một áp lực lớn khi có sự gia tăng dân số, dân sinh.
1.4.2. Áp lực của quá trình đô thị hóa
Sự phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp sẽ thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa Tp.Phan Thiết, điều này làm nảy sinh nhiều áp lực hơn đối với các đô thị. Đó là: Sự gia tăng và tập trung dân số tại các đô thị sẽ phát sinh nhiều chất thải sinh hoạt, chất thải thương mại dịch vụ và xây dựng.
Sự gia tăng dân số tại các đô thị gây sức ép đối với việc tập trung giải quyết các tiện ích công cộng như y tế, giáo dục, cấp thoát nước, xử lý nước thải, rác thải và việc hình thành các công viên cây xanh, khu giải trí…
Áp lực giải quyết chất thải phát sinh trong nội tại đô thị và chất thải do các KCN thải ra ảnh hưởng đến các khu dân cư là khá cao trong trong giai đoạn sắp tới.
1.4.3. Áp lực của quá trình công nghiệp hóa
Năm 2011, tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt 1.152 tỷ đồng, tăng 1,03% (1.152/1.118,2 tỷ đồng) so với cùng kỳ [9]. Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Phan Thiết, các cơ sở sản xuất nước đá và ngành tiểu thủ công nghiệp cơ bản ổn định. Các cơ sở chế biến hải sản hoạt động thuận lợi nhờ có đủ nguồn nguyên liệu. Khu công nghiệp Phan Thiết giai
đoạn I tiếp tục hoạt động ổn định; giai đoạn II san lắp mặt bằng được 85% (35/40,7 ha) và đang thi công các tuyến giao thông nội bộ. Cụm chế biến hải sản Nam Cảng Phan Thiết có 23/95 cơ sở đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động. Dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng khu quy hoạch chế biến nước mắm Phú Hài đang trình phê duyệt, các cụm công nghiệp còn lại đang trong giai đoạn hoàn chỉnh hồ sơ đầu tư. [10]
Việc phát triển các khu/cụm công nghiệp trên một diện rộng mang lại lợi ích kinh tế khá rõ nét. Tuy nhiên, những áp lực do quá trình phát triển này mang lại là khá cao, đặc biệt là các áp lực mang tính xã hội, môi trường.
- Quá trình công nghiệp hóa gây nên áp lực gia tăng dân số cơ học và gây khó khăn trong công tác quản lý hành chính và ngăn ngừa các tệ nạn xuất phát từ các khu dân cư gần các khu/cụm công nghiệp.
- Công nghiệp hóa làm chuyển dịch một cách sâu sắc cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế tại các địa phương. Nguồn thu ngân sách các địa phương giảm xuống do phần lớn lao động, các họat động kinh tế khác chuyển sang công nghiệp, vốn không thuộc quản lý của địa phương đó.
- Công nghiệp hóa làm gia tăng mạnh mẽ các chất thải công nghiệp, đặc biệt là nước thải. Một mặt ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng; một mặt gia tăng áp lực giải quyết các chất thải này.
1.4.4. Áp lực của quá trình phát triển nông, lâm, ngƣ nghiệp
Trong 6 tháng năm 2011 sản lượng hải sản khai thác ước đạt 23.800 tấn, đạt 45,80% kế hoạch và bằng 108,9% so cùng kỳ. Tình hình ngư trường tương đối thuận lợi, các thuyền nghề công suất nhỏ sản lượng khai thác đạt khá. Sản xuất tôm giống tương đối ổn định, 6 tháng đầu năm sản xuất tôm giống ước đạt 155 triệu post, đạt 51,7% kế hoạch và bằng 91,93% so cùng kỳ, đóng mới được 01 thuyền/400CV đạt 20% kế hoạch. Năng lực tàu thuyền trên địa bàn thành phố là 2.374 thuyền/203.750CV, trong đó: tàu có công suất trên 20CV là 1.818 thuyền/197.289CV, tàu có công suất trên 90CV là 646 chiếc, dưới 20CV là 556 chiếc [9].
Phần lớn diện tích nông, lâm nghiệp chuyển sang sử dụng vào mục đích phát triển giao thông, đô thị và công nghiệp. Đất nông, lâm, ngư nghiệp giảm đi một diện tích khá lớn, để đảm bảo sản lượng cũng như thu nhập, nông dân với thói quen từ lâu sẽ sử dụng càng nhiều phân bón hóa học và thuốc trừ sâu để canh tác nông nghiệp. Đây là một áp lực lớn đối với môi trường. Bên cạnh đó hầu như các cơ sở kinh doanh phân bón và thuốc BVTV không đảm bảo vệ sinh môi trường, số lượng các cơ sở kinh doanh loại hình này không ngừng gia tăng hàng năm.
Các cơ sở chế biến thủy hải sản quy mô hộ gia đình, công nghệ thủ công nên dễ gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, do quy mô nhỏ, vốn ít nên khả năng đầu tư bảo vệ môi trường là rất thấp.
Việc phát triển ngư nghiệp cũng tạo áp lực đối với môi trường. Đây là loại hình kinh tế khá đặc thù, chúng vừa chịu ảnh hưởng bởi chất thải từ các hoạt động khác nhưng cũng là nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sinh họat cũng như họat động nông nghiệp trong vùng.
1.4.5. Áp lực từ phát triển ngành du lịch, dịch vụ
Trong thời gian tới Bình Thuận sẽ là điểm dừng quan trọng của tour du lịch "Con đường di sản miền Trung". Khu du lịch Phan Thiết – Mũi Né mang tầm quốc gia và quốc tế. Thành phố Phan Thiết là trung tâm du lịch của tỉnh, liên kết chặt chẽ với các cụm du lịch trong tỉnh và các vùng du lịch trong cả nước. Xây dựng các khu du lịch trọng điểm tại Tiến Thành - Phú Hài - Mũi Né - Hòn Rơm - Hòa Thắng - Bình Thạnh - Vĩnh Hảo, Thuận Quý - Kê Gà - La Gi... một số khu, điểm du lịch tầm cỡ quốc tế, có khả năng cạnh tranh với một số trung tâm du lịch biển lớn của các nước trong khu vực. Phát triển mạnh loại hình du lịch văn hóa, lễ hội, nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, thể thao biển, thương mại – hội nghị, hội thảo.
Phát triển thương mại dịch vụ, xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ quốc tế tại Tp. Phan Thiết – Mũi Né, chợ đầu mối ở Phan Thiết, Hàm Thuận Nam. Gia tăng
xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chế biến có giá trị, giảm xuất thô để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Việc đẩy mạnh phát triển ngành thương mại dịch vụ, du lịch sẽ đem lại bộ mặt mới cho Tp.Phan Thiết trong tương lai nhưng cũng là áp lực nặng đến môi trường, đặc biệt là môi trường nước.
1.4.6. Một số nguyên nhân trực tiếp làm ảnh hƣởng đến ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt
Các nguyên nhân sâu xa của vấn đề ô nhiễm nước ở mức độ nghiêm trọng: - Việc đầu tư xây dựng các hệ thống cống thu gom nước thải chưa hoàn chỉnh, hệ thống xử lý nước nước thải tập trung ở khu vực còn chưa được đầu tư xây dựng.
- Một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa đầu tư xây dựng, chưa hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
- Ý thức về vệ sinh môi trường của người dân và doanh nghiệp còn yếu, kém., hạn chế.
- Công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường chưa thường xuyên và chưa sâu sát.
- Sự gia tăng dân số và nhu cầu sử dụng nước ngày càng gia tăng.
- Ưu tiên phát triển kinh tế mà chưa chú ý đến các hậu quả về mặt môi trường. - Các văn bản pháp luật về việc loại thải các chất thải còn hạn chế, chưa thống nhất và chưa có hướng dẫn rõ ràng.
- Sự phân tán quyền lực: Thường thì một lưu vực nằm dưới nhiều quyền hạn chính trị khác nhau. Trong một số nước hay một số quốc gia, các tổ chức chịu trách nhiệm về nước sạch không kiểm soát được các hoạt động gây ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng nước.
1.5. Tổng quan về các nguồn nƣớc mặt trên địa bàn tỉnh Bình Thuận [11]
Kết quả tổng thống kê, tổng hợp một số đặc trưng của các sông chính của tỉnh Bình Thuận được trình bày ở bảng sau đây:
Bảng 1. 2: Các đặc trưng chính của các sông tỉnh Bình Thuận Tên sông Chiều dài sông (km) Chiều dài lƣu vực (km) Bề rộng bình quân lƣu vực (km) Diện tích lƣu vực (km2) Mật độ lƣới sông (km/km2) Hệ số uốn khúc Sông Lòng Sông 50 45 11,4 511 0,46 1,32 Sông Luỹ 98 62 31 1.910 - -
Sông Cái (Quao) 71 88 15 1.050 0,44 2,5
Sông Cà Ty 56 45 17 753 0,32 1,4
Sông Phan 58 55 12 582 0,32 1,57
1.6. Một số đặc điểm lƣu vực sông Cà Ty 1.6.1. Phạm vi 1.6.1. Phạm vi
Sông Cà Ty là hợp lưu của 02 sông là sông Móng và sông Ka Bét tại ngã ba thuộc xã Mỹ Thạnh huyện Hàm Thuận Nam. Sông Móng và sông Ka Bét đều bắt nguồn từ huyện Tánh Linh ở cao độ 1.300 m và tiếp giáp với lưu vực sông La Ngà.
Sông Cà Ty là một trong những sông lớn thuộc tỉnh Bình Thuận, có chiều dài hơn 50 km, bắt nguồn từ xã Hàm Thạch, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, qua đồng bằng Phan Thiết rồi đổ ra cửa biển tại cửa Phan Thiết.
1.6.2. Đặc điểm địa hình [11]
Sông Cà Ty bắt nguồn từ xã Hàm Thạch, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, qua đồng bằng Phan Thiết rồi đổ ra cửa biển tại cửa Phan Thiết.
Thượng nguồn sông Cà Ty có các nhánh sông suối lớn như sông Ka Bet xuất phát từ xã Mỹ Thạnh thuộc huyện Hàm Thuận Nam, ở cao trình 400,0 m, sông Móng xuất phát từ huyện Tánh Linh, ở cao trình 500,0 m tiếp giáp lưu vực sông La Ngà, hai sông này hợp lưu tại xã Hàm Thạch. Phần trung, hạ lưu sông Cà Ty được hợp lưu bởi các sông suối, như suối Ngà, sông Lớn, suối Gầu.
Các đặc điểm hình thái lưu vực sông Cà Ty:
- Diện tích lưu vực : 753 km2; - Chiều dài sông chính : 56 km; - Chiều dài lưu vực : 45 km; - Cao độ bình quân lưu vực : 159; - Độ dốc bình quân lưu vực : 11,2 %; - Độ rộng bình quân lưu vực : 16,7 km; - Mật độ lưới sông : 0,32 km/km2; - Hệ số uốn khúc : 1,4.
Nhìn chung, mạng lưới sông ngòi khá dày và phức tạp, mật độ sông suối ở thượng nguồn 0,8 km/km2, ở hạ lưu 0,4 km/km2, hệ số uốn khúc lớn.
1.6.3. Đặc điểm mạng lƣới sông suối
Trong lưu vực còn có một số nhánh sông, suối nhỏ sau:
- Suối Cẩm hang: Bắt nguồn từ những dẫy núi cao phía Bắc chảy theo hướng Bắc Nam, đến tuyến đường phan Thiết – Mương Mán dòng chảy được phân chia thành hai nhánh. Nhánh suối Bà Tiên là nhánh chính, chảy theo hướng Tây - Đông,
có chiều dài 12 km (tính từ phân lưu đến hợp lưu Suối Lớn). Lòng sông quanh co nhiều gấp khúc, độ dốc bé. Nhánh rạch Mương cái chảy theo hướng Tây Bắc -