Tác động do suy thoái môi trƣờng nƣớc tới sức khỏe con ngƣời và các vấn đề

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông và vùng cửa sông cà ty đề xuất biện pháp quản lý (Trang 107)

6. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học

3.3. Tác động do suy thoái môi trƣờng nƣớc tới sức khỏe con ngƣời và các vấn đề

đề kinh tế - xã hội

3.3.1. Ảnh hƣởng đến sức khỏe con ngƣời

Chất lượng môi trường nước có ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của con người. Chất lượng nước sông Cà Ty trên địa bàn Tp.Phan Thiết tại các đoạn sông khảo sát cho thấy đã có dấu hiệu ô nhiễm, một số chỉ tiêu cao hơn quy chuẩn cho phép rất nhiều lần. Tác động của việc ô nhiễm nguồn nước được chứng minh trên toàn thế giới. Nhiều vụ dịch bệnh liên quan đến nước bị ô nhiễm như bệnh tả, thương hàn, lỵ, tiêu chảy, viêm gan A đã và đang xảy ra.

Tuy nước sông Cà Ty đoạn chảy qua địa bàn Tp.Phan Thiết không được sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng nước bị ô nhiễm cũng ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Với dân số hiện tại là 218.007 người (năm 2011) và trong tương lai ước tính khoảng 328.000 người (dự tính năm 2015). Nhu cầu về sử dụng nước của người dân trên địa bàn Tp.Phan Thiết ngày càng tăng cao đồng thời lượng nước bẩn thải ra môi trường cũng ngày càng gia tăng. Nước bẩn chảy vào nguồn nước sẽ làm thay đổi những đặc tính cơ bản của nguồn nước tự nhiên. Ví dụ như thay đổi tính chất cảm quan của nước, làm cho nước có màu, mùi đặc biệt, hoặc thay đổi thành phần hóa học của nước, làm tăng hàm lượng chất hữu cơ, muối khóang xuất hiện các hợp chất độc hại, hoặc thay đổi hệ sinh vật trong nước, xuất hiện các loại vi khuẩn và virus gây bệnh.

Nước có thể bị nhiễm bẩn bởi nhiều nguồn gốc khác nhau, mỗi nguồn gây ra ô nhiễm nước lại có nhiều tác nhân ô nhiễm. Các bệnh liên quan với nước có thể được chia thành một số nhóm chính:

a. Bệnh lây lan qua nước ăn uống

Những căn bệnh này xảy ra do ăn uống nước bị nhiễm sinh vật gây bệnh, ví dụ như các bệnh đường ruột (thương hàn, tả, viêm gan A). Nước là môi trường làm lây lan và gây ra các đại dịch bệnh đường ruột ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

b. Bệnh do tiếp xúc với nước

Những bệnh này có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các sinh vật gây bệnh trong nước. Ví dụ bệnh giun Guinea và bệnh sán máng (schistosomiases) có thể xảy ra ở những người bơi lội dưới nước có loài ốc bị nhiễm những sinh vật gây các bệnh này sinh sống. Các ấu trùng rời khỏi cơ thể ốc vào nước và sẵn sàng xuyên qua da của con người. Biện pháp phòng chống những bệnh này là thu gom, xử lý phân người và động vật hợp vệ sinh, đồng thời ngăn không cho mọi người tiếp xúc với nước bị nhiễm bẩn.

c. Các bệnh liên quan đến nước

Các bệnh trong nhóm này phải kể đến là bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết Dengue, bệnh giun chỉ. Côn trùng trung gian truyền bệnh là các loại muỗi, trong đó nước đóng vai trò là môi trường sống của các sinh vật truyền bệnh. Muỗi sống trong các vùng có bệnh dịch lưu hành, quá trình sinh sản của muỗi phải qua môi trường nước. Muỗi đẻ trứng trong nước, trứng nở thành bọ gậy, bọ gậy thành cung quăng và thành muỗi. Biện pháp dự phòng là loại bỏ côn trùng truyền bệnh hoặc tránh không tiếp xúc với chúng.

d. Các bệnh do thiếu nước trong tắm giặt

Một số ví dụ về loại bệnh này là bệnh do Shigella, bệnh ngoài da, bệnh mắt hột và bệnh viêm màng kết. Theo điều tra dịch tễ học, các bệnh ngoài da, bệnh về mắt có tỷ mắc bệnh liên quan chặt chẽ với việc cung cấp và sử dụng nước sạch. Nguyên nhân chủ yếu là do ký sinh trùng, các vi khuẩn, virus, nấm mốc gây ra,

nhưng thiếu nước sạch để vệ sinh cá nhân không kém phần quan trọng. Nghiên cứu tại các vùng trước đây có tỷ lệ mắc các bệnh trên cao, sau khi được cải thiện việc cung cấp nước, vệ sinh môi trường và giáo dục vệ sinh thì tỷ lệ mắc các bệnh trên đã giảm xuống rõ rệt.

e. Bệnh do vi yếu tố và các chất khác trong nước

Bệnh do yếu tố vi lượng, hoặc các chất khác có trong nước gây ra cho người là do thừa hoặc thiếu trong nước. Trong nhóm này có các bệnh sau:

- Bệnh bướu cổ: bệnh phát sinh ở những nơi mà trong đất, trong nước, trong thực phẩm quá thiếu iod, ví dụ vùng núi cao, vùng xa biển. Nhu cầu hàng ngày của cơ thể là 200 mcg iốt, nếu không đủ tuyến giáp phải làm việc nhiều và làm cho bướu cổ to ra.

Tuy vậy, bệnh bướu cổ còn do các yếu tố khác như giới tính, địa dư, di truyền, khả năng kinh tế và xã hội.

- Bệnh về răng do thiếu hoặc thừa flo: flo cần thiết cho cơ thể để cấu tạo men răng và tổ chức của răng. Tiêu chuẩn cho phép trong nước uống là 0,7-1,5 mg/l. Nếu flo nhỏ hơn 0,5 mg/l sẽ bị bệnh sâu răng, nếu lớn hơn 1,5 mg/l sẽ làm hoen ố men răng và các bệnh về khớp.

- Bệnh do nitrat cao trong nước: nitrat là sản phẩm phân huỷ cuối cùng của chất Dinh dưỡng trong tự nhiên. Nitrat cao trong nước còn do nước bị ô nhiễm nước thải. Trong nước có hàm lượng nitrat trên 10 mg /l có thể gây bệnh tím tái ở trẻ em. Người ta thấy rằng hàm lượng methemoglobin trong máu cao ở cả trẻ em và người lớn khi dùng nước có hàm lượng nitrat cao quá giới hạn cho phép.

- Bệnh do nhiễm độc bởi các chất độc hóa học: nước có thể bị nhiễm bẩn bởi các chất hóa học dùng trong sinh hoạt hàng ngày, trong nước thải sản xuất công nghiệp v.v.

Các kim loại nặng có trong nước cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột biến. Đặc biệt đau lòng hơn là nó là nguyên nhân gây nên những làng ung thư.

Các ion kim loại được phát hiện là hợp chất kìm hãm ezyme mạnh. Chúng tác dụng lên phôi tử như nhóm - SCH3 và SH trong methionin và xystein.

g. Bệnh do nồng độ nitrat cao trong nước

Nồng độ nitrat cao trong nước có thể do phân hủy chất hữu cơ trong tự nhiên hoặc do ảnh hưởng của chất thải ô nhiễm. Trong nước chứa hàm lượng nitrat trên 10mg/l có thể gây bệnh tím tái ở trẻ em. Người ta thấy hàm lượng mthemoglobine trong máu cao với cả trẻ em và người lớn khi dùng nước có hàm lượng nitrat cao hơn giới han cho phép.

Trong quá trình làm sạch nước để ăn uống nếu không kiểm soát chặt chẽ chất lượng nước theo tiêu chuẩn vệ sinh thì các chất hóa học trong nước có nhiều khả năng gây bệnh cho con người dưới dạng nhiễm độc cấp tính, bán cấp tính hoặc mãn tính. Ví dụ, nước bị nhiễm dimetyl thuỷ ngân người ta sẽ mắc bệnh Minamata, nước có quá nhiều cadimi sẽ gây bệnh Itai - Itai. Trong nước có các chất gây ung thư, con người cũng có thể bị ung thư khi dùng nước này.

Phòng ngừa các bệnh do nước truyền cần đặc biệt quan tâm việc giám sát chất lượng nước theo tiêu chuẩn vệ sinh. Quản lý, giám sát, thanh tra việc thu gom và xử lý chất thải một cách hữu hiệu tránh làm ô nhiễm nước, ô nhiễm môi trường xung quanh.

Sự ấm lên của nước biển cũng kích thích sự sinh trưởng và phát triển của các loài tảo độc và sự kiện này thường được gọi là thuỷ triều đỏ "red tides". Các loài cá và động vật có vỏ (như trai, sò, cua, tôm...) ăn tảo độc và độc tố sẽ tích tụ lại trong

cơ thể của chúng. Đến lượt chúng ta ăn các loài hải sản này và bị ngộ độc thực phẩm. Ở Australia và một số nước khác trên thế giới đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm do thuỷ triều đỏ.

3.3.2. Ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội

Nước bị ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân, làm xáo trộn cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Tại thành phố.Phan Thiết, một số đoạn đường hệ thống thoát nước được xây dựng tạm bợ giờ đây trở nên ứ đọng, tràn ra xung quanh làm ô nhiễm môi trường không những thế nó còn gây trở ngại cho lưu thông, đi lại của nhân dân trong vùng. Mặt khác nó còn làm cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm, gây thiếu hụt nguồn nước ngọt.

Ở thành phố Phan Thiết, nguồn nước sinh hoạt chủ yếu là nước máy. Tuy nhiên chất lượng nguồn nước này vẫn chưa ổn định, vẫn còn tình trạng nước bị nhiễm bẩn trong quá trình cấp nước đến người sử dụng.

Nước ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất và chất lượng sống của người dân, đặc biệt là dân cư sống hai bên bờ sông. Ngoài ra, thành phố Phan Thiết là thành phố du lịch, sông Cà Ty chảy qua thành phố mang lại giá trị tinh thần cho người dân sống tại đây. Nước sông Cà Ty ô nhiễm còn làm mất vẻ mỹ quan của thành phố, ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH của thành phố.

CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT

Các nguồn nước sạch luôn luôn có nguy cơ bị ô nhiễm do đó đề ra các biện pháp phòng chống là khâu quan trọng và rất cần thiết nhằm bảo vệ các nguồn nước luôn trong sạch. Các biện pháp cơ bản nhất là phòng chống theo nguồn gốc ô nhiễm.

4.1. Thực trạng quản lý môi trƣờng ở địa phƣơng 4.1.1. Những thành công 4.1.1. Những thành công

Trong thời gian gần đây, bảo vệ môi trường là vấn đề hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Vì vậy được lãnh đạo tỉnh cũng như trung ương đặc biệt quan tâm, các cơ quan quản lý môi trường được tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn kinh phí phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường,…

Nhằm đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cũng như triển khai Luật bảo vệ môi trường đến từng ngành, từng cấp, từng tổ chức, cá nhân,… tỉnh đã ban hành quyết định 33/2009/QĐ-UBND ngày 10/6/2009 về quy định phân công, phân cấp quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Về tăng cường tổ chức chuyên môn, ở cấp tỉnh đã thành lập Chi cục BVMT trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Quan trắc môi trường trực thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường. Ở cấp huyện, thị xã, thành phố có Phòng Tài nguyên và Môi trường và cán bộ chuyên trách về môi trường.

Các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các cấp được đẩy mạnh, nâng cao dần chất lượng hoạt động, đặc biệt là tăng cường triển khai các văn bản pháp quy, nâng cao năng lực quản lý, giáo dục nhận thức và trách nhiệm về BVMT đến cộng đồng; công tác thanh kiểm tra thực hiện quy định về bảo vệ môi trường được tăng cường và được tiến hành thường xuyên hơn. Tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ địa phương, doanh nghiệp về công tác bảo vệ môi trường.

Về mặt thể chế, chính sách, tiếp tục triển khai, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong chương trình hành động số 47/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Thuận thực hiện Nghị quyết 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 về BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Triển khai Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư nhằm ngăn ngừa hiệu quả, hạn chế , khắc phục ô nhiễm , suy thoái và sự cố môi trường, bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên; nâng cao ý thức tham gia bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống của cộng đồng; kết hợp chặt chẽ và hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

Về mặt tài chính, tăng cường cấp kinh phí cho cơ quan quản lý môi trường nhằm tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường. Tổ chức triển khai có hiệu quả hoạt động thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải; tăng cường hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh.

Về hoạt động giám sát, quan trắc môi trường, cảnh báo ô nhiễm môi trường: tiến hành các đợt quan trắc môi trường tỉnh hằng năm, tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình xả thải, quản lý chất thải rắn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, xử lý nghiêm minh và kịp thời đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường. Tổ chức điều tra, khảo sát, khoanh vùng các khu vực ô nhiễm để có chương trình, biện pháp khắc phục.

4.1.2. Những tồn tại, thách thức

Hiện nay, công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận được thực hiện trên hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Tại mỗi huyện, thị xã, thành phố đều có phòng Tài nguyên và Môi trường. Đây là một trong những thuận lợi nhằm bảo đảm công tác quản lý môi trường được thực hiện một cách đồng bộ trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, khi thực hiện vẫn có những bất cập do lực lượng cán bộ còn mỏng chưa đủ để giám sát một cách chặt chẽ tất cả những hoạt động về bảo vệ môi trường cũng như phổ biến đầy đủ những quy định,chính sách, pháp luật. Các cán bộ chuyên trách về môi trường tại các địa phương không được đào tạo một cách chính quy về môi trường. Bên cạnh những khó khăn về nguồn nhân lực, công tác quản lý môi trường tại những địa phương còn gặp phải những vấn đề như nguồn kinh phí cho hoạt động môi trường thấp, ý thức người dân chưa cao, kinh tế trong tỉnh chưa phát triển mạnh. Đây là những bất cập tồn tại nhiều năm qua và đang có hướng khắc phục trong những năm sắp tới.

4.2. Đề xuất biện pháp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 4.2.1. Quy hoạch chiều cao đất xây dựng 4.2.1. Quy hoạch chiều cao đất xây dựng

Xây dựng hoàn chỉnh dự án kè hai bên bờ sông Cà Ty để chống lũ quét và hiện tượng sạt lở bờ sông. Xây dựng một số đoạn kè chắn sóng khu vực phường Đức Long, Hưng Long, Lạc Đạo, Hàm Tiến, Mũi Né để chống sạt lở bờ biển.

4.2.2. Quy hoạch xây dựng hệ thống thoát nƣớc mƣa, nƣớc thải

Thành phố Phan Thiết có 38 tuyến đường có hệ thống thoát nước với tổng chiều dài là 80.000m. Đa số đường cống thoát nước là cống chìm, được đầu tư xây dựng từ trước năm 1975 và hiện đã xuống cấp nặng. Các năm gần đây việc đầu tư hệ thống thoát nước có gia tăng song không theo kịp tốc độ xây dựng các công trình nhà cửa và các công trình khác. Tình trạng ngập úng thường xảy ra tại nhiều nơi

trong khu vực đặc biệt vào mùa mưa. Tất cả các nguồn nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn đều chưa được xử lý mà tập trung chảy vào hệ thống thoát nước công cộng, tự thấm vào đất hoặc theo độ dốc của địa hình thoát ra sông, ra biển. Do đó, báo cáo đề xuất các biện pháp quy hoạch để xây dựng hệ thống thoát nước như sau:

a. Thoát nước mưa:

- Cải tạo chỉnh trang hệ thống thoát nước hiện hữu đảm bảo thoát nước tốt. - Triển khai thực hiện nhanh dự án cải tạo thoát nước bằng nguồn vốn ODA để xóa bỏ tình trạng ngập úng ở các khu vực nội thị hiện hữu.

- Xây dựng mới hệ thống thoát nước mưa cho các khu vực dự kiến phát triển trong giai đoạn đầu.

- Khối lượng xây dựng hệ thống thoát nước mưa giai đoạn đầu: Cống 800 =

21.105 m; Cống 1000 = 38 792 m; Cống 1200 = 14.186 m; Cống 1500 = 10.832 m; Cống 2000 = 3.711 m.

b. Thoát nước thải

Phương hướng quy hoạch đợt đầu:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông và vùng cửa sông cà ty đề xuất biện pháp quản lý (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)