Luận văn về Ứng dụng phương pháp chỉ thị sinh học đánh giá ô nhiễm không khí tại TP HCM
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA MÔI TRƯỜNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ THỊ SINH HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI MỘT SỐ
Trang 2Đại Học Quốc Gia Tp.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
- -
Số: / BKĐT
NHIỆM VỤ LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP
KHOA: MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
2 Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):
- Tìm hiểu tình hình nghiên cứu của các nước trên thế giới
- Tìm hiểu tài liệu tổng quan về các loài rêu
- Thu thập số liệu hiện trạng rêu một số tuyến đường trên địa bàn quận 1 và quận 5 của TP Hồ Chí Minh
- Xây dựng CSDL và phần mềm LICHEN 2010 tính toán và vẽ bản đồ hiện trạng ô nhiễm không khí tại một số trục đường chính của TP.HCM
3 Ngày giao nhiệm vụ luận án: 10/9/2009
4 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/12/2009
5 Họ tên người hướng dẫn:
PGS.TSKH Bùi Tá Long Phần hướng dẫn : Toàn bộ Nội dung và yêu cầu LATN đã được thông qua Bộ môn
Ngày 10 tháng 9 năm 2009
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên)
Bùi Tá Long
PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN:
Người duyệt (chấm sơ bộ):
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
- - - & - - -
Ngày tháng năm 2009
Giáo viên hướng dẫn
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
- - - & - - -
Ngày tháng năm 2009 Giáo viên phản biện
Trang 5i
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể thầy cô Khoa Môi Trường, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia Tp HCM, đã tận tình dạy
dỗ, truyền đạt kiến thức trong suốt năm năm học vừa qua
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới Thầy hướng dẫn PGS.TSKH Bùi Tá Long – Trưởng phòng T i n h ọ c M ô i t r ư ờ n g , Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc Gia Tp Hồ Chí Minh, người đã đ ặ t r a đ ề b à i , luôn khuyến khích, quan tâm giúp đỡ, truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp trong thời gian vừa qua
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị trong phòng T i n h ọ c
M ô i t r ư ờ n g , Viện Môi trường và Tài Nguyên, Đại học Quốc gia Tp HCM
đã tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân yêu nhất, đã luôn yêu thương, khích lệ và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập vừa qua
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các bạn K2004 khoa Môi trường – những người bạn đã luôn giúp đỡ và chia sẻ trong suốt năm năm học qua
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2009
Sinh viên thực hiện Huỳnh Ngọc Trình
Trang 6
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngày nay môi trường sống của chúng ta đang bị suy giảm nghiêm trọng Trong
những vấn đề về môi trường, thì ô nhiễm không khí ở các thành phố, các khu đô thị,
khu công nghiệp đang diễn ra nhanh chóng
Từ những viễn cảnh về một hệ sinh thái bị ô nhiễm, độc hại không xa, chúng ta
có thể thấy rằng tất cả những hợp chất hóa học- những chất ô nhiễm thải ra môi trường
là kết quả của những hoạt động của con người và cũng chính điều này đã gây nguy hại
đến hệ sinh thái và gây một sức ép về sự ô nhiễm môi trường Và ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống sức khỏe của chúng ta
Công việc quan trắc, đo đạt chất lượng không khí ở các thành phố lớn, các khu
công nghiệp, khu chế xuất…vv… đòi hỏi những máy móc thiết bị đo đạt đắt tiền, tốn
kém Bên cạnh đó công việc bảo trì những máy móc, thiết bị đo đạt này cũng mất
nhiều công sức và tiền bạc
Việc dùng các thực vật chỉ thị sinh học trong các nghiên cứu, đánh giá chất
lượng không khí là cần thiết, bởi vì chính những thực vật chỉ thị như vậy mới là công
cụ chính xác trong việc đánh giá chất lượng của không khí thải ra từ những đối tượng
khác nhau
Luận văn: ” Ứng dụng ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHỈ THỊ SINH HỌC
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI MỘT SỐ TRỤC ĐƯỜNG
CHÍNH TP.HỒ CHÍ MINH” Được thực hiện nhằm đánh giá chất lượng không khí tại
một số trục đường của quận 1 và quận 5 của TP Hồ Chí Minh Đồng thời đề xuất một
phương pháp mới trong công tác đo đạt kiểm soát ô nhiễm không khí hiệu quả và ít tốn
kém
Trang 7
iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN Error! Bookmark not defined TÓM TẮT LUẬN VĂN Error! Bookmark not defined
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH Error! Bookmark not defined DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
NỘI DUNG iError! Bookmark not defined MỞ ĐẦU Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 1 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU LIÊN QUAN 4
1.1 Giới thiệu sơ lược ĐKTN-KTXH TP Hồ Chí Minh 4
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 4
1.1.2 Kinh tế xã hội 7
1.2 Sơ lược ĐKTN-KTXH quận 1 và quậu 5 8
1.2.1 ĐKTN-KTXH Quận 1 8
1.2.2 ĐKTN-KTXH Quận 5 11
1.3 Ô nhiễm không khí tại TP Hồ Chí Minh 12
1.3.1 Đặc điểm giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh 12
1.3.2 Hiện trạng ô nhiễm không khí do giao thông đường bộ ở TP Hồ Chí Minh 16
1.4 Tổng quan về tình trạng cây xanh tại quận 1 và quận 5 17
1.4.1 Các chủng loại cây được trồng ở TP Hồ Chí Minh 17
1.4.2 Hiện trạng cây xanh trên địa bàn Quận 1 và quận 5 18
1.4.3 Cây xanh trên đường phố 29
1.4.4 Cây xanh trong công viên 21
CHƯƠNG 2 22
Trang 8iv
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 22
2.1 Công nghệ hệ thống thông tin địa lý 22
2.1.1 Định nghĩa GIS 24
2.1.2 Tiếp cận hệ thống thông tin địa lý 25
2.1.3 Chức năng của GIS 30
2.1.4 Các lĩnh vực ứng dụng của GIS 32
2.2 Giới thiệu ngành rêu 34
2.2.1 Đặc điểm chung 34
2.2.2 Phân loại rêu 36
2.3 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 39
2.4 Phương pháp nghiên cứu 43
2.5 Thu thập số liệu 44
2.5.1 Phương pháp lấy số liệu 44
CHƯƠNG 3 46
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 46
3.1 Kết quả thu thập số liệu 46
3.2 Kết quả tính toán 54
3.2.1 Kết quả tính toán theo nhóm cây 54
3.2.2 Kết quả tính toán theo đường 59
3.3 Ứng dụng công cụ tin học để mô tả ô nhiễm 60
3.3.1 Tổng quan về phần mềm LICHEN 2009 60
3.3.2 Mô tả cơ sở dữ liệu được quản lý bởi LICHEN 2009 60
3.4 Kết quả 65
3.4.1 Bảng đồ rêu 65
3.4.2 Kết quả ô nhiễm 66
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Trang 9v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Dự báo GDB của TP Hồ Chí Minh
Bảng 1.2 Kích thước đường giao thông bộ tại TP.Hồ Chí Minh
Bảng 1.3 Một số chỉ tiêu hiện trạng và tiêu chuẩn phát triển mạng lưới giao thông đường bộ tại TP.Hồ Chí Minh
Bảng 1.4 Số lượng phương tiện và tỷ lệ sở hữu ở TP Hồ Chí Minh
Bảng 1.5 Các loài cây đang được trồng trên đường phố và công viên
Bảng 1.6 Các loài cây đang thực nghiệm có khả năng trồng trên đường phố
Bảng 1.7 Cây xanh trong công viên theo loài
Bảng 2.1 Bảng giá trị IAP
Bảng 3.1 Kết quả thu thập số liệu rêu Error! Bookmark not defined. Bảng 3.2 Kết quả tính toán theo nhóm cây
Bảng 3.3 Kết quả tinh toán theo đường
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang 10vi
Hình 1.1 Bảng đồ hành chính quận 1
Hình 1.2 Bảng đồ hành chính quận 5
Hình 1.3 Biểu đồ tỷ lệ cây giữa các quận
Hình 1.4 Biểu đồ tỷ lệ các loại cây trồng trên đường
Hình 2.1 Nền tảng của GIS
Hình 2.2 Các thành phần của hệ GIS Error! Bookmark not defined. Hình 2.3 Các phần mềm trong GIS
Hình 2.4 Nhập dữ liệu
Hình 2.5 Biến đổi dữ liệu
Hình 2.6 Xuất và trình bày dữ liệu
Hình 2.7 Sơ đồ tổ chức của GIS
Hình 2.8 Quy trình xử lý dữ liệu của GIS
Hình 2.9 Chức năng của GIS Error! Bookmark not defined. Hình 2.10 Rêu sừng Anthoceros levis
Hình 2.11 Rêu tản Marchantia Error! Bookmark not defined. Hình 2.12 Rêu tản Lunularia cruciata
Hình 2.13 Rêu thật sự Calliergon giganteum
Hình 2.14 Phương pháp thu thập số liệu
Hình 3.1 Màn hình chính của LICHEN 2009
Hình 3.2 Trục đường chính của quận 1 và quận 5 trên bản đồ
Hình 3.3 Thông tin đoạn đường
Hình 3.4 Thông tin cây xanh
Hình 3.5 Thông tin sắp xếp nhóm cây
Hình 3.6 Thông tin nhóm cây tính toán
Hình 3.7 Bảng đồ rêu (1) tại một số trục đường quận 1 và quận 5
Hình 3.8 Bảng đồ rêu (2) tại một số trục đường quận 1 và quận 5
Hình 3.9 Bảng đồ rêu (3) tại một số trục đường quận 1 và quận 5
Hình 3.10 Bảng đồ ô nhiễm (1) tại một số trục đường quận 1 và quận 5
Trang 11vii
Hình 3.11 Bảng đồ ô nhiễm (2) tại một số trục đường quận 1 và quận 5 Hình 3.12 Bảng đồ ô nhiễm (3) tại một số trục đường quận 1 và quận 5 Hình 3.13 Bảng đồ ô nhiễm (4) tại một số trục đường quận 1 và quận 5
Trang 12
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 13NỘI DUNG
Trang 14GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 1 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Không khí – một trong những nguồn tài nguyên chính của trái đất Trong thực
tế, hầu hết các hoạt động sống của con người đều gắn liền với sự khai thác và sử dụng môi trường không khí Đại đa số các chất phát thải từ hoạt động sản xuất đều độc hại cho sức khỏe của con người Chính vì vậy trong khuôn khổ các vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững bài toán giám sát chất lượng không khí có một vai trò hết sức quan trọng
Từ lâu, TP Hồ Chí Minh, đô thị lớn nhất Việt Nam là nơi tập trung nhiều đầu mối kinh tế, giao thông quan trọng, nơi có mật độ dân cư, hoạt động sản xuất, hoạt động giao thông vận tải cao nhất nước TP Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước, là trung tâm khoa học kỹ thuật, giao dịch thương mại, tài chính dịch vụ, là đầu mối giao thông thuận lợi để giao lưu ở khu vực phía Nam, trong và ngoài nước
Do đó, trong tương lai, Thành phố sẽ có nhu cầu đặc biệt lớn về giao thông vận tải và đồng thời cũng chịu áp lực lớn về nhiều vấn đề liên quan đến giao thông trong
đó có vấn đề ô nhiễm không khí do giao thông vận tải đường bộ
Hoạt động giao thông vận tải nói chung cũng như việc đốt nhiên liệu trong động
cơ nói riêng của hàng triệu phương tiện giao thông tập trung trong đô thị đã thải vào không khí một khối lượng lớn các khí độc hại như CO, N0x, S0x kèm theo bụi, tiếng ồn và các chất ô nhiễm khác
Bên cạnh đó việc xây dựng và phát triển các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) tập trung đang là xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, nhằm tạo ra bước chuyển biến tích cực cho nền kinh
tế của mỗi quốc gia Tại Việt Nam, việc đầu tư phát triển các KCN, KCX để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đang là mục tiêu chiến lược của quốc gia từ nay đến năm 2010 và 2020
Các KCN, KCX ở Việt Nam đã được hình thành và đang phát triển mạnh mẽ trong những năm qua khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong quá trình
Trang 15GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 2 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
phát triển chung của đất nước Song hành với những đóng góp tích cực và tăng trưởng
kinh tế, các khu công nghiệp ngày càng làm tăng áp lực các vấn đề ô nhiễm đến môi
trường Mặc dù có sự nổ lực của các cấp quản lý nhưng hiện tại vẫn chưa đáp ứng
được các nhu cầu phát triển và bảo vệ môi trường
Từ những viễn cảnh về một hệ sinh thái bị ô nhiễm, độc hại không xa, chúng ta
có thể thấy rằng tất cả những hợp chất hóa học- những chất ô nhiễm thải ra môi trường
là kết quả của những hoạt động của con người và cũng chính điều này đã gây nguy hại
đến hệ sinh thái và gây một sức ép về sự ô nhiễm môi trường Và ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống sức khỏe của chúng ta
Công việc quan trắc, đo đạt chất lượng không khí ở các thành phố lớn, các khu
công nghiệp, khu chế xuất…vv đòi hỏi những máy móc thiết bị đo đạt đắt tiền, tốn
kém Bên cạnh đó công việc bảo trì những máy móc, thiết bị đo đạt này cũng mất
nhiều công sức và tiền bạc
Việc dùng các thực vật chỉ thị sinh học trong các nghiên cứu, đánh giá chất
lượng không khí là cần thiết, bởi vì chính những thực vật chỉ thị như vậy mới là công
cụ chính xác trong việc đánh giá chất lượng của không khí thải ra từ những đối tượng
khác nhau
MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN
Ứng dụng phương pháp chỉ thị sinh học đã được nghiên cứu để đánh giá mức
độ ô nhiễm không khí trong một số trục đường quận 1 và quận 5 của TP Hố Chí Minh
NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN
o Tiềm hiểu và tổng hợp tài liệu nghiên cứu của các quốc gia khác trên thế giới
o Thu thập số liệu về rêu có trên cây xanh tại địa bàn quận 1 và quận 5 của TP
Trang 16GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 3 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
o Vẽ bảng đồ ô nhiễm
o Đưa ra một số kết luận
PHẠM VI THỰC HIỆN CỦA ĐỀ TÀI
o Do địa bàn TP HCM rất rộng, thời gian hạn chế nên luận văn chỉ tập trung tại 2 quận trung tâm có mật độ cây xanh cao : quận 1, quận 5
o Phần mềm được sử dụng trong luận văn : MapInfo 9.5; GoogleEarth
o Phần mềm mới xây dựng: LICHEN 2010
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Đề xuất một phương pháp đánh giá ô nhiễm không khí nhanh chóng - hiệu quả
và ít tốn kém
CHƯƠNG 1
Trang 17GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 4 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
1.1 SƠ LƯỢC ĐKTN-KTXH TP Hồ CHÍ MINH
1.1.1 Điều Kiện Tự Nhiên
X Vị trí địa lý :
Thành phố Hồ Chí Minh nằm gần trung tâm Đồng Bằng Nam Bộ ,trên ranh giới giữa miền đất cao vùng Đông Nam Bộ và miền đất thấp Tây Nam Bộ, có phía Nam giáp biển Đông Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở giữa 10036’ – 110 vĩ độ Bắc và 106022’ – 106054’ kinh độ Đông Phía Bắc giáp với hai tỉnh Tây Ninh và Bình Dương Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai và biển Đông Phía Nam giáp các tỉnh Long An
và Tiền Giang Với hệ thống giao thông đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không khá thuận tiện Thành phố có vị trí địa lý cực kỳ quan trọng không những đối với khu vực
và các tỉnh lân cận mà còn hầu hết các địc phương khác trong cả nước trong lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng
X Địa hình :
Địa hình Thành phố Hồ Chí Minh thấp dần từ Bắc xuống Nam bao gồm 4 cảnh quan địa lý: cảnh quan nội thành, tập trung các công trình công nghiệp, thương mại dịch vụ, hành chính, dân cư …; cảnh quan đồi thấp, xen kẽ đồng bằng ở khu vực Củ Chi; cảnh quan đồng bằng ở khu vực Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè; cảnh quan ven biển với rừng ngập mặn Cần Giờ Ba phần tư diện tích đất thuộc về đồng châu thổ và bán bình nguyên với đồi gò lượn sóng Độ dốc phổ biến không quá 150, độ cao không quá 200 m Chỉ có một phần tư diện tích thuộc địa hình núi thấp với những đỉnh cao tuyệt đối dưới 100 m Cấu trúc địa chất không phức tạp Các hệ trầm tích trẻ, cổ, magma, nhất là các phun trào bazan làm cơ sở để hìnhthành 9 nhóm đất với các đặc thù khác nhau, thuận lợi cho việc đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và bố trí mặt bằng xây dựng cơ bản
X Khí hậu :
Trang 18
GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 5 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong khu vực khí hậu Nam Bộ nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa nắng mưa rõ rệt Mùa nắng thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng năm đến tháng 11
Ø Lượng mưa khá dồi dào Lượng mưa trung bình: 1500 mm Các biến động thời
tiết như bão, lụt, sương muối, hầu như không có Khô cạn, lũ có xuất hiện nhưng với tần xuất thấp và qui mô nhỏ so với các vùng khác
Ø Nhiệt độ không khí:
o Nhiệt độ trung bình năm: 27.1 0C
o Biên độ nhiệt độ năm không đáng kể
o Nhiệt độ trung bình các tháng: 25.7 0C – 28.9 0C
o Biên độ nhiệt độ trung bình các tháng: 3 0C – 4 0C
o Biên nhiệt độ trung bình ngày: 6.9 0C – 10.5 0C
o Biên độ nhiệt độ trung bình các giờ trong ngày: 5.5 0C – 9.5 0C
o Trong lớp không khí từ mặt đất đến lên cao 1.5 km, nhiệt độ giảm theo chiều cao với gradient nhiệt độ trung bình khoảng 0.4 OC/100m vào các tháng mùa khô từ tháng XI đến tháng III và giá trị này khoảng 0.5 OC/100m vào các tháng còn lại trong năm Lên cao hơn, trong lớp không khí từ 1.5 km đến 3 km, nhiệt độ giảm theo chiều cao với gradient nhiệt
độ trung bình nhỏ hơn 0.43 OC/100m vào 3 tháng mùa khô XII, I, II và giá trị này khoảng 0.5 OC/100m vào các tháng còn lại trong năm
Gió:
o Tốc độ gió trung bình năm là 3.2 m/s
o Theo quy luật chung của hướng gió ở mặt đất: gió Đông từ tháng 2 đến tháng 5, Gió Tây từ tháng 6 đến tháng 9, gió Bắc từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau Lên cao 850 mb, 700 mb, 500 mb; gió càng ổn định về hướng, tần suất gió càng lớn
Ø Mây:
o Lượng mây tổng quan có ảnh hưởng quan trọng đối với chế độ bức xạ và nhiệt ẩm khí quyển và cũng là một thông số để xác định cấp ổn định theo Pasqill Lượng mây tổng quan trung bình tháng như sau: Trong các tháng
Trang 19GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 6 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
mùa khô I, II, III lượng mây tổng quan về buổi chiều giảm so với buổi sáng Lượng mây tổng quan trung bình thấp nhất vào tháng III là khoảng 4/10 bầu trời Từ tháng IV đến tháng IX lượng mây tổng quan về buổi chiều tăng lên, trong các tháng VI, VII, VIII buổi chiều nhiều mây hơn buổi sáng Bắt đầu từ tháng V, lượng mây tổng quan đạt giá trị cao nhất, khắp nơi trung bình đạt trên 7.5/10 bầu trời Từ tháng XI đến tháng XII
về buổi chiều lượng mây tổng quan giảm hơn so vào buổi sáng nhưng vẫn cao hơn các tháng giữa mùa khô
Ø Bức xạ:
o Thành phố Hồ Chí Minh ở vào vĩ độ thấp, vị trí mặt trời luôn cao và ít thay đổi qua các tháng trong năm, do đó tổng lượng bức xạ năm và tổng lượng nhiệt năm cao và ổn định
o Bức xạ phụ thuộc rất chặt chẽ vào lượng mây, tuy tháng IV và tháng VIII
là hai tháng có độ cao mặt trời lớn nhất và tháng VI là tháng có thời gian chiếu sang dài nhất trong năm nhưng tổng lượng bức xạ tháng lớn nhất trong năm rơi vào tháng III vì tháng IV đã bắt đầu mùa mưa, từ tháng VI,VII, VIII có lượng mây cao nhất trong khi tháng III có lượng mây thấp nhất Cường độ bức xạ trung bình lớn nhất xảy ra trong khoảng từ
10 giờ đến 14 giờ
Ø Độ ẩm tương đối:
o Phân bố độ ẩm theo chiều thẳng đứng trong khí quyển có liên quan mật thiết đến sự phân bố theo chiều thẳng đứng của nhiệt độ Độ ẩm trung bình năm 78% Độ ẩm trung bình tháng, mùa mưa đạt 80-90%; mùa khô đạt 70- 80%
Ø Áp suất không khí:
o Trung bình từ 1006 đến 1012 mb, các tháng mùa khô áp suất khá cao, giá trị cao nhất tuyệt đối xảy ra vào tháng 12 đạt 1020.0 mb, áp suất thấp đạt 999.0 mb vào tháng 8
Trang 20GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 7 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
1.1.2 Kinh Tế Xã Hội
Lịch sử phát triển đã qua hơn 300 năm của Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: Đây là khu vực phát triển năng động, với nhịp độ tăng trưởng nhanh, hiệu quả đầu tư cao và đạt trình độ sản xuất hàng hóa cao hơn các khu vực khác của đất nước Nơi đây cũng sớm hình thành một nền kinh tế “mở”, có các đầu mối quan hệ, giao lưu hợp tác rộng với nhiều nước trên thế giới qua cửa ngõ chính là cảng Sài Gòn Nhờ đó mà hấp dẫn, thu hút được nhiều nguồn nhân,vật, tài, lực những tiến bộ về khoa công nghệ và văn minh của xã hội từ nhiều nơi trong nước và của cả thế giới…
Thành phố Hồ Chí Minh có diện tích khoảng 2095 km2, dân cư khoảng 7 triệu người( số liệu năm …), được chia thành 24 đơn vị hành chánh bao gồm 19 quận và 5 huyện Phần đã đô thị hóa chiếm 7% lãnh thổ nhưng tập trung 70% dân số Trong đó các quận nội thành chiếm khoảng 139.4 km2 (6.7%) còn các huyện ngoại thành là 1944.6 km2 (93.3%).Mật đô dân cư khu vực nội thành hiện nay trên 30000 người/km2, cao nhất là 62000 người/km2 ở quận 5 Tỷ lệ gia tăng dân số đô thị trong thập kỷ 90 bình quân mỗi năm là 4% Dân số dự kiến cho năm 2010 là 7,5 triệu người
Theo Điều chỉnh quy hoạch tổng mặt bằng Thành phố Hồ Chí Minh đến năm
2020 đã được Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt trong quyết định số 123/1998 QĐ-TTG ngày 10-07-1998 thì quy mô thành phố sẽ lên đến 10 triệu người vào năm 2020 Như vậy, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là một siêu đô thị
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố kinh tế số một của Việt Nam và cũng là trung tâm công nghiệp lớn nhất của nước Việt Nam Với dân số chiếm dưới 9% dân số quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tập trung hơn một phần ba sản lượng kinh tế của đất nước với trên 32% giá trị sản lượng công nghiệp, 20% tổng sản phẩm xã hội và 18% thu nhập quốc dân
Xu hướng GDP hiện nay của TP Hồ CHÍ MINH là tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất Việt Nam Kinh tế thành phố chủ yếu dựa vào các ngành kinh tế thuộc khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và ngành dịch vụ
Dự báo GDP trong quy họach tổng thể phát triển KT-XH: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội TP Hồ CHÍ MINH soạn thảo năm 2001 dự báo GDP của
Trang 21GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 8 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
thành phố sẽ tăng với tỷ lệ 11% trong giai đoạn 2000-2005 và 13% trong giai đọan 2005-2010.(xem bang 1.1)
Bảng 1.1: Dự báo GDP của TP Hồ Chí Minh
Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH TP Hồ Chí Minh (2001)
Hơn nữa công cuộc đô thị hoá đang được tiếp tục trong khi dân số nông thôn giảm 2% trong cũng thời kỳ Như vậy, sự tăng trưởng đồng thời trong lĩnh vực xã hội, kinh tế đã tạo ra một sức ép ngày càng gia tăng đối với chất lượng đời sống đô thị và môi trường tại TP Hồ Chí Minh
1.2 TỔNG QUAN ĐKTN-KTXH QUẬN 1 VÀ QUẬN 5
1.2.1 Quận 1
X Địa lý
Trang 22GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 9 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
- Sau năm 1975, Quận 1: gồm Quận 1 và Quận 2 cũ nhập lại
- Bắc giáp Quận Bình Thạnh, Quận Phú Nhuận, lấy rạch Thị Nghè làm ranh giới và giáp Quận 3, lấy đường Hai Bà Trưng và đường Nguyễn Thị Minh Khai làm ranh giới
- Đông giáp Quận 2, lấy sông Sài Gòn làm ranh giới
Tây giáp Quận 5, lấy đường Nguyễn Văn Cừ làm ranh giới
- Nam giáp Quận 4, lấy rạch Bến Nghé làm ranh giới
- Diện tích sông rạch chiếm 8,l%
- Diện tích xây dựng chiếm 57,27% diện tích quận và thuộc loại hàng đầu so với các quận, huyện khác
X Dân số
- Với dân số : 257,776 người
Hình 1-1 Bản đồ hành chính Quận 1
Trang 23GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 10 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
- Mật độ: 33,390 người/km 2 , đứng hàng thứ 4 về mật độ dân số so với các quận, huyện trong thành phố
- Trong đó người Kinh chiếm 89,3% và người Hoa chiếm 10,2%, các dân tộc khác chiếm 0,5%
X Giao thông
- Nằm bên sông Sài Gòn, tiếp cận đầu mối giao thông đường thủy thông qua hai cảng: Sài Gòn và Khánh Hội, thuận lợi cho việc thông thương với các nước trên thế giới bằng đường biển
- Hệ thống kinh rạch Bến Nghé, Thị Nghè thuận lợi về vận tải hàng hóa giữa trung tâm thành phố và đồng bằng sông Cửu Long
Hệ thống đường bộ:
+ Nối liền Chợ Lớn với trung tâm thành phố bằng đường Trần Hưng Đạo
+ Đi miền Đông, miền Tây bằng trục lộ chính là đường Nguyễn Thị Minh Khai
+ Đi Tây Ninh và Campuchia và nối với Quốc lộ 1 bằng trục lộ chính là đường Cách Mạng Tháng Tám
+ Đi sân bay Tân Sơn Nhất có đường chính là Nam Kỳ Khởi Nghĩa
+ Đi ga Sài Gòn bằng trục lộ chính là đường Cách Mạng Tháng Tám
X Hành chính
Quận 1 có 128 cơ quan ban ngành Thành phố, Trung ương trú đóng, đặc biệt là một số
cơ quan quan trọng như: Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, UBND Thành phố, Sở Công an, Sở Ngoại vụ, và Sở, Ban, Ngành các cơ quan báo đài của Đảng, Đoàn thể thuộc Thành phố, Trung ương
Về lãnh vực ngoại giao, Quận 1 là nơi trú đóng của 28 cơ quan là lãnh sự quán hoặc đại diện của các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam; đặc biệt là lãnh sự quán các nước Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc,
X Dịch vụ - Tài chính
o Dịch vụ - Tài chính - Ngân hàng
Hoạt động dịch vụ - tài chính - ngân hàng trên địa bàn Quận 1 đã hình thành trong lịch sử và diễn ra phong phú, đa dạng như hoạt động của các ngân hàng, các
Trang 24GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 11 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
công ty bảo hiểm, công ty tài chính: công ty dịch vụ chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán số lượng khách hàng chiếm gần 90% của Thành phố
o Dịch vụ Du lịch - Thương mại
Về hoạt động dịch vụ du lịch - thương mại phát triển đa dạng, Quận 1 là nơi tập trung nhiều khách sạn và doanh nghiệp từ khắp nơi trong và ngoài nước đến quan hệ giao dịch
- Phía Đông giáp với quận 1 giới hạn bởi đường Nguyễn Văn Cừ
- Phía Tây giáp với quận 6 giới hạn bởi đường Nguyễn Thị Nhỏ, đường Ngô Nhân Tịnh và bến xe Chợ Lớn
Hình 1-2 Bản đồ hành chính Quận 5
Trang 25GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 12 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
- Phía Nam giáp với quận 8 giới hạn bởi đường ranh là rạch Bến Nghé (kênh Tàu Hủ)
- Phía Bắc giáp với quận 1
X Diện tích
Diện tích tự nhiên 4,27 km2, chiếm 0,2% diện tích thành phố, là một trong những quận có diện tích nhỏ nhất thành phố, chỉ bằng 54% diện tích quận 1, 10% diện tích quận Tân Bình
Diện tích đất của quận 5 được sử dụng như sau: có 79,39% (328,7 ha) đất dân dụng (trong đó đất thổ cư chiếm 204,36 ha, bình quân 6,53m2/người, 5,4% (22,37 ha) đất cho cơ quan hành chính, các trường đại học), 22,9% đất sử dụng ngoài phạm vi dân dụng (phần lớn đất dành cho các cơ sở sản xuất và kho bãi, đất quân sự chỉ chiếm 0,53%)
X Dân số
Dân số hiện nay trên 209,639người, mật độ dân cư 49,095 người/ km2 Có trên 35% dân số là người Hoa, với 5 nhóm ngôn ngữ : Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến, Hẹ và Hải Nam
X Giao thông
Hệ thống đường giao thông của quận được xây dựng và phát triển khá nhanh, hiện có 98 đường phố với tổng chiều dài 54.988m Gồm 18 tuyến đường chính với tổng chiều dài là 23.535m, 12 đường thuộc hệ đường khu vực với tổng chiều dài 13.680m, 47 đường nội bộ với tổng chiều dài 17.673m và 46.385m đường hẻm
Hệ thống giao thông đường thủy chủ yếu qua rạch Bến Nghé (kênh Tàu Hủ), có chiều dài cùng với chiều dài của quận là khoảng 4 Km
1.3 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TẠI TP HỒ CHÍ MINH
1.3.1 Đặc Điểm Giao Thông Vận Tải TP Hồ Chí Minh
X Mạng lưới đường:
Toàn Thành phố Hồ Chí Minh có tổng chiều dài các đường là 1685.5 km, trong
đó đường nội thành: 549 km, đuờng ngoại thành: 615 km Chiều rộng đường ở thành phố trung bình là 6.5m
Trang 26GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 13 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
Bảng1.2 Kích thước đường giao thông bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh (khảo sát 737
con đường trên 889 con đường do TP quản lý)
Nguồn: Báo cáo Tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội TpHCM đến năm 2010, tr 317
Có thể thấy, số con đường có chiều rộng >12m chỉ chiếm 19% Tỷ lệ rất thấp này phản ánh tình trạng chật chội của các tuyến đường giao thông bộ so với mật độ xe đang lưu thông tại thành phố Ngoài ra, tình trạng “thắt cổ chai” của các tuyến đường
do lấn chiếm lòng đường dẫn đến nạn ùn tắc giao thông diễn ra thường xuyên hơn với quy mô lớn hơn, thời gian kéo dài hơn Mật độ đường nhìn chung là rất thấp
Bảng 1.3 Một số chỉ tiêu hiện trạng và tiêu chuẩn phát triển mạng lưới đường giao thông
bộ tại TP Hồ Chí Minh
Km/km2 Km/1000
Tỷ lệ diện tích giao thông /diện tích lãnh thổ
Hiện trạng
Trang 27GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 14 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
Trong những năm gần nay, một số giao lộ đã được nâng cấp thành các nút giao thông như Hàng Xanh, Phú Lâm, vòng xoay cầu vượt chân cầu Sài Gòn… góp phần giải quyết nạn ùn tắc giao thông khá hữu hiệu: tuy nhiên chúng vẫn chưa là giải pháp mang tính tối ưu so với yêu cầu của một đô thị mang tính hiện đại với số lượng các phương tiện giao thông ngày càng nhiều hơn, đông đúc hơn trong tương lai
Trong hoàn cảnh kinh tế-xã hội hiện nay của Việt Nam nói chung và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, quan điểm giải quyết ùn tắc giao thông thiên về xu hướng
tổ chức lại giao thông, mở rộng các nút, xây dụng thành các vòng xoay Đặc biệt, ở các nút giao thông cao sẽ tổ chức thành các đường vòng, đường tránh, tách giao thông thô
sơ ra khỏi làn giao thông cơ giới chú trọng phát triển giao thong công cộng và hạn chế giao thông cá nhân Một giải pháp khác để tránh ùn tắc giao thônglà phân luồng ngay
từ cửa ngõ thành phố hạn chế đến mức thấp nhất những luồng giao thông xuyên tâm của các phương tiện giao thông nặng, các loại xe vận tải hàng hóa
Hệ thống đường giao thông bộ hiện nay ở thành phố được tổ chức theo dạng xuyên tâm là chủ yếu, ngoài ra kết hợp với dạng rẻ quạt, bàn cờ.12 trục đường chính phân bố theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, Tây Bắc-Đông Nam đi xuyên qua tâm thành phố và giao nhau tại các nút chính như Hàng Xanh, Điện Biên Phủ-Đinh Tiên Hoàng, Phú Lâm Điều này dẫn đến mật độ giao thông trên các trục rất lớn, đặc biệt tại các giao lộ, dễ làm tắc nghẽn giao thông và nhiều vấn đế khó khăn phức tạp khác…
Tuyến đường vành đai xa lộ Đại Hàn bao bọc bên ngoài nội thành và gần đây
là tuyến đường Nam Sài Gòn giúp cho lưu thông không phải đi ngang qua trung tâm nội thành tạo nhiều điều kiện thuân lợi cho giao thông vận tải, góp phần hạn chế áp lực lên giao thông nội thị
X Lưu lưọng giao thông
Thành phố có khoảng trên 30 con đường với lưu lượng trên 300 xe/giờ như: Điện Biên Phủ, CMT8, Nguyễn Thị Minh Khai, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Hùng Vương, Hậu Giang, Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt, Lê Văn Sỹ, Lê Hồng Phong, : khoảng 20 tuyến đường khác vời lưu lượng giao thông từ 800 đến 2800 xe/giờ như: Lạc Long Quân, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Phú, Hai Bà Trưng, Tô Hiến Thành, Cao Thắng,
Trang 28GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 15 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
Khoảng 55 đoạn đường có lưu lượng 10.000 lượt người/giờ cao điểm, vượt quá khả năng chuyên chở của xe buýt
X Số lượng phương tiện vận tải cơ giới:
Cùng với sự phát triển kinh tế của thành phố và nhu cầu đi lại của người dân thì
số phương tiện vận tải gia tăng nhanh chóng Năm 2002, trong khi số lượng xe con chỉ
ở mức 66.000 chiếc thì số lượng xe gắn máy đã lên đến hơn 2 triệu chiếc (xem bảng )
và tính đến 11 tháng 3 năm 2004, tổng số lượng xe máy trên địa bàn thành phố đã là 2.336.633 chiếc Tỷ lệ sở hữu xe máy cao như vậy hoàn toàn khác so với các thành phố khác ở châu Á nơi cũng có sở hữu xe máy đáng kể (xem bảng 1.4 )
Bảng 1.4 Số lượng phương tiện và tỷ lệ sở hữu ở TP Hồ Chí Minh
Xe máy - 12,4 19,3 3,6 3,6 Tăng trưởng (%
năm) Xe 4 bánh 10,9 5,4 9,9 9,7
Xe máy 222 269 368 373 377
Tỷ lệ sở hữu
(000/000 người) Xe 4 bánh 20 24 25 27 29 Nguồn: Phòng Cảnh Sát Giao Thông
Phương tiện đi lại trên tất cả các tuyến của người dân thành phố chủ yếu bằng phương tiện cá nhân xe gắn máy, xe đạp với cơ cấu đi lại như sau: đạp (32%), xe gắn máy (64%), xe hơi (1%), giao thông công cộng (2%), phương tiện khác (1%) Từ các
số liệu trên cho thấy cần phải giảm tỷ lệ sử dụng xe gắn máy và tăng tỷ lệ sử dụng các loại hình giao thông công cộng
Trang 29GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 16 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
1.3.2 Hiện Trạng Ô Nhiễm Không Khí Do Giao Thông Đường Bộ Ở
TP Hồ Chí Minh
@ “Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải xe cộ ở TP Hồ CHÍ MINH trong
năm 2000 được thống kê như sau: 400 tấn bụi hạt lơ lửng, 770 tấn SO2, 2600 tấn NO2, 39000 tấn CO2, 3900 tấn hydro carbon Ước tính này dựa vào hệ số ô nhiễm của tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tải lượng ước tính chắc chắn thấp hơn tải lượng thực tế do hầu hết hệ số dựa trên kết quả đo các xe ở tình trạng hoạt động tốt, trong khi tại TP.Hồ Chí Minh rất nhiều xe ở tình trạng xấu, gây ô nhiễm cao hơn khi chạy trên mỗi km đường vận chuyển”
Từ tháng 6/2000, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thiết lập một hệ thống tự động ghi chép dữ liệu tại các trạm quan trắc về nồng độ các chất gây ô nhiễm
Tại 3 trạm quan trắc bán tự động ô nhiễm do giao thông: vòng xoay Hàng Xanh, vòng xoay Phú Lâm và ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ, các kết quả quan trắc trong năm 2003 cho thấy: nồng độ các chất như CO, NO2, không vượt TCVN –
5937 – 1995 (trung bình 1 giờ), nồng độ bụi tương ứng tại các trạm vượt TCVN –
5937 – 1995 (trung bình 1 giờ) từ 1,16 đến 2,16 lần; 1,33 – 2,5 lần và 1,63 đến 2,36 lần So với cùng kỳ năm trước, nồng độ bụi trung bình tại vòng xoay Hàng Xanh và ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ giảm tương ứng là 1,21 và 1,2 lần, tuy nhiên lại tăng 1,24 lần tại vòng xoay Phú Lâm
Diễn tiến nồng độ bụi trong không khí ven đường trong giai đoạn 2000 – 2003 cho thấy có xu hướng giảm tại cả 3 trạm bán tự động Hàng Xanh, Phú Lâm và Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ tuy nhiên nồng độ vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép
Kết quả quan trắc không khí ven đường cho thấy từ sau tháng 7/2001 (khi sử dụng xăng không chì cho các phương tiện giao thông) nồng độ chì đã giảm rõ rệt và đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới WHO
Kết quả quan trắc Chất lượng không khí ven đường tại 04 trạm quan trắc tự động: Sở KH & KN (quận 3), Hồng Bàng (quận 5), Phòng Giáo dục Bình Chánh, BV Thống Nhất (quận Tân Bình) trong năm 2003 cho thấy: nồng độ NO2, SO2 không vượt TCVN 5937 – 1995 (trung bình 24 giờ) Nồng độ CO tại các trạm Sở KH & CN, Bình Chánh và Hồng Bàng có lúc vượt tiêu chuẩn từ 1,04 – 1,62 lần Bụi PM10 tại
Trang 30GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 17 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
trạm Sở KH & CN và trạm Bình Chánh thường vượt tiêu chuẩn 1,06 đến 1,84 lần Kết quả quan trắc trên cho thấy, sự phân bố nồng độ các chất ô nhiễm theo mùa trong năm trong không khí ven đường không rõ nét như không khí xung quanh, do chịu ảnh hưởng chủ yếu từ các hoạt động giao thông
Số liệu quan trắc năm 2003 cho thấy, trong không khí ven đường, diễn biến các chất ô nhiễm (CO, NO2, PM10) trong ngày chịu ảnh hưởng rõ của hoạt động giao thông khu vực, đạt giá trị cực đại vào các giờ cao điểm (7 - 9 giờ sáng và 18 - 20 giờ tối), và có giá trị thấp nhất từ 1 – 3 giờ sáng
Tóm lại: Qua kết quả quan trắc tại 07 trạm quan trắc chất lượng không khí ven
đường trong năm 2003 cho thấy, bụi (TSP và PM10) và CO vẫn là những chất gây ô nhiễm chủ yếu ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân thành phố, các thành phần khí thải khác như NO2, SO2 chưa ảnh hưởng đáng kể
1.4 TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG CÂY XANH TẠI QUẬN 1 VÀ QUẬN 5
1.4.1 Các Chủng Loại Cây Được Trồng Tại TP Hồ Chí Minh
X Một số loài được chọn trồng trên đường phố và công viên tại TP Hồ Chí Minh
Bảng 1.5 Các loài cây đang được trồng trên đường phố và công viên
Dầu con rái (Dipterocarpus alatus) Mạc nưa (Diospyros mollis)
Sao đen (Hopea odorata) Bằng lăng (Lagerstroemia speciosa)
Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa) Sò đo cam (Spathodea campanulata)
Gõ mật (Sindora cochinchinensis) Bò cạp nước (Cassia fistula)
Nhạc ngựa (Swietenia macrophylla) Phượng vĩ (Delonix regia)
Me chua (Tamarindus india) Lim sét (Peltophorum pterocarpum) Viết (Mimusops elengi)
X Một số cây tiềm năng đang thực nghiệm có khả năng trồng trên đường phố và công viên
Trang 31GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 18 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
Bảng 1.6 Các loài cây đang thực nghiệm có khả năng trồng trên đường phố
Vấp (Mesua ferrea) Râm (Anogeissus acuminata)
Long não (Cinnamomum camphora) Cóc (Sponidas cythera)
Xoay (Dialium cochinchinensis) Xoài (Mangifera india)
Chập choại (Beilscmiedia roxburghiana) Mít (Artocarpus heterophyllus) Chiêu liêu (Terminania chebula) Nhãn (Dimocarpus longan)
Tách - Giá tỵ giả (Berrya cordifolia) Sấu (Dracontomelom duperreanum) Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus) Xa kê (Artocarpus altilis)
1.4.2 Hiện trạng cây xanh trên địa bàn Quận 1,5
Quận 1, 3, 5 là 3 quận trung tâm của thành phố có mật độ cây xanh cao trong các quận tại thành phố Hồ Chí Minh Tại ba quận này cây xanh được trồng tương đối
có quy hoạch tuy nhiên ở một số tuyến đường hoàng toàn ko có cây xanh hoặc có rất
ít Tỷ lệ đường có cây xanh từ 0-10 cây rất cao chiếm đến 46%, đường có trên 300 cây chiếm tỷ lệ 7%
Lòng lề đường một số nơi ko có đây là nguyên nhân ko thể trồng được cây trên các tuyến đường loại này Cây xanh được trồng trước một số hộ không được bảo vệ tốt
do ý thức người dân (một số hộ phá hoại cây do quan niệm phong thủy có cây chắn trước mặt tiền nhà sẽ làm ăn buôn bán không được ) Đây là một trong các nguyên nhân cây mới trồng được một thời gian rồi chết phải thay thế cây mới
Trang 32GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 19 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
Hình 1-3 Biểu đồ tỷ lệ cây giữa các quận
1.4.3 Cây Xanh Trên Đường Phố
Tổng số loài cây được trồng trên các tuyến đường ở 3 quận là 77 loài khác nhau
Quận 1 là 47 loài :Bã đậu, Bàng, Bằng lăng, Bò cạp nước, Cau bụng, Chùm ruột, Da, Da búp đỏ, Dầu, Gáo, Gáo vàng, Giá tỵ, Giá tỵ giả,Giáng hương, Gõ, Gõ mật, Gòn, Lim xẹt, Mạc nưa, Mặc nưa, Mận, Me chua, Me tây, Mít, Mò cua, Móng bò,Muồng BV, Muồng vàng, Nhạc ngựa, Nhãn, NN gân đỏ, Phượng, Phượng vĩ, Sa
kê, Sao, Sao đen, Sến, Sến mũ, Si, Sò đo cam, Sọ khỉ, Sung, Táo, Viết, Vú sữa, Xoài, Xoan
Quận 5 là 37 loài: Bã đậu, Bạch đàn,Bàng,Bằng lăng, Bò cạp nước,Da, Dầu,Giá tỵ,Giá tỵ giả,Gòn,Keo lá tràm,Lim xẹt,Mận,Me chua,Me keo,Me tây ,Mít,Mò cua, Móng bò, Muồng vàng, Nhạc ngựa, Nhãn, Phi lao, Phượng, Phượng vĩ, Sa kê,Sao,Sao đen,Sò đo cam, Sọ khỉ,Sung,Táo,Trâm,Trứng cá,Viết,Vú sữa,Xoài
Trang 33GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 20 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
Hình 1-4 Biểu đồ tỷ lệ các loại cây trồng trên đường
Me chua Mạc nưa Lim xẹt Dầu
X Số liệu diện tích tán cây sau khi khảo sát tại các quận là:
o Cây mới trồng có diện tích phủ xanh từ : 1-2 m2
o Cây loại 1 có diện tích phủ xanh từ : 3-4 m2
o Cây loại 2 có diện tích phủ xanh từ : 5-6 m2
o Cây loại 3 có diện tích phủ xanh từ : 7-8m2
Tuy nhiên tán cây chỉ mang tính chất tương đối và công ty công viên cây xanh không đưa nó vào danh mục quản lý bởi vì tán cây thay đổi liên tuc hàng tuần hàng tháng vì vậy sẽ không thể cập nhật liên tục được
X Phương pháp để xác định độ phủ của tán cây:
Có thể sử dụng 2 phương pháp:
o Đo trực tiếp: dùng thước dây đo trực tiếp bóng cây, số lượng tối thiểu là 30 cây sau do lấy trung bình ta sẽ có được độ phủ của tán cây
Trang 34GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 21 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
o Đo gián tiếp : phương pháp này do dựa trên ảnh vệ tinh ta do được thông qua các công cụ đo khoảng cách do các phần mềm cung cấp ( GoogleEarth Pro)
1.4.4 Cây Xanh Trong Công Viên
Bảng 1.7 Cây xanh trong công viên theo loại
Cây xanh trong công viên theo loại
Quận Tên đường - Công viên L1 L2 L3 MT Total
Công viên 23/9 - Khu B 72 101 173
CV Lê Văn Tám - khu A 45 123 29 1 198
CV Lê Văn Tám - khu B 34 116 18 168
CV Lê Văn Tám - khu C 68 137 21 4 230
Trang 35GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 22 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
5
CV Hòa Bình 20 5 1 26
5 Total 65 25 20 47 157 TOTAL 1093 1423 806 112 3394
Trang 36GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 23 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
CHƯƠNG 2
2.1 CÔNG NGHỆ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ (GIS)
Công nghệ thông tin địa lý (công nghệ GIS) là một công nghệ hiện đại và hữu hiệu phục vụ trong nhiều lĩnh vực nhờ khả năng biểu diễn, lưu trữ, hiển thị các đối tượng cần quản lý theo không gian và thời gian Dựa trên cơ sở dữ liệu không gian và phi không gian, công nghệ thông tin địa lý còn trợ giúp phân tích, đánh giá, giải những bài toán liên quan đến công tác quản lý, phục vụ tiến trình ra quyết định
Hệ thống thông tin điạ lý (GIS) ra đời từ đầu thập niên 60 trong cơ quan điạ chính ở Canada,mãi cho đến đầu thập niên 80 , khi phần cứng máy tính phát triển mạnh với những tính năng cao , giá rẻ , đồng thời phát triển nhanh về lý thuyết cũng như ứng dụng cơ sở dữ liệu cùng với nhu cầu cần thiết về thông tin đã làm cho công nghệ GIS càng ngày được quan tâm hơn
Xuất phát từ các tiếp cận khác nhau ,các nhà khoa học đã định nghĩa:
Hệ thông thông tin điạ lý là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu bằng máy tính
để thu thập , lưu trữ , phân tích và hiển thị dữ liệu không gian (NCGIA)
Hệ thống thông tin điạ lý là một hệ thống bao gồm bốn chức năng xử lý dữ liệu điạ lý như sau : nhập dữ liệu , quản lý dữ liệu , gia công và phân tích dữ liệu , xuất dữ liệu (Stan Aronoff,1993)
Công nghệ thông tin địa lý (công nghệ GIS) là một công nghệ hiện đại và hữu hiệu phục vụ trong nhiều lĩnh vực nhờ khả năng biểu diễn, lưu trữ, hiển thị các đối tượng cần quản lý theo không gian và thời gian Dựa trên cơ sở dữ liệu không gian và phi không gian, công nghệ thông tin địa lý còn trợ giúp phân tích, đánh giá, giải những bài toán liên quan đến công tác quản lý, phục vụ tiến trình ra quyết định
GIS là một hệ thống thông tin được thiết kế để làm việc với dữ liệu có tham chiếu tọa độ địa lý Nói cách khác, GIS là một hệ thống gồm hệ cơ sở dữ liệu với những dữ liệu có tham chiếu không gian và một tập những thuât toán để làm việc trên
dữ liệu đó (Star and Estes,1990)
Trang 37GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 24 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
Những định nghĩa tổng quát nhất là:
Hệ thống thông tin điạ lý là một hệ thống tự động thu thập , lưu trữ , phân tích
và hiển thị dữ liệu về các đối ượng, hiện tượng, các sự kiện cuả thế giới thực theo không gian và thời gian thực
Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một ngành khoa học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của khoa học máy tính, khoa học bản đồ, khoa học địa lý nhằm nghiên cứu xây dựng mô hình, cấu trúc dữ liệu và cơ sở dữ liệu không gian của các đối tượng không gian đảm bảo cập nhật, lưu trữ, truy xuất, hiển thị, phân tích và xử lý dữ liệu không gian trên máy tính số
Hệ thống thông tin địa lý có thể được tổ chức theo các mô hình:
- Mô hình 3 thành phần: phần cứng, phần mềm, con người
- Mô hình 4 thành phần: thiết bị kỹ thuật (phần cứng, phần mềm), thông tin,
tổ chức, con người
- Mô hình 5 thành phần: phần cứng, phần mềm, quy trình, dữ liệu, con người
- Mô hình 6 thành phần: gồm phần cứng, phần mềm và con người thích hợp cho công tác học tập, nghiên cứu giải những bài toán cụ thể tại một thời điểm nhất định
2.1.1 Định Nghĩa GIS
Thuật ngữ GIS được sử dụng rất thường xuyên trong nhiều lĩnh vực khác nhau như địa lý, kỹ thuật tin học, các hệ thống tích hợp sử dụng trong các ứng dụng môi trường, tài nguyên, trong khoa học về xử lý dữ liệu không gian
Lĩnh vực GIS được đặc trưng bởi sự đa dạng trong ứng dụng và các khái niệm của GIS được phát triển trên phần mềm của rất nhiều lĩnh vực được mô tả trong hình
Trang 38GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 25 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
Hình 2.1 Nền tảng của GIS
Sự đa dạng của các lĩnh vực, các phương pháp và khái niệm khác nhau được áp dụng trong GIS, dẫn đến có rất nhiều định nghĩa khác nhau về GIS:
- Tâp hợp đa dạng các công cụ dùng để thu nhập, lưu trữ, truy cập, biến đổi
và thể hiện dữ liệu không gian ghi nhận được từ thế giới thực tiễn
- Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu trên máy tính dùng thu thập, lưu trữ, phân tích và thể hiện dữ liệu không gian
- Hệ thống ủng hộ lập quyết định có chức năng tích hợp dữ liệu không gian vào giải quyết các vấn đề thực tiễn
Từ các định nghĩa trên, có thể đưa ra định nghĩa GIS tổng quát sau đây:
“GIS là hệ thống các công cụ nền máy tính dùng thu thập, lưu trữ, truy cập và
biến đổi, phân tích và thể hiện dữ liệu liên quan đến vị trí trên bề mặt trái đất và tích hợp các thông tin này vào quá trình lập quyết định”
2.1.2 Tiếp Cận Hệ Thống Thông Tin Địa Lý
Hiện nay có nhiều hướng để tiếp cận hệ thống thông tin địa lý Sử dụng công nghệ thông tin địa lý như một công nghệ phục vụ nghiên cứu chuyên ngành, các nhà
Trang 39GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 26 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
khoa học trong những chuyên ngành như địa chất, bản đồ, lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi, môi trường… thường sử dụng mô hình hệ thống 3 thành phần:
- Phần cứng: Máy tính PC, thiết bị nhập dữ liệu không gian thông dụng Digitizer hoặc scanner, thiết bị điện tử như màn hình hoặc máy in màu,…
Hình 2.2 Các thành phần của hệ GIS
- Phần mềm: GIS được cài đặt trên máy PC thích hợp cho việc xử lý những bài toán cụ thể của chuyên ngành trên nền tảng cơ sở dữ liệu nhỏ (dữ liệu
có dung lượng nhỏ)
Trang 40GVHD: PGS.TSKH Bùi Tá Long 27 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình
Hình 2.3 Phần mềm trong GIS
Nhập dữ liệu: Biến các dữ liệu thu thập được dưới hình thức bản đồ, các quan trắc do ngoại nghiệp, các ảnh viễn thám (bao gồm ảnh máy bay và ảnh vệ tinh), các bảng dữ liệu có sẵn thành dạng số (digital data)
Hình 2.4 Nhập dữ liệu
Lưu trữ và quản lý dữ liệu: tổ chức liên kết dữ liệu vị trí với dữ liệu về thuộc tính của các đối tượng địa lý tương ứng
Biến đổi dữ liệu: gồm tác vụ khử sai số của dữ liệu, cập nhật chúng ( thay đổi tỉ
lệ, đưa vào hệ quy chiếu mới…) và thực hiện các phân tích không gian cần thiết