Thực trạng quản lý môi trƣờng ở địa phƣơng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông và vùng cửa sông cà ty đề xuất biện pháp quản lý (Trang 112)

6. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học

4.1. Thực trạng quản lý môi trƣờng ở địa phƣơng

4.1.1. Những thành công

Trong thời gian gần đây, bảo vệ môi trường là vấn đề hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Vì vậy được lãnh đạo tỉnh cũng như trung ương đặc biệt quan tâm, các cơ quan quản lý môi trường được tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn kinh phí phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường,…

Nhằm đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận cũng như triển khai Luật bảo vệ môi trường đến từng ngành, từng cấp, từng tổ chức, cá nhân,… tỉnh đã ban hành quyết định 33/2009/QĐ-UBND ngày 10/6/2009 về quy định phân công, phân cấp quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Về tăng cường tổ chức chuyên môn, ở cấp tỉnh đã thành lập Chi cục BVMT trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Quan trắc môi trường trực thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường. Ở cấp huyện, thị xã, thành phố có Phòng Tài nguyên và Môi trường và cán bộ chuyên trách về môi trường.

Các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các cấp được đẩy mạnh, nâng cao dần chất lượng hoạt động, đặc biệt là tăng cường triển khai các văn bản pháp quy, nâng cao năng lực quản lý, giáo dục nhận thức và trách nhiệm về BVMT đến cộng đồng; công tác thanh kiểm tra thực hiện quy định về bảo vệ môi trường được tăng cường và được tiến hành thường xuyên hơn. Tổ chức các buổi tập huấn cho cán bộ địa phương, doanh nghiệp về công tác bảo vệ môi trường.

Về mặt thể chế, chính sách, tiếp tục triển khai, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong chương trình hành động số 47/2006/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Thuận thực hiện Nghị quyết 41/NQ-TW ngày 15/11/2004 về BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Triển khai Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban Bí thư nhằm ngăn ngừa hiệu quả, hạn chế , khắc phục ô nhiễm , suy thoái và sự cố môi trường, bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên; nâng cao ý thức tham gia bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống của cộng đồng; kết hợp chặt chẽ và hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

Về mặt tài chính, tăng cường cấp kinh phí cho cơ quan quản lý môi trường nhằm tăng cường cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường. Tổ chức triển khai có hiệu quả hoạt động thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải; tăng cường hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh.

Về hoạt động giám sát, quan trắc môi trường, cảnh báo ô nhiễm môi trường: tiến hành các đợt quan trắc môi trường tỉnh hằng năm, tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình xả thải, quản lý chất thải rắn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra, xử lý nghiêm minh và kịp thời đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường. Tổ chức điều tra, khảo sát, khoanh vùng các khu vực ô nhiễm để có chương trình, biện pháp khắc phục.

4.1.2. Những tồn tại, thách thức

Hiện nay, công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Thuận được thực hiện trên hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Tại mỗi huyện, thị xã, thành phố đều có phòng Tài nguyên và Môi trường. Đây là một trong những thuận lợi nhằm bảo đảm công tác quản lý môi trường được thực hiện một cách đồng bộ trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, khi thực hiện vẫn có những bất cập do lực lượng cán bộ còn mỏng chưa đủ để giám sát một cách chặt chẽ tất cả những hoạt động về bảo vệ môi trường cũng như phổ biến đầy đủ những quy định,chính sách, pháp luật. Các cán bộ chuyên trách về môi trường tại các địa phương không được đào tạo một cách chính quy về môi trường. Bên cạnh những khó khăn về nguồn nhân lực, công tác quản lý môi trường tại những địa phương còn gặp phải những vấn đề như nguồn kinh phí cho hoạt động môi trường thấp, ý thức người dân chưa cao, kinh tế trong tỉnh chưa phát triển mạnh. Đây là những bất cập tồn tại nhiều năm qua và đang có hướng khắc phục trong những năm sắp tới.

4.2. Đề xuất biện pháp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 4.2.1. Quy hoạch chiều cao đất xây dựng 4.2.1. Quy hoạch chiều cao đất xây dựng

Xây dựng hoàn chỉnh dự án kè hai bên bờ sông Cà Ty để chống lũ quét và hiện tượng sạt lở bờ sông. Xây dựng một số đoạn kè chắn sóng khu vực phường Đức Long, Hưng Long, Lạc Đạo, Hàm Tiến, Mũi Né để chống sạt lở bờ biển.

4.2.2. Quy hoạch xây dựng hệ thống thoát nƣớc mƣa, nƣớc thải

Thành phố Phan Thiết có 38 tuyến đường có hệ thống thoát nước với tổng chiều dài là 80.000m. Đa số đường cống thoát nước là cống chìm, được đầu tư xây dựng từ trước năm 1975 và hiện đã xuống cấp nặng. Các năm gần đây việc đầu tư hệ thống thoát nước có gia tăng song không theo kịp tốc độ xây dựng các công trình nhà cửa và các công trình khác. Tình trạng ngập úng thường xảy ra tại nhiều nơi

trong khu vực đặc biệt vào mùa mưa. Tất cả các nguồn nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn đều chưa được xử lý mà tập trung chảy vào hệ thống thoát nước công cộng, tự thấm vào đất hoặc theo độ dốc của địa hình thoát ra sông, ra biển. Do đó, báo cáo đề xuất các biện pháp quy hoạch để xây dựng hệ thống thoát nước như sau:

a. Thoát nước mưa:

- Cải tạo chỉnh trang hệ thống thoát nước hiện hữu đảm bảo thoát nước tốt. - Triển khai thực hiện nhanh dự án cải tạo thoát nước bằng nguồn vốn ODA để xóa bỏ tình trạng ngập úng ở các khu vực nội thị hiện hữu.

- Xây dựng mới hệ thống thoát nước mưa cho các khu vực dự kiến phát triển trong giai đoạn đầu.

- Khối lượng xây dựng hệ thống thoát nước mưa giai đoạn đầu: Cống 800 =

21.105 m; Cống 1000 = 38 792 m; Cống 1200 = 14.186 m; Cống 1500 = 10.832 m; Cống 2000 = 3.711 m.

b. Thoát nước thải

Phương hướng quy hoạch đợt đầu:

- Tiêu chuẩn thoát nước = 70 - 80% lượng nước cấp.

- Tổng lưu lượng nước thải tổng cộng tới năm 2015 là: 35.000m³/ngày * Phương án thoát nước thải đợt đầu:

- Đối với khu công nghiệp: Khu Công nghiệp Phan Thiết và các KCN khác phải xây dựng trạm xử lý nước thải ngay trong khu công nghiệp, làm sạch nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép. Nước thải sau khi được xử lý theo quy chuẩn sẽ được thoát chung với cống nước mưa và thoát ra sông.

- Khu vực nội thị nằm trong ranh giới dự án vay vốn ADB: xây dựng các tuyến có cống bao, tách nước mưa và nước thải, đưa về trạm xử lý số 1 làm sạch trước khi thải ra sông.

- Khu vực nội thị nằm ngoài ranh dự án: Xây dựng hệ thống cống bao và các hố ga kỹ thuật tách nước thải có đường kính D400mm – D800mm để thu gom nước thải đưa về trạm xử lý số 2, vị trí: cạnh trạm xử lý của dự án ODA.

- Khu vực đô thị mới phía Bắc và Phú Long: Xây dựng hệ thống cống bao và các hố ga kỹ thuật tách nước thải có đường kính D400mm – D600mm để thu gom nước thải đưa về trạm xử lý số 3, vị trí: cạnh Sông Cái.

- Đối với các khu đô thị du lịch ven biển: xây dựng trạm xử lý nước thải riêng cho từng dự án, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường.

- Tất cả các công trình đều phải có bệ tự hoại 3 ngăn xây đúng quy cách để xử lý nước thải trước khi thoát vào cống thoát nước chung.

- Nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý tại trạm xử lý phải đạt quy chuẩn cho phép QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt.

Nước thải công nghiệp sau khi được xử lý tại trạm xử lý phải đạt quy chuẩn cho phép QCVN 40:2012: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp.

4.2.3. Quy hoạch cấp nƣớc

- Nguồn nước: Nhà máy nước Phan Thiết được nâng công suất từ 25.000 m3/ngày đêm lên 35.000m3/ngày.đêm vào năm 2015.

- Xây dựng thêm 1 đơn nguyên xử lý nước.

- Xây dựng tuyến ống Þ300 - 400 từ nhà máy nước, cấp sang khu vực xây dựng đô thị mới phía Bắc, cấp nước cho khu đô thị và khu công nghiệp.

- Đối với khu du lịch và đô thị mới phía Đông: xây dựng nhà máy nước ngầm công suất 15.000 m3/ngày cấp cho khu du lịch và khu đô thị mới.

4.3. Đề xuất biện pháp hoàn thiện khung pháp lý về môi trƣờng 4.3.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trƣờng 4.3.1. Giải pháp về cơ cấu tổ chức quản lý môi trƣờng

Tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý môi trường ở cấp xã, phường, thị trấn, cụm, khu công nghiệp tập trung; Ban Quản lý khu/Cụm công nghiệp.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về các kiến thức môi trường, các văn bản pháp lý về môi trường,… Tăng cường tổ chức chuyên môn quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ môi trường của các địa phương (cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm).

Các hoạt động quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các cấp cần đẩy mạnh hơn, nâng dần chất lượng hoạt động, đặc biệt là tăng cường triển khai các văn bản pháp quy, nâng cao năng lực quản lý, giáo dục nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường đến cộng đồng; công tác thanh kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường được tăng cường và được tiến hành thường xuyên hơn.

Tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và các nước trong khu vực để cử cán bộ đi tham quan học tập, tham gia hội nghị, hội thảo.

Tiếp tục triển khai chính sách ưu đãi đối với các cán bộ có trình độ sau đại học, khuyến khích đội ngũ cán bộ đang công tác tiếp tục học nâng cao trình độ chuyên môn.

4.3.2. Giải pháp về mặt chính sách, thể chế, luật pháp liên quan lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng nƣớc môi trƣờng nƣớc

Tập trung xây dựng và ban hành đầy đủ các văn bản pháp lý hướng dẫn triển khai Luật bảo vệ môi trường, các chương trình, kế hoạch của tỉnh, thành phố vào

thực tiễn phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của thành phố.

Cần xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nhằm tăng cường vai trò của tổ chức, cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác thẩm định và sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, giám sát chất lượng môi trường.

Triển khai các hội thảo tập huấn, hướng dẫn các qui định về kiểm soát ô nhiễm và cấp giấy phép môi trường cho các dự án.

Tổ chức theo dõi, đánh giá và dự báo thường xuyên diễn biến hiện trạng môi trường, xác định kịp thời các vấn đề môi trường cấp bách của địa phương nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo vệ môi trường, các chương trình kinh tế – xã hội.

4.3.3. Giải pháp về mặt tài chính, đầu tƣ cho bảo vệ môi trƣờng nƣớc

Trong thời gian gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được xem là vấn đề hết sức quan trọng quyết định đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và của thành phố Phan Thiết nói riêng. Vì vậy, tài chính là một nhân tố không thể thiếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Việc xây dựng hệ thống xử lý môi trường bắt buộc phải có tài chính. Thực tế hiện này tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Phan Thiết nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung chưa đầu tư đúng mức về xử lý môi trường. Do đó, cần phải có sự ràng buộc của các cấp chính quyền buộc các doanh nghiệp muốn đầu tư phải quan tâm đến tài chính giành cho việc đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải, có như vậy ô nhiễm môi trường có thể cải thiện đáng kể.

Thực hiện tốt công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Tăng cường hiệu quả hoạt động của Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh, sử dụng hiệu quả các

nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn vốn hỗ trợ phát triển của nhà nước để đầu tư cho các công trình bảo vệ môi trường.

Hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân đầu tư cho các chương trình bảo vệ môi trường từ các nguồn vốn của Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh, trung ương hoặc các nguồn vốn khác.

Đưa chính sách hạch toán các chi phí tài nguyên và bảo vệ môi trường vào chi phí sản phẩm. Từng bước áp dụng các nguyên tắc hạch toán kinh tế – môi trường vào trong thực tiễn phát triển KT-XH của thành phố.

Có quy định cụ thể về chế độ giá cả trao đổi chất thải nhằm vận hành thị trường trao đổi chất thải có hiệu quả kinh tế – môi trường cao nhất

4.3.4. Tăng cƣờng các hoạt động giám sát chất lƣợng, quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trƣờng nƣớc

Trong thời gian tới, cần tập trung triển khai hoàn thiện đúng theo quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường của tỉnh, thành phố đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin và số liệu tin cậy cho việc đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường trên địa bàn thành phố Phan Thiết nói riêng và của cả tỉnh nói chung.

Thực hiện đúng nội dung quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường giai đoạn 2010 – 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và trang bị đầy đủ các trang thiết bị phân tích đo nhanh tại hiện trường, trang thiết bị lấy mẫu,… cho Trung tâm Quan trắc Môi trường Bình Thuận.

Đào tạo, tập huấn kỹ năng quan trắc lấy mẫu hiện trường cho cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm.

Áp dụng các mô hình hóa môi trường về chất lượng nước nhằm tăng cường nguồn thông tin thứ cấp, giảm những nỗ lực không cần thiết trong công tác quan trắc.

Ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống thông tin địa lý, nhằm thu thập, hệ thống, phân tích, đánh giá các thông tin về môi trường nước phục vụ công tác bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên nước mặt, nước ngầm và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.

Nên cần thiết phải lập hệ thống quan trắc và giám sát thường xuyên chất lượng nước mặt sông Cà Ty để có thể đưa ra các biện pháp kịp thời và hiệu quả nhằm quản lý tốt hơn lưu vực sông này. Do vậy, quan trắc và giám sát chất lượng nước là một việc làm rất quan trọng, cụ thể như sau:

- Thời gian, tần suất đề xuất quan trắc là: 01 tháng/lần.

- Vị trí quan trắc kế thừa các vị trí quan trắc đã được xây dựng, đồng thời tăng vị trí lấy mẫu để tăng số liệu quản lý một cách tổng quát: tại đập Phú Hội, cầu Cà Ty, cầu Dục Thanh, cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo và vùng cửa sông Cà Ty.

- Chỉ tiêu giám sát: pH, DO, SS, PO43-, N-NO3-, N-NH4+, COD, BOD5, sắt tổng, dầu mỡ động thực vật, Tổng Coliforms, Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông và vùng cửa sông cà ty đề xuất biện pháp quản lý (Trang 112)