Phân tích tình hình chi phí của Ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Mỹ Xuyên An Giang (Trang 56)

Trong kinh doanh muốn đạt đƣợc lợi nhuận thì tất yếu ta phải bỏ ra chi phí nhƣng chi phí đó phải ở mức độ sao cho nhỏ hơn thu nhập thì mới có lời.

Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên

Bảng 4 : TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006-2008)

ĐVT: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.Chi lãi và các khoản chi tƣơng tự

23.292 67,9 57.639 72,9 136.151 74,6 34.347 147,5 78.512 16,2

- Chi trả lãi tiền gửi 14.372 61,7 38.426 66,7 90.767 66,7 24.053 167,4 52.341 136,2 - Chi trả lãi tiền vay 8.919 36,2 19.213 33,3 45.383 33,3 10.293 115,4 26.170 136,2

2. Chi dịch vụ thanh toán và Ngân quỹ

61 0,17 73 0,2 212 0,2 12 20,7 138 187,2 3. Chi hoạt động 10.574 30,7 20.626 26,1 44.700 24,5 10.052 95 24.074 116,7 4.Chi hoạt động khác 484 1,5 686 0,8 1.356 0,7 202 41,7 660 97,6 Tổng 34.412 100 79.053 100 182.420 100 44.641 129,7 103.367 130,7 (Nguồn: Phòng Kế Hoạch)

Qua bảng số liệu ta thấy tổng chi phí hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng tăng. Cụ thể năm 2006 là 34.412 triệu đồng, năm 2007 đạt 79.053 triệu đồng, tăng 44.641 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 129,7% so với năm 2006, đến năm 2008 là 182.420 triệu đồng, tăng 103.367 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 130,7% so với năm 2007. Do trong những năm qua Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên đã thực hiện mục tiêu mở rộng và nâng cao hơn nữa vị thế của Ngân hàng trên địa bàn bằng việc mở rộng quy mô hoạt động, tăng dần các loại hình dịch vụ cũng nhƣ việc gia tăng vốn huy động nhằm đáp ứng cho nhu cầu sử dụng vốn nên làm cho phí của Ngân hàng tăng qua các năm .Trong đó

- Chi trả lãi và các khoản chi phí tƣơng tự:

Đây là một trong những chi phí chủ yếu của Ngân hàng, do đó nó chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn trong tổng chi phí. Năm 2006 chi tra tiền lãi và các khoản chi tƣơng tự chiếm 67,9%, năm 2007 chiếm 72,9%, đến năm 2008 chiếm 74,6%. Do nguồn vốn huy động là yếu tố quyết định khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng mà nhu cầu vốn ngày càng cao nên vốn huy động tăng, do đó khoản chi trả lãi chiếm tỷ trọng lớn là đều tất yếu.

Trong những năm qua hoạt động huy động vốn của ngân hàng đƣợc mở rộng làm cho khoản chi từ hoạt động này qua 3 năm đều tăng. Năm 2006 là 23.292 triệu đồng, năm 2007 đạt 57.639 triệu đồng, tăng 34.347 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 147,46% và đến năm 2008 là 136.151 triệu đồng, tăng 78.512 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 136.21% so với năm 2007. Ngoài ra, trong năm Ngân hàng còn thực hiện chính sách khuyến khích gởi tiền tiết kiệm,… Nên số huy động ngày càng nhiều, do đó việc chi trả lãi tăng qua các năm. Đồng thời do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn nên Ngân hàng tăng lãi suất huy động lên nhằm thu hút nguồn vốn huy động cho Ngân hàng .

- Chi dịch vụ thanh toán ngân quỹ :

Khoản chi này chủ yếu là chi vào việc phục vụ các dịch vụ cho khách hàng và chi cho việc quản lý kho quỹ trong Ngân hàng nên chiếm tỷ trọng thấp trong tổng chi. Cụ thể, năm 2006 chiếm 0,17%, năm 2007 chiếm 0,2%, năm 2008 vẫn chiếm 0,2%. Do yếu tố cạnh tranh ngày một gay gắt về sản phẩm dịch vụ giữa các Ngân hàng trên địa bàn nên nguồn thu từ nguồn này của Ngân hàng còn

khiêm tốn, thu chủ yếu vẫn từ dịch vụ chuyển tiền nên chi phí phát sinh không lớn so với các khoản chi khác.

Mặc dù khoản chi này chiếm tỷ trọng thấp nhƣng qua các năm khoản chi này vẫn tăng lên liên tục. Năm 2006 là 61 triệu đồng, sang năm 2007 đạt 73 triệu đồng, tăng 12 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 20,69 %. Năm 2008 lên đến 212 triệu. đồng, tăng 138 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 187,2% so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho chi phí này tăng là do các giao dịch của Ngân hàng tăng lên là do có thêm nhiều loại hình giao dịch mới nên chi phí phục vụ cho công tác giao dich cũng tăng theo.

- Chi về hoạt động quản lý :

Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng đòi hỏi sự đóng góp của các nhà quản trị Ngân hàng do đó khoản chi này cũng chiếm tỷ trọng tƣơng đối trong tổng chi phí. Năm 2006 là 30,7% năm 2007 chiếm 26,1%, năm 2008 khoản chi này chiếm 24,5% trong tổng chi phí.

Tổng chi phí của Ngân hàng tăng một phần là do khoản chi về lĩnh vực này tăng. Cụ thể, năm 2006 là 10.574 triệu đồng, năm 2007 đạt 20.626 triệu đồng, tăng 10.052 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 95 %. Năm 2008 là 44.700 triệu đồng, tăng 24.074 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 116,7% so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho chi phí này tăng là do quy mô hoạt động của Ngân hàng mở rộng nên bộ máy quản lý của Ngân hàng cũng trở nên quy mô hơn để đảm bảo cho công tác chỉ đao đƣợc hiệu quả.

- Chi hoạt động khác:

Ngoài những khoản chi trên thì còn có một số khoản chi khác cũng góp phần làm cho tổng chi phí tăng, khoản chi này bao gồm một số khoản chi nhƣ: chi cho khấu hao tài sản cố định, chi dự phòng, chi cho quản cáo, tiếp thị ,.. Năm 2006 chiếm 1,5%, sang năm 2007 chiếm 0,8%, năm 2008 chiếm 0,7%.

Doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên nên khoản trích dự phòng rủi ro tăng, do đó làm phát sinh chi phí dẫn đến khoản chi khác cũng tăng qua các năm. Năm 2006 là 484 triệu đồng, năm 2007 là 686 triệu đồng, tăng 202 triệu đồng, hay tăng 41,72 %. Năm 2008 chi phí này là 1.356 triệu đồng, tăng 669 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 97,57% so với năm 2007. Bên cạnh đó để phát triển thƣơng hiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ, Ngân hàng phải sử dụng một số khoản chi phí

tƣơng đối lớn phục vụ cho công tác quảng cáo, tiếp thị đƣa sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đến ngƣời sử dụng nên cũng làm cho chi phí này tăng lên.

3.2.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận.

Bất kỳ một đơn vị kinh tế nào khi đi vào hoạt động thì đều muốn có lợi nhuận, trang thiết bị hiện đại, điều kiện việc làm của cán bộ không ngừng cải thiện,… Lợi nhuận là yếu tố cuối cùng mà tất cả các đơn vị kinh tế đều phải kỳ vọng, là đoàn bẩy quan trọng khuyến khích cán bộ nhân viên và lãnh đạo phải nổ lực phấn đấu để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các đơn vị, lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng cao. Phân tích lợi nhuận của Ngân hàng để biết đƣợc tình hình hoạt động của Ngân hàng, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Sau đây là tình hình lợi nhuận của Ngân hàng qua 3 năm nhƣ sau:

Bảng 5:TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG ( 2006-2008)

ĐVT: Triệu đồng Khoản mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 48.688 149.132 271.030 100.444 206,3 121.898 81,7 Chi phí 34.412 79.053 182.420 44.641 129,7 103.367 130,7 Lợi nhuận 14.276 70.079 88.610 55.803 390,9 18.531 26,4 (Nguồn: Phòng Kế Hoạch)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng chi phí qua 3 năm đều tăng nhƣng tốc độ tăng của thu nhập cao hơn tốc độ tăng của chi phí nên lợi nhuận của Ngân hàng cũng vì thế mà tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể lợi nhuận của Ngân hàng năm 2006 là 14.276 triệu đồng, năm 2007 là 70.079 triệu đồng, tăng 55.803 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 390,9% so với năm 2006, sang năm 2008 lợi nhuận của Ngân hàng tiếp tục tăng đạt 88.610 triệu đồng, tăng 18.531 triệu đồng, tƣơng ứng tăng 26,4% so với năm 2007.

Sỡ dĩ lợi nhuận của Ngân hàng tăng qua các năm là do Ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng, thể hiện qua doanh số cho vay tăng lên qua các năm nên nguồn thu từ lãi cho vay tăng. Bên cạnh đó, khoản thu từ kinh doanh ngoại hối và thu từ các dịch vụ khác cũng tăng lên đáng kể là do Ngân hàng đã đẩy

Ngân hàng bão lãnh cho vay tăng lên. Ngoài ra, tổng thu nhập tăng còn có sự góp phần của sự tăng lên của các khoản thu nhập bất thƣờng mà tiêu biểu là khoản thu từ nợ xử lý rủi ro.

Tƣơng ứng với sự tăng lên của doanh thu thì chi phí của Ngân hàng cũng tăng mà chủ yếu là chi phí cho trả lãi tiền vay và trả lãi tiền gởi tăng do sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng trên địa bàn nên Ngân hàng đã tăng lãi suất huy động nhằm thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn từ khách hàng. Đồng thời việc sữa chữa trang thiết bị xây dựng cơ bản trong những năm này cũng tăng lên đáng kể nên khoản chi về tài sản, tăng. Bên cạnh đó, khoản chi phí cho nhân viên cũng tăng do Ngân hàng mở rộng mạng lƣới hoạt động .

Mặc dù qua các năm tổng chi phí của Ngân hàng tăng nhƣng tốc độ tăng của chi phí vẫn chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu nên lợi nhuận của Ngân hàng qua các năm đều tăng. Ngoài ra, Ngân hàng đƣa ra những chính sách ƣu đãi khuyến khích mọi đối tƣợng khách hàng nên đã thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến giao dịch, đặt biệt là những khách hàng lớn có uy tín, hoạt động kinh doanh có hiệu quả đồng thời cũng đƣa ra chính sách hợp lý nên đã giữ đƣợc chân khách hàng truyền thống. Chính điều này đã góp phần làm cho lợi nhuận của Ngân hàng tăng lên qua 3 năm.

3.2.3. Phân tích các tỉ số đo lƣờng hiệu quả lợi nhuận và rủi ro

3.2.3.1. Phân tích các tỷ số đo lƣờng hiệu quả lợi nhuận

Bảng 6 : CÁC TỶ SỐ ĐO LƢỜNG LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 – 2008)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1. Lãi suất biên tế 2,91 3,13 3,00

2. Tỷ suất lợi nhuận 17,59 33,97 24,53

3. Hệ số sử dụng tài sản 156,3 60,7 47,5

4.TNR/ Tài sản (ROA) 3,29 4,41 3,95

5.TNR/ Tài sản (ROE) 29,90 12,73 12,92

(Nguồn: Phòng Kế Hoạch ) a) Lãi suất biên tế

Tỷ số này phản ánh hiệu quả đầu tƣ của tài sản sinh lời có nghĩa là trong một đồng tài sản sinh lời đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên cho thấy chỉ số này biến đổi tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2006 mức lãi biên tế Ngân hàng là 2,91% có nghĩ là cứ 100 đồng tài sản đem đầu tƣ thì có 2,91 đồng lợi nhuận. Năm 2007 mức lãi biên tế Ngân hàng đạt đƣơc 3,13%. Do trong năm này, Ngân Hàng Mỹ xuyên thu lãi từ tiền vay tăng lên nhiều. Đến năm 2008 mức lãi này giảm xuống còn 3%. Tuy nhiên Ngân hàng cần chú ý đến việc tăng lãi suất biên tế vì lãi suất biên tế tăng cũng đồng nghĩa với việc tăng rủi ro lãi suất cho Ngân hàng

b) Tỷ suất lợi nhuận

Chỉ số này cho biết hiệu quả của một đồng doanh thu cũng nhƣ phản ánh khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ số này thay đổi không đều qua 3 năm. Năm 2006 là 17,59%, năm 2007 là 33,97%, đến năm 2008 là 24,53%. Năm 2007 tỷ suất lợi nhuận có tăng so với năm 2006 là do trong năm nay tuy thu nhập từ hoạt động tín dụng có tăng nhiều so với năm 2006 nhƣng chi phí cho các khoản huy động cũng tăng nên tỷ suất lợi nhuận giảm. đến năm 2008 tỷ số này giảm trở lại là do ngoài nguồn thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng, các nguồn thu khác của Ngân hàng cũng tăng. Bên cạnh đó, các tốc độ tăng của các chi phí thấp hơn tốc độ tăng cuả doanh thu nên tỷ suất này tăng lên. Để nâng cao hơn nữa hoạt động kinh doanh của Ngân

này vì chỉ số này càng cao thì hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hang đƣợc đánh giá càng tốt

c) Hệ số sử dung tài sản

Chỉ số này đo lƣờng sự luân chuyển của tài sản Có. Đây là một chỉ tiêu để đánh giá các nhà quản lí Ngân hàng đã sử dụng tài sản của mình nhƣ thế nào. Năm 2006 chỉ tiêu này là 156,3%, năm 2007 là 60,7% và 2008 là 47,5%. Nhìn chung chỉ của Ngân hàng qua 3 năm đều cao và tƣơng đối ổn định thể hiên khả năng sử dụng tài sản của Ngân hàng cao chứng tỏ Ngân hàng đã cố gắng thực hiện tốt công tác quản lí các tài sản Có để ngày một nâng cao thu nhập cho Ngân hàng.

d) TNR/ tổng tài sản (ROA)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng bao quát của Ngân hàng trong việc tao ra thu nhập từ tài sản hay nó phản ánh mức độ sinh lời của một đồng tài sản qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiêu này của Ngân hàng là tƣơng đối cao và biến động ổn định qua các năm. Năm 2006 3,29% tức là 100 đồng trong tài sản tạo ra 3,29 đồng lợi nhuận, năm 2007 chỉ tiêu này là 4,41% và năm 2008 là 3,95% tỷ số này của Ngân hàng cao chứng tỏ Ngân hàng đã nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản Có và có cơ cấu sử dụng tài sản Có hợp lí, Ngân hàng có sự đều động linh hoạt giữa các hạn mục trên tài sản. Do đó để tỷ lệ sinh lời ngày càng tăng Ngân hàng cần có biện pháp giảm chi phí để năng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng.

e) TNR/vốn tự có (ROE)

Chỉ số này phản ánh mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu qua bảng số liệu cho thấy chỉ tiêu này tăng dần qua năm. Năm 2006 là 29,90% tức là trong 100 đồng chủ sở hữu tao ra dƣợc 29,90 đồng lợi nhuận. Năm 2007 là 12,73% giảm 17,17% so với năm 2006. Năm 2008 là 12,92% tăng 0,19% so với năm 2007 khả năng tạo ra lợi nhuận trên vốn tự Có tăng qua các năm chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng cao. Tuy nhiên Ngân hàng phải luôn nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình để tạo ra lợi nhuận ngày càng cao từ đó có thể trích lập quỹ gia tăng vốn tự có của Ngân hàng để dành thế chủ đông trong kinh doanh

3.2.3.2. Phân tích các tỷ số đo lƣờng rủi ro:

Bảng 7: CÁC TỶ SỐ ĐO LƢỜNG RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2006 –2008)

ĐVT: %

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

1.Rủi ro thanh khoản 7,09 6,8 3,66

2.Rủi ro lãi suất 2,35 3,53 3,03

3.Rủi ro tín dụng 0,52 1,1 0,8

(Nguồn: Phòng Kế Hoạch) a) Rủi ro thanh khoản

Tỷ số này phản ánh số tiền cần thiết để thanh toán với nguồn vốn thực sự trong thanh toán. Qua bảng số liệu ta thấy tỷ số này của Ngân hàng là khá cao và tƣơng đối ổn định qua các năm. Năm 2006 là 2,35%, năm 2007 là 3,53% và năm 2008 là 3,03%. Tỷ số này cao chứng tỏ khả năng thanh khoản của Ngân hàng là rất tốt. Có đƣợc kết quả trên là do Ngân hàng đã có chính sách chú trọng đầu tƣ vào lĩnh vực có sinh lời cao hơn, do đó làm thu nhập của ngân hàng tăng. Nhƣ chúng ta đã biết thanh khoản là yếu tố quan tâm hàng đầu của Ngân hàng, nếu không đáp ứng đƣợc nhu cầu thanh khoản thì nguy cơ phá sản là rất cao. Trong trƣờng hợp này Ngân hàng có sự cân đối trong việc giữ đƣợc an toàn cao, mức độ rủi ro thấp mà hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vẫn có lời.

b) Rủi ro lãi suất

Tỷ số này chỉ sự so sánh giữa tài sản nhạy cảm với lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất. Qua bảng số liệu cho thấy tỷ số này của Ngân hàng đang ở mức cao. Cụ thể, năm 2006 là 2,35%, năm 2007 là 3,53%, năm 2008 là 3,03%. Do trong những năm gần đây Ngân hàng luôn tăng lãi suất huy động để cạnh

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Mỹ Xuyên An Giang (Trang 56)