1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN xây dựng chuyên đề dạy học phần sinh trưởng và phát triển ở động vật theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THPT

36 143 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Tên sáng kiến: Xây dựng chuyên đề dạy học phần “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THPT.. Xuất phát từ lí do đó, với mong muốn góp phầ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGÔ GIA TỰ



BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:

Xây dựng chuyên đề dạy học phần

“Sinh trưởng và phát triển ở động vật” theo định hướng phát triển năng lực của

THPT Ngô Gia Tự

Vĩnh Phúc, năm 2020

Trang 2

MỤC LỤC

1.Lời giới thiệu……… 1

2 Tên sáng kiến……….1

3 Tác giả sáng kiến………1

4 Chủ đầu tư sáng kiến……… 1

5 Lĩnh vực sáng kiến……… 1

6 Ngày SK áp dụng lần đầu………2

7 Mô tả bản chất sáng kiến………2

Phần 1: Mở đầu……… 2

1.1 Lí do chọn đề tài……… 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu………3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………3

1.4 Phương pháp nghiên cứu……….3

Phần 2: Nội dung………5

Chương 1: Cơ sở của việc xây dựng các chuyên đề dạy học ……… 5

1.1 Cơ sở lí luận chung……… 5

1.2 Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học………5

Chương 2: Thiết kế chuyên đề dạy học ………7

I Nội dung chuyên đề ………7

II Tổ chức dạy học chuyên đề ……… 7

III Kiểm tra, đánh giá ……… 12

Chương 3: Bài dạy minh họa 19

Chương 4: Kết quả áp dụng sáng kiến……….31

Phần 3: Kết luận và kiến nghị……… 32

8 Những thông tin cần được bảo mật (nếu có) 32

9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 32

10 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 33

11 Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có)………34

Tài liệu tham khảo 35

Trang 3

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1 Lời giới thiệu

Nghị quyết số 29 NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóatrong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã khẳng định mộttrong những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện Nghị Quyết là đổi mới mạnh mẽ và đồng

bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng phẩm chất và pháttriển năng lực của người học Trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, người học phải

là người biết tìm tòi làm chủ kiến thức, trang bị đầy đủ kĩ năng và năng lực giải quyếtcác vấn đề trong thực tiễn

Xuất phát từ thực tế việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện trên lớp theo

bài tiết trong sách giáo khoa Trong phạm vi của 1 tiết học không đủ thời gian cho giáoviên và học sinh khai thác triệt để phương pháp dạy học tích cực, hiệu quả khai tháccác phương tiện dạy học còn nhiều hạn chế Đồng thời, các hình thức kiểm tra còn lạchậu, chủ yếu là đánh giá sự ghi nhớ của học sinh, chưa đánh giá được năng lực củangười học

Để khắc phục được những hạn chế cả về phương pháp dạy học, hình thức tổchức và kiểm tra đánh giá cần xây dựng nội dung dạy học phù hợp với các phươngpháp và kĩ thuật dạy học tích cực Một trong những hướng mới đó là xây dựng cácchuyên đề dạy học phù hợp với sử dụng các phương pháp dạy học tích cực trong điềukiện thực tế của nhà trường

2 Tên sáng kiến: Xây dựng chuyên đề dạy học phần “Sinh trưởng và phát triển ở

động vật” theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THPT.

3 Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên: Phạm Thu Lan

- Đơn vị: Tổ Hóa Sinh – KTNN, trường THPT Ngô Gia Tự

- Số điện thoại: 0987.463.589 E_mail: phamthulan1288@gmail.com

4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Giáo viên Phạm Thu Lan

5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Trang 4

- Áp dụng cho 3 bài thuộc phần B- Sinh trưởng và phát triển ở động vật.

6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

- Chuyên đề “ Sinh trưởng và phát triển ở động vật” được nghiên cứu và áp dụng trongthời gian 1 năm Nhiệm vụ cụ thể như sau:

+ Học kì 1: Nghiên cứu lý thuyết về quy trình thiết kế 1 chuyên đề dạy học nói chung

và chuyên đề Sinh trưởng và phát triển ở động vật nói riêng

+ Học kì 2: Áp dụng dạy thử 1 tiết chuyên đề ở lớp 11A2, A3, A4 Thông qua đó kiểmnghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề tài đồng thời tổng kết để rút ra những kiến nghị

và hướng nghiên cứu mới

7 Mô tả bản chất của sáng kiến

PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài sáng kiến

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản củagiáo dục và đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của ngườihọc Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân,phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng caochất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, kĩnăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn” Theo tinh thần đó, các yếu tố củaquá trình giáo dục trong nhà trường trung học cần được tiếp cận theo hướng đổi mới Đổi mới toàn diện giáo dục bao gồm cả đổi mới về hình thức và phương phápdạy học: tăng cường khả năng học sinh vận dụng kiến thức liên môn và giải quyết cáctình huống thực tiễn thông qua “ dạy học theo dự án, tổ chức các hoạt động trảinghiệm sáng tạo Đồng thời kết hợp với đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trongquá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Môn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm, đối tượng quan sát trong dạy học

sinh học là các sơ đồ, hình vẽ, mẫu vật tự nhiên, các thí nghiệm…Giáo viên có thể sửdụng câu hỏi và bài tập nhận thức để hướng dẫn học sinh quan sát phương tiện trựcquan để khơi dậy ở học sinh tính tò mò, phát hiện và tạo tình huống có vấn đề Đồngthời hình thành cho học sinh những năng lực trong học tập như: tri thức sinh học, nănglực nghiên cứu, năng lực thực địa, năng lực trong phòng thí nghiệm

Trang 5

Đối với bộ môn sinh học lớp 11, tôi nhận thấy phần kiến thức “ Sinh trưởng vàphát triển ở động vật có nhiều ứng dụng vào đời sống và sản xuất Nhưng thực tế thờilượng số tiết học trên lớp chưa đủ để học sinh tìm hiểu các ứng dụng đó Để tổ chứcđược quá trình dạy học thay cho việc dạy theo từng bài, từng tiết trong sách giáo khoanhư hiện nay thì việc xây dựng chuyên đề dạy học và sử dụng một kĩ thuật dạy họctích cực làm chủ đạo là một hướng đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánhgiá Việc xây dựng các chuyên đề dạy học còn kích thích hứng thú, phát huy tính tíchcực, tự giác và sáng tạo trong học tập của học sinh, đồng thời hình thành những nănglực cần thiết.

Xuất phát từ lí do đó, với mong muốn góp phần tìm ra phương pháp dạy họcphù hợp và nâng cao chất lượng dạy học, tôi đã rút ra một được một số kinh nghiệm

thông qua đề tài sau: Xây dựng chuyên đề dạy học phần “Sinh trưởng và phát triển ở động vật” theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xây dựng được chuyên đề dạy học “ Sinh trưởng và phát triển ở động vật”

- Tiến hành thực nghiệm áp dụng đối với lớp 11A2, A3, A5 Từ đó đánh giá và rútkinh nghiệm

- Tiếp tục xây dựng các chuyên đề dạy học các chương khác trong sách giáo khoa sinhhọc 11

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: 3 bài thuộc phần B- Sinh trưởng và phát triển ở động vậttrong sách giáo khoa sinh học 11 ban cơ bản

* Phạm vi nghiên cứu: Sinh học lớp 11

1.4 Phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:

Nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu về lí luận dạy học, phương phápdạy học sinh học, sách giáo khoa sinh học hiện hành và các tài liệu chuyên môn

Trao đổi với giáo viên, học sinh để thiết kế quy trình các bước xây dựng 1chuyên đề dạy học hoàn chỉnh có cấu trúc như sau:

- Xác định vấn đề dạy học của chuyên đề

- Nội dung của chuyên đề và thời lượng của chuyên đề

Trang 6

- Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực củahọc sinh có thể hình thành được trong chuyên đề dạy học.

- Bảng mô tả 4 mức yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụngcao) của các câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề

- Hệ thống các câu hỏi, bài tập tương ứng với mỗi mức độ nhận thức được trìnhbày trong bảng mô tả

- Tiến trình dạy học chuyên đề được thiết kế thành các hoạt động thể hiện tiếntrình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được lựa chọn

* Phương pháp thực nghiệm: Thử nghiệm một tiết học ở đơn vị công tác Chọn lớp thửnghiệm và bố trí thử nghiệm, đồng thời quan sát để tìm hiểu hứng thú học tập của họcsinh

Trang 7

PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC 1.1 Cơ sở lí luận chung

Khi xây dựng các chuyên đề dạy học cần căn cứ vào một phương pháp dạy họctích cực cụ thể Nhìn chung các phương pháp dạy học tích cực đều được thực hiện dựatrên việc cho học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua nhiệm vụ học tập.Chuỗi hoạt động học trong mỗi chuyên đề vì thế đều tuân theo con đường nhận thứcchung như sau:

Hoạt động giải quyết một tình huống học tập: mục đích của hoạt động này làtạo tâm thế học tập cho học sinh, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập đượcgiao Giáo viên là người tạo tình huống học tập dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm

có liên quan đến vấn đề cần giải quyết

Hoạt động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức, kĩ năng mới và thực hành,luyện tập, củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng vừa lĩnh hội được nhằm giải quyếttình huống, vấn đề học tập

Hoạt động vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để phát hiện và giải quyết cáctình huống, vấn đề thực tiễn

1.2 Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học

* Xác định tên chuyên đề

Căn cứ vào nội dung chương trình và sách giáo khoa của môn học, giáo viênxác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiệnhành, từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề dạy học đơnmôn

* Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ

Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và cáchoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, từ

đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong chuyên đề

sẽ xây dựng

Trang 8

* Xây dựng nội dung chuyên đề

Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng

để tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiếncác nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh,

từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề

Lựa chọn các nội dung của chuyên đề từ các bài/tiết trong sách giáo khoa củamôn học hoặc/và các môn học có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học

* Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học

Việc thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học được tổchức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉthực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạyhọc được sử dụng Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xây dựng tình huốngxuất phát

Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học mỗi chuyên đề theo phương phápdạy học tích cực, học sinh cần phải được đặt vào các tình huống xuất phát gần gũi vớiđời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ tham gia giải quyết các tình huống đó

Trong quá trình tìm hiểu, học sinh phải lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa

ra tập thể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết

mà nếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên Những hoạt động

do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nâng caodần mức độ học tập

Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập được nâng cao lên vàdành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn Mục tiêu chính của quá trình dạy học làgiúp học sinh chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩ thuật, học sinh đượcthực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói

Những yêu cầu mang tính nguyên tắc nói trên của phương pháp dạy họctích cực là định hướng quan trọng cho xây dựng các chuyên đề dạy học

Trang 9

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC PHẦN

“ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

I Nội dung chuyên đề

- Tên chuyên đề: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

1 Mô tả chuyên đề

Chuyên đề gồm 3 bài trong chương 2, phần B: Sinh trưởng và phát triển ở động vậtBài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật (tiếptheo)

2 Mạch kiến thức của chuyên đề

- Khái niệm về sinh trưởng và phát triển ở động vật

- Phát triển không qua biến thái

- Phát triển qua biến thái

+ Phát triển qua biến thái hoàn toàn

+ Phát triển qua biến thái không hoàn toàn

- Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

+ Nhân tố bên trong: các hoocmon động vật

+ Nhân tố bên ngoài như: thức ăn, nhiệt độ, ánh sáng

- Một số biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật và người như: cảitạo giống, cải thiện môi trường sống của động vật và cải thiện chất lượng dân số

3 Thời lượng thực hiện chuyên đề: 3 tiết

II Tổ chức dạy học chuyên đề

1 Mục tiêu

1.1 Kiến thức

- Nêu được khái niệm về sinh trưởng và phát triển của động vật Lấy ví dụ minh họa

- Phân biệt được phát triển qua biến thái và không qua biến thái

- Phân biệt được phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn

- Nêu được vai trò của nhân tố di truyền đối với sinh trưởng và phát triển của động vật

Trang 10

- Kể tên được các hoocmon và vai trò của các hoocmon đó đối với sinh trưởng, pháttriển của động vật có xương sống và động vật không xương sống.

- Giải thích được nguyên nhân, biện pháp phòng một số bệnh lí liên quan đếnhoocmon

- Kể tên và phân tích được tác động của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng và pháttriển của động vật

- Nêu được những ứng dụng của kiến thức sinh trưởng và phát triển trong đời sốngthực tiễn và trong sản xuất

1.2 Kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng quan sát kênh hình, sơ đồ, hình vẽ Từ đó biết cách phân tích, sosánh và rút ra kết luận

1.3 Thái độ

- Có ý thức bảo vệ sức khỏe, phòng tránh một số bệnh liên quan đến hoocmon

- Có ý thức vận dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển vào trong đời sống và sảnxuất

- Yêu thích và hứng thú hơn đối với môn học

1.4 Định hướng phát triển năng lực trong chuyên đề

STT Tên năng lực Các kĩ năng thành phần

- Phương pháp vận dụng kiến thức liên môn đểphân tích các cơ chế, hiện tượng trong sinh trưởng

Trang 11

thành các giả thuyết khoa học và biện pháp chứngminh các giả thuyết đó.

4 Năng lực tính toán Tính toán kích thước cơ thể động vật qua các giai

đoạn sinh trưởng và phát triển của chúng

5 Năng lực tư duy Phát triển tư duy phân tích, so sánh

6 Năng lực ngôn ngữ Phát triển ngôn ngữ nói, viết thông qua trình bày,

tranh luận, thảo luận về các vấn đề, hiện tượng liênquan

2 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

2.1 Chuẩn bị của giáo viên

- Sơ đồ về quá trình phát triển phôi thai ở người, vòng đời của châu chấu, vòng đờicủa bướm

- Hình vẽ về vị trí, cấu tạo của các tuyến nội tiết và hoocmon ở người

- Một số tranh ảnh phóng to về bệnh tật liên quan đến hoocmon sưu tầm được

- Máy chiếu, bài giảng powpoint, video về sinh trưởng và phát triển ở động vật

2.2 Chuẩn bị của học sinh

- Sưu tầm những thông tin liên quan đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

- Dụng cụ học tập như: sách giáo khoa, sách bài tập

3 Tiến trình dạy học chuyên đề

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và các kiểu sinh trưởng và phát triển ở động vật

- GV đưa ví dụ về sinh trưởng phát triển ở lợn, phân tích ví dụ để học sinh hiểu và tựkhái quát thành khái niệm sinh trưởng và phát triển ở động vật

- GV: Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa và cho biết có mấy kiểu sinh trưởng và pháttriển ở động vật?

- HS trả lời có 3 kiểu:

+ Phát triển không qua biến thái

+ Phát triển qua biến thái hoàn toàn

+ Phát triển qua biến thái không hoàn toàn

- GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung của PHT sau:

Trang 12

Kiểu sinh trưởng

và phát triển

Đại diện Đặc điểm

Không qua biến

thái

Qua biến thái hoàn

toàn

Qua biến thái

không hoàn toàn

- HS hoàn thành PHT rồi trình bày trước lớp, đối chiếu kết quả với các nhóm kháctrong lớp và đáp án để bổ sung hoàn thiện

* Hoạt động 2: Tìm hiểu các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

- GV yêu cầu HS quan sát hình 38.1 sgk và hoàn thành phiếu học tập sau:

Tên hoocmon Loại tuyến tiết Vai trò đối với sinh trưởng và

phát triểnHoocmon sinh

Trang 13

Câu 3: Tại sao gà trống con sau khi cắt bỏ tinh hoàn thì phát triển không bình thườngnhư: mào nhỏ, không có cựa, không biết gáy và mất bản năng sinh dục?

Câu 4: Giải thích nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lột xác ở sâu bướm và nguyên nhânbướm biến thành nhộng

* Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến sinh trưởng, phát triển ở động vật và vận dụng vào trong chăn nuôi, sản xuất.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk tr 155, 156 và hoàn thành PHT sau:

Các yếu tố ảnh

hưởng

Mức độ ảnh hưởng Ứng dụng vào sản

xuấtThức ăn

- GV yêu cầu học sinh trả lời các câu lệnh tr 155 để thấy rõ hơn về vai trò của các yếu

tố ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật

Câu 1: Tại sao thức ăn lại ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật?Câu 2: Tại sao nhiệt độ xuống thấp lại có thể ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triểncủa động vật biến nhiệt và hằng nhiệt?

Câu 3: Tại sao trẻ nhỏ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối (khi ánh sáng yếu) sẽ cólợi cho sinh trưởng và phát triển của chúng?

Câu 4: Dựa vào hiểu biết của mình về các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sinhtrưởng và phát triển của động vật và hiểu biết về thực tiễn sản xuất, hãy nêu các biệnpháp kĩ thuật thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất vật nuôi

III Kiểm tra, đánh giá

1 Bảng ma trận kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực

Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng caoKhái niệm về - Trình bày - Lấy ví dụ và - So sánh

Trang 14

sinh trưởng

và phát triển

được kháiniệm về sinhtrưởng và pháttriển ở độngvật

phân tíchđược kháiniệm, mốiquan hệ giữasinh trưởng vàphát triển ởđộng vật

được quátrình sinhtrưởng vàphát triểnđộng vật

- Phân biệtđược 3 kiểusinh trưởng vàphát triển dựavào các tiêuchí sau: đạidiện; hìnhdạng cấu tạocủa con non

so với contrưởng thành;

các giai đoạnsinh trưởng,phát triển; trảiqua lột xác

- Xác địnhđược kiểu sinhtrưởng, pháttriển của mộtđại diện độngvật khi biếtvòng đời củachúng

- Ứng dụngvào thực tiễn:tiêu diệt sâuhại cây trồng,các vật trunggian truyềnbệnh

- Trình bày

- Giải thíchđược nguyênnhân của một

số bệnh lí vàhiện tượng bấtthường trongsinh trưởng vàphát triểnđộng vật cóliên quan đến

- Đề xuất cácbiện phápphòng tránh cácbệnh lí đó vàbiện pháp nângcao sức khỏecon người

- Giáo dụcgiới tính và kĩnăng chămsóc sức khỏe

ở tuổi dậy thì

- Ứng dụngtrong chănnuôi và trồngtrọt

Trang 15

được vai tròcủa cáchoocmon đốivới sinhtrưởng, pháttriển ở độngvật.

ăn, nhiệt độ,ánh sáng đếnsinh trưởng vàphát triển ởđộng vật

- Phân tíchđược các biệnpháp điềukhiển sinhtrưởng và pháttriển ở độngvật và người

- Giải thíchđược một sốcâu thành ngữ,hiện tượngtrong dân giannhư: ăn nhưtằm ăn rỗi, cơ

sở của việc tắmnắng cho trẻnhỏ để phòngbệnh còixương

- Các biệnpháp nâng caonăng suất vậtnuôi

- Các biệnpháp sinh đẻ

có kế hoạch ởngười

2 Hệ thống câu hỏi và bài tập kiểm tra chuyên đề

2.1 Bài tập

Bài tập 1: Sinh trưởng và phát triển là gì? Cho ví dụ minh họa

Quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật được xác định khi nào?

Động vật đẻ trứng và đẻ con có quá trình sinh trưởng và phát triển khác nhau như thếnào?

Bài tập 2: Cho đoạn thông tin nói về đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu đục thân 5

vạch đầu nâu có tên khoa học: Chilo suppressalis Walker) Thuộc: Họ: Pyralidae Bộ:Lepidoptera

Đặc điểm hình thái: Trứng hình bầu dục dẹt, mới đẻ có màu trắng, sau chuyểnmàu nâu, gần nở màu đen Trứng đẻ thành ổ xếp dạng vảy cá ở mặt trên phiến lá hoặc

bẹ lá (trên bẹ lá chiếm 80%) Sâu non đẫy sức có màu nâu nhạt, trên thân có 5 vạch

Trang 16

dọc màu nâu xẫm màu trắng sữa, đầu màu nâu vàng Móc bàn chân bụng có 51-56 cáixếp thành hình tròn Nhộng: màu nâu vàng, mặt bụng có 5 vạch màu nâu, rầu đầu ngắnhơn chân giữa, chân giữa ngắn hơn cánh, chân sau không vượt quá mút cánh.

- Con trưởng thành:

+ Ngài đực có đầu ngực màu nâu tro nhạt, mắt kép đen; râu đầu hình sợi chỉ, nhữngđốt cuối hình răng cưa nhỏ; giữa cánh trước có một chấm tím đen, dưới có 3 chấmcùng màu xếp xiên, bụng thon nhỏ

+ Ngài cái có râu đầu hình sợi, trên cánh không có chấm vệt như con đực, mépngoài cánh có 7 chấm đen

Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại: Vòng đời của sâu đục thân bướm 2chấm từ 35-45 ngày Nhiệt độ từ 16-29oC và độ ẩm 70% có:

+ Thời gian trứng: 5-10 ngày

+ Thời gian sâu non: 20-48 ngày

+ Thời gian nhộng: 7-15 ngày

+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 2-7 ngày

Ngài cái của sâu đục thân 5 vạch đầu nâu có tính hướng quang mạnh, ngài cáivào đèn nhiều hơn ngài đực Mỗi ngài cái đẻ từ 3-4 ổ trứng (có 40-82 quả trứng/ổ) và

số trứng của một con có thể đẻ là 124-210 quả nhưng chúng không bao giờ đẻ hết sốtrứng, sau khi chết bao giờ cũng còn từ 10-100 quả trong bụng và nếu nhiệt độ thấp,mưa gió nhiều thì số trứng còn lại trong bụng nhiều Ngài của loại sâu này thích đẻtrên lúa xanh hơn trên mạ Một năm sâu đục thân 5 vạch đầu nâu phát sinh 6 lứa Điềukiện nhiệt độ thích hợp cho loài sâu này phát triển trong tất cả các giai đoạn sinhtrưởng là nhiệt độ thấp, chúng có thể phát triển bình thường trong môi trường lạnh.Sâu non đục vào thân cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng làm dảnh vô hiệu và bôngbạc, ảnh hưởng đến cây lúa và năng suất lúa Nhộng làm ổ bên trong thân lúa và bướm

vũ hóa từ đấy Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu là loại sâu gây hại nghiêm trọng ở cácvùng lúa ôn đới và cận nhiệt đới, vùng có nhiệt độ thấp và vụ xuân hại nặng hơn vụmùa Sâu phân bố khắn các vùng trồng lúa trong nước và thế giới

Hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Các giai đoạn kế tiếp nhau trong vòng đời của sâu đục thân 5 vạch đầu nâu là:

A, Trứng, nhộng, sâu non, sâu trưởng thành

Trang 17

B, Trứng, sâu non, nhộng, sâu trưởng thành.

C, Trứng, sâu non, sâu trưởng thành, nhộng, bướm

D, Trứng, nhộng, sâu non, sâu trưởng thành, bướm

Câu 2: Hãy khoanh tròn đúng hay sai ở mỗi nhận định sau:

Nhận định Đúng hoặc sai

1 Phát triển của sâu đục thân 5 vạch đầu nâu thuộc kiểu biến

thái hoàn toàn

Đúng/ Sai

2 Phát triển ở động vật gồm phát triển qua biến thái và không

qua biến thái

Câu 4: Nhân tố nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến vòng đời của sâu đục thân 5 vạchđầu nâu?

Bài tập 3: Hãy sắp xếp các động vật sau thành nhóm theo kiểu phát triển: gà, lợn,

mèo, chim bồ câu, thằn lằn, ong, sâu đục thân lúa, sâu khoang hại rau, cá, rầy nâu, cóc,ếch ương, dế, tằm, gián

Bài tập 4: Cho đoạn thông tin sau

Quá trình phát triển nhanh chóng ở giai đoạn Vị thành niên gắn liền với các biến

đổi của hệ thống nội tiết cơ thể, mà đóng vai trò chủ đạo là các hormone sinh dục Tuynhiên ở mỗi giới thời điểm thay đổi hormone gắn với giai đoạn bước vào tuổi trưởngthành tương đối lệch nhau Hormone “tính nam” và “tính nữ” đều tồn tại trong đại diện

của cả hai giới ở trẻ trai có nhiều androgen hơn (kích thích tố nam), mà quan trọng

hơn cả là testosterone (kích thích dục tố nam), còn ở trẻ gái là estrogen (kích thích tố

nữ) và progesterone (Tanner, 1978).

Mỗi hormone có tác động ảnh hưởng đến một loạt trung tâm và các cơ quan

tiếp nhận (cơ quan đích) Chẳng hạn, việc bài tiết testosterone sẽ ảnh hưởng đến sự

phát triển của dương vật, độ rộng của vai, kích thích mọc lông ở vùng sinh dục và

vùng mặt Trong khi đó estrogen lại tác động đến độ nở của cổ tử cung và vú, cũng

Trang 18

như độ lớn của hông Các tế bào tiếp nhận chỉ nhạy cảm với số ít các hormone tươngứng (Tanner, 1978).

Hệ thống nội tiết tố giúp tạo ra sự cân bằng khá phức tạp giữa các hormone

Hai vùng thùy não đảm bảo duy trì cho sự cân bằng này là vùng dưới

đồi (hypothalamus) và tuyến yên (hypophysis) Vùng dưới đồi kích thích tuyến yên,

tuyến yên kiểm soát toàn bộ sự lớn lên, kích thích việc sản xuất các hormone củabuồng trứng, tinh hoàn và truyến thượng thận Các tác nhân đặc hiệu của dậy thì là

hormone giới tính – estrogen từ buồng trứng và testosteron từ tinh hoàn.

Câu 1: Vai trò của hoocmon sinh dục estrogen và testosteron là gì?

Câu 2: Hãy cho biết những biến đổi về tâm sinh lí giai đoạn tuổi dậy thì ở bé trai và bégái?

Câu 3: Liệt kê các biện pháp tránh thai và ưu nhược điểm của từng biện pháp

2.2 Câu hỏi

* Câu hỏi tự luận:

Câu 1: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướmtrưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?

Câu 2: Phát triển của ếch thuộc kiểu biến thái hoàn toàn hay không hoàn toàn? Tạisao?

Câu 3: Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hoocmon nào được tiết ra nhiều làm cơ thểthay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí?

Câu 4: Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc ăn nhiều hơn để chúng cóthể sinh trưởng và phát triển bình thường?

Câu 5: Việc ấp trứng của hầu hết các loài chim có tác dụng gì?

* Câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Sự biến thái của sâu bọ được điều hoà bởi những hoocmôn nào?

A tirôxin B.ơstrôgen

C Testostêrôn D ecđixơn và juvenin

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w