1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Báo cáo thực tập 2 tháng tại tổng công ty việt thắng

133 4,1K 82

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

Công nghệ kéo sợi pp, công nghệ kéo sợi nồi cọc, công nghệ kéo sợi bông, công nghệ kéo sợi oe, giáo trình công nghệ kéo sợi, đồ án công nghệ kéo sợi, tài liệu công nghệ kéo sợi, quy trình công nghệ kéo sợi, công nghệ và thiết bị kéo sợi, sơ đồ công nghệ máy kéo sợi con, công nghệ kéo sợi kim loại.Công ty may việt thắng

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TẬP ĐOÀN DỆT MAY VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ-KỸ THUẬT VINTAEX

KHOA CÔNG NGHỆ DỆT MAY



ĐỊA ĐIỂM : TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG THỜI GIAN : TỪ NGÀY 19/10 -19/12/2015 GVHD : LÊ HOÀNG THANH

SVTH : TRẦN VĂN HẠ KHÓA : 2013-2016 NGÀNH : CÔNG NGHỆ SỢI DỆT LỚP : CD13D1

TP HCM 2015

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

@ Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Tổng công ty Việt Thắng đã tạo điều kiện để

em học tập Sau là gửi lời cảm ơn đến tất cả các Cô, Chú, các Anh ,Chị trong phòng kỹ thuật,trong xưởng dệt tại Công ty đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cũng như truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho em, để em hoàn thành bài báo cáo này.

@ Tiếp đến, em xin gửi lời cảm ơn đến thầy chủ nhiệm Lê Hoàng Thanh đã hướng dẫn cụ thể cho em Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho em so sánh giữa lý thuyết đã học và quá trình sản xuất thực tế tại nhà máy dệt của Tổng công ty Việt Thắng.

@ Qua đợt đi thực hành này, em có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức thực tế tại Công

ty Và hoàn thành được bài báo cáo này nhờ được nhiều sự giúp đỡ của các anh chị kỹ thuật đang làm việc trong Công ty Việt Thắng.

@ Mặc dù đã có nhiều cố gắng để tổng hợp những kiến thức mình đã học và tham khảo một số tài liệu chuyên ngành trên trường, của công ty, nhằm đạt được kết quả tốt Nhưng do kiến thức còn hạn chế nên những thiếu sót là không thể tránh khỏi Kính mong các cô chú anh chị và thầy giáo đóng góp thêm ý kiến quý báu để bài báo cáo sau của em được hoàn thiện hơn.

@ Cuối lời: Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến cô Trương Thị Cúc, chị Hồ Thị Huỳnh Như và chú Thịnh đã tận tình giúp đỡ và chỉ bảo em cụ thể và chi tiết để

em có thể hoàn thành bài báo cáo này.

@ Em xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 10 năm 2015

SVTH: Trần Văn Hạ

Trang 3

LỜI NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 LỜI NHẬN XÉT MÔN THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ CHUẨN BỊ

2

Trang 4

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015

Trang 5

LỜI NHẬ N XÉT MÔN QUẢN TRỊ VÀ

BẢO TRÌ THIẾT BỊ SỢI

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 LỜI NHẬN XÉT MÔN THỰC HÀNH CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ DỆT THOI

Trang 6

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 LỜI NHẬN XÉT MÔN THỰC HÀNH THIẾT KẾ VẢI VÀ DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ DỆT THOI

Trang 7

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 LỜI NHẬN XÉT MÔN THỰC TẬP SẢN XUẤT

Trang 8

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015

Trang 9

LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015 LỜI NHẬN XÉT CỦA NHÀ TRƯỜNG

Trang 10

Tp Hồ Chí Minh, ngày háng năm 2015

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG

I Tổng Công Ty Việt Thắng

Lịch Sử Thành Và Phát Triển:

II Nhà Máy Thực Hành

Giới Thiệu Về Nhà Máy Dệt

NỘI DUNG THỰC HÀNH

NỘI DUNG 1: Quản Trị Và Bảo Trì Thiết Bị Dệt

Phần 1: Cơ sở lý luận của công tác bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị sợi dệt

Trang 11

Chương 1: Bôi trơn và dầu mỡ

Chương 2: Khái niệm về cơ cấu, chi tiết, máy

Chương 3: Sự cố của máy móc, thiết bị

Chương 4: Phương pháp xác định tuổi thọ của chi tiết máy

Chương 5: Chế độ sửa chữa dự phòng có kế hoạch

Phần 2: Kỹ thuật sửa chữa thiết bị sợi dệt

Chương 1: Khái niệm chung

Chương 2: Nhận và tháo máy

Chương 3: Các phương pháp phục hồi chi tiết

Phần 3: QUẢN LÝ THIẾT BỊ DỆT TẠI CÔNG TY

Chương 1: Khái niệm về máy dệt khí

NỘI DUNG 2: Thực Hành Công Nghệ Và Thiết Bị Chuẩn Bị

Chương 7: Chuẩn bị sợi ngang

NỘI DUNG 3: Thực hành công nghệ và thiết bị dệt thoi

Phần 1: Công nghệ và thiết bị dệt thoi

Chương 1: Khái niệm chung

Chương 2: Cơ cấu mở miệng vải

Chương 3: Cơ cấu đan sợi ngang

Chương 4: Cơ cấu tở sợi – Cơ cấu cuốn vải

Chương 5: Các cơ cấu tự động

NỘI DUNG 4: Thực hành thiết kế vải và dây chuyền công nghệ dệt thoi

Phần 1: Thiết kế vải dệt thoi

Chương 1: Khái niệm chung

Chương 2: Kiểu dệt cơ bản

Chương 3: Kiểu dệt biến đổi

Chương 4: Kiểu dệt liên hợp

Chương 5: Phối hợp sợi nhiều màu với kiểu dệt

Chương 6: Tính toán các thông số mắc máy để dệt vải

Phần 2: Dây chuyền công nghệ dệt thoi

Trang 12

Chương 1: Khái niệm chung

Chương 2: Tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật vải – Lựa chọn thiết bị

Chương 3: Tính toán các thông số mắc trên máy dệt dùng khung go để dệt vải Chương 4: Các kiểu dệt trơn và dệt hoa nhỏ của vải một lớp

Chương 5: Thiết kế kiểu dệt cho vải nhiều lớp

Chương 6: Các kiểu dệt hoa to

Chương 7: Vải dệt quân – Thiết kế vải một lớp theo các thông số cho trước Chương 8: Lập kế hoạch sản xuất

NỘI DUNG 5: Thực tập sản xuất

Chương 1: Mở đầu

Chương 3: Phương pháp điều khiển máy dệt

Chương 4: Phương pháp xử lý đứt sợi ở các vị trí trên máy

Chương 5: Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm

Chương 6: Phương pháp kiểm tra, làm sạch và phân loại vải

Chương 7: Phương pháp luồn sợi dọc

Chương 8: Thiết kế mặt hàng

Trang 13

GIỚI THIỆU VỀ TỔNG CÔNG TY

VIỆT THẮNG

Trang 14

I-TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG-CTCP

Tổng Công Ty Việt Thắng - CTCP hiện nay là một trong những công ty dệt có

qui mô và uy tín nhất trong ngành dệt Việt Nam; chuyên sản xuất kinh doanh các sản

phẩm sợi, vải các loại, hàng may mặc, mua bán bông xơ, thiết bị phụ tùng, hóa chất

nguyên phụ liệu ngành công nghiệp.

1 Lịch Sử Thành Và Phát Triển:

Tổng công ty Việt Thắng, đơn vị thành viên của Tập Đoàn dệt may Việt nam,nguyên trước năm 1975 là hãng dệt Việt Mỹ kỹ nghệ dệt sợi công ty (VIMYTEX), đượcxây dựng năm 1960, đưa vào hoạt động từ năm 1962 do một số nhà tư bản trong nước

và nước ngoài góp vốn chuyên sản xuất : Sợi, Dệt và In Nhuộm hoàn tất

 Tháng 5 năm 1975, nhà nước tiếp quản, quốc hữu hóa, giao cho Bộ Công nghiệp nhẹtiếp nhận, quản lý và duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh cho đến ngày nay

 Trong quá trình hoạt động, Công ty đã nhiều lần tổ chức lại sản xuất theo nhiều loại vàtên gọi khác nhau: Nhà máy dệt Việt Thắng, Nhà máy liên hợp dệt Việt Thắng, Công tydệt Việt Thắng, Công ty TNHH nhà nước một thành viên dệt Việt Thắng

 Tháng 3 năm 2007, công ty được cổ phần hóa, chuyển thành Công ty cổ phần dệt ViệtThắng (52,3% vốn nhà nước)

 Tháng 8 năm 2009 chuyển đổi thành Tổng công ty Việt Thắng – CTCP

1

Trang 15

Tên giao dịch

TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG - CTCP

Tên tiếng Anh : VIET THANG

CORPORATION Tên viết tắt : VICOTEX

Trụ sở chính : 127 Lê Văn Chí, P.Linh

Trung Q.Thủ Đức, TP HCM

Fax : (84- 8) 38 969 319 Website : www.vietthang.com.vn

Email : vietthang@vietthang.com.vn

a Ngành, nghề kinh doanh

 Sản xuất, mua bán sản phẩm bông , xơ , sợi vải , sản phẩm may mặc

 Mua bán máy móc thiết bị, phụ tùng, hoá chất, nguyên vật liệu ngành công nghiệp, ngành xây dựng

 Xây dựng dân dụng, công nghiệp Kinh doanh bất động sản

 Lắp đặt máy móc thiết bị ngành công nghiệp

 Kinh doanh vận tải hàng hoá bằng ô tô

Công ty TNHH Dệt Việt Phú , Công ty TNHH Việt thắng Vicoluch I

e Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị kiêm Tổng Giám Đốc:

Ông Nguyễn Đức Khiêm

f Các danh hiệu - giải thưởng:

Trang 16

 Huân chương Lao động Hạng nhất, Hạng 2, Hạng 3

 Huân chương độc lập hạng 3

 Nhiều cờ thi đua, Bằng khen của Thủ Tướng Chính Phủ, UBND TP HCM,

Bộ CôngThương và Tập Đoàn Dệt may Việt Nam

 Hệ thống quản lý: ISO 9002, ISO 14001, SA 8000

 Danh hiệu: Hàng Việt Nam Chất lượng cao , thương hiệu mạnh Việt Nam Đạt nhiều giải thưởng tại các kỳ hội chợ trong và ngoài nước Là doanh nghiệp tiêu biểu nhất ngành Dệt Việt Nam nhiều năm liền

2 NHÀ MÁY THỰC HÀNH:

Trang 17

Giới Thiệu Về Nhà Máy Dệt

Nhà máy Dệt là đơn vị sản xuất chính của Tổng công ty Việt Thắng – CTCP:

- Quy mô:

+ Máy canh: 3 máy canh đồng loạt, 2 máy canh phân băng (xuất sứ Nhật, Hàn Quốc, Đức).

+ Máy hồ: 3 máy hồ (xuất sứ Nhật).

+ Máy dệt khí: 256 máy; 128 máy Tsudakoma (Nhật) 128 máy Toyota - Jat 710 (Nhật).

+ Máy dệt kiếm: 84 máy; 20 máy Tsudakoma (Nhật), 24 máy Suzer (ý), 40 máy Picanol (Bỉ).

+ Các loại thiết bị phụ trợ như: Máy go, máy tách, máy nối chỉ, máy kiểm vải, máy xếp vải, máy ép kiện…

Trang 18

Tổ Bảo Trì Dệt Khí

Tổ Sản Xuất

Tổ Sản Xuất

Tổ Sản

Xuất

Tổ Sản Xuất A–B-C

Trang 19

NỘI DUNG THỰC HÀNH TẠI

CÔNG TY

Trang 20

NỘI DUNG 1 QUẢN TRỊ VÀ BẢO TRÌ THIẾT BỊ DỆT

PHẦN 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC BẢO DƯỠNG VÀ SỬA

CHỮA THIẾT BỊ SỢI DỆT

CHƯƠNG 1: BÔI TRƠN VÀ DẦU MỠ

I Các khái niệm cơ bản

1 Khái niệm bôi trơn:

Bôi trơn là dùng các hoá chất như: dầu mỡ để làm giảm ma sát và tăng hiệu suất vận hành,đồng thời làm hạn chế tiếp xúc trực tiếp giữa các chi tiết làm giảm thiểu sự mài mòn các bềmặt động cơ

Sản phẩm bôi trơn có thể ở dạng lỏng, chẳng hạn như dầu động cơ và dầu thuỷ lực, hoặc ởthể rắn hoặc bán rắn như mỡ hoặc bang Teflon hoặc ở dạng bột như than chì khô hoặcDisulfide Molydenum tuỳ thuộc vào mục đích và vị trí sử dụng Tất cả các sản phẩn bôi trơn

sử dụng cho máy móc thiết bị được thiết kế để tạo ra 1 vài lớp phủ bảo vệ giữa các cuyểnđộng của máy móc thiết bị nhằm bảo vệ các bộ phận này khỏi sự ô nghiễm, sự mài mòn do

ma sát và quá trình oxi hoá mặt kim khí, có tác dụng làm tăng tuổi thọ động cơ

2 Khái niệm dầu mỡ:

Dầu mỡ bôi trơn có 2 loại đó là gốc dầu mỏ và dầu mỡ bôi trơn gốc tổng hợp Mỗi 1 loạidầu mỡ bôi trơn được sản xuất sẽ thích nghi với điều kiện và mục đích làm việc cụ thể, vàmỗi loại cũng phản ánh khả năng chống oxi hoá cũng như sự tương thích với các loại máymóc, nhu cầu và môi trường sử dụng khác

3 Khái niệm dầu bôi trơn:

Cách đây 100 năm, thậm chí con người vẫn chưa có khái niệm về dầu nhờn Tất cả các loạimáy móc lúc bấy giờ đều được bôi trơn bằng dầu mỡ lợn và sau đó dùng dầu ôliu Khi dầuôliu khan hiếm thì người ta chuyển sang sử dụng các loại dầu thảo mộc khác Ví dụ, để bôitrơn cọc sợi máy dệt người ta sử dụng đến dầu cọ

Trang 21

Minh họa tác dụng bôi trơn của dầu mỡ

Khái niệm: Dầu nhờn gọi chung là dầu bôi trơn là loại dầu dùng để bôi trơn cho các động

cơ hệ thống máy móc Dầu nhờn là hỗn hợp bao gồm dầu gốc và phụ gia, hay người ta thường gọi là dầu nhờn thương phẩm Phụ gia thêm vào với mục đích là giúp cho dầu nhờn thương phẩm có được những tính chất phù hợp với chỉ tiêu đề ra mà dầu gốc không có được

Khái niệm về mỡ bôi trơn: mỡ bôi trơn là một loại vật liệu bôi trơn, thể đặc nhuyễn , nặng

hơn dầu nhờn, nó có khả năng làm giảm hệ số ma sát xuống nhiều lần ( nhưng so với dầu nhờn thì giảm hệ số ma sát này vẫn kém hơn), tỉ trọng của mỡ bôi trơn thường được tính bằng 1,00

Dầu khoáng:

Dầu khoáng là thành phần chủ yếu trong mỡ, nó chiếm khoảng 70-80% thành phần mỡ Dầukhoáng sẽ qui định các đặc tính kĩ thuật của mỡ, lương dầu khoáng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào loại chất làm đặc Dầu nhờn khoáng dùng để chế tạo mỡ bôi trơn thường được chưng cất từ dầu mỏ và lấy ở phân đoạn sôi cuối cao hay phân đoạn cuối cùng trong quá trình chế hoá dầu nhờn, atphan… Do có thành phần dầu nhờn

nên các loại mỡ cũng sẽ có một số tính chất sử dụng, đặc tính kĩ thuật tương tự của dầunhờn

Trang 22

Minh họa tác dụng bôi trơn cho bánh răng

II Đặc tính của dầu mỡ

1.Độ nhớt:

Độ nhớt là đặc trưng cho tính kháng chảy của dầu nhớt Dầu nhớt càng đặc thì càng khó chảy và ngược lại

Độ nhớt được đo bằng hai phương pháp: Động lực và Động học

Độ nhớt động lực là số đo lực cần thiết để làm trượt một lớp dầu trên một lớp dầu khác Đơn

vị thường dùng là centiPoise (cP = mPa.s)

Chỉ số độ nhớt:

Chỉ số độ nhớt (VI) là đặc trưng cho mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ đối với độ nhớt Dầu nhớt có VI càng cao thì độ nhớt của nó càng ít thay đổi theo nhiệt độ VI tùy thuộc bản chất của dầu nhớt Dầu gốc khoáng có VI thấp hơn dầu tổng hợp Có thể làm tăng VI của dầu nhớt bằng cách dùng một loại phụ gia đặc biệt

Điểm chớp cháy:

Điểm chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất dưới áp suất khí quyển mà hơi dầu sẽ chớp cháy khi

Trang 23

gặp ngọn lửa Điểm chớp cháy cốc hở dùng để đánh giá nguy cơ cháy của dầu nhớt khi tồn trữ, đong rót; điểm chớp cháy cốc kín dùng để đánh giá tình trạng của dầu nhớt khi đang sử dụng trong máy móc Đối với cùng một loại dầu nhớt, điểm chớp cháy cốc hở cao hơn điểm chớp cháy cốc kín từ 15 đến 20oC.

Điểm rót chảy:

Điểm rót chảy là nhiệt độ thấp nhất mà dầu nhớt còn có thể rót chảy được Đây là đặc trưng cho tính chảy của dầu nhớt ở nhiệt độ thấp, rất quan trọng đối với các nước ôn đới vào mùa đông khi xe hoặc thiết bị làm việc ngoài trời phải khởi động trong thời tiết giá lạnh

III Tổ chức bảo quản dầu, mỡ

- Tất cả các sản phẩm được bảo quản trong nhà kho có mái che để tránh nước mưa thẩmthấu và không bị xoá nhãn ghi trên sản phẩm

- Không để nơi nhiệt độ lên đến 60 độ C và dưới ánh nắng trực tiếp hoặc nơi quá lạnh

- Mỡ bôi trơn có chứa các dầu gốc khoáng tinh chế kỹ và các phụ gia đặc biệt Ở điều kiệnthường, dầu không chứa các chất độc hại, nguy hiểm Tất cả các loại mỡ bôi trơn nên đượcbảo quản cẩn thận, đặc biệt là hạn chế sự tiếp xúc với da

- Tránh xa các tia lửa điện và các vật liệu cháy Thùng chứa phải được che chắn cẩn thận vàtránh xa nguy cơ gây ô nhiễm Thùng đựng mỡ nên được dựng thẳng, bề mặt của mỡ cầnphải làm phẳng để chống sự tách dầu tạo thành các lỗ hổng Xử lý sản phẩm đã qua sửdụng phải đúng cách, không đổ trực tiếp xuống mương rãnh, nguồn nước

IV Yêu cầu của việc bôi trơn

Đưa dầu nhờn đi đến để bôi trơn các bề mặt ma sát Lọc sạch những tạp chất cặn bã lẫntrong dầu nhờn Tẩy rửa và làm mát các bề mặt ma sát Trong quá trình làm việc của động

cơ, hệ thống bôi trơn phải làm việc ổn định, công suất dẫn động bơm dầu phải nhỏ

CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM VỀ CƠ CẤU, CHI TIẾT MÁY

I Khái niệm về chi tiết và cơ cấu máy

Trang 24

Là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy không thểtháo dời hơn được Ví dụ: bu long, đai ốc, bánh răng,…

Khái niệm về cơ cấu máy:

Cơ cấu máy là những bộ phận được cấu tạo từ các chi tiết nhỏ, có dạng nhất định và cónhiều mục đích khác nhau tuỳ theo nhu cầu mà người ta chế tạo

II Khái niệm về máy

- Máy móc thiết bị có thể bao gồm: những máy móc thiết bị không cố định và những máynhỏ hoặc tập hợp các máy riêng lẻ Một loại máy cụ thể thực hiện một loại công việc nhấtđịnh

- Theo tiêu chuẩn thẩm định giá khu vực:

- Máy móc thiết bị là một tài sản bao gồm dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị và trongtrường hợp đặc biệt có thể bao gồm cả nhà xưởng

- Nhà xưởng, dây chuyền sản xuất bao gồm một dây chuyền các loại tài sản mà trong đó cóthể bao gồm các nhà xưởng, máy móc thiết bị

- Máy móc bao gồm những máy riêng biệt hoặc cả một cụm máy móc, một cái máy làchủng loại thiết bị sử dụng năng lực máy móc, nó có một số chi tiết hay phụ tùng tạothành để thực hiện một loại công việc nhất định

- Thiết bị phụ trợ: là những tài sản phụ được sử dụng trợ giúp thực hiện các chức năng củadoanh nghiệp

- Như vậy máy móc thiết bị được hiểu bao gồm nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, máy móc(và cả nhóm máy) và thiết bị phụ giúp sản xuất

- Máy là một hay nhiều cơ cấu và chi tiết máy có nhiệm vụ biến đổi, hoặc sử dụng nănglượng, để thực hiện công hữu ích với mục đích nâng cao năng suất và thay thế sức laođộng chân tay và trí óc của con người Máy được phân loại:

- Máy là một hay nhiều cơ cấu và chi tiết máy có nhiệm vụ biến đổi, hoặc sử dụng nănglượng, để thực hiện công hữu ích với mục đích nâng cao năng suất và thay thế sức laođộng chân tay và trí óc của con người Máy được phân loại:

Trang 25

Truyền động băng tải

- Máy xử lý thông tin là máy để nhận và xử lý thông tin bao gồm: máy kiểm tra điều khiển

và máy tính Trong máy móc hiện đại con người không thể trực tiếp điều khiển máy,kiểm tra quy trình công nghệ mà máy thực hiện, đo các thông số sản phẩm, không cảmnhận được sự thay đổi chế độ làm việc của máy với chế độ chuẩn Do đó, phải tạo ra cácmáy kiểm tra điều khiển: bộ điều chỉnh, hệ thống điều khiển tự động quá trình sản xuất,dụng cụ đo và thay đổi các thông số quy trình công nghệ

- Nếu trong máy mà các quá trình biến đổi năng lượng, vật liệu và thông tin không có sựtham gia trực tiếp con người thì ta gọi là máy tự động Tập hợp các máy tự động thựchiện một quy trình công nghệ xác định gọi là dây chuyền tự động

III Cơ cấu truyền động

- Là một hệ gồm các chi tiết hoặc cấu trúc được liên kết bởi bánh răng, cam, trục khuỷu…

để truyền chuyển động hoặc truyền lực Khi thiết kế cơ cấu truyền động, cần nắm vữngcác định luật về cơ học - Phân tích truyền động: tính toán về chuyển động và lực baogồm:

- Phân tích tĩnh học: tính toán sự cân bằng của hệ thống và các bộ phận

- Phân tích động học: nghiên cứu chuyển động tương tác của cơ cấu truyền động

- Phân tích động lực học: tính toán chuyển động của tất cả các chi tiết dưới tác dụng củalực

- Bánh răng là một chi tiết cơ khí thường dùng để truyền lực và truyền chuyển động giữacác bộ phận trong một cỗ máy Bánh răng có độ bền cao và có thể truyền lực đạt hiệu quảtới 98%

Trang 26

- Cơ cấu truyền động bánh răng thông thường bao gồm từ hai bánh răng trở lên, thườngdùng trong các trường hợp: 1 Tăng tốc; 2 Giảm tốc; 3 Thay đổi hướng chuyển động

- Phân nhóm bánh răng: dựa theo vị trí các trục truyền động:

 Song song

 Giao nhau

 Chéo nhau

- Phân loại bánh răng: dựa vào cấu tạo

- Bánh răng trụ thẳng + Bánh răng trụ nghiêng

- Bánh răng côn

- Bánh vít, trục vít Loại bánh răng thông dụng nhất và đơn giản nhất là bánh răng trụthẳng

IV Sự phân chia các cụm máy trong máy công nghệ

- Một máy bất kỳ được tạo thành từ ba thành phần chính:Động cơ cung cấp năng lượng

cho (động cơ đốt trong, động cơ điện ).Hệ thống truyền động, sử dụng để truyền côngsuất và chuyển động từ động cơ sang bộ phận công tác, bao gồm truyền động cơ khí,truyền động thủy lực và khí nén, truyền động điện Trong giáo trình này ta chỉ khảo sát

hệ thống truyền động cơ khí, các dạng truyền động khác được khảo sát trong các mônriêng lẻ.Bộ phận công tác là bộ phận thực hiện công việc có ích như làm thay đổi dáng,kích thước, trạng thái các vật thể

- Ngoài ra trong máy còn có hệ thống điều khiển.

- Tất cả các máy tập hợp từ các chi tiết máy, các chi tiết máy có thể kết hợp thành từng

cụm chi tiết máy

- Chi tiết máy là bộ phận của máy không thể tháo rời nhỏ hơn được nữa.

- Ví dụ: then, bulông, đai ốc, bánh răng, ổ lăn là các chi tiết máy Trong các máy phức

tạp có đến hàng triệu chi tiết

- Cụm chi tiết máy - đơn vị lắp lớn nhất (hộp số, hộp giảm tốc, nối trục ): Là thành phần

của máy

- Trong chế tạo máy người ta phân biệt chi tiết máy và cụm chi tiết máy có công dụng

chung và công dụng riêng:

- Công dụng chung, có hầu hết trong tất cả các máy (bulông, trục truyền, bánh răng, ổ lăn,

nối trục ), các chi tiết hoặc cụm chi tiết này được khảo sát trong môn chi tiết máy

- Công dụng riêng, chỉ gặp trong một hoặc vài máy (trục chính máy công cụ, pittông, thanh

truyền, trục khuỷu ), chúng được khảo sát trong các giáo trình chuyên ngành (máy cắtkim loại, máy động lực )

V Yêu cầu sửa chữa các chi tiết trong cụm máy công nghệ

Tất cả các chi tiết trong cụm máy công nghệ đều có yêu cầu khác nhau khi sữa chữa, vìmỗi chi tiết đều có mỗi đặc điểm riêng biệt để cấu thành nhiều bộ phận khác nhau Nếu các

Trang 27

chi tiết đã hư hỏng nhiều thì nên thay chi tiết máy mới để khỏi ảnh hưởng đến các bộ phậnkhác

CHƯƠNG 3: SỰ CỐ CỦA MÁY MÓC, THIẾT BỊ

I Khái niệm về sự cố của máy

Sự cố máy móc là những lúc máy đang hoạt động mà tự nhiên trục trặc, chạy sai, hoặc nghiêm trọng hơn là phải dừng máy lại để bảo trì và sữa chữa

II Hao mòn tự nhiên

- Hao mòn tự nhiên là nhưng hao mòn do tự nhiên gây ra, tất cả đều do các yếu tố tự nhiên tác động đến và lam cho thiết bị hoặc máy móc bị hao mòn

- Hao mòn tự nhiên là điều mà các thiết bị và máy móc khó tránh nhất, vì trong quá trình hoạt động phải qua chạm với không khí, nhiệt độ và độ ẩm ở môi trường xung quanh nó

- Cũng có trường hợp là máy hoạt động lâu quá nó sẽ bị mòn do thời gian

IV Những yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới hao mòn

- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hao mòn:

- Hao mòn tự nhiên và hao mòn sự cố: cả hai yếu tố này đều ảnh hưởng rất lớn đến hao mòn

- Đối với hao mòn tự nhiên thì yếu tố tự nhiên là môi trường xung quang quan trọng nhất, làm máy móc ngắn tuổi thọ và phải bảo trì sớm, khó khắc phục yếu tố này

- Hao mòn sự cố thì do trục trặc lỗi kỹ thuật nên dễ khắc phục hơn

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TUỔI THỌ CỦA CHI TIẾT MÁY

I Lượng hao mòn cho phép

Trang 28

Các thông số đặc trưng về cường độ hao mòn của chi tiết hoặc cụm chi tiết là cơ sở để xác định thời gian làm việc của chúng giữa hai kỳ giải thể, sửa chữa; hay nói khác, là cơ sở choviệc kiểm nghiệm và hiệu chỉnh (rút ngắn hoặc kéo dài) chu kỳ giải thể, bảo dưỡng, sửa chữa hiện hành của nhóm chi tiết nói riêng và của đầu máy nói chung Căn cứ lượng dự trữhao mòn, các giá trị hao mòn giới hạn và cường độ hao mòn thực tế của mỗi loại chi tiết,

có thể xác định được tuổi thọ kỹ thuật hay thời hạn phục vụ của các loại chi tiết được khảo sát

-Các chỉ tiêu độ tin cậy được xác định là cơ sở cho việc phân tích, so sánh mức độ tin cậylàm việc của các phân hệ trong một loại đầu máy và giữa các loại máy với nhau, đồng thời

là cơ sở cho việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của độ tin cậy vận dụng tới chất lượng vàhiệu quả

- Phương pháp kiểm tra trạng thái chi tiết hư hỏng có đặc tính hao mòn Phương pháp đotrực tiếp Hay còn gọi là phương pháp tiếp xúc được sử dụng rộng rãi để xác định lượnghao mòn trên bề mặt chi tiết cũng như đặc tính hao mòn của chúng nhờ những dụng cụ đotổng hợp hoặc chuyên dùng

- Phương pháp cân: trong quá trình làm việc do bị mòn nên chi tiết có sự thay đổi về kíchthước thể tích và trọng lượng để đo dùng cân cân chi tiết trước và sau khi sử dụng thì cóthể xác định được lượng hao mòn của chi tiết

- Phương pháp đo biểu đồ biến dạng: người ta dùng máy ghi lại dạng bề mặt chi tiết trước

và sau khi sử dụng sau đó đem so sánh với nhau để xác định lượng hao mòn hoặc cũng cóthể dùng máy ghi lại cùng một lúc cả các bề mặt không làm việc và bề mặt làm việc củachi tiết sau đó đo trị số chiều cao và căn cứ vào tỉ lệ phóng đại của máy ghi ta sẽ xác địnhđược định lượng hao mòn

- Đo phương pháp này có thể đo lượng hao mòn trên bề mặt răng và khi đó cần phải lấyphần không mòn ( chân răng và bánh răng ) làm chuẩn đo

- Các yếu tố ảnh hưởng đến hao mòn

- Bất kỳ cặp chi tiết nào làm việc với nhau đều sinh ra ma sát trong điều kiện có trượt tươngđối, chịu lực, điều kiện môi trường làm việc, chất bôi trơn, chất lượng chi tiết (thành phầnvật liệu, tính chất cơ lý hoá bề mặt ) là dẫn đến hao mòn

II.Tuổi thọ của chi tiết máy

Khái niệm :

- Tuổi thọ là một tính chất quan trọng có độ tin cậy, nó được định nghĩa là khoảng thời gian

đặc trưng cho quá trình dự trữ khả năng làm việc của đối tượng từ khi bắt đầu khai thác

Trang 29

- Cơ sở áp dụng của phương pháp này là là khả năng sản sinh trên máy tính các số ngẫunhiên và gia ngẫu nhiên và các quá trình ngẫu nhiên có phân bố bất kì, phương pháp nàyđược ứng dụng thuận lợi và có hiệu quả Luận án sử dụng phương pháp mô phỏng tínhđặc trưng tin cậy của hệ thống, chi tiết.

- Mô thổng thượng mồi chi tiết máy

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hư hỏng chi tiết, trong luận án giới hạn phạm vi nghiêncứu về độ bền mỏi thường sử dụng lí thuyết cơ học phá hủy hoặc thuyết tích lũy tổnthương

- Tổng quan các phương pháp tuổi thọ

- Nghiên cứu độ tin cậy tuổi thọ, Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu độ tin cậy hệ

thống phần tử có khả năng phục hồi và không có khả năng phục hồi

- Nghiên cứu độ tin cậy và tuổi thọ phần tử: các chỉ tiêu tin cậy của chi tiết sữa được làmhàm tin cậy, hàm cường độ hỏng, tuổi thọ của chi tiết chịu tải trọng thay đổi phụ thuộcchủ yếu vào tuổi thọ mới

CHƯƠNG 5 : CHẾ ĐỘ SỬA CHỮA DỰ PHÒNG CÓ KẾ HOẠCH

I Các phương pháp sữa chửa

- Tùy theo quy mô của nhà máy mà đặt ra các phương pháp sữa chữa khác nhau

II.Sữa chửa dự phòng có kế hoạch

- Gồm các phương pháp sau:

- Kiểm tu : 1 lần/ ngày

- Bảo dưỡng thường xuyên bao gồm các công việc sau: quét dọn, rửa, lau khô, dầu mỡ,kiểm tra vặn chặt và sửa chữa nhỏ mà quá trình vận hành phát hiện được

- Kiểm tra hiện tượng máy, vệ sinh, phát hiện các dấu hiệu bất thường có nguy cơ hư hỏng

từ có hành động hiệu chỉnh để ngăn ngừa hư hỏng lớn hơn

- Tiểu tu : 1 tuần/lần; 2 tuần/ lần.

- Vê sinh tổng thể thiết bị

- Tra dầu mỡ cho tất cả các cụm chi tiết làm việc chuyển động

- Kiểm tra ,hiệu chỉnh các cự li làm việc của bánh răng ăn khớp, độ chùn dây đai , cự li cácsensor dò

- Trùng tu : các hạng mục có chu kỳ 3 tháng ,6 tháng, 12 tháng bao gồm các công việcsau

- Thực hiện công việc của tiểu tu

- Tháo rời các cụm chi tiết

- Vệ sinh , kiểm tra độ hao mòn tất cả các chi tiết , thay thế các chi tiết hư hỏng

- Thay thế vật tư công nghệ đến chu kì thay thế.,

- Phục hồi nguyên trạng thiết bị

Trang 30

- Đại tu : chu kì trên 5 năm.

- Thực hiện tất cả các công việc của trung tu

- Cân chỉnh lại toàn bộ khung sườn máy

KẾ HOẠCH SỬA CHỮA MAY DỆT KHI TẠI NHA MAY

7 Giá sợi ngang – plat tenrsor 710 cũ

8 Kiểm tra định kỳ rùa hút bụi 16 cái

9 Sửa thanh tách – bát đỡ thanh tách

10 Kiểm tra dầu – đầu máy – hộp

cam

Tsu 710

15 Bảo dưỡng máy nối – giàn ép

16 Kiểm tra Decal – kính nhựa bảo

vệ NH

710

18 Kiểm tra vệ sinh cột đường ray Tsu 710

19 Kéo trái, thanh bọc

Trang 31

Ngoài ra :

-Hằng ngày, từ 14h30’’ phải tiểu tu nhẹ các bộ phận như :Bộ cuộn vải, sứ dẫn, cuốn biênthừa, thổi hút, máy di động, bạc trục beam, trục ép

-Làm đường hơi, kiểm tra khung, thay ABS

Một số loại dầu nhớt dùng cho máy dệt Toyota

1 Mobil dte oil extra heavy Dùng để bôi trơn cam lược

2 Mobil gear 600xp 320 Dùng cho đầu dobby

3 Energol gr-xp 460 Dùng bôi trơn bộ xả

4 Mobil gear 600xp 150 Dùng để châm ngòi, châm dầu kéo

Trang 32

PHẦN 2 : KỸ THUẬT SỬA CHỮA THIẾT BỊ SỢI DỆT

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CHUNG

I Quy trình kỹ thuật sữa chữa máy

- Quy trình kỹ thuật sữa chữa máy là toàn bộ các bước kiểm tra, tháo máy, bảo dưỡng, sữachữa theo định kỳ và không định kỳ (sự cố trong ngày)

II.Các sơ đồ tổ chức sữa chữa máy

- Bảo trì chuẩn bị

- Thực hiện trước khi đổi mặt hàng: vệ sinh toàn bộ khu vực các máy Quan sát và kiểm tracác bộ phận, các chi tiết có dấu hiệu hư hỏng, và khắc phục ngay

- Bảo trì trung tiểu tu

- Bảo trì bộ phận, cơ cấu nhỏ, các sự cố bất chợt, làm nhanh để đưa máy vào vận hành tiếp.Nhân công thực hiện: cá nhân, nhóm 2-3 người, tùy theo mức độ hư hỏng của máy Có sựphân chia nhân công cho từng khu vực nhằm nâng cao hiệu quả, như:

- Các công việc cụ thể như: vệ sinh máy, tra dầu, sữa chữa các bộ phận hư hỏng

- Bảo trì hoàn chỉnh

- Thực hiện bảo trì toàn máy: tháo và kiểm tra toàn bộ các chi tiết, bộ phận của máy

CHƯƠNG 2: NHẬN VÀ THÁO MÁY

I Nhận máy

Khi máy có sự cố, cần bảo trì, sữa chữa: công nhân đứng máy báo cho quản lý, thông báocho bộ phận bảo trì thời gian sữa chữa máy Treo bảng thông báo bảo trì máy, thời gian bảotrì

Sau khi nhận máy, bảo trì kiểm tra mức độ hư hỏng, chuẩn bị vật tư, bố trí nhân công phùhợp với công việc

II.Tháo máy

Công nhân sữa chữa nhận nhiệm vụ và thực hiện tháo các bộ phận cần sữa chữa đúng quytrình

III Làm sạch và phân loại chi tiết máy

Sau khi tháo các bộ phận, công nhân bảo trì cần làm sạch, phân loại, đánh giá mức độ hưhỏng, xem xét bộ phận nào cần thay mới, bộ phận nào còn sử dụng được Nhanh chóng sữachữa để đưa máy vào vận hành

CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI CHI TIẾT

I Phương pháp hàn

Hàn là phương pháp công nghệ nối các kim loại với nhau bằng cách đun nóng chổ nố đến trạng thái hàn (chảy hoặc dẻo) Sau đó kim loại hóa rắn hoặc thông qua có lực ép, chổ nối tạo thành mối liên kết bền vững gọi là mối hàn

Trang 33

1 Ưu điểm:

- Tiết kiệm kim loại

- Nối được kim loại có các tính chất khác nhau

- Tạo được các chi tiết kết cấu máy phức tạp mà các phương pháp không thể làm được hoặc gặp nhiều khó khăn

- Độ bền mối hàn cao, mối hàn kín

2 Nhược điểm:

Tồn tại ứng suất dư làm ản phẩm bị công vên khi nguội

I Phương pháp mạ

- Điện phân là những dung dịch có khả năng truyền dòng điện đi qua

- Trước khi mạ các bộ phận cần phục hồi phải được mài bóng, có một kích thước thù quyđịnh (để giúp cho lớp Crôm bám đều) và phải có giothangmuoi.info độ tinh chế chính xácđặc biệt những BKMetalx chỗ mạ (để nước mạ được bền) Trong khi mài không nêndùng loại đá cứng

- Trên bề mặt cần mạ không được có các vết nhăn, các gạch ngang dọc hoặc không đều vìrằng những thiếu sót đó làm lớp mạ cũ không đi hết, lớp mạ mới lại trồng lên nên sau nàykhó mài chúng đi

- Bề mặt các vật mạ trước khi nhúng vào thùng mạ phải hoàn toàn sạch để tránh làm vẩnnước mạ Sau khi mạ các chi tiết phải được sửa lại bằng cách đánh bóng Trong khi mạnên nhớ rằng tăng bề dày lớp mạ không phải là tốt mà trái lại làm cho chất lượng lớp mạkém đi

II.Phương pháp phun kim loại

- Phun kim loại có thể phủ được các loại kim loại nguyên chất, các hợp kim của chúng lên

bề mặt kim loại hoặc lên các bề mặt cứng khác như gốm sứ, bê tông, gỗ

- Ưu điểm của công nghệ:

- Tiết kiệm nguyên vật liệu quý, thay thế kim loại màu bằng kim loại phun;

- Phương pháp phun phủ kim loại không bị hạn chế bởi kích thước lớn nhỏ của vật cần phủ

do thiết bị phun dễ dàng di động và có thể xách tay Công nghệ này vừa thích hợp cho việc tạo lớp phủ mới lên bề mặt vừa thích hợp để phục hồi các công trình, kết cấu có kíchthước lớn bất kỳ, cũng như các chi tiết máy móc nhỏ;

- Tạo các lớp phủ bề mặt có độ dày theo ý muốn;

- Hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số phương pháp tạo lớp phủ khác như phương pháp

mạ hoặc phương pháp nhúng kim loại nóng chảy (trong nhiều trường hợp);

- Sử dụng nguyên liệu dưới dạng dây kim loại là những vật liệu dễ kiếm trên thị trường

PHẦN 3:QUẢN LÝ THIẾT BỊ DỆT TẠI CÔNG TY

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MÁY DỆT KHÍ I.Khái quát: Hiện nay ngành dệt trên thế giới phát triển rất nhanh về mặt kỷ thuật công

nghệ chế tạo máy dệt tốc độ cao mang tính cạnh tranh về hiệu quả và chất lượng sản phẩm

Trang 34

Đó cũng là lý do các nhà chế tạo không ngừng cải tiến thiết bị có độ bền cao và tiết kiệmnguyên liệu sản xuất.

Máy dệt khí được đưa vào Tổng công ty Việt Thắng năm 1997 các loại máy ZA200 –ZA205 – AZ209i – ZAX 2.3m dưới dạng qua sử dụng Đến năm 2008 – 2009 – 2010 đượcđầu tư máy dệt khí mới Toyota Jat 710 tốc độ cao từ 900 – 1000 rpm Được khai thác hếtcông suất máy với hiệu quả rất cao

II Các loại máy dệt đang hoạt động tại nhà máy

1.Máy dệt khí JAT 710 (Toyota)

- Jat 710 là loại máy dệt được chế tạo hệ thống đưa sợi ngang vào đường dệt bằng dòngkhí, cải tiến qua nhiều thế hệ đến nay loại máy này đạt tốc độ 500 – 1100 rpm Rất đadạng có thể dệt từ 2 – 8 màu ngang và từ 4 – 24 khung, gồm các loại điều khung dệt bằngcam, liên đới, dobby và e- shed (điện tử)

- Các loại máy Jat 610 – Jat 710 – Jat 810 mỗi loại máy được cải tiến về tốc độ và tiết kiệmhơi từ 10 – 20%

- Tại nhà máy hiện có máy Jat 710 (Toyota) – 2 loại máy:

- 32 máy Crank (4 khung) chỉ dệt vân điểm 1/1

- 96 máy cam (7 khung) có thể dệt kiểu dệt 1/1, 2/1, 2/2, 3/1, 4/1

- 96 máy tốc độ 900 rpm, 32 máy chạy tốc độ 1000 rpm

- Chỉ số sợi dệt được trên máy: (5.5- 80), (20/2 – 80/2)

- Dệt các loại sợi: 100% Cotton, PE, TC, TR, R, Dún, filament

- Dệt các loại mặt hàng mộc, màu

2 Máy dệt khí Tsudakoma 209i cam

- 64 máy (thiết kế máy 8 khung) qua sử dụng hiện tại có một số máy chỉ dệt được 4 khung,

có thể dệt kiểu dệt 1/2, 2/1, 2/2, 3/1

- Máy có khổ mắc 190 cm

- Sử dụng leno phụ hỗ trợ điều chỉnh ngắn râu biên thừa

- Chạy được 2 màu ngang

- Chạy được các loại sợi: 100% Cotton, PE, TC, TR, R, dún, filament

- Kẹp biên: gai biên có thể dệt được các mặt hàng trung bình PN 90

Trang 35

3.Máy dệt Tsudakoma Zax 2.3m

- Có 64 máy

- Máy có khổ mắc 230cm

- Chạy được 2 màu ngang

- Chạy được các loại sợi: 100% Cotton, PE, TC, TR, R, dún, filanment

- Sử dụng 2 loại kẹp biên: gai biên và kẹp biên hộp có thể dệt được các mặt hàng vải mỏng

và dày

4.Ví dụ:

 Vải mỏng: V2017 68x68/R30xR30=177

 Vải dày: TL0316 111x57/OE20x0E10=165

- 8 máy dobby (16 khung) qua sử dụng, hiện tại có một số máy chỉ chạy được 4 khung

- Có thể dệt 1/1, 2/2, 3/1, 4/1, 5/2, 5/3, kiểu dệt phối hợp ( 1/1+2/2), (3/1+2/2), (1/1+2/2)cùng hệ bánh răng truyền động không quá 8 khung dệt

5.Bảo dưỡng và vận hành máy dệt:

- Lên chỉ - nối trục (air jet loom toyota)

6.Dọn máy – vệ sinh máy:

- Mở hai nắp kẹp biên cho qua sợi cuối trục vệ sinh gai biên

- Đưa lamen xuống, sang ra và đưa lên xe mở các chụp nhựa cẩn thận

- Mở hai nắp Leno để vệ sinh và kiểm tra, ốc trục beam

- Mở dẫn hướng khung, đưa khung lên xe không để dưới nền nhà

- Mở cốp máy hai bên v/s và kiểm tra dây couroie + đường hơi

- Các bulon cốp máy, phụ tùng không được để trên máy sẽ bị rơi mất hoặc kẹt trong máy rất nguy hiểm

- Thiết bị sửa chữa tháo ra để đúng vị trí

- Dùng giấy, vải lót phụ tùng, đồ nghề khi sửa chữa máy dệt

- Dùng xe đưa khung go, la men vào khu chuẩn bị để đúng nơi quy định.Không để go,lamen rơi xuống nền nhà , tháo khung go đặt lên xe để khung, lamen sau khi sang đưa lên

xe chuyển vào chuận bị

- Khung go: Mở dẫn khung giữa, dẫn khung bên phải và mở thanh dẫn biên phụ ở bộ Lenophải

- CHÚ Ý : Dẫn hướng khung và leno bên trái cố định không được mở ra :

- Lược tháo ra đem vào chuẩn bị ngay và để đúng chổ

- Dùng chổi gom gòn gọn gàng, chỉ được phép xử lý bằng hơi các bộ phận cho phép( motor cấp ngang – ballon – tandem – main nozzle – kéo – sub nozzle - couroie – motor( mở cốp máy ra )- sheding ( tay đòn đẩy khung dệt )

- Gòn được cho vào bao pp gọn gàng (không được lùa xuống hố ga, qua các máy khác…)

- Đồ nghề sữa máy, phụ tùng thay thế được lót bằng vải hoặc giấy nếu không làm trầy cốpmáy, nền nhà…)

Trang 36

7.Kiểm tra – tra dầu, mỡ: (10 đến 15 ngày / 1 lần)

- Bộ điều tiết sức căng ( bơm mỡ)

- Tay đòn đẩy khung dệt (bơm mỡ).

- Bát đỡ giữa tay đòn đẩy khung ( bơm mỡ)

- Ngàm gắn khung ( bôi mỡ)

- Bánh răng tải beam ( bôi mỡ)

- Dẫn hướng khung go ( bôi mỡ)

- Kéo trái, kéo phải ( tra dầu mỗi ngày )

- lưới lọc dầu dobby ( Vệ sinh )

- Bạc tay đẩy giữa khung ( tra dầu )

- Kiểm tra dầu hai bên đầu máy (drive), cầu trước (take- up), cầu sau (let - off), bobby,cam

- Các bộ phận trên được bơm mỡ, bôi mỡ, tra dầu trước khi lên trục

- Bơm mỡ tự động kiểm tra hàng ngày và cấp mỡ đầy đủ.

8 Chỉnh máy theo mặt hàng chuẩn bị lên:

- Gíá sợi ngang: Tâm búp sợi đồng tâm sứ dẫn, sứ dẫn cách sứ motor cấp ngang 250mm,thẳng hàng, thép dẫn sợi blast tensor nằm phía trong chốt dẫn

- Motor cấp ngang: Cách ballon 120mm ( PIN - DRUM )

- Ballon: Cách tandem 50mm

- Tandem: Lổ số 2 cách main nozzle 90- 120 vị trí chỉnh tâm sợi 90°- 180° ( colour 1 – H=175mm, R= 15mm.Colour 2 – H= 50mm, R= 10mm )

- Cả ba điểm b, c, d trên chỉnh đồng tâm thẳng hàng vị trí máy180º

- Main nozzle: Cách kéo trái 1-2mm

- Kéo trái: Cách đầu lược 0.5 – 1mm (bát cao so với lổ bát 1-1,5m)

- Dẫn hướng kéo trái bằng mặt sợi dọc vị trí miệng vải mỡ 180º

- Subnozzle : Kim 1 cách đầu lược trái 30mm, cách kim 2 = 60mm, kéo dài đến kim

cuối , kim cuối cách WF 30-40mm,cao vạch số 3 , nghiêng +1( 1°).

- Thanh dẫn mặt vải: Chỉnh đầu tiếp giáp nắp kẹp biên 3mm, cao 3mm so với bát dẫn,shim 4mm ( 1/1 ) và 2mm ( 2/1 ; 3/1 ; 4/1) ( bát đỡ thanh dẫn nằm giữa hai bát khóakim subnozzle nếu chỉnh sai sẽ làm gãy kim)

- WF cách biên vải 5 -10mm và cách WWF 125mm (các bát bát khóa dây cách nhau50mm tính từ tâm pulon) Bát che ánh sáng đầu dò được lắp sau lược

- Kẹp biên: Tâm gai (vạch chuẩn cách bát 22mm – 28mm được chỉnh theo mặt hàng đểbiên vải rút đều).Nắp kẹp biên cách lược vị trí 0° = 2mm Gai biên vệ sinh tạp chất, lắpđúng vị trí

Trang 37

- Đổi mẫu dệt phải kiểm tra và chỉnh vạch chuẩn gai biên cho phù hợp với mặt hàng.

- Khố mắc máy tính từ mép gai trái kéo đến hết khổ cần chỉnh là mép gai biên cuối bênphải mép gai biên trái chỉnh cách kéo trái 0.5 – 1mm

- Kéo phải: Bát tay đòn mở kéo cách 2mm, chỉnh kéo mở vị trí 180°

- LENO: Trái 280°, phải 10° (chỉnh hai bobbin song song) (chú ý: có 2 sensor suốt nếukhông cẩn thận sẽ làm hỏng thiết bị)

- Miệng vải: Được chỉnh sau khi gắn khung lên máy và chỉnh theo thông số cài đặt trênmáy.( kiểm tra bát dẩn 1mm hai đầu khung và 3 – 3,5mm dẫn hướng trên, 5mm dẩnhướng dưới khung, đo chiều cao miệng vải shedding (( L )), chiều cao khung vị tríthấp nhất 140° - 165° ( Theo hướng dẩn trên máy )

- Sức căng dây couroie DOBBY, MAIN motor (dùng dưỡng đo)

- EASING: Điều tiết sức căng dọc được chỉnh bằng dưỡng đo 300° go bằng (dưỡng đokhuỷu cam) cam mở 6mm, 210° đo dưỡng tay nối Loadcell (DÒ SỨC CĂNG) hai bên

- Trục ép: Nới lỏng dể chạy qua gút sau đó chỉnh lại lò xo 23mm

- Xà sau: Số 6 cao (0) chạy 1/1, 2/2

6 (+1) chạy 2/1, 3/1

6 (-2) chạy 1/2, 1/3

- Hãm dọc: 270mm hộp hãm dọc cách chân thành máy dẫn khung

- Vị trí số 2, cao -1 chạy 1/1 -2/2

- Vị trí số 2, cao +1 chạy 2/1 - 3/1 (310mm hộp hãm dọc máy cam)

- Cài đặt thông số trên máy: tên mặt hàng, chỉ số sợi, dọc, ngang, mật độ dọc, ngang; đườngkính trục 1000mm trừ (bán kính đo thực tế x 2), tốc độ tên mặt hàng, số trục dệt

- Kiểm tra hơi: Xả nước bình lọc, test hơi từng cụm tandem – main nozzle – sub nozzle –stretch nozzle

- Đưa trục lên máy: (khóa máy an toàn)

- Dọn máy, vệ sinh máy sạch, kiểm tra tra dầu mỡ

- Chỉnh máy theo mặt hàng chuẩn bị lên:

- Kiểm tra hơi: Xả nước bình lọc, test hơi từng cụm tandem – main nozzle – sub nozzle –stretch nozzle

- Đưa trục lên máy:

- Dùng xe nâng trục dài (vệ sinh xe trước khi xử dụng nếu không kẹt bánh xe làm trầy nềnnhà và vận chuyển rất nặng), để trục xa máy lăn trục khi đưa khung go lên giá hãm dọc(lót giấy nền nhà và vải trên xà sau vị trí để khung lên)

- Chèn phíp hoặc gỗ đưa trục lên máy nhẹ tay (nhớ đưa xà sau lên, bôi mỡ cốt trục beam và

ổ trục beam)

- Đưa khung vào vị trí lắp, gắn khung (lắp dẩn hướng giữa 3mm và dẫn hướng phải 1mm,

gở lược trước máy, treo lamen không để rối, trả sợi về phía sau vừa đủ để cột, khóa lược(đầu lược cách kéo trái 0,5- 1 mm), cho lamen vào vị trí, cột chỉ xử lý đứt sợi, đưa thanhtách và luồng các thanh răng cưa cẩn thận (gắn chụp giữ đầu và bộ dò báo dừng hãm dọc.Lắp nắp kẹp biên bằng mặt gờ đã định trước

Trang 38

CHÚ Ý: Sau khi đưa trục vào để cột chỉ khóa ốc trục ngay không để quên hoặc trục chỉ

sẽ tự xoay làm rối chỉ

- Chỉnh cho máy chạy

- Mở chế độ khởi động chậm, kiểm tra hai bobbin leno cẩn thận ,kiểm tra dẫn khung,thời điểm go bằng, mặt vải, các ngàm gắn khung, dò sức căng sợi doc (automatic), laongang rút hết sợi dọc bị chùng, cho móc tất cả sợi dọc bị đứt vào, tiếp tục chạy chậmđến khi sợi rút đều

- Mở tất cả các sensor sợi ngang, sợi dọc, sợi leno… trước khi khởi động nhanh (Chỉtắt sensoie dọc trong thời gian ngắn chạy cho sợi dọc rút đều)

CHÚ Ý: Để đảm bảo an toàn thiết bị đối với máy dệt tốc độ cao (CẤM TUYỆT ĐỐI TẮT CÁC SENSOR khi cho máy chạy ở chế độ nhanh).

- Chạy không tải khi sửa chữa: tắc sensor ngang, dọc, đặt sức căng dọc = 0

- Đối với máy nối: (nối trục cùng mẫu chạy tiếp)

- Vệ sinh máy, tra dầu, bơm mỡ như lên chỉ

- Siết ốc lược

- Kt: Miệng vải, dẫn khung, chiều cao khung

- Kt: Hai bobbin LENO

- Kt: Kéo trái – phải

- Kt: Đường sợi ngang PIN – TANDEM – MAIMNOZZLE

- Xả hơi bình lọc gió, TEST hơi tandem- main- subnozzle- stretch

- Timming bell motor chính, dobby

CHÚ Ý: Trong quá trình hoạt động có một số trục chỉ hoặc mẫu dệt kém chất lượng nên

giá hãm dọc bị chỉnh sai quy cách chuẩn ban đầu, khi đổi trục phải kiểm tra chỉnh lại.Điều chỉnh áp lực hơi :

- Hơi được chỉnh phù hợp các yếu tố sau:

Trang 39

P,TUR N

ON

TADE M

P,TUR N

Ngày đăng: 17/12/2015, 16:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w