Nhận xét đánh giá tổng quát mức độ ô nhiễm sông Cà Ty đoạn chảy vào thành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông và vùng cửa sông cà ty đề xuất biện pháp quản lý (Trang 105 - 107)

6. Ý nghĩa thực tiễn, ý nghĩa khoa học

3.2. Nhận xét đánh giá tổng quát mức độ ô nhiễm sông Cà Ty đoạn chảy vào thành

thành phố Phan Thiết

Chất lượng nước mặt sông Cà Ty đoạn chảy qua thành phố Phan Thiết chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Mỗi yếu tố sẽ tác động với các cơ chế khác nhau và gây hậu quả khác nhau. Tuy nhiên, chất lượng nước mặt chịu ảnh hưởng bởi hai nguyên nhân chính đó là nguyên nhân tự nhiên (địa hình, thời tiết, chế độ thủy văn...) và các nguyên nhân nhân tạo làm ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt sông Cà Ty. Qua kết quả quan trắc một số vị trí nêu trên cho phép rút ra một số kết luận như sau:

- pH, BOD5, NO3- nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT – Cột B1 tại các vị trí lấy mẫu;

- Hàm lượng TSS cao gấp 4 – 5 lần quy chuẩn tại cầu Cà Ty, tháng 7/2012, triều kiệt, DO có dấu hiệu giảm tại cầu Trần Hưng Đạo, tháng 7/2011 và Cầu Cà Ty vào tháng 12/2012;

- Phosphate biến động theo từng đợt lấy mẫu, tại cầu Cà Ty vượt quy chuẩn vào tháng 5/2012, tại cầu Lê Hồng Phong vượt quy chuẩn vào tháng 7-9/2012, tại điểm cầu Trần Hưng Đạo vượt quy chuẩn vào tháng 9/2012, tất cả các vị trí còn lại đều nằm trong quy chuẩn;

- Cl- từ điểm cách đập Phú Hội 200m đến đập Phú Hội nằm trong quy chuẩn cho phép còn lại từ cầu Cà Ty đến điểm cầu Trần Hưng Đạo tại cả 6 đợt lấy mẫu đều cao hơn quy chuẩn cho phép, hàm lượng Cl- có xu hướng giảm vào tháng 5, 7, và tháng 9/2012.

- Fe có sự biến động tăng mạnh theo thời gian, tại điểm cầu Trần Hưng Đạo cao gấp 4 lần quy chuẩn vào tháng 9/2012.

- Dầu mỡ ĐTV có sự biến động theo từng vị trí lấy mẫu, tại cầu Cà Ty cao gấp 12 lần quy chuẩn vào tháng 5/2012.

- Coliforms có xu hướng giảm mạnh tại điểm cầu Trần Hưng Đạo và tăng nhẹ tại Cầu Lê Hồng Phong, tại điểm cầu Trần Hưng Đạo cao gấp 7 lần quy chuẩn vào tháng 7/2012;

- COD tại hầu hết các điểm lấy mẫu, tiến hành phân tích nằm trong quy chuẩn cho phép. Riêng vào tháng 5/2012, tại cầu Cà Ty lúc triều kiệt hàm lượng COD vượt quy chuẩn cho phép 1,15 lần. Hàm lượng COD giảm dần từ tháng 5 đến tháng 9/2012.

Chất lượng nước Cà Ty đoạn chảy qua thành phố Phan Thiết đã có dấu hiệu bị ô nhiễm đối với nước sử dụng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2. (QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt - cột B1. Với chiều dài quan trắc từ điểm cách đập Phú Hội 200m đến điểm cầu Trần Hưng Đạo cho thấy, chất lượng nước Sông Cà Ty có sự biến đổi giữa các đợt lấy mẫu. Ngoài các chỉ tiêu pH, NO3, BOD5 nằm trong quy chuẩn cho phép. Các chỉ tiêu COD, DO, PO43-, Cl-, dầu mỡ động thực vật, Coliforms, Fe, TSS vượt quy chuẩn. Tại khu vực gần Cảng cá Phan Thiết có hiện tượng phú dưỡng vào đợt lấy mẫu tháng 5, 6, 7 và tháng 9/2012, nhưng vào đợt tháng 3, 10 và tháng 12/2012 thì tất cả các vị trí đều nằm trong quy chuẩn cho phép. Bên cạnh đó Sông Cà Ty là sông bị nhiễm mặn đặc biệt là các tháng vào mùa khô, tình hình nhiễm mặn giảm vào đợt lấy mẫu tháng 5, 7, 9/2012 do vào thời gian này tại Phan Thiết có mưa nhiều. Khu vực bị nhiễm mặn cao nhất là tại Cầu Cà Ty lúc triều cường. Tại cầu Cà Ty hàm lượng dầu mỡ động thực vật trong nước cao nhất và giảm dần khi đến cầu Trần Hưng Đạo. Điều này cho thấy nước sông Cà Ty bị nhiễm dầu mỡ động thực vật ở phía thượng nguồn. Coliforms tại cầu Trần Hưng Đạo cao hơn gấp nhiều lần các vị trí lấy mẫu khác và cao gấp 06 lần quy chuẩn, nguyên nhân là do khu vực cầu Trần Hưng Đạo tập trung nhiều cống xả nước thải sinh hoạt từ khu dân cư. Nước thải sinh hoạt không được xử lý trước khi thải ra môi trường nên có hàm lượng Coliforms cao, khi nước ra đến cầu Trần Hưng Đạo vì đây là khu cửa sông

nên do ảnh hưởng của thuỷ triều, nước sông được pha trộn với nước biển làm cho hàm lượng Coliforms giảm đáng kể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiện trạng chất lượng nước sông và vùng cửa sông cà ty đề xuất biện pháp quản lý (Trang 105 - 107)