1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn xây dựng chuyên đề dạy học hiđrocacbon no – ankan

30 1,3K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 412 KB

Nội dung

Phần lớn giáo viên, nhữngngười mong muốn sử dụng phương pháp dạy học mới đều lúng túng và lo sợ rằng sẽ bị “cháy giáo án” do học sinh không hoàn thành các hoạt động được giao trong giờ h

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo xác định mục tiêu tổng quát của đổi mới là: Giáo dục con người Việt Namphát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổquốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước; có hiểu biết và kỹ năng cơ bản, khả năngsáng tạo để làm chủ bản thân, sống tốt và làm việc hiệu quả Xây dựng nền giáo dục mở,thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức hợp lý, gắnvới xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; hệ thống giáodục được chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hoá, xã hội hóa, và hội nhập quốc tế; giữvững định hướng xã hội chủ nghĩa và mang đậm bản sắc dân tộc…Hướng tới mục tiêu

đó, cần phải đổi mới đồng bộ về mục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục, phương phápgiáo dục, cách thức kiểm tra, đánh giá và công tác quản lý giáo dục

Trong những năm qua, phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các phương pháp

và kĩ thuật dạy học tích cực Các thuật ngữ như phương pháp dạy học tích cực, dạy họctrên dự án, dạy học giải quyết vấn đề, phương pháp “bàn tay nặn bột”…, các kĩ thuật dạyhọc tích cực như động não, khăn trải bàn, bản đồ tư duy,… không còn xa lạ với đông đảogiáo viên hiện nay Tuy nhiên, việc nắm vững và vận dụng chúng còn hết sức hạn chế, cókhi còn máy móc, lạm dụng Đa số giáo viên chưa tìm được “chỗ đứng” của mỗi kĩ thuậtdạy học trong cả tiến trình tổ chức hoạt động dạy học Cũng chính vì thế nên giáo viênvẫn chủ yếu lệ thuộc vào tiến trình bài học được trình bày trong sách giáo khoa, chưadám chủ động trong việc thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức phù hợp với các phươngpháp và kĩ thuật dạy học tích cực Khả năng khai thác sử dụng thiết bị dạy học trên lớp

và tự học ở nhà của học sinh còn hạn chế, kém hiệu quả Phần lớn giáo viên, nhữngngười mong muốn sử dụng phương pháp dạy học mới đều lúng túng và lo sợ rằng sẽ bị

“cháy giáo án” do học sinh không hoàn thành các hoạt động được giao trong giờ học.Chính vì vậy, mặc dù có cố gắng nhưng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cựchiện nay chưa thực sự tổ chức được hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo và bồi dưỡngphương pháp tự học cho học sinh; việc tăng cường hoạt động học tập cá thể và học tậphợp tác còn hạn chế; chưa kết hợp được đánh giá của giáo viên và sự tự đánh giá của họcsinh trong quá trình dạy học

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nói trên nhưng có thể kể đến một

số nguyên nhân chủ yếu sau:

Trang 2

Sự hiểu biết của giáo viên về các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cựccòn hạn chế, chủ yếu mới dừng lại ở mức độ “biết” một cách rời rạc, thiếu tính hệ thống,chưa làm chủ được phương pháp mới nên giáo viên “vất vả” hơn khi sử dụng so với cácphương pháp truyền thống, dẫn đến tâm lý ngại sử dụng.

Việc dạy học hiện nay chủ yếu được thực hiện nay chủ yếu được thực hiện trênlớp theo bài/tiết trong sách giáo khoa Trong phạm vi một tiết học, không đủ thời giancho đầy đủ các hoạt động của học sinh theo tiến trình sư phạm của một phương pháp dạyhọc tích cực, dẫn đến nếu có sử dụng phương pháp dạy học tích cực đó thì cũng mangtính hình thức, đôi khi còn máy móc dẫn đến kém hiệu quả, chưa thực sự phát huy đượctính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh; hiệu quả khai thác và sử dụng phương tiệndạy học và tài liệu bổ trợ theo phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế

Các hình thức kiểm tra kết quả học tập của học sinh còn lạc hậu, chủ yếu là đánhgiá sự ghi nhớ của học sinh mà chưa đánh giá được khả năng vận dụng sáng tạo, kĩ năngthực hành và năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, vì thế chưa tạo được động lực chođổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Nhằm khắc phục những hạn chế nói trên, cần phải chủ động, sáng tạo xây dựngnội dung dạy học phù hợp với các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực Thay choviệc dạy học đang thực hiện theo từng bài/tiết trong sách giáo khoa hiện nay, nên chúngtôi mạnh dạn chọn đề tài “xây dựng chuyên đề dạy học hiđrocacbon no – ankan”

Trang 3

PHẦN I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG

I CƠ SỞ XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC

1 Nhiệm vụ trọng tâm từ năm học 2014-2015

Tích cực triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TWđổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý theo hướng tăng cường phân cấp, tăng quyềnchủ động của nhà trường

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủđộng, sáng tạo của học sinh

Tiếp tục đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra – đánh giá kết quả học tập

và rèn luyện của học sinh

Tập trung phát triển đội ngủ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về năng lựcchuyên môn, kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục theo định hướng pháttriển năng lực học sinh; năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra – đánh giá, tổchức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo

2 Về thực hiện chương trình giáo dục THPT

Tăng cường giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trung học xây dựng vàthực hiện kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh

Chỉ đạo và hướng dẫn các trường tạo điều kiện cho các tổ/nhóm chuyên môn, giáoviên được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học, xây dựng kế hoạchphù hợp

Kế hoạch giáo dục của mỗi trường được xây dựng từ tổ bộ môn, được phòng, sởgóp ý và phê duyệt để làm căn cứ tổ chức thực hiện và thanh tra, kiểm tra Kế hoạch nhưvậy tạo điều kiện cho các trường được linh hoạt áp dụng các hình thức tổ chức giáo dục,các phương pháp dạy học tiên tiến mà không bị áp đặt từ cấp trên

3 Đổi mới phương pháp và hình thức dạy học

Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động,sáng tạo và vận dụng kiến thức – kỹ năng của học sinh; tập trung dạy cách học, cáchnghĩ, khuyến khích tự học

Bảo đảm cân đối giữa trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái

độ, hành vi cho học sinh; chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của họcsinh

Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành,dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợpvới nội dung bài học

Trang 4

Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo,nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụngcông nghệ thông tin như: dạy học trực tuyến, trường học kết nối;

Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cầncoi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường

4 Đổi mới kiểm tra và đánh giá

Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triểnnăng lực học sinh thực hiện chuyển từ chú trọng kiểm tra kết quả ghi nhớ kiến thức cuối

kỳ, cuối năm sang coi trọng kết hợp kết quả đánh giá phong cách học và năng lực vậndụng kiến thức trong quá trình giáo dục và tổng kết cuối kỳ, cuối năm học để hướng tớiphát triển năng lực của học sinh Chú trọng đánh giá quá trình; coi trọng đánh giá để giúp

đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các emtrong quá trình dạy học

Đánh giá quá trình học tập của học sinh: Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặcđiểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động trong bài học, giáo viên tiến hành một

số việc như sau: Theo dõi, kiểm tra quá trình và từng kết quả thực hiện nhiệm vụ; ghinhận xét về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; đánh giá sự hình thành vàphát triển năng lực phẩm chất của học sinh; khuyến khích, hướng dẫn học sinh tự đánhgiá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh: Định hướng chung trong đánhgiá kết quả học tập của học sinh là phải xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận Đánh giákết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong dạy học được thực hiện qua các bài kiểmtra bao gồm các loại câu hỏi, bài tập theo bốn mức độ yêu cầu: Nhận biết, thông hiểu,vận dụng và vận dụng cao Tăng cường ra câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng pháttriển năng lực

II XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC

1 Định hướng chung

* Bản chất của quá trình dạy học

Dạy học là dạy hoạt động Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức,giáo viên có vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học tập của học sinh sao chohọc sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức

Quá trình dạy học các tri thức thuộc một môn khoa học cụ thể được hiểu là quátrình hoạt động của giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất biện chứngcủa ba thành phần trong hệ dạy học bao gồm: Giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt độngdạy học

Trang 5

* Vai trò của giáo viên và trong dạy học tích cực

* Tiêu chí xây dựng kế hoạch bài học theo phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực

Mức độ phù hợp của chuỗi hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương phápdạy học được sử dụng

Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt đượccủa mỗi nhiệm vụ học tập

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạtđộng học của học sinh

Mức độ hợp lí của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt độnghọc của học sinh

* Kĩ thuật tổ chức một hoạt động học

Mỗi nhiệm vụ học tập của học sinh được tổ chức thực hiện theo quy trình như sau:

Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả

năng của học sinh;

Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực

hiện nhiệm vụ học tập

Báo cáo kết quả và thảo luận: khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với

nhau về nội dung học tập

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện

nhiệm vụ học tập của học sinh

* Tiêu chí hoạt động của giáo viên

Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức chuyển giaonhiệm vụ học tập

Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợptác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập

Trang 6

Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giákết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh

* Tiêu chí hoạt động của học sinh

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinhtrong lớp

Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiệncác nhiệm vụ học tập

Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kếtquả thực hiện nhiệm vụ học tập

Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tậpcủa học sinh

2 QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ

Mỗi chuyên đề dạy học phải giải quyết trọn vẹn một vấn đề học tập Vì vậy, việcxây dựng mỗi chuyên đề dạy học cần thực hiện theo quy trình như sau:

a Xác định vấn đề cần dạy

Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa của môn học và những ứngdụng kĩ thuật, hiện tượng, quá trình trong thực tiễn, tổ/nhóm chuyên môn xác định cácnội dung kiến thức liên quan với nhau được thể hiện ở một số bài/tiết hiện hành, từ đóxây dựng thành một vấn đề chung để tạo thành một chuyên đề dạy học trong môn học

Trường hợp có những nội dung kiến thức liên quan đến nhiều môn học, các tổchuyên môn liên quan cùng nhau lựa chọn nội dung để thống nhất xây dựng các chủ đềtích hợp, liên môn

Vấn đề cần giải quyết có thể là một trong các loại sau:

- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng kiến thức mới

- Vấn đề kiểm nghiệm, ứng dụng kiến thức

- Vấn đề tìm kiếm, xây dựng, kiểm nghiệm và ứng dụng kiến thức mới

b Lựa chọn nội dung chuyên đề

Căn cứ vào tiến trình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được sử dụng để

tổ chức hoạt động học cho học sinh, từ tình huống xuất phát đã xây dựng, dự kiến cácnhiệm vụ học tập cụ thể tiếp theo tương ứng với các hoạt động học của học sinh, từ đóxác định các nội dung cần thiết để cấu thành chuyên đề Lựa chọn các nội dung củachuyên đề từ các bài/tiết trong sách giáo khoa của một môn học hoặc/và các môn học cóliên quan để xây dựng chuyên đề dạy học

c Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực

Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các

hoạt động học dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, từ đóxác định các năng lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong chuyên đề sẽxây dựng

Một số năng lực chung: Tự học, phát hiện và giải quyết vấn đề, sáng tạo; Giaotiếp và hợp tác; Sử dụng công nghệ thông tin

Trang 7

Một số phẩm chất: Nhân ái, khoan dung; Làm chủ bản thân; Thực hiện nghĩa vụhọc sinh.

d Mô tả 4 mức độ yêu cầu và biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá

Xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụngcao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩmchất của học sinh trong dạy học

Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả để sử dụngtrong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá, luyện tập theochuyên đề đã xây dựng

e Thiết kế tiến trình dạy học

Thiết kế tiến trình dạy học chuyên đề thành các hoạt động học được tổ chức chohọc sinh có thể thực hiện ở trên lớp và ở nhà, mỗi tiết học trên lớp có thể chỉ thực hiệnmột số hoạt động trong tiến trình sư phạm của phương pháp và kĩ thuật dạy học được sửdụng Trong chuỗi hoạt động học, đặc biệt quan tâm xây dựng tình huống xuất phát Cáchoạt động tiếp theo trong tiến trình dạy học thể hiện tiến trình sư phạm của phương phápdạy học được lựa chọn

3 Cấu trúc trình bày chuyên đề dạy học

Mỗi chuyên đề dạy học cần đạt những nội dung sau:

Vấn đề dạy học của chuyên đề

Nội dung của chuyên đề và thời lượng thực hiện

Chuẩn kiến thức – kỹ năng, thái độ và những phẩm chất, năng lực của học sinh cóthể hình thành và phát triển trong dạy học chuyên đề

Bảng mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao) củacác loại câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học chuyên đề

Các câu hỏi, bài tập tương ứng với mỗi loại mức độ yêu cầu được mô tả trong quátrình tổ chức hoạt động học của học sinh

Tiến trình dạy học chuyên đề được thiết kế thành các hoath động thể hiện tiếntrình sư phạm của phương pháp dạy học tích cực được lựa chọn

PHẦN II XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ

“HIĐROCACBON NO - ANKAN”

Trang 8

I VẤN ĐỀ DẠY HỌC CỦA CHUYÊN ĐỀ

Thời lượng 1 tiết

- Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no ,

đồng đẳng, đồng phân

- Các loại liên kết trong phân tử

Hidrocacbon

- Cách xác định công thức phân tử, viết

công thức cấu tạo

- Công thức tổng quát của ankan và đặc điểm cấutạo của chúng

- Dãy đồng đẳng của ankan, đồng phân

- Cách gọi tên ankan

Thời lượng 1 tiết

- Đặc điểm liên kết σ

- Cách lập CTPT, viết CTCT

- Tính chất hoá học của ankan

III CHUẨN KIẾN THỨC – KỸ NĂNG VÀ MỘT SỐ NĂNG LỰC CÓ THỂ PHÁT TRIỂN ĐƯỢC

Chương trình giáo dục phổ thông hoá học (do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành)quy định mức độ cần đạt của học sinh về “Hiđrocacbon no – ankan” như sau:

Kiến thức

Học sinh nêu được :

− Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng

− Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danhpháp

− Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độsôi, khối lượng riêng, tính tan)

− Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứngcrăckinh)

− Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trongcông nghiệp ứng dụng của ankan

Trang 9

− Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.

− Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tínhnhiệt lượng của phản ứng cháy

Về hình thành và phát triển năng lực: Tổ chức cho học sinh hoạt động giải quyết

vấn đề sẽ có thể hình thành và phát triển một số năng lực sau:

Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, sáng

tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác; sử dụng công nghệ thông tin

Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học, năng lực thực hành hoá

học, năng lực tính toán hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hoá học, nănglực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống

IV TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

* Nội dung 1:

- Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng

- Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp

- Tính chất vật lí chung

1 Mục tiêu

a Kiến thức

HS nêu được :

− Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng

− Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danhpháp

− Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độsôi, khối lượng riêng, tính tan)

HS viết được: Các đồng phân mạch cacbon

Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trongcông nghiệp Ứng dụng của ankan

b Kĩ năng

- Quan sát mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử

- Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạchnhánh

- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên

- Ứng dụng của ankan

c Thái độ

- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác

- Nhận thức được vai trò của ankan trong đời sống con người

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc sử dụng các sản phẩm có ankannhư gas, xăng, dầu

d Định hướng các năng lực được hình thành

+ Năng lực hợp tác

+ Năng lực làm việc độc lập

+ Năng lực giải quyết vấn đề

+ Năng lực tổng hợp kiến thức

+ Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn

+ Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học

Trang 10

2 Phương pháp dạy học

Khi dạy về nội dung này giáo viên có thể sử dụng phối hợp các phương pháp góc

và kĩ thuật dạy học sau:

- Phát hiện và giải quyết vấn đề

- Phương pháp dạy học hợp tác (kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật mảnh ghép, thảoluận nhóm)

- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan (Mô hình, tranh ảnh …), SGK

- Phương pháp đàm thoại tìm tòi

- Phương pháp sử dụng câu hỏi bài tập

3 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

* Chuẩn bị của giáo viên:

- Bảng hướng dẫn hoạt động học tập ở mỗi góc

- Giáo án powerpoint về đáp án của các nhiệm vụ

- Máy tính, máy chiếu, giấy A0, bút lông, phiếu học tập, Mô hình phân tử C4H10

* Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa Hóa học 11 cơ bản, Chuẩn bị bài mới.

Hoạt động của học sinh

- Nghiên cứu cácnhiệm vụ cụ thể vàlựa chọn góc theo tổ

- Máy chiếu hoặc giấy A0 (thểhiện các nhiệm vụ ở mỗi góc)

Hoạt động 2 Thực hiện các nhiệm vụ theo các góc.

Thời

gian

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động

30’ - Yêu cầu các tổ thực

hiện các nhiệm vụ ở các

góc, mỗi góc trong thời

gian 10’ rồi luân chuyển

- Thực hiện nhiệm vụtheo nhóm tại các góchọc tập Sử dụng kỹthuật “ tia chớp”

- SGK hoá học 11 cơ bản

- Các hướng dẫn nhiệm vụ ởcác góc

Trang 11

- Bút dạ, băng dính, giấy A0.

Hoạt động 3 Báo cáo kết quả việc thực hiện nhiệm vụ ở các góc.

Thời

gian

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động

15’ - Hướng dẫn HS báo cáo

kết quả

- Gọi đại diện tổ 1 trình

bày kết quả ở góc Quan

sát Yêu cầu tổ 2,3 nhận

xét, phản hồi

- Gọi đại diện tổ 1 trình

bày kết quả ở góc Phân

tích Yêu cầu tổ 1,3 nhận

xét, phản hồi

- Gọi đại diện tổ 2 trình

bày kết quả ở góc Trải

nghiệm Yêu cầu tổ 1,2

- Yêu cầu các tổ quan sát

đáp án của nhiệm vụ này

trên màn chiếu

- Đại diện các nhómlên báo cáo kết quả

- Lắng nghe, so sánhvới câu trả lời của tổmình và đưa ra ý kiếnnhận xét, bổ sung

- Quan sát sản phẩm

và lắng nghe phầntrình bày của tổ bạn

- Đưa ra ý kiến nhậnxét, bổ sung

- Lắng nghe và đánhgiá câu trả lời củabạn

- Lắng nghe và ghinhớ kết luận mà giáoviên chốt lại

- Học sinh ghi vởnhững nội dung đãđược giáo viên kếtluận và chốt lại

Giấy A0, băng dính

Hoạt động

Trang 12

Hoạt động của học sinh

Tích cực tham gia Máy tính, máy chiếu projector

Giáo viên có thể phân chia lớp học thành 3 góc: góc quan sát, góc phân tích, góc

trải nghiệm, (mỗi góc có 12 học sinh)

Khởi động tất cả 4 góc đều thực hiện ( 5 phút)

- Phương pháp: Giáo viên có thể sử dụng phương pháp đàm thoại phát hiện, thảo luậnnhóm giúp HS hình thành khái niệm

- Nội dung: Bắt đầu giờ học GV đặt vấn đề: Hiđrocacbon là gì? Thế nào làhiđrocacbon no? Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về hiđrocacbon no đó là ankan

GV có thể cho HS thảo luận và ghi ý kiến của HS lên giấy A0 sau đó nộp lại cho giáoviên cuối tiết giáo viên phát chéo cho các nhóm học sinh chấm chéo

Mục tiêu: Biết CTTQ, dãy đồng đẳng, đồng phân của ankan

Nhiệm vụ: HS được xem mô hình phân tử C4H10, nghiên cứu SGK sau đó hoàn

thành các nội dung trên phiếu học tập

Trang 13

Giáo viên cho góc học

sinh này quan sát mô

hình phân tử C4H10,

- Cho biết loại liên kết

trong phân tử ankan và

góc liên kết trong phân

Học sinh: Thảo luận

cặp đôi, 2 học sinh lên

Trang 14

Nhiệm vụ : HS tiến hành theo nhóm gồm 2 em học sinh nhóm đặt câu hỏi, nhóm

giải thích và rút ra nhận xét cần thiết Góc này dành cho những HS có cách học theo kiểuvận động (Kinaesthetic) mà hoạt động ưa thích là thực hiện các khám phá tích cực, tiếnhành tự đặt câu hỏi và tự trả chứng minh

Dưới đây là phiếu học tập cho góc trải nghiệm

PHIẾU HỌC TẬP 3: GÓC “TRẢI NGHIỆM”

HIDROCACBON NO - ANKAN

Nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau (trình bày theo bảng ở dưới):

Nội dung câu hỏi Trả lời của nhóm Nhận xét, bổ

sung nếu có

- Nghiên cứu SGK giới thiệu ở bảng gọi

tên

Rút ra nhận xét về đặc điểm trong tên gọi

của ankan và gốc ankyl

- Nêu quy tắc Hệ thống (IUPAC) lấy 2 ví

dụ

- Nhóm học sinh này tự đặt câu hỏi, cho

nhóm học sinh kia nhận xét về số lượng

nguyên tử C liên kết trực tiếp với mỗi

nguyên tử C rồi góc trải nghiệm rút ra định

nghĩa bậc Cacbon

Cho ví dụ minh họa: bậc C (trong ankan) =

số ngtử C liên kết với ngtử C đó

Góc phân tích:

Mục tiêu: Nắm được tích chất vật lý, ứng dụng và điều chế.

Nhiệm vụ : HS đọc tài liệu SGK và tài liệu tham khảo để trả lời câu hỏi và rút ra

kiến thức mới cần lĩnh hội Vì vậy, GV cần đưa ra những câu hỏi có định hướng cụ thể,

rõ ràng để HS lĩnh hội được các kiến thức trọng tâm Góc này dành cho những HS cóphong cách học theo kiểu đọc, viết tức là tiếp nhận thông tin dưới dạng chữ viết, vănbản

PHIẾU HỌC TẬP 4: GÓC “PHÂN TÍCH”

HIDROCACBON NO – ANKAN

Nghiên cứu SGK và thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau (trình bày theo bảng ở dưới):

Nội dung câu hỏi Trả lời của nhóm Nhận xét, bổ sung nếu có

Trang 15

- Nêu trạng thái, quy

luật về sự biến đổi

nhiệt độ nóng chảy,

nhiệt độ sôi, khối

lượng riêng, tính tan

cơ bản của ankan

Tốc độ làm việc của các góc là khác nhau, do đó, để tránh việc những HS đã hoànthành nhiệm vụ tại một số góc chưa được di chuyển sang góc mới, gây mất trật tự GVnên thiết kế một góc “dành cho HS tốc độ nhanh” Tại góc này, GV có thể thiết kế cáchoạt động giải trí như trò chơi ô chữ, ghép tranh, đố vui hay giải các bài toán có liênquan đến nội dung kiến thức bài học GV nên có những hình thức khuyến khích HS thamgia như cộng điểm thi đua, điểm miệng để tạo hứng thú cho HS

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5

CỦNG CỐ NỘI DUNG 1

Bài tập 1: Viết phương trình phản ứng của butan

a) Tác dụng với clo theo tỉ lệ 1:1

Bài tập 4: Viết các đồng phân cấu tạo có thể có của C6H12 và gọi tên?

Bài tập 5: Viết phương trình điều chế C2H6 từ CH3COOH

- Đại diện các nhóm lên bảng trình bày từng câu nhỏ, học sinh khác nhận xét, đánh giá

- Giáo viên: kết luận

* Nội dung 2: Tính chất hóa học của ankan

1 Mục tiêu

a Kiến thức

HS nêu được :

Ngày đăng: 04/09/2016, 04:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w