1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn phương pháp xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học địa lí

51 3,2K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 1,27 MB

Nội dung

SÁNG KIẾNPHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH VÀ TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔNTRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.. Khả năng khai thác

Trang 1

SÁNG KIẾNPHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH VÀ TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN

TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

và đào tạo xác định mục tiêu tổng quát của đổi mới là phát triển con người Việt Nam pháttriển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu tổ quốc,hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo

để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả Xây dựng nền giáo dục mở, thực học,thực nghiệp, dạy tốt, học tốt; có cơ cấu và phương thức hợp lí, gắn với xây dựng xã hội họctập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; hệ thống giáo dục được chuẩn hóa, hiện đạihóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa vàmang đậm bản sắc dân tộc… hướng tới mục tiêu đó cần phải đổi mới đồng bộ về mục tiêugiáo dục và chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục Trong những năm qua, phần lớngiáo viên đã được tiếp cận với các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực Các thuật ngữnhư phương pháp dạy học tích cực, dạy học dựa trên dự án, dạy học giải quyết vấn đề, các

kỹ thuật dạy học kỹ thuật như: động não, khăn trải bàn, bản đồ tư duy, bể cá không còn xa

lạ với đông đảo giáo viên hiện nay Tuy nhiên, việc nắm vững và vận chúng còn hết sức hạnchế có khi còn máy móc lạm dụng Cũng chính vì thế giáo viên vẫn chủ yếu lệ thuộc vàotiến trình các bài học được trình bày trong sách giáo khoa, chưa “dám” chủ động trong việcthiết kế tiến trình xây dựng kiến thức phù hợp với phương pháp và kỹ thuật dạy học tíchcực Khả năng khai thác sử dụng thiết bị dạy học và tài liệu bổ trợ trong quá trình tổ chứccác hoạt động dạy học trên lớp và tự học ở nhà của học sinh còn hạn chế, kém hiệu quả.Chưa tích hợp được kiến thức liên môn trong dạy học Phần lớn giáo viên, những người cómong muốn sử dụng phương pháp dạy học mới đều lúng túng và tỏ ra lo sợ rằng sẽ bị “cháygiáo án” do học sinh không hoàn thành các hoạt động được giao trong giờ học Chính vìvậy, mặc dù có cố gắng nhưng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hiện naychưa thực sự tổ chức được các hoạt động nhận thức tích cực sáng tạo và bồi dưỡng phươngpháp tự học cho học sinh; việc tăng cường hoạt động học tập cá thể và học tập hợp tác cònhạn chế Việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện theo bài/tiết trong sách giáo khoa

Trang 2

Trong phạm vi một tiết học, không đủ thời gian cho đầy đủ các hoạt động học của học củahọc theo tiến trình sư phạm của một phương pháp dạy học tích cực, dẫn đến nếu sử dụngphương pháp dạy học tích cực đó thì cũng mang tính hình thức, đôi khi còn máy móc kémhiệu quả, chưa thực sự phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh, khả năng vậndụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tế còn yếu; hiệu quả khai thác cácphương tiện dạy học và tài liệu bổ trợ theo phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế.Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, cần phải chủ động sáng tạo xây dựng nội dung dạyhọc phù hợp với các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực Thay cho việc dạy học đangđược thực hiện theo từng bài trên tiết trong sách giáo khoa như hiện nay, căn cứ vào chươngtrình và sách giáo khoa hiện hành, giáo viên có thể lựa chọn nội dung để xây dựng cácchuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiệnthực tế của nhà trường Đó chính là lí do cấp thiết khiến chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài

“Phương pháp xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học Địa lí”

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Việc nghiên cứu và thử nghiệm để thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dụctiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việchọc sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học

Đáp ứng việc đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; pháthuy tính tích cực; chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học và đổimới chương trình sách giáo khoa

Với mục đích là trang bị và hình thành cho học sinh những kĩ năng tự học, tự sángtạo và chuyển hình thức học từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng,chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng côngnghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học

Đề tài có thể áp dụng hoặc làm tài liệu tham khảo cho giáo viên trong việc giảng dạymôn Địa lí

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Là giáo viên và học sinh trường THPT Nho Quan A

Đề tài đã được nghiên cứu và thực nghiệm thông qua quá trình giảng dạy trong nămhọc 2014 – 2015 tại trường THPT Nho Quan A

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Chương trình sách giáo khoa Địa lí

Trang 3

Kiến thức liên môn giữa các môn học.

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dựa trên các nguồn tài liệu tham khảo từ các loại sách giáo khoa, sách giáo viên, tưliệu tham khảo Qua nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm của các giáo viên bộ môn địa lítrường THPT Nho Quan A

Dựa trên nội dung được tập huấn về xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướngphát triển năng lực của học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức

6 LỊCH SỬ ĐỀ TÀI

Đề tài được phát triển từ giáo án tích hợp liên môn, đã dự thi cuộc thi giáo án liênmôn cấp tỉnh do Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình tổ chức năm 2014 – 2015, đạt giải Nhì

và được gửi đi dự thi cấp Bộ

Đề tài được ứng dụng thực tế trong giảng dạy môn Địa lí ở trường THPT Nho Quan

2 Dựa trên cơ sở Bộ Giáo dục và Đào tạo giao quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, phát huy vai trò sáng tạo của nhà trường và giáo viên.

- Nhà trường chủ động xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp, liên môn; chú trọnggiáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành phápluật

Trang 4

- Từ đó, tạo điều kiện cho các nhà trường được linh hoạt áp dụng các hình thức tổchức giáo dục, các phương pháp dạy học tiên tiến mà không bị áp đặt.

3 Đổi mới phương thức và phương pháp dạy học

Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tích cực,sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường kỹ năng thực hành vận dụng kiếnthức, kỹ năng và giải quyết các vấn đề thực tiễn Từ đó, học sinh có thể vận dụng tổng hợpkiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề cuộc sống Phương pháp dạy học đổi mới saocho phù hợp với tiến trình nhận thực khoa học, để học sinh có thể tham gia vào hoạt độngtìm tòi sáng tạo giải quyết các vấn đề, góp phần đắc lực hình thành năng lực hành động,phát huy tính tích cực độc lập, sáng tạo của học sinh để từ đó bồi dưỡng cho học sinhphương pháp tự học, hình thành khả năng học tập suốt đời

B CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 Đặc điểm chương trình SGK địa lí THPT - Ban cơ bản

- Về kiến thức: nội dung được thiết kế theo từng bài/tiết

- Về kĩ năng: Rèn luyện các kỹ năng về Địa lí

2 Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh THPT

Bao gồm các em học sinh ở lứa tuổi 15 – 16 - 17 - 18, hầu hết các em đều có ýthức tự giác trong học tập

3 Thực trạng của việc dạy học chuyên đề và tích hợp liên môn ở trường THPT

Việc xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh

và tích hợp liên môn ở trường THPT đối với nhiều giáo viên còn mới, chưa được diễn rathường xuyên Các phương pháp và kỹ thuật xây dựng chuyên đề giáo viên còn gặp khókhăn

C PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ

1 Định hướng chung

Khi xây dựng các chuyên đề dạy học ta cần căn cứ vào một phương pháp dạy họctích cực cụ thể để lựa chọn, để hình dung chuỗi hoạt động của học sinh vì thế đều tuân theoquan điểm nhận thức chung như sau:

- Hoạt động giải quyết một tình huống học tập: tạo tâm thế học tập cho học sinh, giúphọc sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới Giáo viên sẽ tạo tình huốnghọc tập dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân học sinh có liên quanđến vấn đề xuất hiện trong nội dung học tập; làm bộc lộ “cái” học sinh đã biết, bổ khuyếtnhững gì cá nhân học sinh còn thiếu, giúp học sinh nhận ra “cái” chưa biết và muốn biết

Trang 5

- Hoạt động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng mới và thực hành,luyện tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được nhằm giải quyết cáctình huống hoặc vấn đề học tập

- Hoạt động vận dụng được các kiến thức, kỹ năng phát hiện và giải quyết các tìnhhuống vào các vấn đề thực tiễn

Từ đó, giáo viên thảo luận lựa chọn nội dung để xây dựng chuyên đề dạy học phùhợp

2 Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh và tích hợp liên môn:

Mỗi chuyên đề dạy học phải giải quyết chọn vẹn một vấn đề học tập Vì vậy, việc

xây dựng mỗi chuyên đề cần thực hiện theo quy trình như sau:

a Xác định vấn đề cần giải quyết trong dạy học chuyên đề sẽ xây dựng.

Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các loại sau:

- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới

- Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức

- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới

Tùy vào nội dung kiến thức; điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường; năng lựccủa giáo viên và học sinh, có thể xác định trong các mức độ sau:

Mức độ 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề Học sinh thực hiện cách

giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên Giáo viên đánh giá kết quả làm việc củahọc sinh

Mức độ 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề Học

sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần Giáo viên và họcsinh cùng đánh giá

Mức độ 3: Giáo viên cung cấp thông tin, tạo tình huống có vấn đề Học phát hiện và

xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết, giải pháp và lựa chọn giải pháp Họcsinh thực hiện giải pháp để giải quyết vấn đề Giáo viên và học sinh cùng đánh giá

Mức độ 4: học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cản của mình hoặc

cộng đồng, lựa chọn vấn đề cần giải quyết Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chấtlượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc

b Xây dựng nội dung chuyên đề:

Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực đực sử dụng để tổchức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiến các nhiệm

Trang 6

vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh từ đó xác định cácnội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề.

c Xác định chuẩn:

- Kến thức, kỹ năng, thái độ theo chương trình hiện hành.

- Các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích

cực

Từ đó, xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trongchuyên đề sẽ xây dựng

d Xác định và mô tả mức độ yêu cầu:

Nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng nâng cao để xây dựng bộ câu hỏi và bàitập có thể sử dụng để kiểm tra đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy học

e, Biên soạn bộ câu hỏi/bài tập sử dụng trong chuyên đề:

Bộ câu hỏi theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụng trong quá trình tổ chức cáchoạt động dạy học theo chuyên đề đã xây dựng

g, Thiết kế tiến trình dạy học:

Chuyên đề được thiết kế theo các hoạt động dạy học được tổ chức cho học sinh cóthể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiện một số hoạt độngtrong tiến trình sư phạm của phương pháp và kỹ thuật dạy học được sử dụng Trong chuỗihoạt động học, đặc biệt quan tâm tình huống xuất phát: phải gần gũi với học sinh, dễ cảmnhận và đã có ít nhiều những quan niệm ban đầu về chúng, tạo điều kiện cho học sinh có thểhuy động được kiến thức ban đầu để giải quyết, đề xuất được các giải pháp nhằm giải quyếtvấn đề mô tả kỹ thuật

3 Cấu trúc trình bày chuyên đề dạy học

- Vấn đề dạy học của chuyên đề

- Nội dung của chuyên đề và thời lượng thực hiện

- Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực của học sinh cóthể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề

- Bảng mô tả bốn mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng nângcao) của các loại câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề

- Các câu hỏi và bài tập tương ứng với mỗi loại mức độ yêu cầu được mô tả dùngtrong quá trình tổ chức hoạt động của học sinh

- Tiến trình dạy học chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động thể hiện tiến trình

sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được lựa chọn

Trang 7

D THIẾT KẾ CHUYÊN ĐỀ VÀ VẬN DỤNG TRONG GIẢNG DẠY

Tên chuyên đề: “Một số vấn đề kinh tế xã hội thế giới và một số vấn đề mang tính toàn cầu” trong môn Địa lí 11 ban cơ bản.

- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự pháttriển kinh tế: xuất hiện ngành kinh tế mới; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; hình thành nền kinh tếtri thức

- Trình bày được biểu hiện và hệ quả của toàn cầu hoá

- Trình bày được biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá

- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh

tế khu vực

- Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát

triển, đang phát triển

- Trình bày được biểu hiện, hậu quả của bùng nổ dân số và già hóa dân số thế giới.

- Trình bày được biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu, suy giảmtấng ôdôn, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm đa dạng sinh vật và một số vấn đề khác

1.2 Kĩ năng

- Liên hệ thực tế về những thành tựu và ứng dụng của 4 công nghệ trụ cột trong nền

kinh tế-xã hội

- Phân tích bảng số liệu về kinh tế - xã hội của từng nhóm nước

- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực

- Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế củacác liên kết kinh tế khu vực

- Liên hệ với địa phương về các vấn đề mang tính toàn cầu

- Xác định được trách nhiệm của bản thân đối với các vấn đề về dân số, biến đổi khíhậu, ô nhiễm môi trường và các vấn đề xã hội khác tại địa phương

Trang 8

2 Vận dụng kiến thức liên môn trong chuyên đề

Sử dụng Địa lí, Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Giáo dục công dân, Ngữvăn, Tin học, Công nghệ trong dạy và học chuyên đề

II ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA DỰ ÁN

- Học sinh khối 11 trường THPT Nho Quan A

- Lớp 11C; số lượng: 31học sinh

- Học sinh có ý thức học tập, tham gia tích cực vào các hoạt động dạy học

III Ý NGHĨA DỰ ÁN DẠY HỌC

1 Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học.

- Giúp học sinh vận dụng được tất cả các kiến thức đã học của nhiều môn để tìm hiểu

và nắm bắt được một cách dễ dàng nội dung kiến thức của chuyên đề

- Học sinh vận dụng được kiến thức để giải quyết nhiều vấn đề khác trong quá trìnhhọc tập

- Học sinh yêu thích môn học hơn

2 Ý nghĩa của dự án đối với thực tế.

- Học sinh có hành động cụ thể, thiết thực để xây dựng và bảo vệ quê hương thông quacác hành động hàng ngày

- Tuyên truyền gia đình, người thân và nhân dân có thói quen tốt và hành động phùhợp trong cuộc sống

- Có định hướng nghề nghiệp phù hợp trong tương lai

IV THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Sách giáo khoa, các tư liệu có liên quan chuyên đề

- Các tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, phiếu định hướng học tập,…

- Máy chiếu, máy vi tính, mạng Internet, máy quay phim, đầu đĩa VIDEO phục vụ dạy

- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự pháttriển kinh tế: xuất hiện ngành kinh tế mới; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; hình thành nền kinh tếtri thức

- Trình bày được biểu hiện và hệ quả của toàn cầu hoá

- Trình bày được biểu hiện, hệ quả của khu vực hoá

- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và một số tổ chức liên kết kinh

tế khu vực

Trang 9

- Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát

triển, đang phát triển

- Trình bày được biểu hiện, hậu quả của bùng nổ dân số và già hóa dân số thế giới.

- Trình bày được biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu, suy giảmtấng ôdôn, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm đa dạng sinh vật và một số vấn đề khác

1.2 Kĩ năng

- Liên hệ thực tế về những thành tựu và ứng dụng của 4 công nghệ trụ cột trong nền

kinh tế-xã hội

- Phân tích bảng số liệu về kinh tế - xã hội của từng nhóm nước

- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của các liên kết kinh tế khu vực

- Phân tích số liệu, tư liệu để nhận biết quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế củacác liên kết kinh tế khu vực

- Liên hệ với địa phương về các vấn đề mang tính toàn cầu

- Xác định được trách nhiệm của bản thân đối với các vấn đề về dân số, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và các vấn đề xã hội khác tại địa phương

2 Phương pháp

2.1 Phương pháp dạy học

Phương pháp dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, động não, dạy học dự án, thảo luận nhóm, dạy học ứng dụng công nghệ thông tin…

2.2 Phương pháp kiểm tra đánh giá

- Đánh giá kiến thức, kỹ năng và năng lực hoạt động của học sinh

- Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề của thựctiễn

- Đánh giá kết quả học tập theo ba công đoạn cơ bản: thu thập thông tin; phân tích và

xử lí thông tin; xác nhận kết quả học tập để điểu chỉnh hoạt động học

- Giáo viên đánh giá, học sinh tự đánh giá, học sinh đánh giá lẫn nhau

3 Nội dung chuyên đề

Nội dung 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội các nhóm nước Cuộc

cách mạng khoa học công nghệ hiện đại

- Trình bày đặc điểm và so sánh sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hộicủa các nhóm nước

- Đặc điểm nổi bật của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

Trang 10

- Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế thếgiới.

Nội dung 2: Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế

- Biểu hiện, hệ quả của toàn cầu hoá kinh tế

- Biểu hiện của khu vực hoá kinh tế

- Lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và hệ quả

Nội dung 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu

- Biểu hiện, hậu quả của bùng nổ dân số và già hóa dân số thế giới.

- Biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí hậu, suy giảm tấng ôdôn, ônhiễm nguồn nước, suy giảm đa dạng sinh vật và một số vấn đề khác

- Phân tích bảng

số liệu SGK thấy được sự tương phản về trình độ phát triển KT-XH các nhóm nước

- Phân tích đượctác động củacuộc cách mạngkhoa học côngnghệ hiện đại tới

sự phát triểnkinh tế

Liên hệ thực tế vềnhững thành tựu vàứng dụng của 4 côngnghệ trụ cột trongnền kinh tế - xã hội

- Phân tích đượcbiểu hiện củatoàn cầu hoá,khu vực hóa

- Hiểu được lí

do hình thànhcác tổ chức liênkết kinh tế khu

- Phân tích bảng sốliệu về kinh tế - xãhội của từng nhómnước

- Phân tích số liệu, tưliệu để nhận biết quy

mô, vai trò đối vớithị trường quốc tếcủa các liên kết kinh

- Liên hệ thực tếđất nước vềnhững cơ hội vàthách thức trongquá trình hộinhập nền kinh tếthế giới và khuvực

Trang 11

- Phân tíchnhững hệ quảcủa toàn cầuhóa, khu vựchoá kinh tế

- Biết sự tươngphản về trình độphát triển kinh tế

- xã hội của cácnhóm nước:

phát triển, đangphát triển

tế khu vực

- Sử dụng bản đồ thếgiới để nhận biếtlãnh thổ của các liênkết kinh tế khu vực

- Giải thíchđược toàn cầuhóa kinh tế gópphần làm giatăng chênh lệchtrình độ pháttriển kinh tếgiữa các nhómnước

số vấn đề khác

- Phân tích đượccác hậu quả củamột số vấn đềmang tính toàncầu đối với pháttriển kinh tế - xãhội, đời sốngcon người

- Biết đượcnguyên nhândẫn tới các vấn

đề đó

- Đề xuất các giảipháp giải quyết một

số vấn đề mang tínhtoàn cầu

Liên hệ với địaphương em vềcác vấn đề dân

số, biến đổi khíhậu, ô nhiễmmôi trường, suygiảm đa dạngsinh học?

Định hướng chung về năng lực:

- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự học, khai thác thông tin trêninternet, vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng sốliệu thống kê, sử dụng hình ảnh

5 Hệ thống câu hỏi và bài tập sử dụng trong chuyên đề

Trang 12

Vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, Toán học dựa vào bảng số liệu bảng

1.1; bảng 1.2 SGK hãy so sánh các chỉ số về kinh tế - xã hội của hai nhóm nước để chỉ ra sự tương phản giữa hai nhóm nước.

Tỉ trọng GDP(2004)

Khu vực I thấp(2%)Khu vực III cao(71%) Khu vực Icòn cao(25%)

Vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, Lịch sử hãy nêu thời điểm xuất hiện

và những đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại?

Gợi ý:

- Bắt đầu vào cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI

- Xuất hiện và phát triển nhanh chóng công nghệ cao

- Bốn trụ cột có tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế-xó hội

là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệthông tin

Trang 13

2 Công nghệ năng lượng

Sản xuất điện từ gió

3 Công nghệ thông tin

Cừu Doli

A

C B

Trang 14

4 Công nghệ vật liệu

Cáp quang

Đáp án: 1 - C, 2 – B, 3 – A, 4 – D

Vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, Sinh học, Công nghệ, Tin học hãy kể

một số ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại ở Việt Nam?

Gợi ý:

- CN năng lượng: nhà máy phong điện ở Ninh Thuận

- CN sinh học: + Trong nông nghiệp: các loại giống lúa lai VN20, GSR 63, NV1, ND1…

+ Trong y học: ghép mô, tạng: bác sỹ Trần Ngọc Sinh…

Vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, Lịch sử, GDCD phân tích những tác

động của cuộc cách mạng KH và CN hiện đại đối với sự phát triển kinh tế?

Gợi ý:

- Xuất hiện nhiều ngành mới

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ

- Chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức

Hãy kể tên một số ngành dịch vụ cần nhiều đến tri thức?

Gợi ý:

Một số ngành dịch vụ cần nhiều đến tri thức: Kế toán; bảo hiểm; tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông…

D

Trang 15

Phân tích

được biểu

hiện của toàn

cầu hoá, khu

- Thương mại quốc tế phát triển mạnh

- Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh

- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng

- Các công ti xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn với nền kinh tế thếgiới

Xu hướng khu vực hóa kinh tế được biểu hiện như thế nào?

Gợi ý: Sự ra đời các tổ chức liên kết kinh tế khu vực

Hãy kể tên một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực?

Gợi ý: NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOSUR.

Khoanh vùng lãnh thổ của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên bản đồ hành chính thế giới.

b Các nước trong khu vực có trình độ phát triển kinh

tế khác nhau liên kết để xây dựng một cơ cấu kinh tế

c Các quốc gia có chung mục tiêu, lợi ích phát triển Đúng/Sai

Trang 16

kinh tế liên kết với nhau.

d Các nước liên kết với nhau để tăng cường sức mạnh

Cho bảng số liệu sau:

Tên tổ chức Số dân (triệu người)

Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR)

Vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, Toán hãy so sánh số dân và GDP

của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực và rút ra nhận xét về quy mô, vai trò đối với thị trường quốc tế của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực?

Gợi ý:

- Tổ chức có số dân đông nhất là là APEC; ít nhất là MERCOSUR

- GDP các nước được sắp xếp từ cao đến thấp như sau: APEC, NAFTA,

EU, ASEAN, MERCOSUR

 Các tổ chức có quy mô GDP lớn đóng góp tỉ lệ lớn trong tổng GDP thế giới

Phân tích Hoàn thành sơ đồ và phân tích tác động của toàn cầu hóa kinh tế?

Trang 17

Vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, GDCD, Sinh học, Công nghệ

hãy làm rõ cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển.

3 Các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sống và nền văn hóa củamình đối với các nước khác Các giá trị đạo đức của nhân loại được xâydựng hàng chục thế kỉ nay đang có nguy cơ bị xói mòn

4 Toàn cầu hóa gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên, làm cho môitrường suy thoái trên phạm vi toàn cầu và trong mỗi quốc gia Trongquá trình đổi mới công nghệ, các nước phát triển đã chuyển các côngnghệ lỗi thời, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển

5 Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các quốc gia trên thế giới có thể nhanhchóng đón đầu được công nghệ hiện đại, áp dụng ngay vào quá trìnhphát triển kinh tế-xã hội

6 Toàn cầu hóa tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới về

TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

Tác động tích cực Tác động tiêu cực

Thúc đẩy sản xuất phát triển

và tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Đẩy nhanh đầu

tư, tăng cường

sự hợp tác quốc tế

Làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm nước

Tạo sức ép cạnh tranh về kinh tế giữa các nước

Trang 18

khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lí, về sản xuất và kinhdoanh với tất cả các nước

7 Toàn cầu hóa tạo cơ hội để các nước thực hiện chủ trương đa phươnghóa quan hệ quốc tế, chủ động khai thác các thành tựu khoa học vàcông nghệ tiên tiến của các nước khác

Gợi ý:

* Cơ hội:

1 Tự do hoá thương mại

2 Phải làm chủ được các ngành kinh tế mũi nhọn

3 Các quốc gia có thể đi tắt đón đầu, áp dụng ngay vào quá trình sản xuất

4 Tạo điều kiện chuyển giao những thành tựu mới tới tất cả các nước

5 Đa phương hoá

* Thách thức:

1 Các giá trị đạo đức của nhân loại có nguy cơ bị xói mòn

2 Ô nhiểm môi trường

Hoàn thành sơ đồ sau:

Hãy làm rõ những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quá trình hội

KHU VỰC HÓA KINH TẾ

Tác động tiêu cực

Bảo vệ lợi ích kinh tế của các nước thành viên

Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường các nước

Tăng cường quá trình toàn cầu hóa kinh tế

Vấn đề

tự chủ

về kinh

tế, quyền lực quốc gia

Sức ép cạnh tranh về kinh tế giữa các nước

Thúc đẩy sự tăng trưởng

và phát triển kinh tế

Trang 19

- Gặp khó khăn lớn trong cạnh tranh cả ở trong nước cả trên trường quốc tế

- Trong quá trình hội nhập quốc tế, cũng như các nước đang phát triển khác,nước ta phải chịu sức ép cạnh tranh bất bình đẳng và sự điều tiết vĩ mô bất

hợp lý của các nước phát triển hàng đầu

- Quá trình hội nhập quốc tế đặt ra những vấn đề mới về bảo vệ an ninh

quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc…Hiểu sự tương

A Nước phát triển

B Nước đang phát triển

1 GDP lớn, bình quân theo đầu người cao

2 GDP nhỏ, bình quân theo đầu người thấp

3 Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế có sự chênhlệch lớn giữa các khu vực, tập trung chủ yếu ở khu vựcIII

4 Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ít chênh lệchgiữa các khu vực, tỉ trọng khu vực I vẫn còn khá cao

5 Tuổi thọ trung bình cao

được toàn cầu

hóa kinh tế

góp phần làm

Vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, Lịch sử, Ngữ văn kết hợp đoạn thông

tin sau, hãy giải thích “Toàn cầu hóa kinh tế góp phần làm gia tăng chênh lệch trình độ phát triển kinh tế giữa các nhóm nước”

“Toàn cầu hóa làm cho hiện tượng "chảy máu chất xám" diễn ra nhiều và dễdàng hơn, kéo theo biến tướng là nạn "săn đầu người" Hai hiện tượng này

Trang 20

đã góp phần gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia phát triển

và đang phát triển, giữa từng khu vực riêng biệt trong một đất nước”

- Bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở các nước đang phát triển

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên qua các thời kì giảm nhanh ở nhóm nướcphát triển và giảm chậm ở nhóm nước đang phát triển

- Chênh lệch về tỉ lệ gia tăng tự nhiên giữa 2 nhóm nước ngày càng lớn

- Dân số nhóm nước đang phát triển vẫn tiếp tục tăng nhanh, nhóm nướcphát triển có xu hướng chững lại

- Hậu quả: Dân số tăng nhanh gây sức ép nặng nề đối với phát triển kinh tế,

tài nguyên, môi trường, và chất lượng cuộc sống

2 Già hoá dân số:

- Dân số thế giới ngày càng già đi:

+ Tuổi thọ trung bình ngày càng tăng

+ Tỉ lệ nhóm tuổi dưới 15 tuổi ngáy càng giảm, tỉ lệ nhóm trên 65 tuổi ngàycàng tăng

- Sự già hoá dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển:

+ Tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp, giảm nhanh

+ Cơ cấu dân số già

Hiện trạng Nguyên

nhân

Hậu quả Giải pháp

Trang 21

Ô nhiễm nguồn nước ngọt và đại dương Suy giảm đa dạng sinh học

Gợi ý:

Vấn đề môi trường

Hiện trạng Nguyên nhân Hậu quả Giải pháp

Biến đổi khí hậu toàn cầu

- Nhiệt độ khí quyển tăng

- Mưa axít

- Thải khí CO2tăng gây hiệu ứng nhà kính

- Chủ yếu từ ngành sản xuấtđiện và các ngành công nghiệp sử dụng than đốt

- Băng tan

- Mực nước biển tăng

- Ảnh hưởng đến sức khỏe,sinh hoạt và sản xuất

Cắt giảm lượng CO2,

SO2, NO2,

CH4 trong sản xuất và sinh hoạt

Suy giảm tầng ôdôn

Tầng ô-dôn

bị thủng, kích thước

lỗ thủng ngày càng lớn

Hoạt động công nghiệp

và sinh hoạt thải khí CFCs,

SO2…

Ảnh hưởng đến sức khoẻ,mùa màng, sinh vật thuỷ sinh

Cắt giảm lượng CFCstrong sinh hoạt và sản xuất

Ô nhiễm nguồn nước ngọt

và đại dương

- Ô nhiễm nguồn nước ngọt nghiêm trọng

- Ô nhiễm nguồn nước biển

- Chất thải công nghiệp, nông nghiệp

và sinh hoạt

-Việc vận chuyển dầu vàcác sản phẩm

từ dầu mỏ

- Thiếu nguồn nước sạch

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

- Ảnh hưởng đến sinh vật thuỷ sinh

- Tăng cường xây dựng các nhà máy xử

lí chất thải

- Đảm bảo

an toàn hànghải

Suy giảm

đa dạng sinh học

Nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng hoặc

Khai thác thiên nhiên quá mức, thiếuhiểu biết trong

- Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn thực

- Xây dựng các khu bảo tồn tự nhiên

- Có ý thức

Trang 22

đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, nhiều hệ sinh thái bịbiết mất

sử dụng tự nhiên

phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu

- Mất cân bằng sinh thái

bảo vệ tự nhiên

- Khai thác

sử dụng hợp lí

Ngoài các vấn đề trên, thế giới còn đối mặt với những vấn đề nào?

Gợi ý:

- Xung đột tôn giáo, sắc tộc

- Xuất hiện nạn khủng bố, bạo lực, chiến tranh biên giới

- Các bệnh dịch hiểm nghèo

Vận dụng kiến thức liên môn: Địa lí, GDCD hãy liên hệ với địa phương

em về các vấn đề dân số, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học? Là học sinh em đã làm gì để giải quyết vấn đề trên?

6 Thiết kế tiến trình dạy học:

Tiết 1:

Mở bài: Ở lớp 10 các em đã học địa lí đại cương về tự nhiên cũng như kinh tế - xã

hội Lớp 11 các em sẽ được học những vấn đề cụ thể hơn về tự nhiên và kinh tế - xã hội của các nhóm nước và các nước Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một số nét khái

quát về các nhóm nước Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại (3 phút)

Hoạt động giáo viên và học

sinh

Nội dung chính

*Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân chia các nhóm nước (Cá nhân/cặp) – 7 phút

- Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên

cứu SGK nêu những đặc điểm nổi

bật hai nhóm nước

- Bước 2: Sau khi cá nhân làm

việc xong, GV yêu cầu HS trình

bày kết quả trước lớp, GV theo

dõi, hướng dẫn cho các HS khác

trong lớp bổ sung, điều chỉnh

- Bước 3: GV cung cấp thông tin

phản hồi:

I Sự phân chia thành các nhóm nước.

- Thế giới gồm 2 nhóm nước : + Nhóm nước phát triển (có GDP/người lớn, FDI nhiều, HDI cao).

+ Nhóm nước đang phát triển (ngược lại)

- Nhóm nước đang phát triển có sự phân hoá: NIC, trung bình, chậm phát triển.

Trang 23

- Bước 1: GV yêu cầu HS

Vận dụng kiến thức liên môn:

Địa lí, Toán học dựa vào bảng số

liệu bảng 1.1; bảng 1.2 ở SGK

Địa lí 11 hãy so sánh và nhận xét

sự tương phản về trình độ phát

triển kinh tế - xã hội

- Bước 2: Sau khi cá nhân làm

việc xong, GV yêu cầu HS trình

bày kết quả trước lớp, GV theo

dõi, hướng dẫn cho các HS khác

trong lớp bổ sung, điều chỉnh

- Bước 3: GV cung cấp thông tin

phản hồi:

II Sự tương phản về trình độ phát triển kinh

tế-xã hội của các nhóm nước

KV I thấp(2%)

KV III cao (71%)

KV I còn cao (25%)

KV III thấp (43%)

Trình độ phát triển KT-XH

- Bước 1: GV yêu cầu HS

Vận dụng kiến thức liên môn:

Địa lí, Lịch sử nêu những đặc

điểm nổi bật của cuộc cách mạng

khoa học công nghệ hiện đại

- Bước 2: Sau khi cá nhân làm

việc xong, GV yêu cầu HS trình

bày kết quả trước lớp, GV theo

dõi, hướng dẫn cho các HS khác

trong lớp bổ sung, điều chỉnh

- Bước 3: GV cung cấp thông tin

- Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI

- Làm xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.

- Dựa vào thành tựu khoa học mới với hàm lương tri thức cao.

- Bốn công nghệ trụ cột: Sinh học, Vật liệu, Năng lượng, Thông tin.

- Tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển kinh tế- xã hội

- Học sinh nối các hình phù hợp: 1-C; 2-B; 3-A; 4-D

Trang 24

- Bước 1: GV yêu cầu HS làm

việc theo cặp:

Vận dụng kiến thức liên môn:

Sinh học, Tin học, Công nghệ,

Vật lí nối nội dung với hình ảnh ở

hai cột sao cho phù hợp:

Vận dụng kiến thức liên:

Địa lí, Sinh học, Công nghệ, Tin

học, Vật lí kể một số ứng dụng

thành tựu của cuộc cách mạng

khoa học và công nghệ hiện đại ở

Việt Nam

Bước 2: Sau khi HS làm việc theo

cặp, GV yêu cầu một vài HS trình

bày kết quả trước lớp

Bước 3: GV cung cấp thông tin

phản hồi:

- Nối nội dung với hình ảnh ở hai

cột: - Một số ứng dụng :

+ CN năng lượng: nhà máy phong

điện ở Ninh Thuận

+ CN sinh học: Trong nông

nghiệp: các loại giống lúa lai

động của cuộc cách mạng khoa

học công nghệ hiện đại đến sự

phát triển kinh tế (nhóm)

Bước 1: GV giao nhiệm vụ:

1 Công nghệ sinh học

Internet

2 Công nghệ năng lượng

Sản xuất điện từ gió

3 Công nghệ thông tin

Tạo ra nhiều nguyên nhiên liệu mới thay thế cho các

D C A

B

Trang 25

Vận dụng kiến thức liên môn:

nguyên nhiên liệu tự nhiên

 Tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ

 Làm cho kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang loại hình kinh tế mới dựa trên tri thức,

kĩ thuật, công nghệ cao (kinh tế tri thức) Một số ngành dịch vụ cần nhiều đến tri thức: Kế toán; bảo hiểm; tài chính ngân hàng, bưu chính viễn thông…

* Hoạt động nối tiếp: Giao nhiệm vụ HS chuẩn bị các điều kiện để tìm hiểu xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế và một số vấn đề mang tính toàn cầu (cuối tiết 1 dành thời gian 15 phút).

- Hình thức: Dạy học dự án.

+ Bước 1: Giáo viên chia nhóm và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm về nhà các nhân

HS: Thu thập, xử lí thông tin để hoàn thành các phiếu học tập định hướng (đính kèm).

+ Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch nhóm, kế hoạch làm việc của cả lớptrong thời gian thực hiện dự án

+ Bước 3: Giáo viên cho học sinh ký kết hợp đồng học tập và giải đáp những thắc mắc củahọc sinh (cách tổ chức, tài liệu bổ sung…)

PHIẾU HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG (1) Tìm hiểu xu hướng toàn cầu hóa kinh tế Nhiệm vụ : Sưu tầm tài liệu, vận dụng kiến thức liên môn, kết hợp với sách giáo khoa Địa lí

11 (Bài 2) và những hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi dưới đây:

1 Toàn cầu hóa kinh tế là gì?

Phân tích các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế

Ngày đăng: 16/12/2015, 13:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w