Xuất biện pháp tổ chức quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông và vùng cửa sông cà ty đề xuất biện pháp quản lý (Trang 121 - 124)

6. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học

4.4. xuất biện pháp tổ chức quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh

Do hiện tại thành phố Phan Thiết chưa có trạm xử lý nước thải tập trung, toàn bộ nước thải đô thị đều thải ra lưu vực sông Cà Ty. Vì vậy, để hạn chế ô nhiễm nguồn nước cần phải có các biện pháp sau:

- Di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất, giết mổ gia súc nằm xen kẽ trong khu dân cư vào các khu/cụm công nghiệp tập trung để hạn chế sự phát thải chất ô nhiễm vào lưu vực sông;

- Đối với các khu/cụm công nghiệp đang hoạt động mà chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, bắt buộc phải xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, nước

thải sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định mới được phép xả thải ra môi trường;

- Đối với các khu/cụm công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải, cần tăng cường vận hành hệ thống xử lý nước thải để nước thải trước khi ra nguồn tiếp nhận phải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn cho phép.

- Về phát triển thị trường: Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác về thị trường sản phẩm, khoa học-công nghệ… cho các doanh nghiệp; chỉ đạo các doanh nghiệp Nhà nước, hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác xây dựng và thực hiện chiến lược thị trường cho từng ngành hàng, mặt hàng.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp: Triển khai công tác giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp (cấp điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải...) và đào tạo nguồn nhân lực... phải đi trước các nhà đầu tư. Thực hiện nguyên tắc giao “đất sạch” cho các nhà đầu tư (diện tích đất đã được đền bù và giải phòng mặt bằng). Xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến.

- Về nguồn vốn: Vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng từ Ngân hàng phát triển Việt Nam và vốn ODA để đầu tư kết cấu hạ tầng, tập trung cho giao thông, thuỷ lợi, cảng cá, khu neo đậu tầu thuyền tránh bão, cấp nước sản xuất, nước sinh hoạt... Tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư; khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo phương thức BOT; vốn đầu tư kết cấu hạ tầng các cụm CN-TTCN sẽ huy động từ các cơ sở sản xuất trong các cụm CN-TTCN với sự hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước của tỉnh và vốn Chương trình mục tiêu của trung ương.

- Huy động vốn đầu tư nước ngoài thông qua hình thức liên doanh, vay vốn để nhập thiết bị rồi trả dần bằng sản phẩm hoặc vay tín dụng với lãi suất ưu đãi.

- Cải tiến thủ tục vay vốn, hỗ trợ vốn nhằm tạo điều kiện nhanh và thuận lợi để các doanh nghiệp, các cơ sở thực hiện dự án kịp thời. Giải quyết nhanh các thủ tục hành chính như cấp giấy phép, cho phép lập dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của cơ sở, doanh nghiệp.

- Xã hội hoá công tác khuyến công, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ khuyến công, tạo quỹ khuyến công từ nhiều nguồn khác ngoài phần hỗ trợ của ngân sách nhà nước, trích tỷ lệ hợp lý trong khoản nộp vượt của các doanh nghiệp và các cơ sở nhằm tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở mới và các làng nghề phát triển. Có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu trung tâm thành phố, thị xã.

- Có chính sách ưu đãi để khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực chế biến; các ngành công nghiệp công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học.

- Về công nghệ: Đảm bảo mức vốn đầu tư cho khoa học - công nghệ (KH - CN) từ các nguồn (ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức tài chính, tài trợ trong và ngoài nước) đạt khoảng 3% GDP. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, trọng tâm là ứng dụng triển khai các thành tựu KH - CN vào sản xuất; tăng cường hợp tác nghiên cứu với các Viện, Trung tâm nghiên cứu của Trung ương và thành phố Hồ Chí Minh. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mới có quy mô vừa và nhỏ nhưng có công nghệ tiên tiến hiện đại, phù hợp với yêu cầu của thị trường, áp dụng nhanh các thành tựu khoa học kỹ thuật thế giới. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế như: HACCP, GMP, ISO-9000, TQM. Cần cân nhắc và lựa chọn công nghệ đối với các dự án đầu tư mới. Ứng dụng KH-CN vào khâu bảo quản sau thu hoạch, chế biến, đặc biệt là nông sản thực phẩm và thuỷ sản; khuyến khích và ưu đãi về vốn vay cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất và không làm ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng khu giới thiệu sản phẩm công nghiệp của tỉnh tại Thành phố Phan Thiết và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm và tiếp thị ở trong nước và quốc tế.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: Mở rộng quy mô dạy nghề đảm bảo cung cấp lao động kỹ thuật tại chỗ. Khuyến khích thu hút lao động trình độ cao về khoa học - công nghệ và chuyên gia kinh tế giỏi. Hỗ trợ về thông tin, kinh nghiệm và hướng dẫn về kỹ năng quản lý để xây dựng đội ngũ doanh nhân giỏi của tỉnh.

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, trước hết là trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh, ngân hàng - tín dụng, thuế, hải quan để khuyến khích đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng trạm xử lý nước thải đô thị tập trung để xử lý nước thải của toàn Tp.Phan Thiết;

- Đối với nhà dân, nước thải từ nhà vệ sinh phải có hầm tự hoại 3 ngăn;

- Đối với các cơ sở kinh doanh nằm trong khu dân cư (các nhà hàng, khách sạn, gara ô tô), nước thải cần phải được xử lý sơ bộ trước khi dẫn vào đường cống thoát nước chung.

- Tiến hành thu gom 100% rác thải trên địa bàn thành phố, tránh tình trạng vứt rác bừa bãi và nước mưa cuốn theo rác thải xuống các lưu vực sông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông và vùng cửa sông cà ty đề xuất biện pháp quản lý (Trang 121 - 124)