Tiếp cận hệ thống thông tin địa lý

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp chỉ thị sinh học đánh giá ô nhiễm không khí tại TP HCM (Trang 38 - 43)

Hiện nay có nhiều hướng để tiếp cận hệ thống thông tin địa lý. Sử dụng công nghệ thông tin địa lý như một công nghệ phục vụ nghiên cứu chuyên ngành, các nhà

GVHD: PGS.TSKH. Bùi Tá Long 26 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình khoa học trong những chuyên ngành như địa chất, bản đồ, lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy lợi, môi trường… thường sử dụng mô hình hệ thống 3 thành phần:

- Phần cứng: Máy tính PC, thiết bị nhập dữ liệu không gian thông dụng Digitizer hoặc scanner, thiết bị điện tử như màn hình hoặc máy in màu,…

Hình 2.2. Các thành phần của hệ GIS.

- Phần mềm: GIS được cài đặt trên máy PC thích hợp cho việc xử lý những bài toán cụ thể của chuyên ngành trên nền tảng cơ sở dữ liệu nhỏ (dữ liệu có dung lượng nhỏ).

GVHD: PGS.TSKH. Bùi Tá Long 27 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình

Hình 2.3. Phần mềm trong GIS.

Nhập dữ liệu: Biến các dữ liệu thu thập được dưới hình thức bản đồ, các quan trắc do ngoại nghiệp, các ảnh viễn thám (bao gồm ảnh máy bay và ảnh vệ tinh), các bảng dữ liệu có sẵn thành dạng số (digital data).

Hình 2.4. Nhập dữ liệu.

Lưu trữ và quản lý dữ liệu: tổ chức liên kết dữ liệu vị trí với dữ liệu về thuộc tính của các đối tượng địa lý tương ứng.

Biến đổi dữ liệu: gồm tác vụ khử sai số của dữ liệu, cập nhật chúng ( thay đổi tỉ lệ, đưa vào hệ quy chiếu mới…) và thực hiện các phân tích không gian cần thiết.

GVHD: PGS.TSKH. Bùi Tá Long 28 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình

Hình. 2.5. Biến đổi dữ liệu.

Xuất và trình bày dữ liệu: đưa ra kết quả phân tích tổng hợp số liệu dưới dạng bảng biểu, bản đồ, hình vẽ.

Hình 2.6. Xuất và trình bày dữ liệu.

Dữ liệu: là thành phần quan trọng không thể thiếu, quyết định cho việc thực hiện công việc của mỗi hệ. Dữ liệu trong hệ GIS là dữ liệu bao gồm phần dữ liệu thuộc tính và phần dữ liệu không gian được liên kết với nhau và có format riêng tuỳ theo phần mềm cụ thể. Theo nội dung, người ta chia dữ liệu trong hệ GIS thành:

+ Dữ liệu nền: bao gồm các dữ liệu dùng chung để định hướng: thông tin về toạ độ, thông tin về thuỷ hệ, địa hình, địa giới, giao thông, dân cư… + Dữ liệu chuyên đề: dữ liệu về một lãnh vực đặc biệt.

GVHD: PGS.TSKH. Bùi Tá Long 29 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình Cần lưu ý đảm bảo chất lượng dữ liệu thể hiện ở các tiêu chuẩn:

Tính chính xác Tính đầy đủ Tính cập nhật

Tính mở ( chuyển đổi được) - chuẩn bị format thống nhất hệ toạ dộ, metadata. Qui trình tổ chức

Các bước để thực hiện việc cập nhất, khai thác dữ liệu, phương pháp thực hiện các bài toán phân tích…

Cơ chế hoạt động, phối hợp giữa các thành phần, chia sẽ tài nguyên dữ liệu… để phát huy tính hiệu quả của hệ nhằm đạt tới mục tiêu.

- Con người: ở đây là chuyên gia của chuyên ngành đang sử dụng công nghệ thông tin địa lý như là một công cụ.

+ Nhóm kỹ thuật viên: Thao tác trực tiếp trên các thiết bị phần mềm để thu thập, nhập, tổ chức, lưu trữ và hiển thị theo yêu cầu của con người quản trị hay người sử dụng hệ thống.

+ Nhóm chuyên viên GIS: sử dụng GIS để thực hiện các bài toán phân tích, đánh giá, trợ giúp ra quyết định mà nhóm những người sử dụng đặt ra. Nhóm người này là trung gian của hai nhóm kia, để nhận lấy yêu cầu của người sử dụng rồi phân tích, thiết kế và đưa ra các yêu cầu cụ thể để nhóm kỹ thuật viên thao tác.

+ Nhóm người khai thác sử dụng: là những người thuộc các lãnh vực chuyên môn khác nhau, người lãnh đạo… cần dùng GIS để giải quyết những vấn đề chuyên môn cụ thể.

GVHD: PGS.TSKH. Bùi Tá Long 30 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình

Hình 2.7. Sơđồ tổ chức của GIS.

Cách tiếp cận này có ưu điểm trong nghiên cứu khoa học và đào tạo ngắn hạn cho các chuyên gia của những chuyên ngành khác không chuyên công nghệ thông tin địa lý, hoặc trong công tác nghiên cứu khoa học của những chuyên ngành khác sử dụng công nghệ thông tin địa lý như một công nghệ để giải những bài toán cụ thể.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp chỉ thị sinh học đánh giá ô nhiễm không khí tại TP HCM (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)