Đối tƣợng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông và vùng cửa sông cà ty đề xuất biện pháp quản lý (Trang 57 - 58)

6. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đa số các con sông lớn trong tỉnh Bình Thuận đều có hạ lưu bị nhiễm mặn. Khi thủy triều lên, nước biển xâm nhập vào các con sông về phía thượng nguồn cách cửa sông từ 03 đến 10 km. Bên cạnh đó, việc xây dựng các hồ chứa nước ở thượng nguồn các con sông đã góp phần đẩy mạnh việc nhiễm mặn hạ lưu.

Ngoại trừ sông La Ngà, các con sông lớn còn lại trong tỉnh Bình Thuận đều có đoạn hạ lưu chảy qua các thành phố, thị trấn của tỉnh. Do vậy, tại các đoạn sông này cũng là nơi tiếp nhận hầu hết các chất thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt và nước thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh…

Bên cạnh đó, theo báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Bình Thuận năm 2005 – 2009, nhìn chung các con sông chảy qua khu vực đô thị của tỉnh Bình Thuận hầu hết các con sông đều bị nhiễm mặn và vào một số thời điểm có dấu hiệu ô nhiễm. Mặt khác, do cường độ quan trắc trong giai đoạn 2006 - 2009 với tần suất thấp (02 lần/năm) nên báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường chưa dự báo được tình trạng ô nhiễm một cách tổng quát. Tuy nhiên, từ năm 2010 trở về đây, quan trắc hiện trạng môi trường đã được thực hiện trên toàn địa bàn tỉnh với số điểm lấy mẫu và tần suất được thực hiện theo nội dung quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường giai đoạn 2010 – 2020, nhưng để có được diễn biến cụ thể về chất lượng nước đối với sông đang có dấu hiệu bị ô nhiễm thì việc nghiên cứu cụ thể, tăng điểm lấy mẫu và thời gian lấy mẫu là điều cần thiết. Do đó việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Cà Ty đoạn chảy qua thành phố Phan Thiết là cần thiết. Cụ thể như sau:

Phạm vi nghiên cứu: Sông Cà Ty lưu vực chảy qua Tp Phan Thiết - khu vực

cửa sông Cà Ty. Lấy mẫu phân tích chất lượng nước tại một số vị trí dọc theo sông Cà Ty. Cụ thể lấy mẫu tại các vị trí: Đập Phú Hội; Cầu Cà Ty; Cầu Lê Hồng Phong; Cầu Trần Hưng Đạo (đoạn từ cầu Lê Hồng Phong, cầu Trần Hưng Đạo là đoạn hạ nguồn của sông Cà Ty chảy ra cửa biển Phan Thiết).

Các vị trí lấy mẫu được lựa chọn dựa trên việc kế thừa các điểm được phê duyệt tại quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2010 – 2020 và các đặc điểm vị trí cống xả nước thải thực tế ra sông Cà Ty, với tọa độ vị trí lấy mẫu theo VN 2000 như sau:

- Đập Phú Hội : x = 450703; y =1210517; - Đập Phú Hội cách 200 m về hạ nguồn : x = 450703; y = 1210517;

- Cầu Cà Ty : x = 444712; y =1213052;

- Cầu Lê Hồng Phong : x = 455963; y =1208554; - Cầu Trần Hưng Đạo : x = 457017; y =1207338.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông và vùng cửa sông cà ty đề xuất biện pháp quản lý (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)