Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông và vùng cửa sông cà ty đề xuất biện pháp quản lý (Trang 42)

6. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học

1.7. Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc

Hình 5: Các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước Với mức độ gây ô nhiễm nước như sau:

- Ô nhiễm do phát triển công nghiệp: 50 %;

- Ô nhiễm do đô thị hóa (nước thải sinh hoạt): 30 %; - Ô nhiễm do giao thông đường thủy: 1 %;

- Ô nhiễm do các nguyên nhân khác: 1 %.

1.7.1. Ô nhiễm nƣớc do nƣớc thải khu dân cƣ

Hiện thành phố Phan Thiết chưa có trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung nên nước thải sinh hoạt từ khu dân cư được xả trực tiếp ra môi trường. Nước thải từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học, cơ quan, chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh của con người theo hệ thống cống thoát nước của thành phố thải ra nguồn tiếp nhận là các sông, suối, kênh trên địa bàn Tp.Phan Thiết.

Hình 6: Cống thải nước thải trực tiếp ra sông

Sự gia tăng dân số, quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa mạnh mẽ làm cho nhu cầu sử dụng nước tăng, dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng chất lượng nước mặt cũng như nước ngầm. Ước tính mỗi ngày một người thải ra môi trường 90 lít nước thải. Dựa vào tổng dân số thành phố Phan Thiết tính được lượng nước thải sinh hoạt.

Năm 2011, lượng nước thải sinh hoạt là 19.620,63 m3/ngày đêm, đến năm 2015 lưu lượng vào khoảng 29.520 m3/ngày đêm, cao gấp 1,5 lần so với năm 2011.

Bảng 1. 4: Dự báo lượng nước thải phát sinh tại vào năm 2012, 2020 Dân số năm 2011(ngƣời) Lƣu lƣợng nƣớc thải năm 2011 (m3/ngđ) Dân số năm 2015 (ngƣời) Lƣu lƣợng nƣớc thải năm 2015 (m3/ngđ) 218.007 19.620,63 328.000 29.520

Bảng 1. 5: Hệ số ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (chưa xử lý)

Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/ngƣời/ngày)

TSS 70-145 BOD5 45-54 COD 85-102 N-NH4+ 3,6-7,2 Tổng N 6-12 Tổng P 0,6-4,5

Dầu mỡ phi khoáng 10-30

Dựa vào hệ số phát thải ô nhiễm, tải lượng và nồng độ trung bình các chất ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của người dân trong năm 2011 và 2015 được dự báo như sau:

Dân số (ngƣời)

Tải lƣợng ô nhiễm (kg/ngày)

TSS BOD5 COD N-NH4+ Tổng N Tổng P Dầu mỡ

Năm 2011

218.007 31.611 11.772 22.237 1.570 2.616 981 6.540 Năm 2015

328.000 47.560 17.712 33.456 2.361,60 3.936 1476 9.840 Như vậy, khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt thải ra môi trường là rất lớn. Nếu không được thu gom và xử lý sẽ làm ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước mặt, nước ngầm và tác động trực tiếp đến các hệ sinh thái trong khu vực.

Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm xen kẽ trong khu dân cư, khu đô thị, không đủ diện tích cho đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải đồng thời các cơ sở này chỉ có các trang thiết bị, máy móc cũ kỹ, công nghệ sản xuất lạc hậu không đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường làm phát sinh chất thải với nồng độ, tải lượng ô nhiễm lớn hơn gấp nhiều lần so với quy chuẩn cho phép. Đây là một trong những nhân tố góp phần gây ô nhiễm môi trường nước, vì thế cần có các biện pháp xử lý triệt để các nguồn ô nhiễm này.

1.7.2. Ô nhiễm nƣớc do nƣớc thải công nghiệp

Về quy hoạch và triển khai các khu công nghiệp: Đến nay tỉnh Bình Thuận đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào quy hoạch 6 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.293,02 ha, gồm:

- Khu công nghiệp Phan Thiết, quy mô 108,7 ha; chia làm 02 giai đoạn: giai đoạn 1 diện tích 68 ha, đã lấp đầy dự án; giai đoạn 2 diện tích 40,7 ha, đang triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng.

- Khu công nghiệp Hàm Kiệm, quy mô 579,47 ha; gồm KCN Hàm Kiệm I diện tích 146,21 ha và KCN Hàm Kiệm II diện tích 433,26 ha; đang triển khai đầu tư hạ tầng.

- Các khu công nghiệp: Tân Đức (908 ha); Sơn Mỹ 1 (1.256,86 ha), Sơn Mỹ 2 (1.290 ha), Tuy Phong (150 ha) tỉnh đã có chấp thuận chủ trương đầu tư, các chủ đầu tư hạ tầng đang triển khai các bước hồ sơ để khởi công xây dựng hạ tầng.

Về định hướng quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp: Căn cứ Quyết định số 3121/QĐ-UBND ngày 03/11/2010 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung một số điều của Quyết định số 3443/QĐ-UBND ngày 28/12/2006 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, làng nghề nông thôn tỉnh Bình Thuận; thì đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh có 42 cụm công nghiệp với tổng diện tích là 1.806,2 ha, cụ thể tại thành phố Phan Thiết: quy hoạch là 06 cụm, với tổng diện tích là 47,40 ha, gồm: Cụm công nghiệp Nam Cảng, Cụm công nghiệp hải sản Phú Hài, Cụm công nghiệp hải sản Mũi Né, Cụm công nghiệp nước đá Phú Hài; Cụm công nghiệp tàu thuyền Phú Hài; Cụm công nghiệp tàu thuyền Mũi Né.

Bên cạnh đó, nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản xuất. Tại các khu/cụm công nghiệp trên địa bàn Tp.Phan Thiết như KCN Phan Thiết, Cụm chế biến hải sản phía nam Cảng cá Phan thiết, Cụm chế biến nước mắm Phú Hài,…. Ngoài KCN Phan thiết có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các cụm CN-TTCN khác chưa hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải. Do đó nước thải chưa được xử lý triệt để vẫn được thải ra nguồn tiếp nhận là các sông, suối trên địa bàn thành phố Phan Thiết.

Theo quy hoạch phát triển ngành công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 khi 8 KCN và 42 CCN đi vào hoạt động thì lượng nước thải mà môi trường tự nhiên Bình Thuận phải tiếp nhận ngày càng gia tăng. Ước tính 1 ha đất công nghiệp cần cấp 40 m3 nước/ngày, lượng nước thải ước lượng khoảng 80% lượng nước cấp vào. Tổng diện tích các KCN, CCN tính đến năm 2020 là 6.065 ha.

Do đó, lưu lượng nước thải khi khu công nghiệp Phan Thiết lấp đầy các cơ sở kinh doanh ước tính là:

Q = 108,7 x 40 x 80% = 3.478,4 (m3/ngày.đêm)

Dựa theo kết quả điều tra về tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải của các khu công nghiệp hiện hữu tại Việt Nam, có thể ước tính nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải chung của KCN (bao gồm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt của công nhân).

Bảng 1. 7: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải KCN, CCN

Thông số Nồng độ chất ô nhiễm (mg/l) Tải lƣợng các chất ô nhiễm (kg/ngđ) TSS 222 772,20 BOD5 137 476,54 COD 319 1109,61 Phenol 0,9 3,13 Chì 0,1 0,35

Như vậy, tính đến khi khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Phan Thiết lấp đầy các cơ sở kinh doanh, sản xuất khi đó sẽ thải ra môi trường hàng ngày khoảng

772,20 kg TSS ; 476,54 kg BOD5; 1109,61 kg COD; 3,13 kg phenol và 0,35 kg chì. Đây là một trong những nguồn ô nhiễm đe dọa nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt tại địa phương. Mặc dù trong tương lai, tất cả các KCN, CCN đều phải có hệ thống xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường, nhưng thông thường phần lớn các doanh nghiệp chỉ nghĩ đến lợi nhuận, nếu các cơ quan chức năng không giám sát nghiêm ngặt thì tình hình xả nước thải không qua xử lý ra môi trường có thể xảy ra.

1.7.3. Ô nhiễm do nƣớc thải y tế

Theo số liệu thống kê (trong nước và các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á), lượng nước thải bình quân tại các bệnh viện, trạm y tế là 425 lít/giường.ngày. Trong khi đó, theo quy hoạch phát triển thì số lượng giường bệnh của thành phố Phan Thiết đạt 25,5 giường bệnh/1 vạn dân, đến năm 2015 là 28 giường bệnh/1 vạn dân. Như vậy, số giường bệnh năm 2011 và 2015 lần lượt là 555,92 giường (218.007 người trong năm 2011) và 918,4 giường (328.000 người trong năm 2015). Lượng nước thải y tế bình quân thải ra môi trường đạt khoảng 236,27 m3/ngày đêm vào năm 2011 và 390,32 m3/ngày đêm vào năm 2015.

Nước thải y tế thường chứa các loại hóa chất có trong thuốc, các dung dịch y tế dư thừa và đặc biệt là chứa lượng vi sinh rất lớn. Sau một thời gian, các chất này nhất là thuốc kháng sinh đi vào cơ thể con người, tích tụ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.

Như đã nhận định ở trên, nước thải tại các bệnh viện lớn của thành phố Phan Thiết tuy đã qua hệ thống xử lý nhưng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn cho phép khi thải ra môi trường. Do đó, trong tương lai nếu như tình hình này vẫn tiếp diễn và nước thải từ các bệnh viện khác không được xử lý triệt để sẽ làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường do nước thải y tế.

1.7.5. Ô nhiễm nƣớc do nƣớc thải từ các hoạt động du lịch, dịch vụ

Theo dự đoán lượng khách sẽ tới tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận vào năm 2011 là 3,1 - 3,2 triệu lượt người, tăng lên 5,9 - 6,0 triệu lượt người vào năm 2015. Với lượng lớn khách tham quan như vậy sẽ góp phần làm gia tăng lượng nước thải vào môi trường thành phố Phan Thiết trong tương lai. Theo tính toán sơ bộ, lượng nước thải do hoạt động du lịch thải ra môi trường được thống kê ở bảng sau:

Bảng 1. 8: Ước tính lưu lượng nước thải do hoạt động du lịch phát sinh năm 2011, 2015

Năm 2011 2015

Khách du lịch (người) 3.100.000 5.900.000

Tổng lượng nước thải (m3

/ngày) 558.000 1.062.000

Như vậy, với những quy hoạch phát triển và các dự báo trên, thành phố Phan Thiết cần xây dựng báo cáo môi trường chiến lược, xây dựng các chương trình hành động để tạo sự phát triển bền vững. Cần tăng cường công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ môi trường như: sản xuất sạch hơn, các công nghệ xử lý nước thải, chất thải rắn, an toàn sinh học… góp phần giảm ô nhiễm nguồn nước mặt nói riêng và các thành phần môi trường nói chung.

1.7.5. Ô nhiễm nƣớc do nƣớc chảy tràn mặt đất

Khi chảy qua mặt đất dòng chảy đã đồng thời cuốn theo nó các chất gây ô

nhiễm như chất rắn, dầu mỡ, phân bón, thuốc trừ sâu, chất hữu cơ. Nước chảy tràn qua khu dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp bị ô nhiễm loại gì thì nước đó cũng bị ô nhiễm như vậy.

1.8. Một số tác nhân gây ô nhiễm nƣớc mặt

1.8.1. Ô nhiễm nƣớc do tác nhân vật lý và hóa học

Các chất rắn, các hạt lơ lửng trong nước bao gồm nhiều loại hợp chất hữu cơ và vô cơ. Một vài chất, do kích thước nhỏ, nên lơ lửng trong cột nước và tạo ra độ đục cho nguồn nước, một số chất khác ở dạng hạt lớn hơn lại chìm xuống đáy tồn tại ở dạng trầm tích đáy. Các hạt lơ lửng trong nước có nguồn gốc đầu tiên là từ hiện tượng xói mòn đất, từ các dòng nước mưa chảy tràn qua đô thị, qua các vùng đất nông nghiệp và các khu vực xây dựng. Cùng với các quá trình xói mòn tự nhiên, các hoạt động như phá hủy các thảm cây xanh, tăng cường các hoạt động nông nghiệp trên các vùng đất dốc, gia tăng các bề mặt không thấm nước đã gây ra hiện tượng xói mòn quá mức tạo ra một lượng trầm tích lớn lắng tụ hoặc lơ lững trong các dòng sông.

Hình 7:Hình ảnh hiện trạng ô nhiễm chất thải rắn xung quanh bờ sông Cà Ty Các hạt lơ lửng gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe con người, bởi vì chúng có thể giúp chuyển tải các vi sinh vật gây bệnh vào nguồn nước và đóng vai trò chuyển tải các chất độc, chất dinh dưỡng cũng như kim loại nặng vào nước. Do sự gia tăng các hạt lơ lửng trong nước làm giảm cường độ ánh sáng khuyếch tán trong nước, các hệ sinh thái thủy vực bị ảnh hưởng mạnh.

Việc thiếu ánh sáng làm cho các loài thực vật thủy sinh không thể phát triển được. Ngoài ra, do sự tích tụ quá nhiều các hạt trầm tích nên các đặc điểm thủy văn của nguồn nước cũng bị thay đổi, thường dẫn đến giảm thể tích chứa của hồ nước.

1.8.2. Ô nhiễm nhiệt

Do nhiều hoạt động trên lưu vực dẫn đến nhiệt độ biên của các dòng nước tăng lên bất thường. Khi nhiệt độ biên tăng lên 30C có thể gây ra nhiều tác động cho các hệ sinh thái thủy vực. Khi nhiệt độ của nước cao hơn bình thường, các kim loại như đồng, cadimi được tích lũy trong các thủy sinh vật tăng lên gấp đôi. Hơn nữa các ảnh hưởng trực tiếp của việc gia tăng nhiệt độ lên hệ thống sinh vật thủy sinh còn là đẩy mạnh quá trình tích tụ sinh học các kim loại độc trong chuỗi thức ăn. Do ảnh hưởng của ô nhiễm nhiệt số lượng Fecal Coliorm sẽ tăng từ 100 lên 1000 cá thể trong trầm tích đáy. Một vài loại vi khuẩn và tảo lại phát triển rất mạnh trong điều kiện nhiệt độ cao này, dẫn đến chi phí về khử trùng tăng lên. Ngoài ra chúng còn kéo theo nhiều rắc rối khác liên quan đến sự xuất hiện mùi, vị khó chịu, nước có màu sẫm hơn, thay đổi pH, phóng thải các chất độc và giảm lượng oxi hòa tan.

1.8.3. Các hợp chất hữu cơ

Hợp chất hữu cơ bao gồm các loại thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, diệt côn trùng, diệt nấm, diệt cỏ dại và diệt chuột) từ các khu vực làm nông nghiệp ở thượng nguồn sông Cà Ty; các chất tẩy dầu mỡ, các dung môi hữu cơ và nhiều hợp chất sử dụng trong công nghiệp; các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như benzen, xăng dầu. Một vài hợp chất hữu cơ trong số đó có thể kết hợp với các hóa chất khử trùng, tẩy uế,…. Trong sản xuất nông nghiệp chỉ có một phần thuốc bảo vệ thực vật tác động trực tiếp tới sâu bệnh. Phần còn lại vào nước, đất và tích lũy trong các thành phần của môi trường hoặc sản phẩm nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

Các tác động của chất hữu cơ lên sức khỏe con người tùy thuộc hoàn toàn vào tính chất các hợp chất hữu cơ và liều lượng mà con người hấp thu vào. Một vài loại

thuốc trừ sâu và dung môi hữu cơ có thể gây ung thư, một số khác lại gây tác hại đến các cơ quan nội tạng của con người, một số khác có khả năng gây đột biến gen. Có một số loài tảo lam có khả năng quang hợp tạo ra độc tố cyanua (Cyanotoxin), khi các tế bào tảo chết, chúng bị phân hủy và phóng thải các cyanua vào nước. Các căn bệnh do nhiễm các chất độc này thường là bệnh về gan, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, dị ứng ngoài da do tiếp xúc nước như các hoạt động vui chơi giải trí.

1.8.4. Dầu mỡ

Dầu mỡ là các hợp chất khó tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ. Dầu mỡ có thành phần hóa học rất phức tạp. Độc tính và tác động sinh thái của dầu mỡ phụ thuộc vào từng loại dầu. Dầu thô có chứa hàng ngàn phân tử khác nhau, nhưng phần lớn là các hydrocacbon có số cacbon từ 4 đến 26. Trong dầu thô còn có các hợp chất lưu huỳnh, nitơ, kim loại nặng (vanadi). Các loại dầu nhiên liệu sau khi tinh chế (dầu DO, FO) và một số sản phẩm dầu mỡ còn chứa các chất độc như hydrocacbon đa vòng (PHA), polyclobiphenyl (PCB), kim loại (chì). Do đó dầu mỡ có tính độc cao và tương đối bền vững trong môi trường nước.

1.8.5. Ô nhiễm nƣớc do tác nhân sinh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông và vùng cửa sông cà ty đề xuất biện pháp quản lý (Trang 42)