Phân loại rêu

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp chỉ thị sinh học đánh giá ô nhiễm không khí tại TP HCM (Trang 49 - 52)

Ngành rêu có khoảng 26.000 loài thuộc 930 chi, phân bố rộng rãi, nhất là vùng ôn đới lạnh và các đỉnh núi cao vùng nhiệt đới, có khi tạo thành những sinh cảnh đặc biệt như Đồng rêu vùng cực (Tudra). Việt Nam có 793 loài.

Ngành Rêu gồm 3 lớp: là rêu sừng (Anthoceropsida), rêu tản (Marchantiopsida) và rêu (Bryopsida).

Ø Lớp rêu sừng (Anthoceropsida)

Chỉ có một bộ Anthocerotales, một họ Anthocerotaceae với 5-6 chi và 320 loài. Cơ thể là một tản dẹt màu lục,

tương tự như tản của Tảo, thể túi bào tử dài 6-15cm, trông như cái sừng. Ngoài ra chúng còn có nhiều đặc điểm nguyên thủy như: có hạch tạo bột. TBT phát triển không có giới hạn do có miền phân sinh ở gốc của túi bào tử; cơ quan sinh sản hữu tính có cấu tạo thô sơ; sinh sản sinh dưỡng bằng cách tách nhánh tản.

Việt Nam có các loài: Anthoceros fuscus St., Anthoceros lamellisporus St., Anthoceros bruneae St., A. tonkinensis St., A. communis St.

Ø Lớp rêu tản (Marchantiopsida)

Các đại diện tiến hóa thấp của rêu tản có cơ thể dạng bảng mỏng màu lục, có mặt lưng và mặt bụng, phân nhánh theo kiểu rẽ đôi. Cấu tạo mặt lưng và mặt bụng khác nhau: mặt bụng mang nhiều rễ giả tiếp xúc với mặt đất, mặt lưng gồm nhiều tế bào có diệp lục làm nhiệm vụ quang hợp, tiếp xúc với không khí bởi nhiều lỗ mở. Các đại diện tiến hóa cao hơn, cơ thể đã phân hóa thành than, là và có rễ giả.

Rêu tản sinh sản sinh dưỡng bằng truyền thể, đựng trong những bộ phận trông như cái rổ. Các truyền thể rơi ra ngoài, gặp điều kiện thuận tiện phát triển thành một rêu tản mới.

GVHD: PGS.TSKH. Bùi Tá Long 37 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình Rêu tản sinh sản hữu tính nhờ những bộ phận gọi là mũ mang các cơ quan sinh sản hữu tính, ở trên các cây khác nhau. Mũ đực hình sao, mặt trên có nhiều lỗ nhỏ, mỗi lỗ đựng một túi tinh hình trứng, trong chứa rất nhiều tinh trùng hình xoắn ốc, có hai roi. Mũ cái hình cái ô mở nửa chừng, mặt dưới mang túi noãn, hình cái bình có cổ dài, bụng đựng một noãn cầu. Vì vậy rêu tản mang các giao tử đực (tinh trùng) và cái (noãn cầu) cho nên gọi là TGT.

Các tinh trùng nhờ nước (do sống ở nơi ẩm thấp) bơi sang ngọn của túi noãn để vào thụ tinh noãn cầu thành một hợp tử. Hợp tử phát triển ngay trong túi noãn thành một tử nang thể. Tử nang thể cấu tạo bởi một chân ngắn mang một túi bào tử, đựng nhiều bào tử xen lẫn với các sợi co giãn có nhiệm vụ hất tung các bào tử đi xa.

Tử nang thể mang các bào tử nên gọi là TBT (thể bào tử). Bào tử rơi trên đất ẩm nảy mầm thành sợi gọi là sợi nguyên (nguyên ti), và phát triển thành một rêu tản mới.

Rêu tản thường mọc ở nơi ẩm như sân, bờ giếng, khe ẩm, bờ sông, trên đá hoặc vỏ cây.

Có 4 bộ, 225 chi với khoảng 8.500 loài. Việt Nam có 50 chi, 266 loài. Ø Lớp rêu (Bryopsida)

Cơ thể (TGT) phân chia thành thân, lá và rễ giả. Thân có cấu tạo đối xứng tỏa tròn, mang nhiều hàng lá. TBT có cuống dài, đầu mang túi bào tử, sống bám trên đỉnh cây rêu trưởng thành. Gồm ba phân lớp.

v Phân lớp rêu nước (Sphagnobrydae)

Hình 2.11. Rêu tản Marchantia

Polymorpha

GVHD: PGS.TSKH. Bùi Tá Long 38 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình - Bộ rêu nước (Sphagnales)

- Họ rêu nước - Sphagnaceae Dumort.,1829

Thân dài, nhỏ, phân nhánh nhiều và phủ bởi những lá nhỏ. Lá chỉ có một lớp tế bào, không có gân giữa. Sinh sản sinh dưỡng bằng các đoạn cây. Tử nang thể có cuống giả.

Chỉ có một chi Sphagnum với 336 loài. Việt Nam có 6 loài, it phổ biến. Chi Sphagnum- rêu nước (6/336): Lá

nhỏ, cấu tạo bởi những tế bào diệp lục bao quanh những tế bào to, rỗng, chứa đầy nước, thấm vào qua một lỗ thủng. Mọc ở các nơi đồng lầy. Sau khi chết tạo ra than bùn, làm phân bón. Loài Sphagnum cuspidatum C.M.: có ở Sa Pa.

v Phân lớp rêu đen (Andreaebrydae)

Có vị trí tiến hóa trung gian giữa rêu nước và rêu thật.

Chỉ có một bộ Andreaeales, 1 họ Andreaeaceae với 2 chi, 91 loài. Sống trên các mỏm đá ở núi cao và hai cực của trái đất.

v Phân lớp rêu (rêu thật- Eubrydae)

Tử nang thể có cuống ở ngọn. Là phân lớp lớn nhất trong lớp rêu, gồm 15 bộ, 80 họ, 671 chi và 14.218 loài.

- Bộ rêu than (Funariales)

- Họ rêu than – Funariaceae Schwaegr.,1830

Cây nhỏ mọc trên đất. Lá hình trứng ngược, có đầu nhọn, ngắn, mép lá nguyên. Gân lớn, thường kết thúc ở đầu lá. Túi bào tử thẳng hay cong, không đối xứng. Lông răng 1-2 hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có 9 chi, 280 loài. Phân bố rộng trên khắp thế giới. Việt Nam có 2 chi, 5 loài.

Hình 2.13. Calliergon giganteum (Rêu thật sự)

GVHD: PGS.TSKH. Bùi Tá Long 39 SVTH: Huỳnh Ngọc Trình Chi Funaria- rêu than (2/280): Cây cao 1-3cm, mọc trên đất, mùn hoặc lò đốt than bỏ hoang. Thân mảnh mang nhiều lá và rễ giả, chưa có mạch dẫn nhựa.

Một phần của tài liệu Ứng dụng phương pháp chỉ thị sinh học đánh giá ô nhiễm không khí tại TP HCM (Trang 49 - 52)