Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Mỹ Xuyên An Giang (Trang 25 - 28)

2.1.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh

a) Vòng quay vốn tín dụng ( vòng)

Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng =

Trong đó

Dƣ nợ đầu năm Dƣ nợ c DN cuối năm 2 2

Dƣ nợ bình quân =

4

Đây là chỉ tiêu đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi lại nhanh hay chậm, phản ánh hiệu quả của đồng vốn tín dụng thông qua tính

Dƣ nợ bình quân

luân chuyển của nó . Đồng quay vốn tín dụng càng nhanh thì càng có hiệu quả và đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng

b) Dƣ nợ / vốn huy động : (%)

Dƣ nợ Tỷ lệ dƣ nợ trên nguồn vốn huy động =

Tổng vốn huy động

Tỷ lệ này phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động, tỷ lệ này quá lớn hay quá nhỏ điều không tốt, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100% thì cho thấy khả năng huy động của ngân hàng thấp, ngƣợc lại thì cho thấy ngân hàng đã sử dụng vốn huy động chƣa có hiệu quả.

c) Tổng dƣ nợ / tổng tài sản (%)

Dƣ nợ

Tỷ lệ dƣ nợ trên tổng tài sản = * 100(%) Tổng tài sản

Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn giúp nhà phân tích xác định quy mô hoạt động kinh doanh của ngân hàng

2.1.5.2. Các chỉ tiêu đo lƣờng lợi nhuận

a ) Lãi suất cận biên (%)

Thu nhập về lãi suất – Chi phí lãi suất

Lãi suất cận biên = * 100(%) Tổng tài sản có bình quân

Chỉ tiêu đo lƣờng khả năng quản lý tài sản trong việc tạo ra lợi nhuận ròng và mức lãi ròng biên tế . Mức lãi ròng đƣợc nhà quản lý ngân hàng quản lý chặt chẽ, bởi vì căn cứ vào đó có thể dự đoán đƣợc khả năng sinh lãi của ngân hàng. Nếu đƣợc mức chênh lệch giữa thu nhập và chi phí bị nhỏ lại, thì dễ đạt đƣợc mức doanh lợi theo kế hoạch, ngân hàng hoặc phải tăng lợi tức bằng hoạt động kinh doanh hoặc phải giảm bớt các khoản chi tiêu.

b) Tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận ròng

Tỷ suất lợi nhuận = * 100(%) Doanh thu

Trong đó, tài sản có sinh lợi gồm các khoản: cho vay, đầu tƣ chứng khoán, tín phiếu kho bạc. Tài sản có không sinh lời gồm các tài sản gửi tại ngân hàng Trung Ƣơng, tiền mặt, ngoại tệ tài sản cố định.

Chỉ tiêu này đánh giá hoạt động của ngân hàng tốt, xấu nhƣ thế nào so với năm trƣớc, hoặc so với năm mong muốn của nhà quản lý ngân hàng.

c) Hệ số sử dụng tài sản

Tổng thu nhập

Hệ số sử dụng tài sản = *100(%) Tổng tài sản

Chỉ số này đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng, chỉ số này cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tƣ một cách hợp lý và hiệu quả tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại.

d) Thu nhập ròng trên tài sản (ROA)

Thu nhập ròng

ROA = *100(%) Tài sản có

Chỉ tiêu này cho nhà phân tích thấy đƣợc khả năng bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản. Nói cách khác, ROA giúp cho nhà phân tích xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản. ROA càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của ngân càng cao, ngân hàng có cơ cấu tài sản có hợp lý, ngân hàng có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục tên tài sản trƣớc những biến động của nền kinh tế. Tuy nhiên, tỷ lệ này càng cao cũng thể hiện mức độ rủi ro càng cao vì rủi ro luôn song hành với lợi nhuận. Vì vậy, việc so sánh ROA giữa các kỳ hạch toán có thể rút ra hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

e) Thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Thu nhập ròng

ROE = *100(%) Vốn tự có

Chỉ tiêu này đo lƣờng hiệu quả sử dụng của một đồng vốn tự có. Nó cho biết lợi nhuận ròng mà các cổ đông có thể nhận đƣợc từ việc đầu tƣ vốn cuả mình. Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn huy động quá lớn so với vốn tự có của ngân hàng. Việc huy động quá nhiều có thể ảnh hƣởng đến độ an toàn trong kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp về hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Mỹ Xuyên An Giang (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)