Luận văn tốt nghiệp về hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Mỹ Xuyên An Giang
Trang 1PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MỸ XUYÊN,
AN GIANG
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
- -
Tôi xin cam đoan rằng đề tài nghiên cứu khoa học này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài này là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào
Ngày 27 tháng 05 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Bích Phƣợng
Trang 3LỜI CẢM TẠ
- -
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ cùng quý thầy cô trong Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã tận tình truyền đạt cho em nhiều kiến thức quan trọng Qua 4 năm học vừa qua, em đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản về ngành học của mình
Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban lãnh đạo Ngân Hàng Mỹ Xuyên tỉnh An Giang và các cô, chú, anh, chị tại nơi em thực tập Tất cả đã tạo mọi điều kiện để em và hiểu biết thêm rất nhiều về công tác của Ngân Hàng Tuy nhiên với kiến thức còn hạn chế, nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót Mong quý thầy cô góp ý thêm cho hoàn chỉnh
Đặc biệt em xin cảm ơn giáo viên hướng dẫn em hoàn thành luận văn là thầy Trương Hòa Bình đã ân cần hướng dẫn em, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để em hoàn thành đề tài này
Sau cùng em xin kính chúc Quý thầy cô cùng các cô, chú, anh chị nơi em thực tập luôn dồi dào sức khỏe và thành công trong công tác
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Bích Phượng
Trang 4
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Trang 5NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Trang 7MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Lược khảo tài liệu có liên quan 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận ………… 5
2.1.1 Giới thiệu khái quát về Ngân Hàng Thương Mại 5
2.1.1.1 Khái niệm …… 5
2.1.1.2 Phân loại Ngân hàng thương mại 5
2.2.2.3 Chức năng của Ngân hàng thương mại 6
2.1.2 Các nghiệp vụ Ngân hàng thương mại 8
2.1.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn 8
2.1.2.2 Nghiệp vụ sử dụng nguồn vốn 9
2.1.2.3 Hoạt động trung gian 10
2.1.3 Khái quát về phân tích hoạt động kinh doanh 10
2.1.4 Khái quát về thu nhập và chi phí lợi nhuận của Ngân hàng 10
2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh 13
2.1.6 Các tỉ số đo lường rủi ro 16
2.2 Phương pháp nghiên cứu 17
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 17
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 17
Trang 8Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP MỸ XUYÊN
3.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Mỹ Xuyên 18
3.1.1 Lịch sử hình thành và quả trình phát triển 18
3.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 18
3.1.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của Ngân hàng 23
3.1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ 27
3.1.2 Thuận lợi và khó khăn 28
3.1.3 Mục tiêu và phương hướng phát triển 30
3.2 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 31
3.2.1 Phân tích tình hình nguồn vốn của Ngân hàng 31
3.2.1.1 Phân tích khái quát cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng 31
3.2.1.2 Phân tích hoạt động huy động vốn của Ngân hàng 36
3.2.2 Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của ngân hàng qua 3 năm 3.2.2.1 Phân tích tình hình thu nhập 39
3.2.2.2 Phân tích tình hình chi phí của Ngân hàng 44
3.2.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuân của Ngân hàng 48
3.2.3 Phân tích các tỉ số đo lường hiệu quả lợi nhuận và rủi ro 49
3.2.3.1 Phân tích các tỉ số đo lường hiệu quả lợi nhuận 49
3.2.3.2 Phân tích các tỉ số đo lường rủi ro 52
3.2.4 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 53
3.2.4.1 Những thành tựu đạt được 53
3.2.4.2 Một số tốn tại và nguyên nhân 55
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIÊU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHO NGÂN HÀNG 4.1 Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn 57
4.2 Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng 57
4.3 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 58
4.4 Đẩy mạnh hoạt động marketing , phát triển khách hàng 59
4.5 Giải pháp tăng thu nhập giảm chi phí hoạt động 60
Trang 9Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận 61
5.2 Kiến nghị 62
5.2.1 Đối với chính quyền địa phương 62
5.2.2 Đối với Ngân hàng 62
Trang 10DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1: Cơ cấu nguồn của Ngân hàng qua 3 năm (2006-2008) 33
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2006-2008) 37
Bảng 3: Tình hình thu nhập của Ngân hàng qua 3 năm (2006-2008) 41
Bảng 4: Tình hình chi phí của Ngân hàng qua 3 năm ( 2006-2008) 45
Bảng 5: Tình hình lợi nhuận của Ngân hàng qua 3 năm (2006-2008) 48
Bảng 6: Các tỉ số đo lường lợi nhuận của Ngân hàng qua 3 năm ( 2006-2008) 50
Bảng 7: Các tỉ số đo lường rủi ro của Ngân hàng qua 3 năm (2006-2008) 52
Bảng 8: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây của Ngân hàng Mỹ Xuyên (2006-2008) 53
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Sơ đồ chức năng trung gian tín dụng của Ngân hàng thương mại 6
Hình 2: Sơ đồ chức năng trung gian thanh toán của Ngân hàng thương mại 7
Hình 3: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Mỹ Xuyên 23
Hình 4: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2006-2008) 34
Trang 12
TÓM TẮT NỘI DUNG
Nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa và tự do hóa trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có ngành Ngân hàng Trong tương lai gần việc cho phép Ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động ở Việt Nam là xu hướng tất yếu Khi đó Ngân hàng sẽ trở thành một trong những lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt nhất Thực trạng trên đòi hỏi các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung, Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Mỹ Xuyên nói riêng phải đứng vững Thông qua việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, Ngân hàng có thể xác định được mặt mạnh, mặt yếu của mình và đề ra những biện pháp để khắc phục những điểm yếu đó
Sử dụng phương pháp phân tích so sánh số tương đối, số tuyệt đối để thấy được sự biến động và tốc độ phát triển của vấn đề Dùng phương pháp thống kê, dùng biểu đồ, biểu bảng cho thấy được sự thay đổi của số liệu cần phân tích Đồng thời sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá kết quả hoạt động và mức độ rủi ro Trong 3 năm hoạt động huy động vốn của Ngân hàng có những thay đổi tích cực Doanh số cho vay tăng đáng kể, công tác thu nợ đạt kết quả khá tốt, tổng dư nợ không ngừng tăng lên, tỉ lệ nợ quá hạn được hạn chế Kết quả hoạt động kinh doanh năm sau cao hon năm trước
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn
- Đẩy mạnh cơ cấu đầu tư ngắn hạn, đa dạng hóa khách hàng, chú trọng đầu tư ngành, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, hạn chế cho vay đối với những khách hàng đã từng có nợ quá hạn
- Tăng cường công tác marketing, giới thiệu những chương trình của Ngân hàng đến với khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông để thu hút khách hàng đến giao dịch
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên thông qua thông qua các hình thức đào tạo đa dạng và chuyên nghiệp - Thực hiện hình thức thanh toán điện tử nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng thu nhập cho Ngân hàng
Trang 13Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Trong thời gian qua chúng ta đã bắt đầu thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực Ngân Hàng thông qua việc ký kết hợp đồng thương mại Việt - Mỹ, cánh cửa WTO đã khép lại sau lưng, chúng ta đã vào bên trong một sân chơi thương mại quốc tế Nền kinh tế Việt Nam đang mở cửa và tự do hoá trong tất cả các lĩnh vực, trong đó có ngành Ngân Hàng Ngân Hàng được xem là một trong tất cả các lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt nhất vì theo xu hướng mới của nền kinh tế thế giới là mọi giao dịch sẽ đều thông qua ngân hàng Trong tương lai gần, việc cho phép ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động ở Việt Nam là xu hướng tất yếu và hoàn toàn phù hợp với chính sách của Việt Nam Khi đó với khả năng tài chính vững mạnh của họ cùng với kỹ thuật và công nghệ hiện đại, loại hình dịch vụ đa dạng buộc các ngân hàng thương mại Việt Nam phải nhanh chóng đầu tư trang thiết bị, hiện đại hoá các dịch vụ ngân hàng, đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ để giành được thế cạnh tranh trong môi trường toàn cầu
Thực trạng đó đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung Ngân Hàng Mỹ Xuyên nói riêng phải đứng vững và phát triển mạnh hơn nữa, muốn vậy hoạt động kinh doanh của ngân hàng phải đạt hiệu quả cao Do đó việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua từng giai đoạn là hết sức cần thiết Thông qua đó ngân hàng có thể xác định được mặt mạnh, mặt yếu của mình để từ đó rút ra kinh nghiệm và đề ra phương hướng hoạt động tốt hơn cho phù hợp với thời kỳ mới
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Mặt khác Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Mỹ Xuyên gọi tắt là Ngân hàng Mỹ Xuyên là ngân hàng đầu tiên trên địa bàn tỉnh An Giang với trên 15 năm hoạt động đã tìm được thị phần riêng và đang từng bước phát triển Công tác
Trang 14quản lý và kiểm soát định hướng cho hoạt động tín dụng trong tiến trình hội nhập vừa đạt hiệu quả cao, an toàn vừa phù hợp với chủ trương, chính sách của tỉnh là mục tiêu phấn đấu hàng đầu của ngân hàng
Xuất phát từ lý do trên nên em chọn đề tài “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Mỹ Xuyên” làm đề tài nghiên cứu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Để biết được sau mỗi năm hoạt động kinh doanh tình hình tài chính của Ngân hàng là như thế nào? Lãi hay lỗ? Do đó mục tiêu của đề tài này là dùng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng, qua đó biết được các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, đề ra phương hướng và biện pháp nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Ngân Hàng
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Với mục tiêu trên, đề tài đi sâu vào phân tích các vấn đề cụ thể sau:
- Phân tích tình hình huy động vốn và của Ngân Hàng để thấy Ngân Hàng kinh doanh như thế nào? Đem lại kết quả gì?
- Phân tích tình hình thu nhập, chi phí, lợi nhuận của Ngân Hàng nhằm biết được kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng, hoạt động có hiệu quả không?
- Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và phân tích những rủi ro mà Ngân Hàng phải gánh chịu
- Đề ra một số biện pháp để phòng ngừa rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho Ngân Hàng
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi về không gian
Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Mỹ Xuyên và được cung cấp số liệu từ phòng kế hoạch của Ngân hàng
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được thu thập qua 3 năm từ năm 2006-2008
Trang 15
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Đây là đề tài mang tính tổng quát, bao gồm toàn bộ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Tuy nhiên do lượng thời gian và kiến thức có hạn nên đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu xoay quanh các vấn đề :
- Phân tích tình hình huy động vốn và của Ngân hàng
- Phân tích các yếu tố tạo ra doanh thu, sự biến động của các khoản mục chi phí, thông qua đó rút ra tình hình lợi nhuận của Ngân hàng kết hợp với dùng
các chỉ tiêu tài chính để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
1.4 Lược khảo tài liệu có liên quan
* Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công
ty Ninh Kiều
Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ - Nguyễn Thị Diệu
Sinh viên thực hiện: Ngô Ngọc Thu, Kế toán K1, năm 2000
+ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Đánh giá thực trạng của công ty, từ đó
thấy được điểm mạnh, điểm yếu của công ty nhằm đề ra biện pháp hữu hiệu nâng cao hơn nữa thế mạnh và khắc phục điểm yếu để công ty ngày càng phát triển hơn trong những năm tới
+ Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp so sánh: phương pháp so sánh số tuyệt đối, phương pháp so sánh số tương đối
Phương pháp thay thế liên hoàn
* Tiểu luận tốt nghiệp: Phân tích tình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Phát Triển Nhà ĐBSCL – Chi Nhánh Bình Minh Giáo viên hướng dẫn: Ngô Mỹ Trân
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thuý, Kế Toán 2, năm 2006
+ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Phân tích hoạt động tín dụng cho vay tại
Ngân Hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL – Chi Nhánh Bình Minh qua 3 năm (2003-2005) đánh giá mặt thuận lợi và các vấn đề còn tồn tại, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm năng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng của Ngân Hàng
+ Phương pháp nghiên cứu:
Trang 16- Phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh
- Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
- Phương pháp phân tích sự biến động của dãy số qua các năm
* Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng
phát triển nhà ĐBSCL - Chi Nhánh Vĩnh Long Giáo viên hướng dẫn : Tiến Sĩ – Mai Văn Nam
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hồng, Tài chính 1, năm 2006
+ Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Từ phân tích đề tài đề ra các biện pháp
phòng ngừa rủi ro tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL – Chi Nhánh Vĩnh Long
+ Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp thu thập số liệu qua bảng báo cáo của Ngân Hàng
- Phương pháp phân tích – phương pháp dùng bảng so sánh: tương đối, tuyệt đối
Trang 17Ngân hàng Thương mại (Commercial Bank) đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển của hệ thống Ngân hàng thương mại đã có tác động rất quan trọng và rất lớn đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá Khi nền kinh tế hàng hoá chuyển sang nền kinh tế thị trường thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gởi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên Điều 20 Luật các tổ chức
- Ngân hàng thương mại cổ phần: Là những ngân hàng hoạt động như công ty cổ phần, nguồn vốn ban đầu do các cổ đông đóng góp
- Ngân hàng thương mại liên doanh: số vốn được góp bởi một bên là ngân hàng Việt Nam và bên còn lại là ngân hàng nước ngoài có trụ sở đặt tại Việt Nam và hoạt động theo pháp luật Việt Nam
- Chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài: là ngân hàng được phép thành lập theo vốn và pháp luật nước ngoài, được mở chi nhánh tại Việt Nam và chi nhánh này hoạt động theo pháp luật Việt Nam
Trang 18b) Căn cứ vào sản phẩm ngân hàng cung cấp cho khách hàng
- Ngân hàng bán buôn: số lượng sản phẩm ngân hàng cung cấp cho khách hàng không nhiều nhưng giá trị của từng sản phẩm là rất lớn
- Ngân hàng bán lẻ: số lượng sản phẩm mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng rất nhiều nhưng giá trị của từng sản phẩm thường không lớn
- Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ
c) Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động
- Ngân hàng chuyên doanh: chỉ hoạt động chuyên doanh trong một lĩnh vực nào đó như công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu…
- Ngân hàng đa năng chuyên kinh doanh tổng hợp: là loại ngân hàng hoạt động trên mọi lĩnh vực kinh tế
2.1.1.3 Chức năng của Ngân hàng thương mại
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hệ thống ngân hàng phát triển các ngân hàng thương mại thực hiện 3 chức năng cơ bản sau:
a) Trung gian tín dụng
Trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của Ngân hàng thương mại Trong chức năng này ngân hàng là người trung gian đứng ra tập trung huy động các nguồn vốn tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế (bao gồm tiền tiết kiêm của các tầng lớp dân cư, vốn bằng tiền của các đơn vị, tổ chức kinh tế ,…) biến nợ thành nguồn vốn tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng cho xã hội
Chức năng trung gian tín dụng được minh hoạ qua sơ đố sau:
Hình1: SƠ ĐỒ CHỨC NĂNG TRUNG GIAN TÍN DỤNG CỦA
Trang 19b) Trung gian thanh toán
Trong nền kinh tế ngân hàng thương mại đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua và người bán để hoàn tất các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau, đó là nội dung thuộc chức năng thanh toán của ngân hàng thương mại Chức năng này thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Mở tài khoản giao dịch cho khách hàng vay
- Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng - Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng
Chức năng trung gian thanh toán được thực hiện qua sơ đồ sau :
NHTM
c) Cung ứng dịch vụ ngân hàng
Bên cạnh chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận cho ngân hàng Ngân hàng thương mại còn đảm nhiệm việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng Các dịch vụ này bao gồm:
- Dịch vụ ngân quỹ và chuyển tiền nhanh quốc nội - Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh quốc tế
- Dich vụ uỷ thác ( bảo quản thu hộ, chi hộ, mua bán hộ ….) - Dịch vụ tư vấn, cung cấp thông tin…
Trang 202.1.2 Các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thượng mại là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất bao gồm ba hoạt động chính: huy động vốn, sử dụng vốn và hoạt động trung gian
2.1.2.1 Nghiệp vụ huy động vốn
Đây là nghiệp vụ hình thành nên các nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng bao gồm:
a) Vốn điều lệ và các quỹ
- Vốn điều lệ: là nguồn vốn ban đầu khi ngân hàng mới bắt đầu đi vào hoạt động và được ghi vào bản điều lệ của ngân hàng Vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo quy định của pháp luật Vốn điều lệ có thể được thay đổi theo xu hương tăng lên nhờ được cấp bổ sung hoặc phát hành cổ phiếu bổ sung hoặc được kết chuyển từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ Vốn điều lệ được sử dụng trước hết để xây dựng, mua sắm tài sản cố định, các phương tiện làm việc và quản lý
- Các quỹ của ngân hàng: được hình thành khi ngân hàng đã đi vào hoạt động, bao gồm các quỹ trích từ lãi ròng hàng năm của ngân hàng Ngoài ra cũng có các quỹ được hình thành bằng cách trích và tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng như: quỹ khấu hao cơ bản, sữa chữa tài sản, dự phòng để xử lý rủi ro…
- Việt Nam theo Quyết định số 297/1999/QĐ-NHNN 5 thì :
Vốn tự có của NHTM = Vốn điều lệ + Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
b) Vốn huy động
Đây là nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nó chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng thương mại Nguồn vốn huy động gồm có:
- Tiền gởi không kỳ hạn của khách hàng (được gọi là tiền gởi giao dịch, tiền gởi thanh toán )
- Tiền gởi có kỳ hạn của các tổ chức cá nhân - Tiền gởi tiết kiệm của dân cư
- Nguồn vốn huy động qua phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng, chứng chỉ tiền gởi
Trang 21c) Nguồn vốn đi vay
Trong trường hợp vốn tự có và vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu kinh doanh, ngân hàng có thể vay vốn của các chủ thể sau:
- Vay của Ngân hàng Nhà Nước
- Vay của các ngân hàng thương mại khác qua thị trường liên ngân hàng,
Hoạt động của ngân hàng nhằm mục đích kiếm lời, song cần phải đảm bảo an toàn để giữ vững lòng tin của khách hàng Muốn có được sự tin cậy về phía khách hàng, các ngân hàng thương mại không sử dụng toàn bộ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, mà phải dành một phần dự trữ thích hợp nhằm đáp ứng những nhu cầu sau:
- Thực hiện dự trữ bắt buộc theo quy định của ngân hàng Nhà nước - Thực hiện các lệnh rút tiền và thanh toán chuyển khoản của khách hàng - Chi trả các khoản tiền gởi đúng hạn, chi trả lãi
- Đáp úng nhu cầu vay vốn hợp lý trong ngày của khách hàng - Thực hiện các khoản chi tiêu hàng ngày tại ngân hàng
- Dự trữ của ngân hàng có thể tồn tại dưới hình thức tiền mặt, tiền gởi tại ngân hàng khác và các chứng khoán có tính thanh khoản cao
b) Cấp tín dụng (Credit)
Số nguồn vốn còn lại sau khi để dành một phần để trả các ngân hàng thương mại có thể dùng để cấp tín dụng cho các đơn vị tổ chức kinh tế Đây là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của ngân hàng thương mại, bao gồm cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh và các hình thức khác
c) Đầu tư
Khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai sau khoản mục cho vay, nó mang lại thu nhập lớn và đáng kể của ngân hàng thương mại Trong nghiệp vụ
Trang 22này, ngân hàng thương mại sử dụng các nguồn vốn ổn định để thực hiện các hình thức đầu tư nhằm kiếm lời và chia sẻ rủi ro với nghiệp vụ tín dung Bao gồm:
- Góp vốn liên doanh, mua cổ phần, mua cổ phần của các công ty, xí nghiệp và các tổ chức tín dụng khác
- Mua chứng khoán và các giấy tờ có giá để hưởng lợi tức và chênh lệch giá
- Sử dụng vốn cho các hình thức khác như: mua sắm thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, xây dựng hệ thống kho bãi
2.1.2.3 Hoạt đông trung gian
Những dịch vụ Ngân hàng ngày càng phát triển cho phép hỗ trợ đáng kể cho nghiệp vụ khai thác nguồn vốn, mở rộng các dịch vụ đầu tư, vừa tạo ra thu nhập cho Ngân hàng bằng các khoản tiền hoa hồng, lệ phí như:
- Dịch vụ ngân quỹ - Dịch vụ uỷ thác
- Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt cho khách hàng - Kinh doanh vàng bạc đá quý, ngoại tệ
- Mua bán hộ chứng khoán, phát hành hộ cổ phiếu, trái phiếu cho các công ty, xí nghiệp
- Tư vấn về tài chính đầu tư
2.1.3 Khái quát về phân tích hoạt động kinh doanh a) Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích kết quả kinh doanh là xem xét, đo lường quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh Khi một chiến lược mới được đưa vào thực hiện, nhà quản tri cần phải kiểm tra, phân tích để phát hiện những sai lệch so với kế hoạch, xác định nguyên nhân và đề ra biện pháp xử lý kịp thời, đúng lúc có hiệu quả Phân tích chính xác, khoa học là cơ sở để xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngân hàng, giúp ngân hàng củng cố được chỗ đứng của mình trên thị trường
Hai mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh là:
- Phát hiện các lĩnh vực kinh doanh có khả năng mang lại hiệu quả cao - Hạn chế tối thiểu các rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh tiền tệ
Trang 23Các ngân hàng tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh là nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận Họ không chỉ quan tâm đến lợi nhuận hiện tại mà còn để ý đến các khoản lợi nhuận trong tương lai Vì lợi nhuận là kết quả của toàn bộ quá trình kinh doanh, nên nó lại chi phối bởi rất nhiều yếu tố Hai yếu tố tác động trực tiếp đến lợi nhuận là các khoản thu nhập và chi phí kinh doanh Việc phân tích chi tiết các yếu tố này là một trong các việc làm quan trọng góp phần nâng cao lơi nhuận của ngân hàng
b) Đối tượng phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng là kết quả của hoạt động kinh doanh của đơn vị đó được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế Đối tượng phân tích có thể là kết quả kinh doanh của từng lĩnh vực hoạt động như: tình hình dự trữ, doanh số cho vay, số tiền huy động được,… hoặc là kết quả tổng hợp của quá trình kinh doanh như lợi nhuận
d) Vai trò phân tích hoạt động kinh doanh
Để trở thành một công cụ quan trọng của quá trình nhận thức và là cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh đúng đắn, phân tích hoạt đông kinh doanh có những vai trò cụ thể sau:
- Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó
- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh
- Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định
e) Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại không chỉ là vấn đề để phân tích chi phí phát sinh trong quá trình tiềm kiếm lợi nhuận của Ngân hàng, mà hơn thế nữa, nó giúp cho ngân hàng có thể hoạt động trong điều kiện ổn định và an toàn
Kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực hoạt đông có độ rủi ro lớn nhất Lợi nhuận và rủi ro là hai yếu tố song hành Các loại rủi ro bao trùm lên tất cả hoạt động của Ngân Hàng Ngày nay, trong điều kiên cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt
Trang 24hơn, vấn đề an toàn và ổn định trong kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng luôn được đặt lên hàng đầu Do đó, phân tích hoạt động kinh doanh giúp cho các nhà quản trị ngân hàng quản lý tốt hoạt động kinh doanh, có những thông tin cần thiết đề ra những quyết định sữa chữa, phát hiện kịp thời mặt mạnh, mặt yếu của đơn vị mình, điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu, lựa chọn một chiến lược kinh doanh phù hợp với khả năng cạnh tranh
2.1.4 Khái quát về thu nhập và chi phí lợi nhuận của Ngân Hàng
2.1.4.1 Thu nhập của ngân hàng
Hoạt động của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường là hoạt động kinh doanh với mục đích là lợi nhuận Muốn được lợi nhuận cao thì vấn đề then chốt là quản lý các khoản mục tài sản có, nhất là khoản mục cho vay và đầu tư, cùng các hoạt động cho vay khác
Các khoản thu nhập của ngân hàng bao gồm các khoản:
a) Thu về hoạt động tín dụng (thu lãi cho vay, thu lãi chiết khấu, phí cho thuê tài chánh, phí bão lãnh …)
b) Thu về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ (thu lãi tiền gởi, thu dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ …)
c) Thu từ các hoạt động khác như : - Thu lãi góp vốn, mua cổ phần - Thu về mua bán chứng khoán
- Thu về kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý - Thu về dịch vụ uỷ thác đại lý
- Thu về dịch vụ tư vấn
- Thu dịch vụ ngân hàng khác (bảo quản cho thuê két sắc, cầm đồ…) d) Các khoản thu khác bất thường
2.1.4.2 Chi phí kinh doanh của ngân hàng
a) Chi phí về hoạt động huy động vốn - Trả lãi tiền gởi
- Trả lãi tiền tiết kiệm - Trả lãi tiền vay
- Trả lãi kỳ phiếu, trái phiếu…
Trang 25b) Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ - Chi về dịch vụ thanh toán
- Chi về ngân quỹ (vận chuyển, kiểm đếm, bảo vệ, đóng gói …) - Cước phí bưu điện về mạng viễn thông
- Chi về dịch vụ khác c) Chi về các hoạt động khác
- Chi về mua bán chứng khoán
- Chi về kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc đá quý d) Chi nộp thuế các khoản phí, lệ phí …
e) Chi cho nhân viên
- Lương, phụ cấp cho cán bộ, nhân viên - Trang phục, bão hiểm lao động
- Bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bão hiểm y tế … - Trợ cấp khó khăn, trợ cấp thôi việc cho nhân viên - Chi về công tác xã hội
2.1.4.3 Lơi nhuận của ngân hàng thương mại
Lợi nhuận của ngân hàng thương mại bao gồm hai chỉ tiêu : Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu nhập – Tổng chi phí Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập
2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.1.5.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi lại nhanh hay chậm, phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tính
Dư nợ bình quân
+ DN quí II + DN quý III +
Trang 26luân chuyển của nó Đồng quay vốn tín dụng càng nhanh thì càng có hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng
b) Dư nợ / vốn huy động : (%)
Dư nợ Tỷ lệ dư nợ trên nguồn vốn huy động =
Tổng vốn huy động
Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động, tỷ lệ này quá lớn hay quá nhỏ điều không tốt, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100% thì cho thấy khả năng huy động của ngân hàng thấp, ngược lại thì cho thấy ngân hàng đã sử dụng vốn huy động chưa có hiệu quả
c) Tổng dư nợ / tổng tài sản (%)
Dư nợ
Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản = * 100(%) Tổng tài sản
Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản Ngoài ra, chỉ tiêu này còn giúp nhà phân tích xác định quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng
2.1.5.2 Các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận
a ) Lãi suất cận biên (%)
Thu nhập về lãi suất – Chi phí lãi suất
Lãi suất cận biên = * 100(%) Tổng tài sản có bình quân
Chỉ tiêu đo lường khả năng quản lý tài sản trong việc tạo ra lợi nhuận ròng và mức lãi ròng biên tế Mức lãi ròng được nhà quản lý ngân hàng quản lý chặt chẽ, bởi vì căn cứ vào đó có thể dự đoán được khả năng sinh lãi của ngân hàng Nếu được mức chênh lệch giữa thu nhập và chi phí bị nhỏ lại, thì dễ đạt được mức doanh lợi theo kế hoạch, ngân hàng hoặc phải tăng lợi tức bằng hoạt động kinh doanh hoặc phải giảm bớt các khoản chi tiêu
*100%
Trang 27b) Tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận = * 100(%) Doanh thu
Trong đó, tài sản có sinh lợi gồm các khoản: cho vay, đầu tư chứng khoán, tín phiếu kho bạc Tài sản có không sinh lời gồm các tài sản gửi tại ngân hàng Trung Ương, tiền mặt, ngoại tệ tài sản cố định
Chỉ tiêu này đánh giá hoạt động của ngân hàng tốt, xấu như thế nào so với năm trước, hoặc so với năm mong muốn của nhà quản lý ngân hàng
c) Hệ số sử dụng tài sản
Tổng thu nhập
Hệ số sử dụng tài sản = *100(%) Tổng tài sản
Chỉ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư một cách hợp lý và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng thương mại
d) Thu nhập ròng trên tài sản (ROA)
Thu nhập ròng
ROA = *100(%) Tài sản có
Chỉ tiêu này cho nhà phân tích thấy được khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản Nói cách khác, ROA giúp cho nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân càng cao, ngân hàng có cơ cấu tài sản có hợp lý, ngân hàng có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục tên tài sản trước những biến động của nền kinh tế Tuy nhiên, tỷ lệ này càng cao cũng thể hiện mức độ rủi ro càng cao vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận Vì vậy, việc so sánh ROA giữa các kỳ hạch toán có thể rút ra hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Trang 28
e) Thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Thu nhập ròng
ROE = *100(%) Vốn tự có
Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng của một đồng vốn tự có Nó cho biết lợi nhuận ròng mà các cổ đông có thể nhận được từ việc đầu tư vốn cuả mình Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn huy động quá lớn so với vốn tự có của ngân hàng Việc huy động quá nhiều có thể ảnh hưởng đến độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng Tài sản thanh khoản = Tiền dự trữ và thanh toán + CK ngắn hạn
Tỷ số này chỉ sự so sánh giữa số tiền cần thiết để thanh toán với nguồn vốn thực sự trong thanh toán Tỷ số này của ngân hàng cao chứng tỏ rủi ro của ngân hàng thấp và lợi nhuận thấp
Rủi ro thanh khoản phát sinh khi những người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền ở ngân hàng ngay lập tức
b) Rủi ro lãi suất
Tài sản nhạy cảm với lãi suất Rủi ro lãi suất =
Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất
Tài sản nhạy cảm lãi suất = CK ngắn hạn + Cho vay ngắn hạn Nguốn vốn nhạy cảm lãi suất = Tiền gởi không kỳ hạn + ngắn hạn
Tỷ số này chỉ sự so sánh giữa tài sản nhay cảm với lãi suất với nợ phải trả nhạy cảm với lãi suất Tỷ số này bằng 1 thì ngân hàng không có rủi ro lãi suất Tỷ số này lớn hơn 1 thì thu nhập của ngân hàng sẽ thấp hơn nếu lãi suất giảm và cao hơn nếu lãi suất tăng
Trang 29
c) Rủi ro tín dụng
Nợ quá hạn Rủi ro tín dụng =
Dư nợ bình quân
Tỷ số này cho biết rủi ro mà lãi hoặc gốc, hoặc cả gốc lẫn lãi sẽ không nhận được như hợp đồng tín dụng đã ký kết với khách hàng Tỷ số này càng lớn thì rủi ro càng cao
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp phục vụ cho việc phân tích được thu thập từ các báo cáo tài chính của phòng kế hoạch của Ngân hàng Mỹ Xuyên
Ngoài ra tài liệu còn được thu thập từ Internet, tạp chí Ngân hàng và một số sách tham khảo về Ngân hàng
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phân tích tình hình huy động, tình hình cho vay, tình hình thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng bằng phương pháp phân tích so sánh số tương đối, so sánh số tuyệt đối để thấy được sự biến động và tốc độ phát triển của vấn đề so với kỳ gốc Đồng thời bằng phương pháp thống kê mô tả, dùng biểu đồ, biểu bảng cho thấy được sự thay đổi của các số liệu cần phân tích
Sử dụng các tỉ số tài chính để đánh giá kết quả hoạt động và mức độ rủi ro của ngân hàng
Tổng hợp các vấn đề đã phân tích đưa ra kết luận và đề ra những biện pháp để phòng ngừa rủi ro và nâng cao lợi nhuận cho Ngân hàng
Trang 30
Chương 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP MỸ XUYÊN
3.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Mỹ Xuyên
3.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
3.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên là quỹ tín dụng Mỹ Xuyên được thành lập vào năm 1989, hoạt động theo quyết định thành lập và cấp phép của Ủy Ban Nhân Dân Thị Xã Long Xuyên Vượt qua thời kì biến động của nền kinh tế trong giai đoạn 1989-1990, Qũy tín dụng vẫn đứng vững và phát triển.Vào ngày 12-10-1992, Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh An Giang cấp giấy phép số 219/QĐUBND thành lập “Ngân Hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên”, với vốn điều lệ là 303 triệu đồng
Năm 2008, ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Mỹ Xuyên chính thức chuyển đổi thành NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MỸ XUYÊN
Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN MỸ XUYÊN Tên viết tắt: NGÂN HÀNG MỸ XUYÊN
Tên tiếng Anh: MY XUYEN COMMERCIAL JOINT STOCK BANK Tên viết tắt: MXBank
Email: mxbankag@hcm.vnn.vn mxb@mxbank.com.vn
-Tháng 5/2007, vốn điều lệ của ngân hàng Mỹ Xuyên là 500 tỉ đồng Mạng lưới hoạt động của ngân hàng phủ kín toàn tỉnh An Giang
Trang 31- Tính đến ngày 2/2/2009, ngân hàng đã có 1 Hội sở, 02 Chi nhánh và 11 Phòng Giao Dịch, 08 Quỹ Tiết Kiệm phủ khắp Tỉnh An Giang Trong tương lai sẽ tiếp tục phát triển mạng lưới khắp cả nước, đặc biệt phát triển khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Số lượng cán bộ nhân viên: 248 người * Ngân hàng hiện nay có 2 chi nhánh
1 Chi Nhánh Long Xuyên
- Địa chỉ: 248 Trần Hưng Đạo, P.Mỹ Xuyên, Tp Long Xuyên, An Giang - Điện thoại: Thị Thu 076.3841706 , 076-3843709 -Fax: 076.3841006 - Giám đốc: Bà Trần Dung
- Phó Giám đốc: Ông Phạm Chí Thanh
2 Chi nhánh Châu Đốc
- Địa chỉ: Trưng Nữ Vương - P Châu Phú B - Thị xã Châu Đốc - An Giang - Điện thoại: 076 3550484 - Fax: 076 3550485
- Giám đốc: Ông Nguyễn Tiến Nghĩa - P.Giám đốc: Ông Đỗ Vi Sơn
* Phòng giao dịch: 11 phòng
1 Phòng Giao Dịch Tân Châu
- Địa chỉ: 1+5C ấp Long Thạnh A - Thị trấn Tân Châu - Huyện Tân Châu - Điện thoại: 076 3533324 -Fax: 076 3533325
- Giám Đốc: Ông Trương Văn Hiệp
2 Phòng Giao Dịch Vĩnh An
- Địa chỉ: Khu Dân Cư Cầu Số 8 - Xã Vĩnh An - Huyện Châu Thành - An Giang
- Điện thoại: 076 3839433 - Fax: 076 3839565 Giám Đốc: Ông Trừ Hoài Nam
3 Phòng Giao Dịch Tri Tôn
- Địa chỉ: 31 Trần Hưng Đạo - Thị trấn Tri Tôn - Tỉnh An Giang - Điện thoại: 076 3772508 - Fax: 076 3772509
- Giám Đốc: Ông Phạm Văn Triệt Em
Trang 324 Phòng Giao Dịch Châu Phú
- Địa chỉ: Tổ 3 - Ấp Bình Hòa - Thị trấn Cái Dầu - Huyện Châu Phú - Tỉnh
An Giang
- Điện thoại: 076 3684079 - Fax: 076 3684080 - Giám Đốc: Ông Nguyễn Hoàng Minh
5 Phòng Giao Dịch Thoại Sơn
- Địa chỉ: 349 Nguyễn Huệ - Ấp Bắc Sơn -Thị trấn Núi Sập -Huyện Thoại Sơn - An Giang
- Điện thoại: 076 3712134 - Fax: 076 3712135 - Giám Đốc: Ông Nguyễn Ngọc Hồ
6 Phòng Giao Dịch Mỹ Luông
- Địa chỉ: 599 Tỉnh Lộ 942 - Ấp Thị 2 - TT Mỹ Luông - H Chợ Mới - An Giang
- Điện thoại: 076 3625465 - Fax: 076 3625458 - Giám Đốc: Ông Huỳnh Mạnh Cường
7 Phòng Giao Dịch Châu Thành
- Địa chỉ: 108 - Tổ 4 - Hòa Long 1 - Thị trấn An Châu - Huyện Châu Thành - An Giang
- Điện thoại: 076 3651900 - Fax: 076 3651901 - Giám Đốc: Ông Bùi Tấn Lành
8 Phòng Giao Dịch Phú Tân
- Địa chỉ: 781, QL 954, T.Trấn Phú Mỹ - Phú Tân - An Giang - Điện thoại: 076 3587512 - Fax: 076 3587513
- Giám Đốc: Ông Nguyễn Văn Gieo
9 Phòng Giao Dịch An Phú
- Địa chỉ: 592 Bạch Đằng, T.T An Phú - H An Phú - An Giang - Điện thoại: 076 3511956 - Fax: 076.3511957
- Giám Đốc: Ông Trần Ngọc Lợi
10 Phòng Giao Dịch Xuân Tô
- Địa chỉ: Số 502/10, Quốc Lộ 91, khóm Xuân Hòa, thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang
- Điện thoại: 076.3751535 ; Fax: 076.3751534
Trang 33- Giám Đốc: Ông Lê Hữu Lộc
11 Phòng giao dịch Mỹ Bình
- Đc: 86 Trần Hưng Đạo, P Mỹ Bình, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang - Đt: 076.3957133 ; Fax: 076.3957144
- Giám đốc: Ông Huỳnh Minh Hoàng
* 8 quỹ tiết kiệm
1 Quỹ Tiết Kiệm Óc Eo
- Địa chỉ: Ấp Tân Hiệp A, Thị trấn Óc Eo, Huyện Thoại Sơn, An Giang - Điện thoại : 076 373 82 82 -Fax: 076 372 82 89
- Trưởng quỹ: Ông Mai Thành Lễ
2 Quỹ Tiết Kiệm Ba Chúc
- Địa chỉ: 249 tỉnh lộ 955B - Thị trấn Ba Chúc – Tri Tôn – An Giang - Điện thoại: 076 3781 444 - Fax: 076 3781 440
- Trưởng quỹ: Ông Trần Thần Long
3 Quỹ Tiết Kiệm Chợ Vàm
- Địa Chỉ: Ấp Phú Xương - Thị Trấn Chợ Vàm – Phú Tân – An Giang - Điện Thoại: 076 3589 744 - Fax: 076 3589 745
- Trưởng quỹ: Ông Nguyễn Văn Tuấn
4 Quỹ Tiết Kiệm Bình Hòa
- Địa chỉ: tổ 33, ấp Phú Hòa, xã Bình Hòa, h.Châu Thành, tỉnh An Giang - Điện thoại: 076.3666822 ; Fax: 076.3666822
- Trưởng Quỹ: Ông Trần Anh Hiền
5 Quỹ Tiết Kiệm Chợ Mới
- Địa chỉ: 40 Lê Lợi, Thị trấn Chợ Mới, h.Chợ Mới, tỉnh An Giang - Điện thoại: 076.3611109 ; Fax: 076.3611108
- Trưởng Quỹ: Ông Trương Ngọc Minh
6 Quỹ Tiết Kiệm Vàm Cống
- Địa chỉ: Số 12/52 Quốc lộ 91, phường Mỹ Thạnh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang
- Điện thoại: 076.3930209 ; Fax: 076.3930210
Trang 34-Trưởng Quỹ: Bà Võ Thị Ngọc Mẫn
7 Quỹ Tiết Kiệm Cần Đăng
- Đc: Tổ 14, ấp Cần Thạnh, xã Cần Đăng, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - Đt: 076.3668291 ; Fax: 076.3668292
- Trưởng quỹ: Ông Nguyễn Văn Tường
8 Quỹ Tiết Kiệm Phú Hòa
- Đc: 160/7 tỉnh lộ 943, ấp Phú Hữu, thị trấn Phú Hoà, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang
- Đt: 076.3721746 ; Fax: 076.3721747 - Trưởng quỹ: Ông Nguyễn Văn Sơn
Trang 353.1.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của ngân hàng
Trang 363.1.1.2.2 Chức năng cuả từng bộ phận
a) Hội Đồng quản trị
- Hoạch định chiến lược, mục tiêu, giám sát hoạt động của bộ máy điều hành
- Phê duyệt phương án hoạt động kinh doanh do Tổng Giám Đốc đề nghị - Quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của ngân hàng
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại Hội cổ đông về kết quả kinh doanh, cũng như những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ và vi phạm pháp luật gây hại cho ngân hàng
b) Ban Kiểm Soát
- Kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần Mỹ Xuyên, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm tra nội bộ của ngân hàng Mỹ Xuyên
- Thẩm định báo cáo tài chính và kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính của ngân hàng Mỹ Xuyên khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của Đại Hội cổ đông
- Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động kinh doanh, tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội cổ đông
e) Ban Tổng Giám Đốc
- Điều hành hoạt động ngân hàng Mỹ Xuyên là Tổng Giám Đốc, giúp việc cho Tổng Giám Đốc có một số Phó Tổng Giám Đốc, kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ
- Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hằng ngày của ngân hàng Mỹ Xuyên
- Tổng giám đốc trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ các hoạt động của các phòng ban trong ngân hàng Mỹ Xuyên
- Phó tổng giám đốc có trách nhiệm hổ trợ cùng tổng giám đốc trong việc điều hành mọi hoạt động chung của ngân hàng
Trang 37f) Khối kinh doanh
- Lập kế hoạch kinh doanh, triển khai thực hiện về kế hoạch và chịu trách nhiệm về kinh doanh
- Nghiên cứu phát triển, quản lý sản phẩm, tổ chức quảng bá những sản
- Triển khai hoạt động đầu tư (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) của ngân hàng một cách an toàn và hiệu quả
- Nghiên cứu thực hiện các nghiệp vụ các nghiệp vụ tín dụng cho vay theo đúng quy định của ngân hàng thể lệ của Nhà Nước
- Tham mưu cho Ban Tổng giám đốc trong việc xây dựng tín dụng cho từng đối tượng cụ thể Trực tiếp theo dõi các khoản nợ của khách hàng trong suốt thời gian vay, kể từ khi giải ngân cho đến khi thu hồi nợ vay
- Theo dõi đôn đốc việc trả nợ theo sự phân công của Ban Tổng giám đốc
g) Khối Giám Sát Quản Lý
- Quản lý và kiểm soát mọi mảng rủi ro liên quan đến hoạt động rủi ro của ngân hàng, bao gồm: rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro hối đoái…Phát triển chính sách quản lý rủi ro bao trùm mọi lĩnh vực rủi ro của ngân hàng, thiết lập một đơn vị quản trị mọi rủi ro trên toàn hệ thống với vai trò và trách nhiệm rõ ràng Xây dựng kỉ năng phân tích rủi ro cần thiết , chuẩn bị cơ sở để sử dụng các thước đo hoạt động, điều chỉnh theo rủi ro, thiết lập những tiêu chí thống nhất về độ rủi ro có thể chấp nhận và tỉ lệ mục tiêu ngân hàng cần đạt được
- Tư vấn về luật cho các qui chế, quy định, các hoạt động kinh tế
- Đại diện pháp lý của ngân hàng trong mọi vấn đề liên quan đến tranh chấp, kiện tụng…
Trang 38h) Khối hỗ trợ nghiệp vụ
- Tổng hợp các số liệu cua các phòng ban riêng lẽ,của toàn bộ ngân hàng để lập bản cân đối tiên tệ hằng ngày, hàng tháng, hàng quý, báo cáo quyết toán hàng năm
- Báo cáo thống kê phân tích số liệu tham mưu cho ban tổng giám đốc,về các vấn đề lãi suất tín dụng Có trách nhiệm kiểm soát khối lượng thương mại,ngân phiếu thanh toán, phụ trách thanh toán liên ngân hàng, tài vụ,…Theo dõi thường xuyên các khoản giao dịch của khách hàng, kiểm tra các chứng từ, khi có phát sinh, thông báo về thu nợ và trả nợ tiền gửi khách hàng
- Quản lý các tài sản cầm cố, thế chấp các tổ chức cá nhân và doanh nghiệp
g) Khối tổ chức - công nghệ và chiến lược
- Phòng tổ chức hành chính nhân sự và đào tạo: thực hiện toàn bộ các
công tác về hành chính của ngân hàng như: quản lý lao động, kế hoạch văn phòng phẩm
+ Phụ trách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho toàn bộ công nhân viên ngân hàng
+ Phụ trách lương, xếp khen thưởng, thực hiện các chức năng như kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ của nhà nước
- Phòng công nghệ thông tin: thường xuyên kiểm tra công tác sử dụng và
bảo quản máy vi tính trong toàn cơ quan, hướng dẫn sử dụng máy đúng theo thao tác kỷ thuật, thường xuyên kiểm tra việc chấp hành quy định sử dụng máy trong toàn đơn vị
+ Đảm bảo tuyệt đối bí mật thông tin số liệu của ngân hàng, thực hiện các báo cáo và chương trình theo yêu cầu của Luật định
+ Thực hiện cải tiến các chương trình phục vụ công tác quản lý chuyên môn của các bộ phận theo chỉ định của Ban Tổng giám đốc
+ Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển phần mền hổ trợ cho công tác quản lý Huấn luyện cho cán bộ nhân viên sử dụng máy vi tính, biết khai thác chương trình phục vụ nhu cầu báo cáo, thông kê tại các bộ phận nghiệp vụ
- Phòng kế hoạch nghiên cứu tổng hợp: xây dựng kế hoạch tài chính hằng
năm, khảo sát theo dõi dòng sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng phục vụ Theo