Đề tàiXÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC LỊCH SỬ 12 “NHỮNG THẮNG LỢI QUÂN SỰ TIÊU BIỂU CỦA QUÂN DÂN TA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 1946-1954” I.. quân sự tiêu biểu trong cuộc khá
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
Mã số:…………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC LỊCH SỬ 12 “NHỮNG THẮNG LỢI QUÂN SỰ TIÊU BIỂU CỦA QUÂN DÂN TA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 1946-1954” Người thực hiện: HOÀNG VĂN TÂM Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục:
Phương pháp dạy học bộ môn LỊCH SỬ
Lĩnh vực khác:
Có đính kèm:
Mô hình Đĩa CD (DVD) Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2014-2015
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên: HOÀNG VĂN TÂM
2 Ngày tháng năm sinh: 20- 04 -1973
3 Nam, nữ: Nam
4 Địa chỉ: 18/4 khu phố 1- Đường Phạm Văn Thuận- Phường Tam Hòa – Thành phố Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai
5 Điện thoại: 0613834289 (CQ)/ 0613811264 (NR); ĐTDĐ: 0989008720
6 Fax: E-mail: hoangtam@nhc.edu.vn
7 Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
8 Nhiệm vụ được giao: giảng dạy môn Lịch sử
9 Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1995
- Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy môn Lịch sử
- Số năm có kinh nghiệm: 17 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ “MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THI TỐT NGHIỆPTHPT MÔN LỊCH SỬ” năm học 2009-2010
+ “MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ VIỆC SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUANTRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM LỚP 12” năm học 2010-2011
+ “HƯỚNG DẪN HỌC SINH LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAOHIỆU QUẢ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ” ” năm học 2011-2012
+ “KĨ NĂNG TỔNG HỢP KIẾN THỨC CƠ BẢN THEO VẤN ĐỀ TRONG BỒIDƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945-1954” năm học 2012-2013
+ “TỔNG HỢP MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN THEO VẤN ĐỀ TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1858-1918” năm học 2013-2014
Trang 3Đề tài
XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC LỊCH SỬ 12
“NHỮNG THẮNG LỢI QUÂN SỰ TIÊU BIỂU CỦA QUÂN DÂN
TA TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
1946-1954”
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm vừa qua, để thực hiện mục tiêu của đổi mới giáo dục là:Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năngcủa mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đấtnước; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năng sáng tạo để làm chủ bản thân, sốngtốt và làm việc hiệu quả, phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các phương pháp
và kĩ thuật dạy học tích cực Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng chúng còn hếtsức hạn chế, có khi còn máy móc, lạm dụng Đại đa số giáo viên chưa tìm được
"chỗ đứng" của mỗi kĩ thuật dạy học trong cả tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.Cũng chính vì thế nên giáo viên vẫn chủ yếu lệ thuộc vào tiến trình các bài họcđược trình bày trong sách giáo khoa, chưa "dám" chủ động trong việc thiết kế tiếntrình xây dựng kiến thức phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tíchcực Khả năng khai thác sử dụng thiết bị dạy học và tài liệu bổ trợ trong quá trình
tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp và tự học ở nhà của học sinh còn hạn chế,kém hiệu quả Phần lớn giáo viên có mong muốn sử dụng phương pháp dạy họcmới đều lúng túng và tỏ ra lo sợ rằng sẽ bị "cháy giáo án" do học sinh không hoànthành các hoạt động được giao trong giờ học Chính vì vậy, mặc dù có cố gắngnhưng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hiện nay chưa thực sự tổchức được hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo và bồi dưỡng phương pháp tựhọc cho học sinh; việc tăng cường hoạt động học tập cá thể và hoạt động nhóm cònhạn chế; chưa kết hợp được sự đánh giá của giáo viên và sự tự đánh giá của họcsinh trong quá trình dạy học Sở dĩ, có những hạn chế nói trên là do nhiều nguyênnhân khác nhau, trong đó nguyên nhân nổi bật là việc dạy học hiện nay chủ yếuđược thực hiện trên lớp theo bài/tiết trong sách giáo khoa Trong phạm vi 1 tiếthọc, không đủ thời gian cho đầy đủ các hoạt động học của học sinh theo tiến trình
sư phạm của một phương pháp dạy học tích cực, dẫn đến nếu có sử dụng phươngpháp dạy học tích cực đó thì cũng mang tính hình thức, đôi khi còn máy móc dẫnđến kém hiệu quả, chưa thực sự phát huy được tính tích cực, tự lực, sáng tạo củahọc sinh; hiệu quả khai thác sử dụng các phương tiện dạy học và tài liệu bổ trợtheo phương pháp dạy học tích cực hạn chế
Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, cần phải chủ động, sáng tạo xâydựng nội dung dạy học phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.Thay cho việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoanhư hiện nay, căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, tôi mạnh dạn
Trang 4quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954”
phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tếcủa trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh
II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1 Cơ sở lý luận
Việc xây dựng chuyên đề những thắng lợi quân sự tiêu biểu của quân dân tatrong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954 cũng đã được các nhómtrường thực hiện trong đợt tập huấn xây dựng chuyên đề dạy học được Bộ giáo dục
và đào tạo tổ chức vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015 ở các tỉnh thành phía Bắc
và phía Nam, cụ thể là nhóm trường của tỉnh Vĩnh Long ở phía Nam và nhómtrường của tỉnh Hà Nam ở phía Bắc, các nhóm trường này cũng đã dựa trên cácquy trình, đặc trưng của chuyên đề lịch sử để tiến hành xây dựng, tuy nhiên hầu hếtcác nhóm trường chỉ tập trung xây dựng chuyên đề theo hướng bổ dọc, điều đó sẽkhó phát huy khả năng tư duy sáng tạo của học sinh, người học khó nhận thấynhững nét giống và khác biệt về hoàn cảnh, diễn biến, cách đánh, nghệ thuật chỉđạo quân sự, ý nghĩa, vai trò của từng thắng lợi quân sự đối với cuộc kháng chiếnchống Pháp 1946-1954 và từ đó cũng sẽ khó nhận thức được bước phát triển củacuộc kháng chiến Vì vậy, tôi đã xây dựng chuyên đề này theo hướng bổ ngangnhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, đây là giải pháp hoàn toàn mới so vớinhững giải pháp mà các nhóm trường đã thực hiện
2 Cơ sở thực tiễn
Theo sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 trung học phổ thông, những thắng lợi
quân sự tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946-1954
được trình bày trong hai bài khác nhau với những nội dung và tiết học riêng biệt, khihọc tập học sinh khó thấy được những vấn đề chung, mối quan hệ với nhau, nhữngđiểm giống và khác nhau về hoàn cảnh lịch sử, nghệ thuật chỉ đạo quân sự của Đảng
ở mỗi chiến dịch, kết quả, ý nghĩa, vai trò, vị trí của những thắng lợi Vì vậy, cần
phải xây dựng nội dung dạy học thành chuyên đề Các hoạt động học được thực hiệnkhông những vẫn đảm bảo được những yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ
mà điều quan trọng đã góp phần to lớn vào việc phát huy tính tích cực chủ động củahọc sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học theo định hướng phát triển năng lực vàphẩm chất của học sinh
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1 Quy trình xây dựng chuyên đề dạy học
Mỗi chuyên đề dạy học phải giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập Vì vậy,việc xây dựng mỗi chuyên đề dạy học cần thực hiện theo quy trình như sau:
a) Xác định tên chuyên đề
Căn cứ vào nội dung chương trình và sách giáo khoa của môn học, giáo viênxác định các nội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết
Trang 5hiện hành, từ đó xây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề dạyhọc đơn môn
b) Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện
hành và các hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạyhọc tích cực, từ đó xác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho họcsinh trong chuyên đề sẽ xây dựng
c) Xây dựng nội dung chuyên đề
Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sửdụng để tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng,
dự kiến các nhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học củahọc sinh, từ đó xác định các nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề Lựa chọncác nội dung của chuyên đề từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của môn học hoặc/
và các môn học có liên quan để xây dựng chuyên đề dạy học
d) Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học
Việc thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học được tổchức cho học sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thểchỉ thực hiện một số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩthuật dạy học được sử dụng Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xâydựng tình huống xuất phát
Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học mỗi chuyên đề theo phương phápdạy học tích cực, học sinh cần phải được đặt vào các tình huống xuất phát gần gũivới đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ tham gia giải quyết các tình huống đó.Trong quá trình tìm hiểu, học sinh phải lập luận, bảo vệ ý kiến của mình, đưa ra tậpthể thảo luận những ý nghĩ và những kết luận cá nhân, từ đó có những hiểu biết mànếu chỉ có những hoạt động, thao tác riêng lẻ không đủ tạo nên Những hoạt động
do giáo viên đề xuất cho học sinh được tổ chức theo tiến trình sư phạm nhằm nângcao dần mức độ học tập Các hoạt động này làm cho các chương trình học tập đượcnâng cao lên và dành cho học sinh một phần tự chủ khá lớn Mục tiêu chính củaquá trình dạy học là giúp học sinh chiếm lĩnh dần dần các khái niệm khoa học và kĩthuật, học sinh được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngôn ngữ viết và nói.Những yêu cầu mang tính nguyên tắc nói trên của phương pháp dạy học tích cực là
sự định hướng quan trọng cho việc lựa chọn các chuyên đề dạy học
2 Dựa trên quy trình trên, tôi đã tiến hành xây dựng chuyên đề:
Trang 6NHỮNG THẮNG LỢI QUÂN SỰ TIÊU BIỂU TRONG CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 1946-1954
(Thực hiện trong 3 tiết)
A NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
I HOÀN CẢNH LỊCH SỬ DẪN ĐẾN CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC ĐÔNG 1947, CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU-ĐÔNG 1950, CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954.
1 Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
Sau 3 tháng toàn quốc kháng chiến chống Pháp, các cơ quan Trungương đã rút về căn cứ Việt Bắc để kháng chiến lâu dài Lực lượng kháng chiếnphát triển mạnh Trung ương Đảng chủ trương tiến hành cuộc chiến tranh nhândân, toàn diện, trường kì và tự lực cánh sinh Tuy nhiên, cuộc kháng chiến của
ta vẫn còn trong tình thế bị bao vây, cô lập
Sau gần 3 tháng mở rộng chiến tranh, thực dân Pháp đã chiếm được các đôthị và các đường giao thông chiến lược, song phạm vi chiếm đóng ngày càng mởrộng, Pháp càng khó khăn do phải dàn mỏng lực lượng Để tiếp tục theo đuổi âmmưu đánh nhanh thắng nhanh, tháng 3/1947 quân Pháp tiến công Việt Bắc nhằmđánh phá căn cứ địa, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực, triệtđường liên lạc quốc tế của ta; chúng âm mưu giành thắng lợi quân sự tiến tớithành lập chính phủ bù nhìn và nhanh chóng kết thúc chiến tranh
Pháp huy động 12.000 quân với hầu hết máy bay có ở Đông Dương chiathành ba cánh tiến công lên Việt Bắc 7/10/1947, binh đoàn dù đổ quân xuống BắcKạn, chợ Mới…., binh đoàn bộ binh từ Lạng Sơn theo đường số 4 đánh lên CaoBằng rồi vòng xuống Bắc Kạn theo đường số 3, bao vây Việt Bắc phía đông vàphía bắc 9/10/1947: binh đoàn hỗn hợp bộ binh và lính thủy đánh bộ ngược sôngHồng, sông Lô lên Tuyên Quang bao vây Việt Bắc phía tây
Khi địch vừa tấn công lên Việt Bắc, Đảng ra chỉ thị: “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.
2 Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến chiến dịch Biên giới thu-đông 1950.
Bước sang 1950, cuộc kháng chiến của ta có thêm nhiều thuận lợi, songcũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới
Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà Nhândân Trung Hoa ra đời, tạo điều kiện cho cách mạng nước ta có quan hệ trực tiếpvới các nước xã hội chủ nghĩa
Đầu 1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác lần lượtcông nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, cuộckháng chiến của nhân dân ta nhận được sự ủng hộ của nhân dân thế giới
Trang 7Phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc phát triểnmạnh Trong khi đó, ở Pháp phong trào phản đối chiến tranh xâm lược Việt Namcủa Pháp ngày càng lên cao.
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta ngày càng phát triển, hậu phương đượccủng cố, lực lượng vũ trang trưởng thành
Về phía địch, sau thất bại ở Việt Bắc thu-đông năm 1947, cùng với nhữngkhó khăn về kinh tế, tài chính, Pháp càng lệ thuộc vào Mĩ, tháng 5/1949, Pháp đề
ra kế hoạch Rơve
Trong tình hình đó, Mĩ từng bước can thiệp sâu hơn và dính líu trực tiếp vàocuộc chiến tranh Đông Dương, ngày 7/2/1950, Mĩ công nhận chính phủ bù nhìnBảo Đại, ngày 8/5/1950, Mĩ đồng ý viện trợ về tài chính và quân sự cho Pháp ởĐông Dương với âm mưu nắm quyền điều khiển chiến tranh xâm lược Việt Nam
Thực hiện kế hoạch Rơve, từ tháng 6/1949, Pháp đưa nhiều vũ khí mới vàoViệt Nam, tập trung quân ở Nam Bộ, Trung Bộ, Pháp tăng cường hệ thống phòngngự trên đường số 4, lập hành lang Đông-Tây: Hải Phòng-Hà Nội-Hoà Bình-Sơn
La, chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần thứ hai mong giành thắng lợi, nhanh chóng kếtthúc chiến tranh
Việc Pháp thực hiện kế hoạch Rơve đã làm cho vùng tự do của ta bị thu hẹp,căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây, … Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc kháng chiếnphát triển lên một bước mới, tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mởchiến dịch Biên giới nhằm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch; khai thông biên giớiViệt-Trung mở rộng đường liên lạc quốc tế; mở rộng và củng cố căn cứ địa ViệtBắc, đồng thời tạo những thuận lợi mới thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên
3 Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
Cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954 làm cho kế hoạch Navakhông thực hiện được theo dự kiến, Nava phải điều chỉnh kế hoạch, chọn ĐiệnBiên Phủ làm khâu chính, xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểmmạnh nhất Đông Dương, một “cái bẫy” nhằm thu hút chủ lực Việt Minh tới đó đểtiêu diệt
Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn nằm ở phía tây rừng núi Tây Bắc,gần biên giới Lào, có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và ở cả Đông Nam
Á nên quân Pháp cố nắm giữ
Nava đã tập trung mọi cố gắng để xây dựng Điện Biên Phủ với lực lượng lúccao nhất lên đến 16.200 quân, được bố trí thành một hệ thống phòng thủ chặt chẽgồm 49 cứ điểm Cả Pháp và Mĩ đều đánh giá Điện Biên Phủ là pháo đài “bất khảxâm phạm” Như vậy, từ chỗ không có trong kế hoạch, Điện Biên Phủ đã trở thànhtrung tâm của kế hoạch Nava
Do Điện Biên Phủ đã trở thành khâu chính của kế hoạch Nava nên muốn
Trang 8vọng giành thắng lợi quân sự của Pháp, quân và dân Việt Nam phải tiêu diệt tậpđoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Đến cuối 1953, hậu phương kháng chiến của ta đã được xây dựng và đượccủng cố vững mạnh, đảm bảo cung cấp sức người sức của cho tiền tuyến, lại có sựgiúp đỡ quốc tế nhất là của Liên Xô và Trung Quốc Quân đội Việt Nam đã trưởngthành, có đủ tinh thần và lực lượng đảm bảo cho việc giành thắng lợi ở Điện BiệnPhủ, một chiến dịch quy mô lớn, dài ngày nhất trong cuộc kháng chiến
Đầu 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch ĐiệnBiên Phủ, nhằm tiêu diệt lực lượng địch ở đây, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiệngiải phóng Bắc Lào
II DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU-ĐÔNG 1947, CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU-ĐÔNG 1950, CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954
1 Diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947
Trên khắp các mặt trận, quân dân ta anh dũng chiến đấu, từng bước đẩy lùicuộc tiến công của địch
Quân ta chủ động bao vây tiến công địch ở Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn,Chợ Rã, buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã (cuối 11/1947)
Ở mặt trận hướng đông: quân ta phục kích chặn đánh địch trên đường số 4,tiêu biểu là ở đèo Bông Lau (30/10/1947)
Ở mặt trận hướng tây: ta phục kích, đánh địch nhiều trận trên sông Lô, tiêubiểu là trận Đoan Hùng, Khe Lau, bắn chìm nhiều tàu chiến, tiêu diệt hàng trămtên địch
Phối hợp với cuộc chiến đấu ở Việt Bắc, quân dân ta trên các chiến trườngtoàn quốc hoạt động mạnh, kiềm chế, không cho địch tập trung lớn binh lực vàochiến trường chính
2 Diễn biến chiến dịch Biên giới thu-đông 1950
Chiến dịch mở màn bằng trận đánh Đông Khê (16/9/1950) theo lối đánhcông kiên, sau 2 ngày ta giành thắng lợi
Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập Trướcnguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp rút lui khỏi Cao Bằng theo đường số 4 Địch thựchiện cuộc hành quân kép (cho quân đánh lên Thái Nguyên để thu hút chủ lực của ta
và cho quân từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê để đón quân từ Cao Bằng về)
Từ 1/10 đến 8/10/1950 quân ta liên tục bao vây, chặn đánh địch và tiêu diệtgọn 2 binh đoàn gồm 7 tiểu đoàn (Thất Khê và Cao Bằng) buộc địch phải chạykhỏi Thất Khê (8/10/1950) rồi Na Sầm (13/10/1950)
Việc thất bại của 2 binh đoàn, sự rút chạy các vị trí Thất Khê, Na Sầm làmcho địch hoang mang Ngày 17/10/1950, quân địch ở Đồng Đăng rút chạy, hôm
Trang 9sau là quân Lạng Sơn rồi đến Lộc Bình, Đình Lập, An Châu Trong khi đó, cuộchành quân lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh Ở các mặt trận khác, quândân ta ra sức thi đua giết giặc lập công, kiềm chế địch, buộc địch phải rút khỏi thị
xã Hòa Bình
3 Diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954
Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra qua 3 đợt
Đợt 1: (từ ngày 13/3 đến 17/3/1954) Ta tiến công tiêu diệt căn cứ Him Lam
và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến 2.000 địch
Đợt 2: (từ ngày 30/3 đến 26/4/1954) Ta tiến công phía đông phân khu Trung
tâm Mường Thanh: E1, D1, C1, C2, A1 …, chiếm phần lớn các căn cứ của địch,tạo điều kiện bao vây, chia cắt, khống chế địch Mỹ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và
đe dọa ném bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ Ta khắc phục khó khăn về tiếp tế,quyết tâm giành thắng lợi
Đợt 3: (từ ngày 1/5 đến 7/5/1954) Ta tiến công phân khu Trung tâm Mường
Thanh và phân khu Nam, tiêu diệt các căn cứ còn lại của địch Chiều 7/5, ta đánhvào sở chỉ huy địch 17 giờ 30 ngày 7/5/1954, Tướng Đơ Caxtơri cùng toàn bộ Bantham mưu địch đầu hàng và bị bắt sống Lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của tatung bay trên nóc hầm tướng Đơ Caxtơri Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêudiệt
Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao,kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi
III KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA CHIẾN DỊCH VIỆT BẮC THU-ĐÔNG
1947, CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI THU-ĐÔNG 1950, CHIẾN DỊCH LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ 1954
1 Kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947
Sau hơn hai tháng, cuộc chiến đấu giữa ta và địch đã kết thúc bằng cuộc rútchạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19/12/1947
Quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 quân địch; bắn rơi 16 máybay, bắn chìm và cháy 11 tàu chiến, ca nô; phá huỷ nhiều xe quân sự và pháo cácloại, thu nhiều vũ khí và hàng chục tấn quân trang quân dụng Cơ quan đầu nãokháng chiến của ta được bảo toàn; bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành
Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 là chiến dịch phản công lớn đầu tiêntrong cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi Điều đó, chứng minh đườnglối kháng chiến của Đảng là đúng, chứng minh sự vững chắc của căn cứ địa ViệtBắc
Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh ởĐông Dương, từ “đánh nhanh, thắng nhanh” chuyển sang “đánh lâu dài”, Chiến
Trang 10thắng Việt Bắc đưa cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới, là mốc khởi đầu sựthay đổi so sánh lực lượng có lợi cho cuộc kháng chiến.
2 Kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950
Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi Ta đãloại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 quân địch Giải phóng đường biên giới từ CaoBằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông – Tây Thế baovây của địch đối với căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ, kế hoạch Rơve bị phá sản
Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủnghĩa được khai thông
Chiến thắng Biên giới là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực
ta trong cuộc kháng chiến Đánh dấu sự trưởng thành của quân đội ta từ đánh dukích sang đánh tập trung, quy mô lớn Quân đội ta đã giành được thế chủ động trênchiến trường chính Bắc Bộ, đẩy địch ngày càng lún sâu vào thế bị động, mở rabước phát triển mới của cuộc kháng chiến
3 Kết quả và ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954
Sau 56 ngày đêm chiến đấu, chiến dịch Điện Biên phủ đã toàn thắng, quândân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 địch, trong đó có 1 thiếu tướng, bắn rơi
và phá huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh
Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc tiến công Xuân 1953-1954 đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ýchí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở ĐôngDương, tạo cơ sở thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghịGiơnevơ, kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc Mở đầu thời
Đông-kì tan rã hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ nhândân các nước thuộc địa Á, Phi, Mĩ latinh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩathực dân
B XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI BÀI TẬP VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ.
1.Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chuyên đề
Trang 11- Xác định được thắnglợi của ta trong chiếndịch Việt Bắc thu-đông
1947 đã làm phá sản kếhoạch “đánh nhanhthắng nhanh” của Pháp
- Phân tích được ýnghĩa của chiến dịchViệt Bắc thu-đông 1947
- Đánh giá vaitrò của chiếnthắng ViệtBắc đối vớicuộc khángchiến chốngPháp củaquân dân ta
Trang 12- Lý giải được
vì sao ta chọnĐông Khê để
mở màn chochiến dịchBiên giới
- Xác định được thắng
lợi của chiến dịch Biêngiới thu-đông 1950 đãgiúp ta giành đượcquyền chủ động chiếnlược trên chiến trườngchính (Bắc bộ)
- Lập được bảng sosánh điểm khác biệt vềhoàn cảnh lịch sử, mụcđích, cách đánh và ýnghĩa của chiến dịchViệt Bắc 1947, Biêngiới 1950
- Chứng minh từ chiếnthắng Việt Bắc thu-đông 1947 đến chiếnthắng Biên giới thu-đông 1950 là một bướcphát triển của cuộckháng chiến
- Đánh giá vịtrí của chiếnthắng Biêngiới đối vớicuộc khángchiến chốngPháp củaquân dân ta
- Lý giải được
vì sao đầutháng 12-
Chính Trị
- Phân tích ý nghĩa lịch
sử và ảnh hưởng củachiến thắng Điện BiênPhủ đối với nước ta vàphong trào giải phóngdân tộc trên thế giới
- Chứng minh chiếnthắng Điện Biên Phủ làthắng lợi quân sự lớnnhất của ta trong khángchiến chống Pháp và làthắng lợi quyết địnhbuộc thực dân Phápphải kí kết Hiệp định
- Đánh giáđược vai trò
thắng ĐiệnBiên Phủ với
ngoại giao ởGiơnevơ năm
Đông Dương
- Đánh giá vịtrí của chiếnthắng ĐiệnBiên Phủ
Trang 13Giơnevơ, chấm dứtchiến tranh xâm lượcĐông Dương.
- Từ Chiến thắng ViệtBắc (1947), chiếnthắng Biên giới (1950)
và chiến thắng ĐiệnBiên Phủ (1954), làmsáng tỏ được cácbước phát triển củacuộc kháng chiếnchống thực dân Phápcủa quân dân ta
trong tiếntrình pháttriển cuộcchiến tranh
Việt Nam từ
1975
2 Câu hỏi và định hướng phát triển năng lực:
2.1.Câu hỏi mức độ nhận biết:
Câu 1 Trình bày hoàn cảnh lịch sử của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
Câu 2 Trình bày hoàn cảnh lịch sử của chiến dịch Biên giới thu đông 1950
Câu 3 Trình bày hoàn cảnh lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
Câu 4 Trình bày chủ trương của ta trong chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947
Câu 5 Trình bày chủ trương của ta trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950
Câu 6 Trình bày chủ trương của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Câu 7 Trình bày diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947?
Câu 8 Trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu-đông 1950?
Câu 9 Trình bày diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954?
Câu 10 Trình bày kết quả, ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.Câu 11 Trình bày kết quả, ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Biên giới thu đông 1950.Câu 12 Trình bày kết quả, ý nghĩa lịch sử của Điện Biên Phủ 1954
2.2.Câu hỏi mức độ hiểu:
Câu 1 Vì sao 1947, thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc?
Câu 2 Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu-đông 1950?
Câu 3 Vì sao trong chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 ta chọn Đông Khê mở màncho chiến dịch?
Câu 4 Vì sao Pháp-Mỹ quyết định xây dựng Điện Biên Phủ trở thành tập đoàn cứđiểm mạnh và chấp nhận giao chiến với ta ở đây?
Trang 14Câu 5 Vì sao đầu tháng 12-1953, Bộ Chính Trị Trung ương Đảng quyết định mởchiến dịch Điện Biên Phủ?
2.3.Câu hỏi mức độ vận dụng:
Câu 1 Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954), thắng lợi nào của ta đãlàm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp? Trình bày thắng lợiđó
Câu 2 Phân tích ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947?
Câu 3 Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954), thắng lợi nào giúp tagiành được quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính (Bắc bộ)? Trìnhbày thắng lợi đó
Câu 4 Lập bảng so sánh chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947 với chiến dịch Biêngiới thu-đông 1950 theo mẫu
Câu 7 Chứng minh Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất của
ta trong kháng chiến chống Pháp và là thắng lợi quyết định buộc thực dân Phápphải kí kết Hiệp định Giơnevơ, chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương
Câu 8 Dựa vào ba sự kiện quan trọng sau đây: Chiến thắng Việt Bắc (1947),chiến thắng Biên giới (1950) và chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), anh (chị)hãy làm sáng tỏ các bước phát triển của cuộc kháng chiến chống thực dânPháp của nhân dân ta
2.4.Câu hỏi mức độ vận dụng cao:
Câu 1 Đánh giá vai trò của chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 đối với cuộckháng chiến chống Pháp của quân dân ta
Câu 2 Đánh giá vị trí của chiến thắng Biên giới thu đông 1950 đối với cuộc khángchiến chống Pháp của quân dân ta
Câu 3 Đánh giá về vai trò của chiến thắng Điện Biên Phủ với Hội nghị ngoạigiao ở Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương Vị trí của chiến thắng Điện Biên
Trang 15Phủ trong tiến trình phát triển cuộc chiến tranh cách mạng Việt Nam từ 1945đến 1975?
- Trình bày được những nét chính về diễn biến, kết quả của 3 chiến thắng
- Phân tích ý nghĩa của từng thắng lợi để thấy được bước phát triển của cuộc khángchiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)
2 Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện lịch sử…
- Kĩ năng khai thác kênh hình có liên quan
3 Thái độ:
- Giúp học sinh nhìn nhận, đánh giá đúng tầm quan trọng của mỗi thắng lợi quân
sự đối với bước phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp
- Trân trọng những thắng lợi to lớn mà những thế hệ đi trước đã không tiếc máuxương để giành được trong cuộc kháng chiến chống Pháp
4 Định hướng năng lực hình thành:
- Thông qua chuyên đề hướng tới hình thành các năng lực:
- Thực hành bộ môn lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung chuyênđề
- Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng của các thắng lợi quân sự tiêu biểuđối với sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp
- So sánh, phân tích các sự kiện, nội dung sự khác nhau của mỗi thắng lợi và bướcphát triển của cuộc kháng chiến qua mỗi thắng lợi
II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Chuẩn bị của giáo viên
Trang 16- Các tài liệu tham khảo.
2 Chuẩn bị của học sinh
- Sưu tầm các tranh ảnh có liên quan đến 3 thắng lợi quân sự tiêu biểu
- Sưu tầm lược đồ diễn biến 3 chiến dịch, tranh ảnh về Bác Hồ và Đại tướng VõNguyên Giáp
III THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
1 Giới thiệu:
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh sau:
Khe Lau
Chiêm hóa Đài Thị
- Yêu cầu học sinh trả lời:
+ Những hình ảnh đó gợi cho các em nhớ lại những sự kiện lịch sử nào?
+ Theo các em, những sự kiện đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp xâm lược (1946-1954)?
- Học sinh trao đổi, thảo luận với nhau và báo cáo kết quả làm việc