Với hình thức này, người học chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức, quản lý thời gian chủ động lựa chọn môn học, giảng viên, giờ học..., nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu và n
Trang 1SÁNG KIẾN
I Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Khi nói về thế kỷ 21, nhiều nhà chiến lược đã cho rằng “giáo dục là con chủ bài
để đưa nhân loại tiến lên” Trong giáo dục nói chung, giáo dục đại học đóng vai trò nòng cốt, là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển Hiểu được điều này vào tháng 11/2005 Chính phủ ra Nghị quyết 14 về “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006- 2020” và vào tháng 11/2013 Chính phủ lại ra Nghị quyết 29 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” nhằm mục tiêu tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân Muốn đạt được điều đó thì giáo dục đại học phải tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học
Hòa chung theo sự chuyển mình của hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã chuyển từ đào tạo theo hình thức niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ vì hiện nay học chế tín chỉ là hình thức đào tạo được xem là tiên tiến trên thế giới, mục đích đào tạo của nó là hướng vào sinh viên, coi người học là trung tâm trong quá trình dạy - học Với hình thức này, người học chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức, quản lý thời gian (chủ động lựa chọn môn học, giảng viên, giờ học ), nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu và người dạy phải hiểu biết về các phương pháp dạy- học, kiểm tra- đánh giá tiên tiến như yêu cầu của hệ thống tín chỉ, có kỹ năng sử dụng các thiết bị giảng dạy hiện đại,…
Môn Sinh học- Di truyền là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định do bộ môn Sinh vật đảm nhiệm Trước năm
2014 môn học này được các giảng viên giảng dạy theo hình thức thuyết trình truyền thống, nhưng bắt đầu từ năm 2014 khi nhà trường chuyển từ đào tạo theo niên chế sang hình thức tín chỉ, với mong muốn tăng tính tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, trong đề cương chi tiết môn Sinh học – Di truyền các giảng viên đã giảng dạy theo
Trang 2phương pháp sermina Tuy nhiên dù phương pháp giảng dạy đã thay đổi theo hướng lấy người học làm trung tâm nhưng thực tế giảng dạy cho thấy phương pháp serminar đang áp dụng vẫn bộc lộ những nhược điểm, có ảnh hưởng nhất định đến khả năng nhận thức và kết quả học tập môn học của sinh viên
Với mong muốn lựa chọn được hình thức dạy học phù hợp nhất với nội dung môn học, giúp người học vừa nắm vững được kiến thức cơ bản của môn học, vừa rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu - điều thật sự cần thiết với sinh viên năm thứ nhất, tạo tiền đề cho các em học tốt trong những năm tiếp theo, vì thế sáng kiến được hình thành và thực hiện
II Mô tả giải pháp
1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
* Trước năm 2014, môn Sinh học – Di truyền được các giảng viên dạy theo phương pháp thuyết trình (PPTT) truyền thống Trong phương pháp này, giảng viên dạy và sinh viên được dạy; giảng viên suy nghĩ và sinh viên buộc phải nghĩ theo cách của giảng viên; giảng viên nói và sinh viên lắng nghe; giảng viên quyết định (chọn lựa) và sinh viên phải làm theo Nhìn chung, giảng viên là chủ thể còn sinh viên là khách thể của quá trình dạy – học Giảng viên quan tâm trước hết đến việc truyền đạt kiến thức, hướng đến mục tiêu làm cho sinh viên hiểu và ghi nhớ kiến thức
Ưu điểm của phương pháp thuyết trình: - Chủ động trong tiến trình đào tạo: tập trung vào chủ điểm, kiểm soát được nội dung và thứ tự thông tin truyền đạt trong thời gian định trước; Truyền đạt được khối lượng kiến thức trong một thời gian giới hạn; -Phù hợp với số đông người học, thiếu lớp, thiếu phương tiện
Nhược điểm của phương pháp thuyết trình: - Chỉ có thông tin một chiều, người học bị động; - Khó nắm được hiệu quả của bài giảng, người học dễ bị “ù lỳ” khi nghe quá lâu; - Không phát triển được kỹ năng cho người học
* Sau năm 2014, khi trường chuyển từ đào tạo theo hệ thống niên chế sang hệ thống tín chỉ, các giảng viên đã thay đổi phương pháp giảng dạy để phù hợp với mục tiêu hướng người học làm trung tâm, phát huy tối đa tính chủ động, tích cực trong hoạt động lĩnh hội tri thức của người học, và bộ môn đã chọn phương pháp sermina (PPSER) để giúp sinh viên học tập tốt hơn Serminar là hình thức học tập, trong đó
Trang 3người học chủ động hoàn toàn từ khâu chuẩn bị tài liệu, trình bày nội dung đưa dẫn chứng, trao đổi thảo luận với các thành viên khác và cuối cùng tự rút ra nội dung bài học hay vấn đề khoa học cũng như đề xuất các ý kiến để mở rộng nội dung Trong hình thức serminar, sinh viên buộc phải tìm hiểu trước vấn đề sẽ thảo luận một cách chủ động như: đọc giáo trình bài giảng, đọc tài liệu có liên quan, suy nghĩ về những vấn đề được thảo luận Từ đó, sinh viên lựa chọn cho mình một cách hiểu và bảo vệ được quan điểm của mình
Ưu điểm của phương pháp sermina: - Tạo được cơ hội cho mọi người học đều tham gia, khai thác được tiềm năng của mỗi cá nhân; - Chủ động trong điều chỉnh nhận thức của người học; - Rèn luyện được nhiều kỹ năng mềm
Nhược điểm của phương pháp sermina: - Tính hệ thống của bài học không được thể hiện rõ ràng; - Sự thống nhất quan điểm giữa các sinh viên, giữa người dạy và người học thường không triệt để; Những sinh viên yếu, kém khó tiếp thu bài học; -Gây khó khăn cho những giảng viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trung bình hoặc yếu
2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1 Vấn đề cần giải quyết
Đưa ra được hình thức giảng dạy phù hợp khắc phục được nhược điểm của phương pháp sermina và tận dụng những ưu điểm của phương pháp thuyết trình truyền thống Qua đó giúp sinh viên chủ động trong học tập và rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm từ đó sinh viên sẽ có kiến thức trong việc giao tiếp, thiết lập mối quan hệ và khả năng quản lý công việc sau này
2.2 Tính mới của giải pháp mới so với giải pháp cũ
Giải pháp này được thực hiện dựa trên cơ sở thay đổi một vài điểm của phương pháp sermina kèm theo kết hợp với những điểm mạnh của phương pháp thuyết trình
Ưu điểm của giải pháp này so với giải pháp cũ được thể hiện qua bảng 1:
Trang 4Bảng 1 So sánh giải pháp cũ và giải pháp mới
1
- Sinh viên lên thuyết trình về nội dung mà
nhóm mình được giao, giảng viên nhận xét
nội dung bài, cách thuyết trình và tiến hành
thảo luận
- Sinh viên lên thuyết trình về nội dung mà nhóm mình được giao, giảng viên nhận xét nội dung bài, cách thuyết trình và tiến hành thảo luận Sau đó giảng viên tóm tắt để sinh viên nắm được nội dung cơ bản của bài học.
2
- Sinh viên không nắm rõ mục tiêu bài học - Sinh viên nắm rõ mục tiêu, nội dung cơ bản
của bài thông qua quá trình giảng viên thuyết trình và tổng kết bài học
- Người học chủ động trong quá trình thu nhận kiến thức, khai thác được tiềm năng của mỗi cá nhân, giúp sinh viên phát triển tốt một
số kỹ năng mềm, là nền tảng để học tốt những môn học tiếp theo.
3
- Một số người học không tham gia hoạt động
nhóm
- Thông qua hoạt động giảng viên chỉ định một sinh viên bất kì của nhóm lên trình bày bài thuyết trình và trả lời câu hỏi sẽ hạn chế được hiện tượng sinh viên trây ì, không tham gia hoạt động nhóm
4
- Hứng thú của sinh viên đối với môn học ít - Hứng thú của sinh viên với môn học tăng do
người học và người dạy cùng nhau chia sẻ hiểu biết của mình về nội dung bài học góp phần giảm sự nhàm chán của môn học Hơn nữa giúp mối quan hệ thầy- trò gần gũi, thân thiện hơn.
5 - Thời gian sinh viên dành để chuẩn bị bài dài - Thời gian chuẩn bị bài ngắn đi, do giảng
viên chỉ giao chủ đề với nội dung rất ngắn.
6
- Thời gian soạn bài của giảng viên ít, giảng
viên hài lòng với kiến thức mà mình đã có
- Bắt buộc giảng viên luôn luôn cập nhật kiến thức mới để giải đáp những thắc mắc của sinh viên
Nói tóm lại phương pháp giảng dạy theo hình thức sermina có điều chỉnh có rất nhiều ưu điểm, thích hợp để áp dụng trong việc giảng dạy kiến thức theo hình thức đào tạo tín chỉ như hiện nay nhằm tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu và trang bị cho sinh viên một số kỹ năng để học những môn học khác tốt hơn, cũng là hành trang
Trang 5giúp các em tự tin hơn trong cuộc sống
2.3 Các bước thực hiện sáng kiến
Các bước thực hiện một buổi học theo hình thức kết hợp giữa phương pháp sermina và phương pháp thuyết trình
Bước 1: Chuẩn bị
- Chia nhóm: Dựa vào điểm đầu vào đại học môn sinh học, giảng viên chia lớp
học làm 8 nhóm (mỗi nhóm 7-8 sinh viên), sao cho mỗi nhóm đều có điểm đầu vào
cao, trung bình, thấp tương đương nhau
- Giao chủ đề: Chủ đề là những vấn đề cơ bản của nội dung bài học (không phải
là tất cả nội dung bài học của buổi học hôm sau); đại diện nhóm chọn chủ đề trong
phạm vi chủ đề giảng viên đưa ra (chủ đề khác nhau giữa các nhóm)
- Nghiên cứu tài liệu: Tất cả sinh viên ít nhất đều phải đọc trước nội dung bài học hôm sau trong giáo trình, tìm hiểu thêm vấn đề nhờ các công cụ khác nhau để có được kiến thức tổng quát về nội dung bài
- Viết bài thuyết trình: Giảng viên gợi ý cấu trúc, độ dài và hình thức trình bày; hướng dẫn cách làm bài thuyết trình; giảng viên không cần đọc duyệt nội dung bài thuyết trình, để cho sinh viên tập bảo vệ quan điểm của mình
Bước 2: Thực hiện
- Lớp học sắp xếp theo hình chữ U để tạo cảm giác đối thoại thân thiện Các thành viên trong một nhóm phải ngồi gần với nhau để có thể trao đổi, thảo luận được Giảng viên chọn một chỗ ngồi thích hợp giữa các sinh viên sao cho vừa gần gũi vừa dễ dàng điều khiển buổi học
- Đại diện mỗi nhóm lên trình bày nội dung nhóm mình chuẩn bị trong khoảng 5-10 phút Để tránh hiện tượng có những sinh viên không chuẩn bị bài trước, giảng viên chỉ định bất kì một thành viên nào của nhóm đứng lên trình bày nội dung và trả
Trang 6lời những vấn đề mà các bạn trong lớp và người dạy thắc mắc về nội dung mình mới trình bày
- Sau khi sinh viên thuyết trình xong, giảng viên nhận xét sơ lược về nội dung
và cách trình bày và chuyển qua phần thảo luận
- Sinh viên khác trong lớp (có thể là cả giảng viên) đặt câu hỏi liên quan đến đề tài vừa được thuyết trình cho người trình bày hoặc nhóm chuẩn bị đề tài Giảng viên hướng dẫn câu hỏi không nên chỉ tập trung vào câu hỏi nhận diện, câu hỏi chất vấn – giải thích, mà chủ yếu là câu hỏi phân tích lý giải, câu hỏi so sánh – đối chiếu, câu hỏi liên hệ – phát triển
- Các thành viên trong nhóm thảo luận với nhau trong một thời gian nhất định rồi cử người đại diện đứng lên trả lời câu hỏi Giảng viên khẳng định lại ý kiến đã trả lời, bổ sung, mở rộng, nâng cao ở những chỗ cần thiết
- Giảng viên khái quát về nội dung mà nhóm vừa trình bày, sau đó giảng viên thuyết trình về vấn đề tiếp theo trong nội dung bài học Việc này giúp người học có cái nhìn tổng quát về nội dung mà bạn trong lớp vừa trình bày vừa nắm được nội dung tiếp theo của bài học vì người trình bày có nhiều bạn còn rụt rè, nhút nhát nên nói bé, nói không rõ ràng
- Giảng viên tiếp tục chỉ định người trình bày của nhóm tiếp theo Trình tự lại diễn ra như ở trên cho đến khi hết nội dung bài học
Các hiệu quả của sáng kiến được đánh giá sơ bộ qua phiếu phỏng vấn sinh viên của 06 lớp học phần (n= 356 sinh viên) Kết quả thu được ở các bảng dưới đây
Trong bộ câu hỏi khảo sát chúng tôi đưa ra 5 sự lựa chọn (5: rất đồng ý; 4: đồng ý; 3: phân vân; 2: không đồng ý; 1: rất không đồng ý) cho các nội dung như ở
bảng 1 Trong quá trình nhập số liệu chúng tôi mã hóa: rất đồng ý với ý kiến này = 5 điểm ; đồng ý với ý kiến này = 4 điểm ; phân vân với ý kiến này = 3 điểm; không đồng
ý với ý kiến này = 2 điểm; rất không đồng ý với ý kiến này = 1 điểm, sau đó tính điểm trung bình (viết tắt là ĐTB) và độ lệch chuẩn (viết tắt là Std) cho một nội dung của mỗi một phương pháp, chúng tôi có được bảng 2:
Bảng 2 Đánh giá của sinh viên về các phương pháp dạy- học (tính theo điểm trung bình chung)
Trang 7TT Nội dung
PP thuyết
1 - Hiểu rõ hơn về nội dung, mục tiêu
2 - Tự tin khẳng định bản thân, phát
biểu ý kiến cá nhân 2.70 0.768 4.07 0.672 4.00 1.085
3 - Phát triển năng lực tư duy của bản
4 - Rèn luyện kỹ năng thảo luận, làm
5
- Giúp vận dụng hiệu quả, hợp lý
những kiến thức môn học vào trong
thực tế
3.87 0.754 4.04 0.650 3.83 0.857
6 - Tìm tòi, phát hiện những vấn đề mới
liên quan đến môn học 3.07 1.043 4.16 0.642 4.44 0.616
Kết quả cho thấy khi sinh viên được dạy- học theo phương pháp giảng dạy tích cực (PPSER và PPKH) thì họ nhận thấy bản thân tự tin khẳng định bản thân, phát biểu
ý kiến tốt hơn so với PPTT (ĐTB 4.0 và 4.07 so với 2.7) Tương tự như vậy PPSER và PPKH cũng giúp sinh viên rèn luyện tốt kỹ năng thảo luận, làm việc tập thể hơn so với PPTT (ĐTB 4.56 và 4.23 so với 2.17); ngoài ra ĐTB của PPSER và PPKH đối với nội dung: khả năng tìm tòi, phát hiện những vấn đề mới liên quan đến môn học; khả năng phát triển năng lực tư duy của bản thân và giúp người học vận dụng hiệu quả , hợp lý những kiến thức môn học vào thực tế cao hơn so với ĐTB của PPTT (cụ thể: 4.44, 4.16 so với 3.07; 4.11, 4.16 so với 3.11 và 3.83, 4.04 so với 3.87) Điều này hoàn toàn hợp lý vì khi sinh viên được dạy- học bằng phương pháp tích cực thì bản thân mỗi sinh viên phải tự tìm tòi, tự tư duy đế làm bài thuyết trình mà thầy cô giao về nhà, hơn nữa các sinh viên trong cùng một nhóm lại phải làm việc nhóm cùng nhau, đưa ra ý kiến, thảo luận để quyết định xem trong bài thuyết trình cần phải có những nội dung nào cho thích hợp
Trang 8Tuy nhiên rất nhiều cuộc hội thảo trong nước về vấn đề chúng ta nên dạy- học theo phương pháp nào là tốt nhất thì các chuyên gia không ai bác bỏ hoàn toàn vai trò của phương pháp thuyết trình, vì PPTT cũng có mặt mạnh của nó, cụ thể trong điều tra của chúng tôi sinh viên nhận thấy khi dạy- học bằng PPTT thì sinh viên hiểu rõ về nội dung, mục tiêu môn học hơn so với PPSER và PPKH (ĐTB 4.37 so với 4.22 và 4.23)
Khi khảo sát về các kỹ năng mà sinh viên đạt được qua các phương pháp giảng dạy, chúng tôi đưa ra 4 sự lựa chọn: kỹ năng đạt được tốt, khá, trung bình, yếu và mã hóa như sau: tốt = 4 điểm ; khá = 3 điểm; trung bình = 2 điểm; yếu = 1 điểm, sau đó tính điểm trung bình và độ lệch chuẩn cho một kỹ năng của mỗi một phương pháp, chúng tôi thu được kết quả như ở bảng 3
Bảng 3 Đánh giá của sinh viên về các kỹ năng đạt được qua các phương pháp dạy – học (tính theo điểm trung bình chung)
PP thuyết
1 Kỹ năng phân tích và lý giải vấn đề 1.56 0.604 2.96 0.633 3.00 0.594
2 Kỹ năng hợp tác, làm việc theo
3 Kỹ năng hệ thống hóa lại kiến thức
4 Kỹ năng trình bày các vấn đề 1.70 0.717 3.38 0.598 3.39 0.608
5 Kỹ năng giải quyết các vấn đề 2.28 0.627 2.99 0.646 3.11 0.676
7 Kỹ năng lập kế hoạch học tập 2.67 0.727 3.20 0.680 3.23 0.840
8 Kỹ năng nghe, ghi và hiểu bài giảng
Từ kết quả bảng 3 chúng tôi thấy kỹ năng đạt được của sinh viên với mỗi phương pháp giảng dạy là khác nhau, cụ thế:
- Kỹ năng phân tích và lý giải vấn đề; Kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm; kỹ năng trình bày vấn đề; kỹ năng giao tiếp khi dạy- học bằng PPSER và PPKH cao hơn nhiều so với dạy – học bằng PPTT (ĐTB: 3.0 và 2.96 so với 1.56; 3.39 và 3.35 so với
Trang 91.74; 3.39 và 3.38 so với 1.7; 3.33 và 3.35 so với 1.91) Nếu trong PPTT, người học chỉ nghe thầy cô trình bày vấn đề thì dạy- học theo PPSER và PPKH các thành viên trong một nhóm có cơ hội đưa ra quan điểm của mình đối với chủ đề thảo luận, mặt khác nó nâng cao được tính tương tác giữa các thành viên nhằm tác động tích cực đến người học như: Tăng cường động cơ học tập, nảy sinh những hứng thú mới, kích thích
sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng và khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển được các mối quan hệ và quan tâm đến nhau
- Riêng đối với kỹ năng nghe, ghi và hiểu bài tại lớp thì thấy ĐTB của PPTT cao hơn so với ĐTB của PPKH và PPSER (ĐTB 3.39 so với 3.27 và 3.06) Như vậy là khi giảng viên thuyết trình thì sinh viên nắm được nội dung bài tốt hơn so với sinh viên tự mình thuyết trình
Hơn nữa trong quá trình diễn ra buổi học chúng tôi quan sát sự hứng thú của sinh viên đối với từng phương pháp dạy học (bảng 4), nhận thấy khi dạy- học bằng phương pháp sermina và phương pháp thuyết trình sinh viên hứng thú học tập hơn so với phương pháp thuyết trình Trong đó phương pháp kết hợp vượt trội hơn bởi nhóm giảng viên chúng tôi quan sát thấy sinh viên chú ý hơn vì có sự tham gia thuyết trình của giảng viên, điều này giúp sinh viên tổng hợp được nội dung bài học
Bảng 4 Giảng viên đánh giá sự hứng thú của sinh viên đối với từng phương pháp dạy – học (tính điểm trung bình chung cho 6 lớp học phần)
ST
T
trình
PP kết hợp
PP sermina
2 Nghe giảng và ghi chép bài theo cách hiểu
của mình
5 Suy nghĩ, tự tìm tòi lời giải đáp đối với một
số vấn đề giảng viên đưa ra
6 Suy nghĩ, tự tìm tòi lời giải đáp đối với một
số vấn đề các bạn trong lớp đưa ra
Trang 10vấn đề trong bài học
9 Tham gia với các bạn trong nhóm để chuẩn bị
bài giảng viên giao về nhà
10 Tìm kiếm thông tin mới có liên quan đến bài
học trên mạng internet
Ngoài ra chúng tôi còn điều tra mong muốn của sinh viên về phương pháp dạy-học môn Sinh dạy-học- Di truyền (bảng 5) Kết quả chúng tôi thấy có đến 79.8% sinh viên mong muốn được dạy- học bằng phương pháp kết hợp, cao gấp 15 lần so với phương pháp sermina và cao gấp 5 lần so với phương pháp thuyết trình
Bảng 5 Mong muốn của sinh viên về phương pháp dạy- học môn Sinh học Di truyền
Sự thành công của việc dạy- học phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy học được giảng viên lựa chọn, cùng một nội dung nhưng tùy thuộc vào phương pháp sử dụng thì sẽ có những kết quả khác nhau Phương pháp giảng dạy tích cực nói chung và phương pháp kết hợp ở đây nói riêng là một trong những phương pháp dạy học được
áp dụng trong đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm phát huy được tính tích cực của người học, dạy học hướng về người học Ngày nay, ngoài kiến thức mà giáo trình cung cấp thì yêu cầu về các kỹ năng mà sinh viên đạt được sau khi ra trường càng cao hơn, do đó khi học theo phương pháp dạy học tích cực thấy đem lại kết quả tốt nhất, phát triển khá toàn diện cả hai yêu cầu đặt ra: nắm được kiến thức và phát triển
kỹ năng, hơn nữa nó còn tạo ra được niềm vui và sự hứng thú trong học tập cho sinh viên Trên cơ sở đó, nhóm sáng kiến chúng tôi dựa vào kết quả điều tra nhận thấy mong muốn học tập của sinh viên kết hợp với các kỹ năng chúng tôi lựa chọn giảng