C. TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
2. Các hoạt động học tập
2.2. Hoạt động 2. Tìm hiểu về diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu-đông
Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân và tập thể a. Diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947
- Giáo viên cung cấp đoạn tư liệu, hình ảnh và lược đồ sau:
Trên khắp các mặt trận, quân dân ta anh dũng chiến đấu, từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của địch.
Quân ta chủ động bao vây tiến công địch ở Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, Chợ Rã, buộc Pháp phải rút khỏi Chợ Đồn, Chợ Rã (cuối 11/1947).
Ở mặt trận hướng đông: quân ta phục kích chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là ở đèo Bông Lau (30/10/1947).
Ở hướng mặt trận hướng tây: ta phục kích, đánh địch nhiều trận trên sông Lô, tiêu biểu là trận Đoan Hùng, Khe Lau, bắn chìm nhiều tàu chiến, tiêu diệt hàng trăm tên địch.
Phối hợp với cuộc chiến đấu ở Việt Bắc, quân dân ta trên các chiến trường toàn quốc hoạt động mạnh, kiềm chế, không cho địch tập trung lớn binh lực vào chiến trường chính.
- Học sinh dựa vào đoạn tư liệu, kết hợp quan sát lược đồ, trả lời các câu hỏi sau:
+ Trước hành động của thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc, quân dân ta đã chủ động phản công và giành thắng lợi như thế nào?
+ Ở các mặt trận khác quân dân ta chiến đấu ra sao?
- Học sinh trao đổi và phát biểu ý kiến.
- Giáo viên kết luận vấn đề.
b. Diễn biến chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 - Giáo viên cung cấp lược đồ và đoạn tư liệu sau
24 Lược đồ chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947
Chiến dịch mở màn bằng trận đánh Đông Khê (16/9/1950) theo lối đánh công kiên, sau 2 ngày ta giành thắng lợi.
Mất Đông Khê, quân địch ở Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. Trước nguy cơ bị tiêu diệt, quân Pháp rút lui khỏi Cao Bằng theo đường số 4. Địch thực hiện cuộc hành quân kép (cho quân đánh lên Thái Nguyên để thu hút chủ lực của ta và cho quân từ Thất Khê lên tiến chiếm lại Đông Khê để đón quân từ Cao Bằng về)
Từ 1/10 đến 8/10 quân ta liên tục bao vây, chặn đánh địch và tiêu diệt gọn 2 binh đoàn gồm 7 tiểu đoàn ( Thất Khê và Cao Bằng) buộc địch phải chạy khỏi Thất Khê (8/10/1950) rồi Na Sầm (13/10/1950).
Việc thất bại của 2 binh đoàn, sự rút chạy các vị trí Thất Khê, Na Sầm làm cho địch hoang mang. Ngày 17/10/1950, quân địch ở Đồng Đăng rút chạy, hôm sau là quân lạng Sơn rồi đến Lộc Bình, Đình Lập, An Châu. Đường số 4 được giải phóng ngày 22/10/1950. Trong khi đó, cuộc hành quân lên Thái Nguyên cũng bị quân ta chặn đánh. Ở các mặt trận khác, quân dân ta ra sức thi đua giết giặc lập công, kiềm chế địch, buộc địch phải rút khỏi thị xã Hòa Bình.
- Học sinh đọc đoạn tư liệu, kết hợp quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi sau:
+ Vì sao ta lại chọn Đông Khê làm nơi tấn công đầu tiên? Ý nghĩa của chiến thắng Đông Khê.
+ Kế hoạch Rơve bị phá sản như thế nào?
c. Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 - Giáo viên cung cấp lược đồ và đoạn tư liệu sau:
Đầu tháng 3 công tác chuẩn bị mọi mặt đã hoàn tất. Quân ta nổ súng mở màn cuộc tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (13/3/1954)
Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra qua 3 đợt
Đợt 1: (từ ngày 13/3 đến 17/3/1954) Ta tiến công tiêu diệt căn cứ Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến 2.000 địch.
Đợt 2: (từ ngày 30/3 đến 26/4/1954) Ta tiến công phía đông khu Trung tâm Mường Thanh: E1, D1, C1, C2, A1 …,chiếm phần lớn các căn cứ của địch, tạo điều kiện bao vây, chia cắt, khống chế địch. Mỹ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử ở Điện Biên Phủ. Ta khắc phục khó khăn về tiếp tế, quyết tâm giành thắng lợi.
Đợt 3: (từ ngày 1/5 đến 7/5/1954) Ta tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam, tiêu diệt các căn cứ còn lại của địch. Chiều 7/5, ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17 giờ 30 ngày 7/5/1954, Tướng Đơ Caxtơri cùng toàn bộ Ban tham mưu địch đầu hàng và bị bắt sống. Lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” của ta tung bay trên nóc hầm tướng Đơ Caxtơri. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ bị tiêu diệt.
Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán, tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi.
- Học sinh đọc đoạn tư liệu, kết hợp quan sát lược đồ và trả lời các câu hỏi sau:
+ Chiến dịch Điện Biên Phủ chia làm mấy đợt? Tóm tắt diễn biến chính của mỗi đợt.
26 Lược đồ chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
+ Sự phối hợp giữa các chiến trường khác với mặt trận Điện Biên Phủ được thực hiện như thế nào?
Giáo viên phát phiếu học tập số 2 và yêu cầu học sinh hoàn thành:
Chiến dịch Tóm tắt diễn biến chính
HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 2 Chiến
dịch
Tóm tắt diễn biến chính
Việt Bắc thu- đông 1947
- Quân ta chủ động bao vây và tiến công địch ở Chợ Mới, Chợ Đồn… buộc Pháp rút quân khỏi chợ đồn, chợ Rã (11/1947).
- Ở hướng đông quân ta phục kích đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu ở đèo Bông Lau (30/10/1947), thu nhiều vũ khí, quân trang quân dụng.
- Ở hướng tây quân ta phục kích đánh địch nhiều trận trên sông Lô, nổi bật là Đoan Hùng, Khe Lau, đánh chìm tàu chiến địch.
- Trên khắp các mặt trận quân ta đã anh dũng chiến đấu, từng bước đẩy lùi cuộc tiến công của địch.
Biên giới thu- đông 1950
- 16/9/1950 – 18/9/1950, ta tấn công và làm chủ Đông Khê, Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập.
- Pháp rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4, để yểm trợ: Pháp cho quân từ Thất Khê lên đón cánh quân Cao Bằng về, một cuộc hành quân đánh lên Thái Nguyên nhằm thu hút chủ lực ta.
- Ta đoán được ý định đó nên đã bố trí quân mai phục chặn đánh nhiều nơi trên đường số 4, buộc Pháp rút khỏi các cứ điểm Thất Khê, Na Sầm ngày 22/10/1950.
- Quân Pháp ở Thái Nguyên bị ta đánh tan.
- Tại các chiến trường khác, quân ta đánh mạnh, giải phóng thêm vùng tự do.
Điện Biên Phủ 1954
- Đợt 1 (13 17/3/1954): quân ta tiến công cụm cứ điểm Him Lam và phân khu phía Bắc, kết quả loại gần 2.000 tên địch.
- Đợt 2 (30/3 26/4/1954): quân ta đồng loạt tấn công các cứ điểm Đông Mường Thanh E1, D1, C1, A1.v.v.. ta chiếm phần lớn các cứ
- Đợt 3 (1 7/5/1954): Ta đồng loạt tấn công phân khu trung tâm Mường Thanh và phân khu phía Nam Hồng Cúm, lần lượt tiêu diệt các cứ điểm, chiều 7/5/1954, bắt sống Ban tham Mưu.
- Các chiến trường trên toàn quốc phối hợp chặt chẽ giành thắng lợi.
2.3. Hoạt động 3. Tìm hiểu về kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu- đông 1947, chiến dịch Biên giới thu-đông 1950, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954
Hình thức tổ chức: hoạt động cá nhân và tập thể a. Kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 - Giáo viên cung cấp đoạn tư liệu sau:
Sau hơn hai tháng, cuộc chiến đấu giữa ta và địch đã kết thúc bằng cuộc rút chạy của đại bộ phận quân Pháp khỏi Việt Bắc ngày 19/12/1947.
Quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6.000 quân địch; bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm và cháy 11 tàu chiến, ca nô; phá huỷ nhiều xe quân sự và pháo các loại, thu nhiều vũ khí và hàng chục tấn quân trang quân dụng. Cơ quan đầu não kháng chiến của ta được bảo toàn được; bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành.
Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 là chiến dịch phản công lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi. Điều đó, chứng minh đường lối kháng chiến của Đảng là đúng, chứng minh sự vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc.
Sau thất bại ở Việt Bắc, Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến tranh ở Đông Dương, từ “đánh nhanh, thắng nhanh” chuyển sang “đánh lâu dài”, chiến thắng Việt Bắc đưa cuộc kháng chiến bước sang giai đoạn mới, là mốc khởi đầu sự thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho cuộc kháng chiến.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn tư liệu và trả lời các câu hỏi:
+ Nêu kết quả của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
+ Phân tích ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947.
+ Đánh giá vai trò của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
b. Kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu-đông 1950 - Giáo viên cung cấp đoạn tư liệu sau:
Sau hơn một tháng chiến đấu, chiến dịch Biên giới kết thúc thắng lợi. Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 quân địch. Giải phóng đường biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông – Tây. Thế bao vây của địch đối với căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ, kế hoạch Rơve bị phá sản.
28
Với chiến thắng Biên giới, con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông.
Chiến thắng Biên giới là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực ta trong cuộc kháng chiến. Đánh dấu sự trưởng thành của quân đội ta từ đánh du kích sang đánh tập trung, quy mô lớn. Quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, đẩy địch ngày càng lún sâu vào thế bị động, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn tư liệu và trả lời các câu hỏi:
+ So với mục đích đề ra, kết quả của chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 đạt được như thế nào?
+ Phân tích ý nghĩa của chiến dịch Biên giới.
+ Đánh giá vai trò của chiến thắng Biên giới đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta.
c. Kết quả, ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 - Giáo viên cung cấp đoạn tư liệu sau:
Chiến dịch Điện Biên phủ toàn thắng, quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 địch, trong đó có 1 thiếu tướng, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.
Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc tiến công Đông – Xuân 1953 – 1954 đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo cơ sở thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ, kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc. Mở đầu thời kì tan rã hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước thuộc địa Á, Phi, Mĩ latinh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn tư liệu và trả lời các câu hỏi:
+ Thống kê số liệu về những thắng lợi của ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ + Phân tích tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với cục diện chiến tranh ở Đông Dương và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Giáo viên phát phiếu học tập số 3 và yêu cầu học sinh hoàn thành:
Chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947
Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 Kết quả
HỘP KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 3 Chiến dịch Việt Bắc
thu-đông 1947
Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
1954 Kết quả -Quân dân ta loại khỏi
vòng chiến đấu hơn 6.000 quân địch; bắn rơi 16 máy bay, bắn chìm và cháy 11 tàu chiến, ca nô; phá huỷ nhiều xe quân sự và pháo các loại, thu nhiều vũ khí và hàng chục tấn quân trang quân dụng.
- Cơ quan đầu não kháng chiến của ta được bảo toàn được;
bộ đội chủ lực ngày càng trưởng thành.
- Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 quân địch. Giải phóng đường biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông – Tây. Thế bao vây của địch đối với căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ, kế hoạch Rơve bị phá sản.
- Con đường liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông.
- Quân dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 địch, trong đó có 1 thiếu tướng, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.
Ý nghĩa -Là chiến dịch phản công lớn đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi. Điều đó, chứng minh đường lối kháng chiến của Đảng là đúng, chứng minh sự vững chắc của căn cứ địa Việt Bắc.
- Pháp buộc phải chuyển từ “đánh nhanh, thắng nhanh”
chuyển sang “đánh lâu dài”, đưa cuộc kháng chiến của ta bước sang giai đoạn mới, là mốc khởi đầu sự thay đổi so sánh
- Là chiến dịch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực ta trong cuộc kháng chiến.
Đánh dấu sự trưởng thành của quân đội ta từ đánh du kích sang đánh tập trung, quy mô lớn.
- Quân đội ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, đẩy địch ngày càng lún sâu vào thế bị động, mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến.
- Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo cơ sở thực lực về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ, kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc.
-Mở đầu thời kì tan rã hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ nhân dân
30
lực lượng có lợi cho cuộc kháng chiến
các nước thuộc địa Á, Phi, Mĩ latinh trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.