1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh (bảo ninh)

69 2,8K 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 668,46 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN NGUYỄN HUY CƯỜNG QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH - BẢO N

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

NGUYỄN HUY CƯỜNG

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT

VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI

TRONG TIỂU THUYẾT

NỖI BUỒN CHIẾN TRANH - BẢO NINH

Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Ngữ Văn

Cán bộ hướng dẫn: TRẦN VĂN MINH

Cần Thơ, năm 2011

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình rèn luyện và học tập trên giảng đường Đại học, với sự dìu dắt và truyền thụ kiến thức của thầy cô, chúng tôi đã có được những hành trang bổ ích để bước vào đời

Có thể nói, luận văn tốt nghiệp là công trình nghiên cứu

có giá trị đầu tiên đối với mỗi sinh viên Với công trình này, chúng tôi có dịp vận dụng những kiến thức đã được trang bị và trau dồi suốt bốn năm qua Trải qua một thời gian khá dài nỗ

lực tìm tòi, nghiên cứu; đến nay, luận văn “ Quan niệm nghệ

thuật về hiện thực và con người trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)” đã hoàn thành Chúng tôi xin chân

thành cảm ơn quý thầy cô trong bộ môn Ngữ Văn, trường Đại học Cần Thơ đã trang bị cho chúng tôi vốn kiến thức quý báu góp phần hoàn thành luận văn này Cảm ơn gia đình và bạn bè

đã động viên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian qua Đặc biệt, chúng tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến thầy Trần Văn Minh, người đã trực tiếp hướng dẫn chúng tôi một cách tận tình trong khi thực hiện luận văn

Trân trọng kính chào!

Cần Thơ, ngày tháng năm 2011

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Huy Cường

Trang 3

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT

A PHẦN MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

II Lịch sử nghiên cứu vấn đề

III Mục đích nghiên cứu

IV Phạm vi nghiên cứu

V Phương pháp nghiên cứu

B PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Vấn đề quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người

1.1.1 Quan niệm nghệ thuật về hiện thực

1.1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người

1.2 Tác giả Bảo Ninh và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh

1.2.1 Tác giả Bảo Ninh

1.2.2 Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh trong sự phát triển của tiểu thuyết

Việt Nam về đề tài chiến tranh từ sau 1975

1.2.2.1 Tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh từ sau 1975

1.2.2.2 Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh

CHƯƠNG II: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ HIỆN THỰC

TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH

2.1 Hiện thực được phản ánh trung thực từ những góc khuất trong cuộc chiến 2.1.1 Đời sống gian khổ, hy sinh của người lính

2.1.2 Số phận của người phụ nữ trong chiến tranh

2.2 Hiện thực được phản ánh trung thực từ những góc khuất sau cuộc chiến 2.2.1 Số phận người lính sau chiến tranh

2.2.2 Số phận người phụ nữ sau chiến tranh

2.3 Cảm nhận về bản chất của cuộc chiến tranh

2.3.1 Chiến tranh - một thực tế lịch sử không thể tránh khỏi

2.3.2 Chiến tranh - một hoàn cảnh nghiệt ngã đối với thân phận con người

CHƯƠNG III: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI

TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH

3.1 Con người với lí tưởng, khát vọng cao đẹp

3.2 Con người với nỗi ám ảnh về quá khứ chiến tranh

Trang 4

3.3 Con người với nỗi khắc khoải về thân phận tình yêu 3.4 Con người với những suy tư, trăn trở về nhân tính 3.5 Con người với đời sống tâm linh

3.6 Con người với khát vọng sáng tạo nghệ thuật

C PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

MỤC LỤC

A PHẦN MỞ ĐẦU 1

I Lí do chọn đề tài 2

II Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

III Mục đích nghiên cứu 7

IV Phạm vi nghiên cứu 7

V Phương pháp nghiên cứu 7

B PHẦN NỘI DUNG 8

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Vấn đề quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người 9

1.1.1 Quan niệm nghệ thuật về hiện thực 9

1.1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người 10

1.2 Tác giả Bảo Ninh và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh 12

1.2.1 Tác giả Bảo Ninh 12

1.2.2 Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh trong sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam về đề tài chiến tranh từ sau 1975 13

1.2.2.1 Tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh từ sau 1975 13

1.2.2.2 Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh 17

CHƯƠNG II: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ HIỆN THỰC TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH 2.1 Hiện thực được phản ánh trung thực từ những góc khuất trong cuộc chiến 20

2.1.1 Đời sống gian khổ, hy sinh của người lính 20

2.1.2 Số phận của người phụ nữ trong chiến tranh 24

2.2 Hiện thực được phản ánh trung thực từ những góc khuất sau cuộc chiến 28

2.2.1 Số phận người lính sau chiến tranh 28

2.2.2 Số phận người phụ nữ sau chiến tranh 30

Trang 6

2.3 Cảm nhận về bản chất của cuộc chiến tranh 33

2.3.1 Chiến tranh – một thực tế lịch sử không thể tránh khỏi 33

2.3.2 Chiến tranh – một hoàn cảnh nghiệt ngã đối với thân phận con người 34

CHƯƠNG III: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH 3.1 Con người với lí tưởng, khát vọng cao đẹp 38

3.2 Con người với nỗi ám ảnh về quá khứ chiến tranh 40

3.3 Con người với nỗi khắc khoải về thân phận tình yêu 42

3.4 Con người với những suy tư, trăn trở về nhân tính 45

3.5 Con người với đời sống tâm linh 48

3.6 Con người với khát vọng sáng tạo nghệ thuật 52

C PHẦN KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 7

A PHẦN MỞ ĐẦU

Trang 8

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Chiến tranh đã qua đi, trên khắp đất nước Việt Nam cây đã phủ xanh, trên những hố bom bao công trình nhà máy đã mọc lên xóa dần những dấu vết quá khứ đau thương Nhưng không vì thế mà cuộc chiến tranh suốt ba mươi năm tự nhiên mất đi trong ký ức người Việt Dường như chiến tranh vẫn còn hiện diện trong tâm thức của mỗi con người Việt Nam Vết thương da thịt năm tháng có thể lành, còn vết thương tâm hồn của những người chiến sĩ mãi mãi hằn sâu Những ám ảnh khủng khiếp về cuộc chiến ngày nào cứ đeo bám họ một cách dai dẳng Chiến tranh, nghe có vẻ hào hùng, oanh liệt, nhưng có ai biết rằng bên dưới vẻ đẹp rực rỡ, hào nhoáng của tấm huân chương anh hùng kia là biết bao nỗi đau và sự hy sinh to lớn

Viết về chiến tranh, giai đoạn 1945-1975, các tác giả chỉ tập trung thể hiện bằng cảm hứng ngợi ca Con người trong văn học giai đoạn này mang tầm vóc dân tộc, sống

vì cộng đồng, chết vì nghĩa lớn Nếu có đề cập những hy sinh, mất mát thì cũng chỉ là

sự hy sinh, mất mát trong tư thế anh dũng, hào hùng Từ sau 1986, văn học được “cởi trói”, vì vậy các tác giả có điều kiện bộc lộ những suy ngẫm mà trước kia họ không có điều kiện bộc lộ Chính thuận lợi này đã tạo cơ hội cho nhiều cây bút thể hiện tài năng của mình Hàng loạt các tác phẩm viết về chiến tranh ra đời, mang tư tưởng và nội dung mới mẻ, phản ánh chân thực và bao quát hơn về cuộc chiến đã qua Trong số

những tác phẩm đó, ta tìm thấy cái nhìn mới về chiến tranh ở tiểu thuyết Nỗi buồn

chiến tranh của Bảo Ninh Có thể nói rằng muốn biết chân thực về hiện thực và con

người trong cuộc chiến như thế nào, người đọc có thể tìm đến tác phẩm này Nó sẽ cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc chiến đã qua Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề

tài “ Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong tiểu thuyết Nỗi buồn

chiến tranh (Bảo Ninh)” Mong rằng những đóng góp ít ỏi này phần nào giúp chúng

ta nhận diện đầy đủ hơn về đặc sắc của tác phẩm, cũng như góp thêm cách nhìn mới về những góc khuất trong và sau cuộc chiến

II LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Chiến tranh là mảng đề tài quen thuộc trong văn chương nước ta Chính vì thế, những tác phẩm viết về mảng đề tài này cũng đã dành được rất nhiều sự quan tâm của

các nhà nghiên cứu, của giới phê bình Hà Minh Đức trong bài viết Những thành tựu

của văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới, cho rằng: “Chiến tranh được miêu tả từ nhiều bình diện, góc nhìn: quá khứ hiện tại, chiến trường, hậu phương, chiến tích, vinh quang và tổn thất xót xa” [3; tr.4] Lê Ngọc Trà khá chú ý đến Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, cho rằng: “Trong Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh muốn nhìn

Trang 9

chiến tranh qua đôi mắt của chính mình, của một người lính bình thường ở mặt trận

và do đó muốn góp thêm một cái nhìn nữa về chiến tranh từ phía những người chiến thắng Tác giả dường như muốn lùi ra xa, coi cuộc chiến tranh vừa qua đã là lịch sử

để quan sát nó trong một thời gian và không gian rông lớn hơn, từ đó có được những chiêm nghiệm khái quát hơn, những suy nghĩ không bó hẹp trong khuôn khổ của một cuộc chiến tranh cụ thể, mà liên quan đến chiến tranh nói chung, chiến tranh trong sự đối lập với sự sống, với hòa bình” [26; tr.37]

Có thể nói Nỗi buồn chiến tranh ra đời đã tạo một cái nhìn mới về hiện thực và

con người trong chiến tranh Chiến tranh không chỉ sản sinh những người anh hùng, không chỉ có vinh quang mà còn có những mất mát, đau thương, những vết thương hằn sâu trong tâm hồn người lính Đó là những bi kịch về số phận con người trong và sau chiến tranh

Nhà văn Nguyễn Minh Châu - người mở đường cho văn học Việt Nam sau

1975 - đã từng phát biểu: “ Ngòi bút của chúng ta sẽ trở nên phản bội người chiến sĩ

nếu chỉ biết cái lúc họ vác súng ra mặt trận với một tâm hồn phơi phới mà không biết cái lúc buồn bã, đau đớn, những lúc đói rét, những lúc nằm giữa đồng đội chết và bị thương, trong bùn lầy, trong mưa bom, bão đạn ngòi bút của chúng ta sẽ trở nên phản bội mọi người nếu nói rằng những người dân của chúng ta ở hậu phương hoàn toàn no ấm, đầy đủ, những người mẹ tiễn con, những người vợ tiễn chồng ra chiến trường với một nụ cười trên môi và trong lòng họ chẳng có điều gì buồn bã” [11;

tr.96] Hay một nhà văn nữ sau chiến tranh - Xvetlana Alêchxiêvich - cũng có những

suy nghĩ sâu sắc khi nói: “ Theo tôi nghĩ, nói đến chiến thắng bằng những lời long

trọng và những tràng pháo hoa thì chỉ làm nhỏ bé đi, hạ thấp đi giá trị của chiến thắng Chiến thắng là vĩ đại chính bởi vì con đường dẫn tới đó mỗi lúc lại phải đi qua một tấn bi kịch của con người” [11; tr.96]

Với cách nhìn mới mẻ về hiện thực và con người, Nỗi buồn chiến tranh đã thực

sự trở thành tâm điểm gây xôn xao dư luận Đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu về tác phẩm này Sau đây, chúng tôi xin điểm qua một số bài có liên quan đến đề

tài “Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong tiểu thuyết Nỗi buồn

chiến tranh”

Đánh giá khá cao Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Nguyên Ngọc cho rằng:

“Nỗi buồn chiến tranh là tác phẩm đầu tiên nói một cách khác biệt về cuộc chiến tranh vừa qua ở Việt Nam Tất cả các tác phẩm viết về chiến tranh trước đó đều đứng

từ góc độ số phận của dân tộc, cộng đồng dân tộc, mà nhìn cuộc chiến tranh Bảo Ninh là người đầu tiên trong văn học hiện đại ở Việt Nam nhìn chiến tranh từ số phận của một cá nhân con người ( )” [13; tr.176]

Trang 10

Trong không khí đổi mới văn học từ sau Đại hội VI thì vấn đề dân chủ hóa, vấn

đề đổi mới tư duy văn học cũng được bàn đến khá nhiều Trên thực tế đã có nhiều cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh giai đoạn này thể hiện được yêu cầu đổi mới đó

Mai Hương khi đề cập đến Đổi mới tư duy văn học và đóng góp của một số cây bút

văn xuôi cũng đã đánh giá khá cao Bảo Ninh và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh Tác

giả cho rằng: “Bảo Ninh đã mang đến cho văn học “nỗi buồn” với những giá trị nhân

văn sâu sắc – một trong những điều “cấm kỵ” của văn chương trước đó và mở ra một ngã rẽ cho văn học viết về chiến tranh” [6; tr.11]

Bên cạnh đó, do biểu hiện rõ nhất về đổi mới trong nền văn học là đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người nên khi nghiên cứu văn học giai đoạn này, các nhà

nghiên cứu chú ý nhiều đến vấn đề số phận con người Có thể kể các bài viết: Một vài

suy nghĩ về con người trong văn xuôi thời kì đổi mới (Tôn Phương Lan); Văn xuôi gần

đây và quan niệm con người (Bùi Việt Thắng); Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu

thuyết Việt Nam nửa sau thập niên 80 (Nguyễn Hà); Người lính sau hòa bình trong

tiểu thuyết chiến tranh thời kì đổi mới (Nguyễn Hương Giang) Những bài viết này đã

chú ý đến bi kịch của con người trong và sau chiến tranh, cụ thể là bi kịch của người lính Theo các tác giả, trong chiến tranh, người lính đã phải gánh chịu những thiệt thòi, phải chịu nhiều hy sinh, mất mát nhưng trong thời bình họ cũng chịu nhiều thiệt thòi không kém Họ vẫn phải sống với ám ảnh của quá khứ và vẫn tiếp tục phải chiến đấu trong cuộc chiến mới để khẳng định bản chất tốt đẹp của mình Nguyễn Hà cho rằng

nổi lên trong Nỗi buồn chiến tranh là những bi kịch thân phận Con người trong chiến

tranh không thể tự do lựa chọn thân phận cho riêng mình Chiến tranh đã cướp đi của con người tất cả: tuổi trẻ, tình yêu và cuộc sống bình thường

Hương Giang còn cho rằng: “cuộc chiến tranh giải phóng chính nghĩa của

chúng ta một mặt đã làm bộc lộ sâu xa vẻ đẹp tâm hồn, tính cách của người lính cách mạng Mặt khác, chiến tranh vẫn tuân theo quy luật khắc nghiệt của nó Đó là sự tàn phá, hủy hoại dữ dội con người, xã hội và tự nhiên” [5; tr.112]

Khi mới xuất hiện, nhìn chung quyển tiểu thuyết của Bảo Ninh cũng đã gây khá nhiều sự chú ý của dư luận Rải rác trên các báo, trang web có đăng tải những bài bình luận về quyển tiểu thuyết này Đây có thể xem là tiểu thuyết được dư luận đề cập khá

nhiều Thụy Khuê trong bài viết Nỗi buồn chiến tranh, đã chỉ ra vấn đề tình yêu cũng như vấn đề chiến tranh trong tác phẩm Tác giả cho rằng: “Nỗi buồn chiến tranh là

khúc thương ca, tâm ca, tình ca thơ mộng, tuyệt diệu và tuyệt vọng, hãi hùng và bi thảm, quyến luyến thực tại và ảo giác, cuộc sống và cõi chết, quá khứ và vị lai Trong những tiểu thuyết viết về cuộc chiến 20 năm, phát xuất từ những nhân chứng phía Nam hay phía Bắc, đây là tác phẩm sâu xa, đớn đau, bi quan và cũng lạc quan hơn cả( )

Trang 11

Ngoài tình yêu thì Nỗi buồn chiến tranh còn là cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh và chống chiến tranh Nhận diện chiến tranh dưới góc độ bi quan và tàn nhẫn nhất” [12;

tr.2] Trong bài này Thụy Khuê giới thiệu sơ lược về Nỗi buồn chiến tranh và những

nhân vật trong tác phẩm Đồng thời tác giả cũng trình bày cho độc giả thấy được sự đối lập giữa tình yêu và chiến tranh Một bên thiêng liêng, cao cả, bắt nguồn cho sự sống còn một bên thì hung tàn, vô độ, hủy diệt sự sống Từ đó tác giả khẳng định:

“Chiến tranh không tiêu diệt được tình yêu” Đó chính là thái độ lạc quan tuyệt diệu

của tác phẩm

Trên Tạp chí văn nghệ, số 14 năm 1991 có bài “Bảo Ninh và dư vang chiến

tranh” Qua cuộc gặp gỡ, trao đổi với phóng viên tuần báo Văn nghệ thành phố Hồ

Chí Minh xoay quanh Nỗi buồn chiến tranh, tác giả khẳng định: “Nỗi buồn chiến

tranh thể hiện ấn tượng chiến tranh dưới mắt nhìn của tôi Thế hệ thanh niên lớp tôi sinh sau Cách mạng tháng Tám bước vào chiến tranh, ra khỏi nó, sống những ngày hậu chiến, họ suy nghĩ như thế nào về những mất mát, nỗi buồn nặng trĩu” [14; tr.9]

Đánh giá khá cao Nỗi buồn chiến tranh, Võ Gia Trị trong Một tiểu thuyết về đề

tài chiến tranh nhìn từ góc độ người tiếp nhận đã đánh giá rằng: “Nỗi buồn chiến tranh là một trong số không nhiều tác phẩm viết về đề tài chiến tranh mà người viết dám mạnh dạn đưa ngòi bút đến những cõi sâu kín, những vết thương đau đớn, những bất hạnh trớ trêu của số phận con người trong chiến tranh” [27; tr.158] Và tác giả đã

đi vào phân tích một vài khía cạnh trong tác phẩm nhằm giúp độc giả có thể cảm nhận

dễ dàng hơn tác phẩm này Trong bài viết Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh

thời hậu chiến – từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp, Phạm Xuân

Thạch cũng đã hướng đến khai thác những đổi mới cách nhìn, cách viết về chiến tranh

của Bảo Ninh Anh Nga trong bài viết Ấn tượng về Thân phận của tình yêu, đã đưa ra nhận định: “Là một tác phẩm cực đoan, Thân phận của tình yêu gây ra những ấn

tượng rất mạnh Có cảm giác nó phản ánh cuộc kháng chiến chống Mỹ một cách thiên lệch, cực đoan, và nếu có người nói rằng nó đã bôi đen, thậm chí xuyên tạc hiện thực chiến tranh chống Mỹ thì cũng không sai (…) Thế nhưng dường như sức mạnh của tác phẩm lại bắt nguồn từ cái thiên lệch, cực đoan này [17; tr.101] Lí giải cho nhận

định trên, tác giả đã xem Thân phận của tình yêu được viết chủ yếu bằng bút pháp của

chủ nghĩa ấn tượng Dựa vào những lý thuyết của chủ nghĩa ấn tượng, Anh Nga đã lần lượt đánh giá căn bản về mặt mạnh lẫn mặt yếu, thành công cũng như hạn chế của tác

phẩm này Đỗ Thị Minh Thúy trong bài Viết về chiến tranh trong tiểu thuyết “Thân

phận của tình yêu” đã cho rằng đây là một tác phẩm mang tính luận đề rất rõ Theo tác

giả, Bảo Ninh đã sử dụng cấu trúc dạng tam đoạn thức để luận về chiến tranh và thân phận người lính

Trang 12

Trong bài viết Hình tượng con người – nạn nhân chiến tranh trong hai tiểu

thuyết: Một nỗi đau riêng và Nỗi buồn chiến tranh, Nguyễn Thị Mai Liên cho rằng:

chính chiến tranh đã làm cho con người bị dị dạng nhân hình, bị tha hóa về nhân tính

và nhân tình Nhưng vẫn có điểm sáng trong những con người này là tuy khắc khoải về một xứ sở bình yên nhưng họ không trốn chạy thực tại Nguyễn Phong Nam trong bài

viết Chiến tranh và nỗi buồn trong “Thân phận của tình yêu” cũng đã có những ý kiến

đánh giá về tác phẩm Không đồng ý với một số ý kiến khen ngợi về tác phẩm, tác giả cho rằng đây không phải là một tác phẩm hoàn hảo về mọi mặt, kể cả về tư tưởng nghệ thuật Theo Phong Nam, cuốn tiểu thuyết này không phải có cấu trúc chặt chẽ, trình tự lớp lang rành mạch như nhiều người đánh giá, mà nó chỉ là một cõi hỗn mang trong

ký ức, nhà văn chỉ cố gắng tìm cách kể lại một câu chuyện Tất cả những rối bời, ngổn ngang đó cũng nhằm thể hiện cho chủ đề của thiên truyện: sự thương tổn, sự đổ vỡ không gì bồi đắp được trong tâm hồn con người sau chiến tranh Tác giả còn cho rằng điều mà Bảo Ninh muốn chuyển đến mọi người là nỗi buồn chiến tranh chứ không phải chiến tranh Nhìn chung, tuy đánh giá khá cao cách thể hiện những thương tổn tâm hồn mà người lính phải gánh chịu trong và sau chiến tranh nhưng Phong Nam vẫn cho rằng đây không phải là một tác phẩm hoàn hảo về mọi mặt Có vẻ trái ngược với một số ý kiến cho rằng Kiên luôn trong trạng thái điên loạn và anh nhận diện về chiến

tranh trong hồi ức lộn xộn, Vương Trí Nhàn trong bài viết Con người khám phá và con

người thích ứng trong Nỗi buồn chiến tranh đã cho rằng: “Kiên dường như dồn toàn

bộ sức sống của anh vào nhận diện chiến tranh Anh đã dọn lòng một cách thanh thản,

đã tạo cho mình khả năng đối diện với một thực tế khó khăn và có được ý chí ngoan cường trong việc chinh phục nó chiếm lĩnh nó, trong đám đông lộn xộn kia thì chính Kiên là người tỉnh táo” [18; tr.117] Tác giả còn cho rằng, khác với cách viết truyền

thống, ở đây Bảo Ninh đã ngả sang một cách viết khác, chiến tranh được thể hiện qua một con người

Các bài viết, các công trình nghiên cứu vừa nêu tuy chưa đi sâu khai thác triệt

để tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh về hiện thực và con người, nhưng lại có tác dụng

không nhỏ trong việc làm rõ lịch sử vấn đề mà đề tài “Quan niệm nghệ thuật về hiện

thực và con người trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)” tập trung tìm

hiểu Qua đó giúp người viết xác định hướng đi thích hợp cho việc giải quyết yêu cầu chính của đề tài mình đang nghiên cứu

Những vấn đề mà Bảo Ninh nêu ra trong Nỗi buồn chiến tranh không hoàn toàn

mới, nhưng để đưa được lên trang viết thật không phải dễ, rất cần sự dũng cảm Chạm đến nó như đụng vào “chỗ hiểm” khiến không ít người khó chịu Nhưng chân lí vẫn là

chân lí, ta không thể làm ngơ trước sự thật Hãy khám phá Nỗi buồn chiến tranh ở mọi

phương diện để xem nó hay ra làm sao, chưa hay ở chỗ nào rồi hãy kết luận một cách thỏa đáng

Trang 13

III MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đề tài này, người viết muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về nhà văn Bảo

Ninh và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh - một tác phẩm từng gây xôn xao dư luận

trong và ngoài nước Chắc hẳn ở tác phẩm này phải có gì mới mẻ, độc đáo mới có thể thu hút sự chú ý quan tâm của nhiều người đến như thế

Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho người viết tìm hiểu và khám phá những nét mới lạ, độc đáo của quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong tiểu thuyết

Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh

IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Phạm vi nghiên cứu chính của đề tài này là tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh -

Bảo Ninh

Nghiên cứu tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, người viết chỉ dừng lại ở mức độ

làm sáng rõ quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người Đồng thời trong quá trình thực hiện luận văn, người viết có liên hệ đến những nhân vật, những tác phẩm (thơ hoặc văn xuôi) có liên quan đến đề tài, trên cơ sở so sánh đối chiếu để luận văn thêm phần cụ thể, phong phú

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài “Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong tiểu thuyết

Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh)” được thực hiện dựa trên quá trình sưu tầm, tập

hợp và lựa chọn tài liệu từ các bài phân tích, phê bình của các tác giả về Nỗi buồn

chiến tranh - Bảo Ninh, về văn học sau chiến tranh, đặc biệt là văn học sau năm 1986

Trong khi giải quyết vấn đề, người viết sử dụng các phương pháp chính là: phương pháp loại hình, phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh và phương pháp trực giác Đồng thời trong quá trình làm việc người viết cũng nêu lên những cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về những nét mới trong quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con

người của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh Trên cơ sở đó, người viết khái quát vấn đề

để làm sáng rõ hệ thống luận điểm đã nêu ra

Trang 14

B PHẦN NỘI DUNG

Trang 15

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Vấn đề quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người

1.1.1 Quan niệm nghệ thuật về hiện thực

Chúng ta cần hiểu “hiện thực” bao gồm thế giới tự nhiên, con người, môi trường xã hội, các quan điểm và học thuyết chính trị, triết học, tôn giáo, Trung tâm hiện thực là con người Nội dung hiện thực của tác phẩm chủ yếu không phải là ở các chi tiết xã hội, ở việc ghi chép mô tả nhiều sự kiện, hoạt động bên ngoài con người, mà hiện thực độc đáo của văn nghệ là thế giới tâm hồn, tâm linh của con người

Hiện thực cuộc sống như một bức tranh muôn màu, như một bản giao hưởng Mỗi nhà văn đều có chính kiến của riêng mình Họ ngắm bức tranh đời sống theo nhiều góc độ hay lắng lòng nghe những âm thanh của cuộc sống rồi lý giải, cắt nghĩa, theo quan điểm chủ quan Hiện thực xã hội chứa đựng nó biết bao nhiêu điều huyền bí Thế giới nội tâm con người cũng vô cùng phức tạp Nói như Hainơ - nhà văn Đức

“Mỗi con người là cả một vũ trụ dưới mỗi tấm mộ bia có chôn cất cả một pho sử toàn thế giới” Thế giới nội tâm con người chứa dựng nhiều mâu thuẫn, những mặt đối

lập tốt - xấu, thiện - ác, cao cả - thấp hèn, thần thánh - ma quỷ, ngay bản thân con người đôi khi cũng không thể hiểu được cặn kẽ những ngóc ngách trong tâm hồn mình Cách nhìn đời, nhìn người của người nghệ sĩ có khi sâu sắc, đa chiều, toàn diện nhưng cũng có khi thiên lệch, phiến diện Do đó, người nghệ sĩ phải thật sự tỉnh táo, quan sát thế giới hiện thực, tâm hồn con người một cách khách quan và có một quá

trình trải nghiệm, cảm xúc phải chân thành thì mới có cái nhìn “trông thấu sáu cõi,

nghĩ suốt nghìn đời”

Mỗi tác phẩm văn học ít nhiều đều bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống, nhà văn phải bám sát vào hiện thực cuộc đời để phản ánh, sáng tạo Nghĩa là hiện thực trong

tác phẩm văn học là hiện thực nghệ thuật Nguyễn Minh Châu cho rằng “Hiện thực

trong tác phẩm là một hiện thực đã được khái quát, chắt lọc, tái tạo lại, chứ không phải là một hiện thực ở dạng sao chép” Và “Hiện thực trong tác phẩm phải là một hiện thực đầy đủ, toàn diện Nhà văn không tô hồng, không bôi đen, không bóp méo nhưng cũng không được né tránh” [7; tr.151].Thế giới hiện thực vốn dĩ rất phong phú

và ở mỗi giai đoạn, mỗi đất nước thì hiện thực xã hội không giống nhau, nên có nhà văn phản ánh khía cạnh này, có nhà văn phản ánh khía cạnh khác Hiện thực khách quan qua cách nhìn, nghiền ngẫm chủ quan của mỗi tác giả góp phần tô điểm, hoàn

Trang 16

chỉnh bức tranh hiện thực cuộc sống Chính những khác biệt đó đã mang lại quan niệm nghệ thuật về hiện thực riêng của mỗi nhà văn

Để hiểu một cách đầy đủ hơn quan niệm nghệ thuật về hiện thực của nhà văn, chúng tôi lần lượt tìm hiểu một số khái niệm liên quan:

“Quan niệm nghệ thuật” được Trần Đình Sử định nghĩa là “cách cắt nghĩa, lý giải hiện thực của người nghệ sĩ” Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần

Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật là hình thức bên trong

của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật và làm thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật” [9; tr.230] Huỳnh

Như Phương thì cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người thể hiện

tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lý của tác phẩm”, “quan niệm nghệ thuật chi phối thế giới hình tượng - ngôn từ ngôn từ của tác phẩm và hình thành cùng một lúc với thế giới đó” [10; tr.210] bởi vì trong văn học “thế giới và con người bao giờ cũng

là thế giới và con người trong quan niệm” Có thể hiểu, quan niệm nghệ thuật là cái

nhìn nghệ thuật về cuộc đời, con người, gắn với xúc cảm, tình cảm với sự miêu tả nghệ thuật, phương tiện nghệ thuật

Từ khái niệm trên, ta có thể rút ra kết luận Quan niệm nghệ thuật về hiện thực

là cách cắt nghĩa, lý giải hiện thực của mỗi nhà văn

1.1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người

Văn học là một hoạt động sáng tạo Nhiệm vụ của các nhà văn là sáng tạo ra nhân vật trong tác phẩm, và tất yếu phải hình dung con người trên phương diện nghệ thuật Chính trên sự hình dung đó mà các nghệ sĩ đã làm ra cái mới cho nghệ thuật Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm chỉ phạm vi sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của nhà văn như một phạm trù nghệ thuật thẩm mỹ

Trần Đình Sử cho rằng: “Trong nghệ thuật, sự miêu tả nhằm đạt một lúc hai

mục đích: vừa gợi ra khách thể, sự vật hiện diện ra trước mặt, vừa gợi ra sự cảm thụ, cái nhìn chủ quan đối với chúng Bởi chính phương diện cảm thụ chủ quan, cách nhìn này là quan niệm nghệ thuật về con người đối với nhân vật, mà muốn cảm nhận nhân vật một cách chỉnh thể, toàn vẹn thì không thể bỏ qua được” [23; tr.28] Sự miêu tả

trong văn học không chỉ nhằm gợi ra khách thể, sự vật, hiện tượng hiện diện trước mắt

mà đồng thời nó còn gợi ra sự nhìn nhận, cảm thụ riêng biệt của mỗi cá nhân Chính cách nhìn và phương diện cảm thụ ấy là quan niệm nghệ thuật về con người đối với nhân vật, mà muốn cảm nhận nhân vật một cách toàn vẹn thì nhất thiết không thể bỏ qua Theo lẽ thường, việc miêu tả con người trong văn học không bao giờ là sự sao

Trang 17

chép, chụp ảnh Nhà văn không bao giờ bê nguyên xi hiện thực cuộc sống đặt lên trang viết, mà trước khi đến với độc giả, hiện thực ấy đã được nhào nặn, và tất cả những con người, sự vật, hiện tượng đều đã được nhìn qua lăng kính chủ quan của tác giả Về phương diện này, chúng ta cần phải lưu ý là quan niệm tư tưởng, triết lý về con người

và quan niệm nghệ thuật vừa có quan hệ mật thiết với nhau lại vừa phải được phân biệt rạch ròi Bởi lẽ, ở mỗi thời đại, quan niệm nghệ thuật về con người của các tác giả không giống nhau Tuy nhiên để phản ánh bề sâu lẫn bề rộng của nhân vật thì buộc các nhà văn phải trau dồi tư duy, không ngừng mở rộng và đổi mới quan niệm nghệ thuật

Nói như Trần Đình Sử: “nếu muốn khám phá quan niệm nghệ thuật về con người tới

mức độ nào thì cần khám phá quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện trong hình thức miêu tả nhân vật” [23; tr.29]

Trong quyển Thi pháp thơ Tố Hữu, Trần Đình Sử cũng cho rằng quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu như “ các nguyên tắc cắt nghĩa con người, bằng

các phương tiện nghệ thuật, phản ánh giới hạn, phạm vi chiếm lĩnh đời sống của một

hệ thống nghệ thuật, khả năng thâm nhập của nó vào các miền khác nhau của cuộc đời, phản ánh trình độ của tư duy nghệ thuật”[25; tr.90]

Trong quyển Lý luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, ở chương Thi pháp

học, tác giả Nguyễn Văn Nam cho rằng vì đối tượng của văn học là con người và thế

giới trong quan hệ của nó đối với con người cho nên quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù nền tảng của mọi đường hướng sáng tạo Nó tồn tại như một thành tố cơ bản của nội dung nghệ thuật lại vừa là điểm nút bắt đầu từ đó và qua đó nội dung thể hiện vai trò chi phối của nó đối với hình thức Quan điểm của Nguyễn Văn Nam có những hạt nhân hợp lý khi cho rằng quan niệm nghệ thuật chi phối hình thức nghệ thuật nhưng ông có phần nhấn mạnh quá mức vai trò của quan niệm nghệ thuật

Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn học là sự ý thức về con người, là cách hiểu về con người và cuộc đời làm cơ sở cho việc sáng tạo

ra những hình tượng sống động Quan niệm nghệ thuật về con người luôn là phương tiện cảm thụ chủ quan của tác giả, là nguyên tắc cảm nhận thẩm mỹ về con người nằm

ẩn trong cách miêu tả, thể hiện chứng tỏ chiều sâu chiếm lĩnh con người trong tác phẩm của tác giả Và quan niệm nghệ thuật qui định sự lựa chọn, tổ chức chi tiết, chuyển vào tư duy nghệ thuật của tác giả

Trong quyển Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du, Lê Thu Yến cũng

đã khẳng định quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng của thi pháp học Nó hướng ta nhìn về đối tượng chủ yếu của văn học, trung tâm quan niệm thẩm mỹ của nghệ sĩ Hình tượng nghệ thuật xuất hiện trong tác phẩm bao giờ

Trang 18

cũng mang trong nó quan niệm của tác giả Qua đó, Lê Thu Yến cũng nhấn mạnh các

phương diện của quan niệm nghệ thuật: “ Quan niệm nghệ thuật được thể hiện trong

sự lặp lại nhiều lần, thể hiện một cách nhìn, một cách tiếp cận, cách lý giải đối với con người”[31; tr.57]

Trong quyển Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Trần Đình Sử cũng cho rằng:

“quan niệm nghệ thuật về con người không nhất thiết được nhà văn ý thức một cách rõ rệt Rất có thể nó biểu hiện một cách vô thức trong ý thức nhà văn, và khi miêu tả nhân vật, nhà văn tập trung chú ý vào nhân vật chứ không nhất thiết chú ý đến quan niệm của chính mình Tuy nhiên, nhiều nhà văn lớn khi ý thức sứ mệnh nghệ thuật của mình đã có ý thức sáng tạo ra quan niệm nghệ thuật mới” [23; tr.30]

Có thể nói việc tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người đang là hướng nghiên cứu được các nhà phê bình nghiên cứu quan tâm và thể hiện qua những công

trình nghiên cứu mình ở những bình diện khác nhau Trong quyển Giáo trình thi pháp

học, Trần Đình Sử đã nêu lên ý nghĩa của việc nghiên cứu quan niệm nghệ thuật về

con người Ông cho rằng: “Quan niệm về con người gắn chặt với chủ đề của tác

phẩm, là dấu nối giữa chủ đề với hình thức miêu tả, chủ đề trở thành nguyên tắc để miêu tả con người, để tạo ra hình tượng trong tác phẩm Chủ đề không phải nằm ngoài, không phải là “toát ra”, là được “rút ra” mà nằm ngay trong tác phẩm” [24;

tr.37] Và tác giả cũng khẳng định rằng nếu không xác định được được quan niệm về con người thì ta chỉ ra vài chi tiết minh họa cho những nhận định Xác định được quan niệm nghệ thuật về con người thì ta sẽ thấy được cái lí của các phương tiện nghệ thuật

Nó chi phối cấu trúc, nhân vật, ngôn ngữ, các biện pháp tu từ của tác phẩm Từ đó,

ông cũng khẳng định rằng: “không phát hiện được quan niệm nghệ thuật về con người

thì không thể tiếp cận với nghệ thuật một cách nghệ thuật Quan niệm nghệ thuật về con người gắn liền với cá tính sáng tạo của nhà văn, gắn liền với sự vận động lịch sử”

[24; tr.37]

Tóm lại, có thể kết luận rằng: “ Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên

tắc cảm nhận thẩm mĩ về con người nằm ẩn trong cách miêu tả, thể hiện, chứng tỏ chiều sâu chiếm lĩnh của con người trong tác phẩm” [23; tr.41]

1.2 Tác giả Bảo Ninh và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh

1.2.1 Tác giả Bảo Ninh

Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh ngày 18/01/1952 tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An; quê quán thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Trang 19

Thời chiến tranh, ông chiến đấu ở mặt trận B - 3 Tây Nguyên, tại tiểu đoàn 5,

trung đoàn 24, sư đoàn 10 Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống

nhất, Bảo Ninh giải ngũ, từ năm 1976-1981, học đại học ở Hà Nội Sau khi tốt nghiệp

đại học, ông được phân về làm việc tại Viện khoa học Việt Nam Từ năm 1984-1986,

ông được cử đi học Trường Viết văn Nguyễn Du khóa II, từng làm việc tại báo văn

nghệ trẻ, là hội viên Hội nhà văn Việt Nam từ năm 1997

Tác phẩm chính: Trại bảy chú lùn (truyện ngắn, 1987), Thân phận của tình yêu

(tiểu thuyết, 1991, tái bản đổi tên là Nỗi buồn chiến tranh)

Năm 1991, ông được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết:

Thân phận của tình yêu

Cho đến nay, những trang viết của Bảo Ninh còn khá mỏng, song những gì

Bảo Ninh mang đến cho đời bắt nguồn từ những mảnh đời, từ cuộc sống chiến đấu

hôm qua, mà trong đó Bảo Ninh và đồng đội của ông, những anh bộ đội cụ Hồ đã phải

đổ bao xương máu cho nền độc lập tự do của dân tộc, họ là những nhân vật chính dưới

ngòi bút khắc họa của ông Tiểu thuyết của Bảo Ninh không có các nhân vật trọn vẹn

đầy đặn theo lối truyền thống Nhân vật của ông là những mảnh đời, mẩu người vụn

nát, dang dở, chắp vá hợp lại thành “bản hòa tấu của những khuôn mặt và cuộc đời”,

thành tiếng rì rầm của cuộc đời thường Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh không xây

dựng cốt truyện có thắt nút, mở nút, càng tiến dần đến đoạn kết, thì cũng đồng thời

càng ngày càng thêm dang dở Các chương sau như là điệp khúc của các chương trước,

tạo nên bản giao hưởng vô tận về nỗi buồn chiến tranh

1.2.2 Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh trong sự phát triển

của tiểu thuyết Việt Nam về đề tài chiến tranh từ sau 1975

1.2.2.1 Tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh từ sau 1975

Tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh cách mạng ở Việt Nam đã ghi nhận những

thành tựu từ ngay sau Cách mạng tháng Tám - 1945 Suốt thời gian qua, mảng tiểu

thuyết này đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của nền văn học nước nhà và đều

lấy cảm hứng từ hai cuộc đấu tranh của dân tộc chống lại thực dân Pháp và đế quốc

Mĩ Tuy nhiên, ở từng chặng đường phát triển, tiểu thuyết viết về chiến tranh có những

đặc điểm riêng của nó

Giai đoạn 1945-1975, do đất nước đang trong hòan cảnh có chiến tranh, tiểu

thuyết viết về đề tài chiến tranh giai đoạn này đã hướng đến mục đích phục vụ công

tác tuyên truyền, cổ vũ chiến đấu Lúc này, nhà văn không thể đi vào phản ánh hết các

khía cạnh hiện thực của cuộc chiến và cũng không thể đi sâu vào số phận cá nhân con

Trang 20

người Các tác phẩm đã thể hiện rõ khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng Nhà văn chú ý mô tả những chiến dịch, những trận đánh lớn của dân tộc và tập trung ca ngợi hình tượng con người tập thể, người anh hùng mang cảm hứng lớn về cái cao cả, cái hùng, cái đẹp Họ thường tránh nói đến những tổn thất, mất mát, đau thương Nhìn chung, do tính chất phục vụ kịp thời và cổ vũ chiến đấu nên tiểu thuyết viết về chiến tranh giai đoạn này không tránh khỏi những hạn chế Tuy nhiên, bằng tài năng, trách nhiệm và lòng nhiệt thành, các nhà văn đã dựng được những bức tranh hòanh tráng về cuộc kháng chiến của dân tộc với những hình tượng đẹp, tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng cách mạng Có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu thời kỳ này

như: Đất nước đứng lên (1955) - Nguyên Ngọc; Bên kia biên giới (1958), Trước giờ

nổ súng (1960) – Lê Khâm; Cao điểm cuối cùng (1961) – Hữu Mai; Hòn đất (1966) –

Anh Đức, Gia đình má Bảy (1968), Mẫn và tôi (1972) – Phan Tứ; Dấu chân người

lính (1972) – Nguyễn Minh Châu…Những tác phẩm này thực sự đã có sức cổ vũ mạnh

mẽ cho tinh thần chiến đấu, góp một phần vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc

Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước thống nhất, tiểu thuyết viết về chiến tranh giai đọan này cũng có những chuyển biến Nhiều phương diện và phạm vi khác nhau của cuộc sống trong chiến tranh đã được các nhà văn chú ý khai thác Một

số tác phẩm đã đánh dấu sự chuyển mình trong xu hướng vươn đến cái hiện thực Cuộc chiến vừa qua được các nhà văn miêu tả một cách toàn diện và sâu sắc hơn Họ không chỉ tập trung vào những thắng lợi mà còn cả những mất mát hy sinh, không chỉ miêu tả phía ta mà còn chú ý đến phía địch, không chỉ thể hiện cái hùng mà còn có sự phản bội hèn nhát Vấn đề số phận cá nhân con người trong chiến tranh cũng đã được chú ý Bên cạnh đó, các nhà văn cũng đã có những những sang tạo trong phương thức biểu hiện Tuy nhiên, bước chuyển biến này vẫn chưa thật sự đáng kể Khuynh hướng

sử thi tuy có nhạt dần nhưng vẫn còn in dấu ấn sâu đậm trong tác phẩm và vẫn là sự tiếp nối của thi pháp tiểu thuyết giai đoạn trước Các nhà văn vẫn chủ yếu đi vào khai thác các sự kiện lớn của dân tộc, con người với những hành động và lí tưởng cao đẹp Những mất mát, đau thương tuy đã được đề cập đến nhưng vẫn chưa đi đến tận cùng

Xu hướng ghi lại những mảng hiện thực, những hình tượng còn nóng hổi của cuộc chiến vừa qua vẫn còn in dấu ấn sâu đậm trong một số tác phẩm thời kỳ này Nhìn chung, mảng tiểu thuyết viết về chiến tranh trong khoảng thời gian mười năm sau ngày thống nhất đất nước tuy chưa đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, nhưng có thể xem đây

là sự chuẩn bị cần thiết cho bước phát triển từ sau năm 1986 đến nay Đó là một “giai

đoạn bản lề” cho chặng đường đổi mới diễn ra tiếp sau Có thể kể đến một số tác

phẩm tiêu biểu của thời kỳ này như: Miền cháy (1977) – Nguyễn Minh Châu, Nắng

đồng bằng (1978), Sông xa (1986) – Chu Lai; Họ cùng thời với những ai (1978-1980)

– Thái Bá Lợi; Năm 1975 họ đã sống như thế (1979) – Nguyễn Trí Huân; Đất trắng

(1979-1984) – Nguyễn Trọng Oánh,…

Trang 21

Sau năm 1986, công cuộc đổi mới của Đảng đề ra từ Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ VI và Nghị quyết 05 của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam (1987) về văn học, nghệ thuật và văn hóa đã mở ra một hướng phát triển mới cho nền văn học nước ta nói chung và mảng tiểu thuyết viết về chiến tranh nói riêng Các nhà văn đã có những chuyển đổi trong chiều sâu, trong ý thức nghệ thuật của mình Bên cạnh đó, với độ lùi cần thiết khi viết về cuộc chiến đã qua, các nhà văn cũng có thể tái hiện các sự kiện trong cuộc chiến đó bằng những kinh nghiệm và sự trải nghiệm của bản thân mình Họ

có thể đào sâu vào những mảng hiện thực mà trước đây còn ít đề cập hoặc né tránh Nhìn chung, viết về chiến tranh, các nhà văn lúc này đã thực sự có sự đổi mới trong thi pháp, trong tư duy nghệ thuật

Khác với giai đoạn trước, viết về cuộc chiến đã qua, lúc này các nhà văn không

sa vào các sự kiện, không quá chú ý miêu tả những chiến dịch, những trận đánh Cái

mà họ hướng đến là qua hệ thống các sự kiện, những biến số quan trọng trong cuộc đời nhân vật để khắc họa số phận con người trong và sau chiến tranh Đồng thời, thông qua số phận của các nhân vật này, nhà văn lí giải về chiến tranh từ mọi góc khuất của

nó Một loạt vấn đề lớn đã được các nhà văn chú ý thể hiện: thân phận con người trong

và sau chiến tranh, những suy tư trăn trở của người lính trong cuộc chiến, vấn đề phức tạp trong hàng ngũ của chính mình, vấn đề nhân tính…Nhìn chung, khi tái hiện lại cuộc chiến đã qua, các nhà văn không hề né tránh hiện thực, họ đi vào diễn tả cuộc sống trần trụi của chiến tranh với sự tàn khốc, mất mát, đau thương, cả những suy tư,

trăn trở, bi lụy của con người Nỗi buồn chiến tranh (1987) của Bảo Ninh, Chim én

bay (1987) của Nguyễn Trí Huân, Ăn mày dĩ vãng (1991) và Khúc bi tráng cuối cùng

(2004) của Chu Lai, Lạc rừng (1990 - 1991) của Trung Trung Đỉnh, Tàn đen đốm đỏ (1994) của Phạm Ngọc Tiến, Những bức tường lửa (2004) của Khuất Quang Thụy,

Nước mắt đỏ của Trần Huy Quang, Mây cuối chân trời của Nguyễn Trọng Oánh,…là

những mảng hiện thực gây ấn tượng dữ dội và bất ngờ về cuộc chiến đã qua Nỗi buồn

chiến tranh của Bảo Ninh tập trung miêu tả cái bi, nỗi buồn, thân phận người lính

trong và sau chiến tranh Chim én bay của Nguyễn Trí Huân, Nước mắt đỏ của Trần

Huy Quang miêu tả số phận của những em thiếu niên, những người phụ nữ trong và

sau chiến tranh, ở đó có cái hùng, cái cao cả nhưng cũng có cả cái bi, cái buồn Mây

cuối chân trời của Nguyễn Trọng Oánh, Khúc bi tráng cuối cùng của Chu Lai không

chỉ tập trung miêu tả phía ta mà cả phía địch, không chỉ có trắng đen rạch ròi mà bản thân mỗi con người đều có những khía cạnh tâm lí phức tạp của nó…Nhìn chung, với

độ lùi thời gian cần thiết, hiện thực về cuộc chiến của dân tộc ta chống lại đế quốc Mĩ trong những tác phẩm này đã hiện lên một cách tòan diện và sâu sắc hơn

Ngoài ra, do khả năng có thể bao quát hiện thực rộng lớn của thể loại tiểu thuyết, một số tác phẩm thời kỳ này không chỉ phản ánh về cuộc chiến đã qua mà còn phản ánh nhiều tầng, nhiều mảng hiện thực khác của đời sống Những tác phẩm như:

Trang 22

Bến không chồng (1990), Dưới chín tầng trời (2005) của Dương Hướng, Vòng tròn bội bạc (1997), Ba lần và một lần (1999), Chỉ còn một lần (2006) của Chu Lai, Thời hậu chiến (2004) của Vũ Đức Nguyên…không chỉ viết về chiến tranh, sự tác động của

hòan cảnh chiến tranh đến số phận con người, mà còn nêu lên những vấn đề thời sự của đất nước, những sai lầm đã qua trong công cuộc xây dựng đất nước, những bài học

về đạo đức, lối sống…Bến không chồng của Dương Hướng viết về cuộc sống của

người nông dân Bắc bộ - người hậu phương trong thời kì dài từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp đến những năm cuối của thập niên 70 Qua những sự kiện: cải cách ruộng đất, hai cuộc chiến tranh, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Vũ - Đòan…, những vấn đề về thân phận con người, về đời sống nông thôn Việt Nam đã hiện lên một cách trung

thực Tương tự, trong Dưới chín tầng trời, Dương Hướng cũng đã phản ánh hiện thực

xã hội Việt Nam trong nửa thế kỷ qua Tác phẩm dựng lên những biến cố lớn lao của dân tộc: cải cách ruộng đất, phong trào hợp tác hóa ở miền Bắc, kháng chiến chống

Mĩ, chiến tranh biên giới phía Bắc, thời hậu chiến và thời mở cửa Qua số phận của từng nhân vật, ta thấy số phận của nhân dân, của đất nước trong một chặng đường dài

Trong Vòng tròn bội bạc, Ba lần và một lần, Chỉ còn một lần, Chu Lai không chỉ nêu

lên số phận của những người lính khi ra khỏi cuộc chiến trở về với cuộc sống đời thường mà còn nói lên cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống lại cái ác, chống lại những thủ đọan của những con người đầy tham vọng trong nền kinh tế mới Qua đó, những vấn đề thời sự của đất nước, những bài học về đạo đức, nhân sinh cũng đã được nhà văn nêu ra

Nhìn chung, khi viết về chiến tranh trong thời kì đổi mới (từ sau 1986), các nhà văn thường tiếp cận chiến tranh dưới góc độ đời tư, góc độ số phận cá nhân con người Qua góc tiếp cận đó, hiện thực chiến tranh hiện lên một cách sinh động, cụ thể hơn Đồng thời góc nhìn này cũng bổ sung một cái nhìn toàn diện về cuộc chiến đã qua Các nhà văn đã thể hiện số phận con người trong và sau chiến tranh, đào sâu vào những góc khuất về hiện thực cuộc chiến như những tổn thất, những mất mát, vấn đề nhân tính, giá trị con người trong chiến tranh, vấn đề lối sống, đạo đức Bên cạnh đó, các nhà văn cũng đã có nhiều cố gắng trong việc tìm tòi và thử nghiệm về phương thức biểu hiện của mình Việc xây dựng kết cấu, không gian và thời gian, nhân vật, nhìn chung cũng đã có những thay đổi đáng kể so với tiểu thuyết viết về chiến tranh trước đây, đáp ứng yêu cầu đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật

Khi nghiên cứu mảng tiểu thuyết về đề tài chiến tranh thời gian vừa qua, một số người tỏ ra băn khoăn về số phận của nó Có nhiều người cho rằng độc giả ngày nay quay lưng lại với loại tiểu thuyết viết về chiến tranh Điều này cũng có nhiều lí do Có thể do ngày càng có ít tác phẩm thật sự hay Cũng có thể do chiến tranh đã lùi xa nên độc giả ngày càng ít quan tâm Có người lo ngại cho tương lai tiểu thuyết về đề tài này,

vì họ cho rằng lớp nhà văn - chiến sĩ, những người đã trải nghiệm qua chiến tranh ngày

Trang 23

một già đi, còn những cây bút trẻ sau này cũng viết về chiến tranh nhưng nhìn chung chưa tạo được ấn tượng Có người lạc quan hơn, trên cơ sở đánh giá những tác phẩm

để lại ấn tượng thời gian vừa qua, họ tin vào tương lai của tiểu thuyết viết về đề tài này, tin vào độ lùi thời gian sẽ đem lại một cách nhìn toàn vẹn về cuộc chiến đã qua Trên cơ sở đánh giá những gì đã đạt được và những gì còn tồn tại, yếu kém, các nhà nghiên cứu đã đề ra những phương hướng, những lưu ý cho các nhà văn khi viết về chiến tranh

Tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh từ sau 1975 vừa thể hiện cái nhìn nhân bản về con người, ca ngợi đất nước, ca ngợi những người anh hùng, mặt khác vừa mang lại cái nhìn mới về những mặt trái, mặt tối, mặt khuất lấp của nó Ở đó ta đã nhận ra rằng trong chiến tranh không chỉ có cái cao cả, anh dũng và tự hào, mà có cả

sự ghê tởm, sự xấu xa và hèn mọn Điều đó đưa lại cái nhìn, sự cảm nhận mới về chiến tranh và người lính

Nhìn lại diện mạo nền văn học Việt Nam sau năm 1975 nói chung và tiểu thuyết viết về chiến tranh nói riêng những thành tựu đạt được là rất đáng ghi nhận Trong quá trình tìm tòi, tự đổi mới, nền văn học của ta đã có những cố gắng để vượt qua những hạn chế của thời kì trước, cả về phương diện hình thức thể hiện lẫn phương thức tiếp cận hiện thực Bên cạnh đó, những tồn tại, những mặt hạn chế cũng không thể phủ nhận Điều này đòi hỏi thế hệ nhà văn hôm nay và mai sau phải có sự nỗ lực hơn nữa Thiết nghĩ, viết về chiến tranh cách mạng, người viết không chỉ hướng người đọc đến cái nhìn toàn diện và trung thực về cuộc chiến đã qua, để biết cảm thông và chia sẻ trước những mất mát đau thương của những con người đã xả thân mình cho dân tộc, để càng thấy được giá trị của cuộc sống thời bình Mà viết về chiến tranh, các nhà văn còn phải góp phần soi rọi vào những vấn đề đã và đang diễn ra trên đất nước

ta và hướng người đọc đến những vấn đề cao đẹp trong cuộc sống Đây cũng là điều

mà thời gian qua, nhiều nhà tiểu thuyết của ta đang cố gắng hướng tới Và đó cũng là mong muốn của nhiều độc giả đối với mảng tiểu thuyết này

1.2.2.2 Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh

Năm 1991, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh) (in lần đầu năm 1987 tên là Thân phận của tình yêu) được tặng giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam và đã

được đón chào nồng nhiệt Khác với những tác phẩm trước đó mang tính sử thi, miêu

tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng, hùng tâm tráng chí của những người lính chiến đấu

vì vận mệnh đất nước, Bảo Ninh đã miêu tả chiến tranh từ góc độ khác, góc độ cá nhân, thân phận con người, đi sâu vào những nỗi niềm riêng tư Nhà văn Nguyên Ngọc

ca ngợi: “Về mặt nghệ thuật, đó là thành tựu cao nhất của văn học đổi mới” Tuy nhiên, trong hơn mười năm sau đó, tác phẩm đã không được in lại Mặc dù vậy Nỗi

Trang 24

buồn chiến tranh vẫn được photo bản dịch tiếng Anh nhan đề The Sorrow of War để

bán cho du khách nước ngoài Điều này chứng tỏ “nỗi buồn” một thời của nhà văn lại một lần nữa được san sẻ với những bạn đọc quốc tế Gần đây, tác phẩm được tái bản

với nhan đề ban đầu là Thân phận của tình yêu Bảo Ninh còn viết một số truyện ngắn

về đề tài chiến tranh, trong đó truyện Khắc dấu mạn thuyền được dựng thành phim

Nỗi buồn chiến tranh hay Thân phận của tình yêu, hai tựa đề, một tác phẩm

Dường như Bảo Ninh đã lưỡng lự lâu lắm giữa Nỗi buồn chiến tranh và Thân phận

của tình yêu Một sự phân vân dễ hiểu và hợp lý bởi trong Nỗi buồn chiến tranh nổi

trôi Thân phận của tình yêu Và qua bao gian nan khốc liệt, tình yêu vẫn sống, vẫn tiếp

tục là nguồn sống trước chiến tranh, trong chiến tranh và ngoài chiến tranh Khi chiến tranh đã lùi xa mà tàn tích - tức nỗi buồn vẫn còn tiếp tục hủy diệt tâm hồn và thể xác con người

““Nỗi buồn chiến tranh” viết về cuộc đời một chiến binh với những hồi ức đứt đoạn hay liên tục, là ánh hồi quang chiếu xuống những đoản đời Là khúc thương ca, tâm ca, tình ca thơ mộng, tuyệt diệu và tuyệt vọng, hãi hùng và bi thảm, quyến luyến thực tại và ảo giác, cuộc sống và cõi chết, quá khứ và vị lai Trong những tiểu thuyết viết về cuộc chiến hai mươi năm, phát xuất từ những nhân chứng phía Nam hay phía Bắc, đây là tác phẩm sâu xa, đớn đau, tàn khốc, bi quan và cũng lạc quan hơn cả”

[14; tr.34]

Truyện viết về đời Kiên, người bộ đội thuộc cánh quân trinh sát trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ và sau ngày hòa bình Kiên xuất thân từ một gia đình

trí thức tiểu tư sản miền Bắc Cha là họa sĩ, một họa sĩ “tội đồ”, bị chối bỏ, người ta

phê phán tranh ông thể hiện những chân dung ma quỷ Người họa sĩ đó lạc loài giữa xã hội loài người đành hội nhập vào xã hội không người, xã hội yêu ma “siêu thực” của những nhân vật bi thảm trong tranh, đắm chìm trong thế giới ảo giác và sau cùng đã thiêu hủy toàn bộ sáng tác trước khi từ giã cõi đời để được cùng những đứa con tinh thần bước sang cõi khác

Mẹ Kiên, một đảng viên, bỏ cha Kiên từ lúc Kiên còn nhỏ Những kỷ niệm về

mẹ rất mơ hồ trừ vài lời mẹ dặn: “Bây giờ con đã là một đội viên thiếu niên, nay mai

là vào đoàn, trở thành người đàn ông thực thụ rồi còn gì Nên phải cứng rắn dần lên con ạ ?” [20; tr.123]

Kiên biết rất ít về người chồng sau của mẹ, một nhà thơ tiền chiến về già Ông

có những quan niệm độc đáo về cuộc đời, người cha dượng ấy đã từng khuyên Kiên

“Nghĩa vụ của một con người trước trời đất là sống chứ không phải hy sinh nó, là nếm trải sự đời một cách đủ ngành ngọn chứ không phải là chối bỏ…Không phải là ta

Trang 25

khuyên con trọng mạng sống hơn cả nhưng mong con hãy cảnh giác với tất cả những

sự thúc giục con người lấy cái chết để chứng tỏ một cái gì đấy” [20; tr.56]

Kiên - nhân vật trung tâm của tiểu thuyết, là sự hòa hợp hoàn hảo giữa mẹ và cha: xung phong đi bộ đội ở tuổi mười bảy, khăng khăng chiến đấu, bỏ lại người yêu,

“cứng rắn” theo ý mẹ Kiên đã xả thân làm người hùng, tiêu phí cuộc đời trong nghĩa

vụ, trong tàn sát, trong chiến thằng, trong sống sót trở về để rồi không bao giờ thoát khỏi nỗi cô đơn, lạc loài, yếu đuối Kiên tiêu biểu cho lớp thanh niên lớn lên, ngoan ngoãn tuân theo chỉ thị, theo “tiếng gọi non sông”, không đặt vấn đề, không đòi hỏi, tính toán

Trong tất cả những người phụ nữ đi qua đời Kiên, Phương là một hiện tượng kỳ ảo: chinh phục con người bằng tình yêu và sống bằng tình yêu Phương là biểu tượng của tự do, thiết tha, duy cảm, phung phí sinh lực và luôn sống hết mình Phương miệt mài yêu đương, đau thương và nhục cảm Phương xuất hiện không nhiều nhưng thao túng đời Kiên.Từ những ngày thơ ấu, Kiên đã yêu Phương với mối tình thứ nhất Xa Phương trong mười năm chiến tranh, khi hòa bình lập lại, gặp Phương một thời rồi vĩnh viễn xa Phương Trong gặp và xa, Kiên yêu Phương với mối tình thứ nhì

Xoay quanh đời Kiên không chỉ có tình yêu mà có cả cuộc chiến khốc liệt, lâu dài Không chỉ trong chiến tranh, ngoài chiến trường mà ngay cả thời hòa bình Trong tâm hồn con người cuộc chiến ấy vẫn đang diễn ra gay go, ác liệt Qua những con người từng trải khói lửa chiến tranh, Bảo Ninh thể hiện cách nhìn mới lạ, độc đáo về cuộc chiến chống Mĩ Sau những giây phút ngất ngây men say chiến thắng, những con người ấy sống như thế nào, làm sao hòa nhập với cuộc sống thời bình “quen mà lạ” này? Những vấn đề ấy dưới ngòi bút của Bảo Ninh đã được lý giải ở mọi ngóc ngách, mọi cấp độ Bằng bút pháp nghệ thuật độc đáo, Bảo Ninh đã dấn thân vào vùng đất

còn ít người khai phá để góp phần “Khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo

những gì chưa có”

Trang 26

CHƯƠNG II QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ HIỆN THỰC

TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH

2.1 Hiện thực được phản ánh trung thực từ những góc khuất trong cuộc chiến

2.1.1 Đời sống gian khổ, hy sinh của người lính

Bảo Ninh không tập trung ghi nhận phần sáng chói, cao cả, hào hùng của cuộc

chiến mà chủ yếu khắc họa bức tranh hiện thực tàn khốc của nó Chiến tranh là chém

giết, là tàn phá, là hủy diệt Có lẽ không ở đâu mà sinh mạng con người lại mỏng

manh, nhỏ bé như trong chiến tranh Và cũng không đâu mà mạng sống con người lại

bị xem nhẹ như trong chiến tranh Thân phận con người trong chiến tranh chỉ như “con

sâu, cái kiến” Chỉ cần một phát súng, một mảnh bom cũng có thể kết liễu mạng sống

một con người Chiến tranh không được thi vị hóa theo kiểu “đường ra trận mùa này

đẹp lắm” mà đầy bi thảm Phải thừa nhận một điều là hiện thực trong Nỗi buồn chiến

tranh quá đau thương, ác liệt Bao trùm lên cuộc chiến ấy là “cảnh lửa, cảnh máu”,

cảnh “thây người la liệt”, “máu tới bụng chân, lội lõm bõm”, “bốn bề mù mịt chỉ một

màu mưa trĩu lòng, một màu núi, màu rừng ảm đạm và đói khổ” Sự tăm tối của chiến

tranh còn được thể hiện ở chỗ bức tranh cuộc chiến đầy rẫy sự tăm tối và hủy diệt với

chết chóc, đói rét, bệnh tật, đào ngũ Đó là cảnh “mùa thu não nề, lê thê, mùa mưa ê

ẩm…Khổ sở vì đói, vì sốt rét triền miên, thối hết cả máu, vì quần áo mục nát tả tơi và

vì lở loét cùng người như phong hủi”[20; tr.16] Bên cạnh đó, chiến tranh cũng đã tàn

phá, hủy diệt môi trường sống của con người Cảm nhận được sự khủng khiếp, ác liệt

của chiến tranh, Bảo Ninh đã luận về nó như sau: “ Chiến tranh là cõi không nhà,

không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn

bà, là thế giới bạt sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con

người ” [20; tr.30] Đúng vậy, chiến tranh với sự hủy diệt và tàn phá của nó không

chỉ gây ra bao đau thương, mất mát cho con người, mà còn hủy diệt sự sống và nòi

giống của con người Cảm nhận về sự khủng khiếp của chiến tranh, Chu Lai cũng định

nghĩa về nó như sau: “ Chiến tranh Nó là cái gì nếu không phải là ngày nào cũng

nhìn thấy người chết, ngày nào cũng chôn người chết mà vẫn chưa đến lượt mình”

[16; tr.52]

Người chiến sĩ trong chiến tranh luôn đối mặt với nguy hiểm Cái chết đối với

họ dường như không ranh giới, mỗi trận đánh đi qua đã có biết bao người phải hy sinh,

biết bao người đã phải vật vã, đau đớn với những vết thương giày xéo thân xác họ:

“Trên mặt nước lềnh bềnh xác người sấp ngửa, xác muông thú cháy thui, trương sình

trôi lẫn với cành lá và những thân cây to nhỏ bị mảnh pháo băm Khi lũ tan, mọi vật

Trang 27

trồi ra dưới nắng lầy nhầy bọc trong lớp bùn đặc ghê tanh như thịt thối, Kiên lết dọc suối, mồm và vết thương không ngừng nhỏ máu, thứ máu của xác chết, lạnh và nhớt”

[20; tr.7] Có thể nói, những vết thương do bom đạn gây ra đã làm cho Kiên cùng đồng

đội của anh phải đau đớn, khổ sở: “Cô gái nhẹ nhàng thay băng, lau rửa vết thương,

dùng phanh gấp hết những con dòi ở những khoanh thịt đã rữa trong người anh” Bảo

Ninh khơi gợi những hình ảnh đau thương về thể xác không chỉ đơn thuần cho chúng

ta thấy nỗi thống khổ của người chiến sĩ mà đó còn là hiện thực ghê gớm do chiến tranh tạo nên Chiến tranh luôn đe dọa tính mạng con người Ngày qua ngày, vết thương luôn đeo đẵng những người chiến sĩ, không những là Kiên mà còn rất nhiều đồng đội của anh cũng đã nếm trải nỗi đau đớn, vật vã từ những vết thương Quảng, đồng đội của Kiên, đã từng rên xiết và muốn chết đi để được thoát khỏi những cơn đau quằn quại Những lúc như thế, anh nghĩ đến cái chết thật nhẹ, chết để khỏi đau đớn,

chết còn sướng hơn sống trong cảnh giày vò thân xác “thương anh đừng bắt lê lết

mãi… Anh khổ quá rồi Xương thì gãy hết, ruột nữa… đứt hết…” [20; tr.91] Quảng

chọn cái chết vì anh biết rằng mình không còn khả năng đối diện với kẻ thù, không thể cùng đồng đội vượt qua khó khăn được nữa Và anh cũng không muốn đồng đội phải khổ sở vì anh Có lẽ hơn ai hết, tác giả thấu hiểu và thông cảm với những nỗi đau mà người lính gánh chịu

Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mĩ đối với dân tộc Việt Nam kéo dài hơn 20 năm với nhiều vũ khí tối tân đã kết thúc Trong cuộc chiến tranh đó có bao con người đã phải đổ xương máu, bao xóm làng đã bị tàn phá, hủy diệt Là người lính bước

ra từ cuộc chiến ác liệt đó, Kiên đã tận mắt chứng kiến bao cái chết bi thảm của đồng đội Trận đánh kinh hoàng vào mùa khô năm 1969 trên địa bàn B3, tiểu đoàn 27 của anh bị bao vây rồi bị tiêu diệt hoàn toàn phiên hiệu Bom napan nổ lửa luyện ngục xuống những cánh rừng Các tiểu đội đã tan tác đang cố co cụm, lại bị đánh tan tác Tất cả bị tróc khỏi công sự, hóa cuồng, rùng rùng lao chạy trong lưới đạn dày đặc, chết dúi ngã dụi vào biển lửa Đồng đội của anh tất cả đã chết, đã trở thành hồn ma ở Truông Gọi Hồn Kiên còn sống sót là để làm nhân chứng sống động cho sự tàn khốc của chiến tranh Trong chiến tranh, không phải chỉ một lần người lính đối mặt với sinh tử, mà cái chết luôn luôn rình rập, săn đuổi, chỉ một phút lơ là họ sẽ mất mạng Trong trận đấu cuối cùng, Oanh đã mất mạng bởi không đề phòng kẻ địch Người phụ

nữ mặc váy cảnh sát đã kết thúc cuộc đời Oanh bằng khẩu P38 Hay cái chết thương tâm của Tâm, vì muốn cứu đồng đội mà anh đã hy sinh thân mình không chút đắn đo Đối với những người lính ấy cái chết không là gì cả Bởi họ hiểu quy luật của chiến

tranh: “Mình chết thì bạn mình sống!” Ngay cả những cái chết của đối phương, Bảo Ninh cũng không bỏ sót Trang bản thảo của Kiên hiện lên với la liệt những cái chết: “

Có lẽ rất ít người cầm bút đương thời nào chứng kiến nhiều cái chết và thấy nhiều xác chết đến như Kiên Vì thế sách anh đầy rẫy tử thi Những xâu lính Mĩ trẻ măng mình mẩy không chút sây sát, ngồi ngả đầu vào vai nhau thiu thiu giấc ngủ ngàn năm dưới

Trang 28

những ngách hầm bị tống pháo thủ Những lính dù trang phục vằn vện nằm phơi nắng trong các lùm bụi lúp xúp ven rừng Kờ Leng, thản nhiên trương phình lên, thản nhiên chịu đựng lũ ruồi, bầy dòi và mùi da thịt khắm lặm của mình Và ai đã đọc Kiên thì đều có dịp hình dung những trân mưa cẳng chân, bàn tay rơi lịch bịch lẹt bẹt xuống đồng cỏ voi bên bờ sông Sa Thầy vào lúc rạng mơ sau suốt một đêm B52 liên tục chần

Có thể tận mắt ngắm sườn đồi Xáo Thịt sau ba ngày huyết chiến nom y hệt một mái nhà lợp bằng thây người Có thể thậm chí giật bắn mình khi thấy một người lính nọ đạp phải mìn nhảy cẫng lên ngọn cây như được chắp cánh ”[ 20; tr.85] Dù với vị trí

của kẻ đi xâm lược hay với vị trí của người vì chính nghĩa thì chiến tranh đã cướp đi không thương tiếc mạng sống của họ

Có thể nói Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là tác phẩm xuất sắc thể hiện cái

nhìn chân thực nhất về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân ta Ta chưa bao giờ thấy nhà văn nào nói nhiều đến máu và cái chết trong chiến tranh như Bảo Ninh

Bởi đơn giản với ông chiến tranh là “làm đổ máu mình, đổ máu người, hàng đọi máu,

sông máu”

Hay có đoạn viết: “Máu tung xối, chảy tóe, ồng ộc, nhoe nhoét” Một cách

miêu tả ghê rợn song nó phản chiếu được cái màu đỏ u ám, đau đớn của cuộc chiến

Đó là máu của biết bao người đổ xuống để đổi lấy giá trị của hòa bình

Cái chết trong Nỗi buồn chiến tranh đã gây nên một sự ám ảnh Ta bắt gặp

nhiều hình thái của cái chết: trần truồng, biến dạng, bê bết máu và có cả cái chết để tỏ

lòng quả cảm “thà chết không hàng Anh em, thà chết” Bảo Ninh nhìn cuộc chiến

tranh của nhân dân ta bằng con mắt của một người bình thường cho nên ông đã thấy được cả hai mặt của cuộc chiến

Chiến tranh không phải lúc nào cũng mang lại sự huy hoàng, mà cuộc chiến ấy

đã đày ải tàn nhẫn làm cho suy sụp cả thể xác lẫn tinh thần Cái giá phải trả cho hai chữ “hòa bình” là xương máu của những người đã từng cầm súng chiến đấu Những người đồng đội của Kiên đã lần lượt ngã xuống, họ hy sinh để bảo vệ sự sống cho bạn mình

Có thể thấy, Bảo Ninh đã không thi vị hóa hiện thực mà ông nhìn thẳng vào hiện thực với cái nhìn sắc lạnh Vấn đề sống chết của người lính trong tác phẩm không

nhẹ nhàng, bình thản như đoàn quân Tây Tiến “Gục lên súng mũ bỏ quên đời” (Quang

Dũng) mà dữ dội, ghê rợn, muôn hình muôn vẻ

Đọc Nỗi buồn chiến tranh, mấy ai có thể quên chuyện yêu đương kì lạ của phân

đội trinh sát với ba cô gái Mây, HBia, Thơm thuộc khu trại tăng gia huyện đội 67 bị bỏ

Trang 29

quên bên kia núi truông Gọi Hồn Họ tìm đến với nhau, cùng nhau thỏa mãn nhu cầu dục vọng nhưng cũng là để gieo cho nhau sức mạnh và niềm tin trong cõi chết

Chuyện của họ lạ lùng đến bất ngờ, bản năng nhiều hơn tình yêu: “không phải là cả

phân đội, cả mười ba người, song cũng không phải chỉ có ba cái bóng nhất định nào đấy trong bấy nhiêu đêm”, nhưng vì thời buổi chiến tranh là thời buổi ngược đời nên

những chuyện khủng khiếp nhất vẫn có thể xảy ra và con người phải chấp nhận nó một cách bình thường để tiếp tục sống và tiếp tục chiến đấu

Câu chuyện tình “bi thảm và mông muội” của họ đã làm cho Kiên “đau đớn,

vừa xót thương, vừa giận, tủi, ngờ vực và lo sợ”, để rồi nó lại thôi thúc ở mỗi người

đọc phải nhìn nhận lại cho kỹ càng hơn sự khốc liệt và nghiệt ngã mà mỗi con người trong chiến tranh phải gánh chịu Cái đói, cái rét, cái chết, sự thiếu thốn về vật chất, về tình yêu…đã khiến những người lính thèm khát biết bao những giây phút ngọt ngào của kỷ niệm, dù chỉ là giấc mơ, dù chỉ là giả dối nhưng họ vẫn khao khát được đắm chìm, đê mê trong những thời khắc tuyệt đẹp ấy

Kiên và đồng đội sấy bông hoa hồng ma kỳ bí trộn với thuốc rê để hút, để được nhập thân hoàn toàn, ngụp lặn trong những giấc mơ bí ẩn và tráng lệ mà lúc bình thường tâm hồn chẳng thể với tới Trong những ảo giác mà khói hồng ma đem lại, họ

có thể “quên mọi nông nổi đời lính, quên đói khổ, chết chóc, quên béng ngày mai” và

họ được trở về với những ước mơ của chính họ, được chiếm hữu những gì còn thiếu thốn và luôn hau háu chờ đợi Bản thân Kiên được trở về với Hà Nội cổ kính và tráng

lệ, với những kỷ niệm về Phương – mối tình đầu trong sáng và tươi đẹp Còn đồng đội

của anh thì “mỗi người mỗi kiểu say sưa mơ màng trong khói hồng ma Mỗi người mỗi

lối đi lạc khỏi thực cảnh chung Như Cừ thì rượu sắn hay hồng ma đều chỉ khuấy lên độc một cảnh tượng ủy mị, khó tin của ngày trở về với những sum họp đoàn tụ dễ chịu đến nỗi nghe Cừ kể lại ai cũng rớt nước mắt với hắn Còn Vĩnh thì chỉ rặt mơ thấy đàn

bà, và hắn thường xuyên khoái trá tả thực cho anh em nghe về những cuộc làm tình tưởng tượng vô cùng tham lam, phức tạp rất ngóc ngách, đầy kỳ thú và sống sượng với chị em huyền thoại của hắn Còn Tạo “voi” lại đặc biệt hay mơ sự ăn uống Không chỉ

mơ được ăn no, Tạo còn vẽ ra trong đầu những mâm cỗ ăm ắp những món ăn béo bở

do tâm thần mộng mị của hắn bịa tạc nên” [20; tr.13]

Người ta thường mơ về những điều xa vời không có thực trong cuộc sống, giấc

mơ của những người lính đã khắc họa rõ nét sự thiếu thốn đến kinh hồn, sự thèm khát đến cháy bỏng những nhu cầu bình thường nhất trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy Vì thế, đến với hoa hồng ma là một bản năng nhưng thông qua đó để con người ta hướng

về những khao khát của tính người và tình người mà chiến tranh đã cướp đi của họ

Trang 30

2.1.2 Số phận của người phụ nữ trong chiến tranh

Bên cạnh hình tượng người lính, hình tượng người phụ nữ cũng khá nổi bật

trong Nỗi buồn chiến tranh Tác phẩm không chỉ chất chứa nỗi buồn chiến tranh mà

còn lắng sâu nỗi buồn tình yêu Và nói đến tình yêu thì không thể không nhắc đến người phụ nữ Xin điểm qua một vài mối tình của Kiên để minh chứng cho điều này

Nỗi buồn chiến tranh có không ít nhân vật nữ nhưng có lẽ Phương được Bảo

Ninh ưu ái nhất Phần đầu tác phẩm, hình bóng Phương xuất hiện qua những hồi ức của Kiên Chúng ta biết về Phương qua một câu có tính chất tiên tri được nhà văn láy

đi láy lại rất nhiều lần: “Hai đứa mình có khi chết đi vẫn còn trong trắng vậy mà

chúng mình yêu nhau biết là dường nào” [20; tr.189]

Trong những giờ phút quyết định của cuộc đời Kiên thì Phương lại xuất hiện

Sự xuất hiện của Phương như là cái mốc đánh dấu cho một bước ngoặt mới, một thế giới mới mà Kiên sắp bước qua Có thể xem Phương như là nốt chủ âm trong cái bản

nhạc trầm buồn của thiên truyện Không hiểu sao khi đọc Nỗi buồn chiến tranh ta cứ

hay liên tưởng đến mối tình dang dở có hơi hướng Kim – Kiều của Kiên và Phương Liên tưởng không hẳn vì sự giống nhau về cảnh ngộ, mà có lẽ vì sự già dặn đến trớ trêu của Phương trong ứng xử với người yêu Nàng Kiều của Nguyễn Du bị lên án là

xé rào, là vượt qua vòng lễ giáo khi nàng dám yêu và cả quyết cho tình yêu Hành

động của Kiều còn táo tợn hơn các cô gái thời hiện đại “Xăm xăm băng lối vườn khuya

một mình” Và khi rơi vào tay bọn phàm phu tục tử, nàng đã âm thầm tự trách mình:

Biết thân đến bước lạc loài Nhị đào thà bẻ cho người tình chung

Kiều đã thế, Phương còn hiện lên sinh động hơn rất nhiều Cuộc đời Phương, số phận Phương như được báo trước qua cái nhìn của cha Kiên: người con gái lạc thời, lạc loài, một vẻ đẹp rực cháy sân trường Bưởi, sẽ khổ, sẽ rất khổ Phương yêu đương ở tuổi mười bảy và hoàn toàn chủ động trong tình yêu Và Kiên đã bị cuốn hút vào tình yêu ấy mặc dù giữa hai người có những nét đối lập nhau Kiên thì say mê cuộc chiến tranh đến đứng ngồi không yên, còn Phương thì ghê sợ chiến tranh, lo lắng cho tình yêu, cho người mình yêu sắp bị chiến tranh giành mất Chiến tranh là cõi không nhà, không tình yêu, không tương lai, không hạnh phúc thế nên Phương sợ và nàng đã sống

hết mình cho những giây phút còn ở cạnh người yêu Đúng như câu nói “Tuổi mười

bảy bẻ gãy sừng trâu” Phương ở tuổi mười bảy có đầy đủ lý trí và niềm tin để quyết

định tương lai, quyết định tình yêu của mình Ngay từ đầu nàng đã có đủ linh cảm lẫn

sự chấp nhận một cách cay đắng, phớt đời nhưng cũng thật hồn nhiên “Kiên sợ phải

Trang 31

không? - Phương dịch lại gần – Sợ phải không? - Phương cũng sợ nhưng vì sợ mà

chẳng sợ gì nữa ”[20; tr.134] Nàng thừa đủ trí khôn để nhận ra một khi Kiên lao vào

cuộc chiến tranh có nghĩa là đang đặt cược với tử thần bởi:

Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu

Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi

(Lương Châu từ - Vương Hàn)

Nàng nói một cách chân thành mà cả quyết: “Em yêu anh! Như yêu cha anh

Như em là chị là mẹ của anh Như em vẫn yêu anh từ xưa đến giờ Từ nay, từ tối nay,

em là vợ anh Em sẽ đi cùng với anh Em sẽ đưa anh tới cửa chiến tranh, xem nó ra

sao Cho tới khi buộc phải chia lìa không cưỡng được thì thôi Nhưng khi đó hẵng hay

Còn tối nay chúng mình bên nhau để bắt đầu đi vào cuộc chiến tranh oai hùng của

anh Cho nên đừng cần gì khác ngoài em, đừng sợ cái gì hết Và nhất là đừng có sợ

thay cho em Hãy nhớ từ nay tời lúc đó, em là vợ của anh Đừng sợ, Phương của anh

không điên, chưa điên” [20; tr.138]

Nói được như thế thì quả thật Phương lớn hơn tuổi mười bảy rất nhiều Không

hời hợt, không nhất thời mà đó là một tình yêu trắng trong, đích thực Mãi mãi về sau

hình bóng họ vẫn ở trong nhau mặc dù họ không thể sống gần nhau Trong tình yêu,

Phương hoàn toàn là người chủ động Phương đã tự nguyện làm vợ Kiên trước khi

chàng rời bỏ Hà Nội, và rời bỏ nàng để chạy theo cuộc chiến Hành động của Phương

phải chăng là sự tiếp nối của nàng Kiều trong thời hiện đại Việc làm của Phương, thái

độ của Phương đối với người yêu khi tuổi đời mới tròn mười bảy thật quyết liệt, thật

cuồng bách Không đợi đến tuổi mười bảy Phương mới có những cảm xúc rạo rực yêu

đương mà ở tuổi mười ba, mười bốn Phương đã biết thế nào là tình yêu mặc dù nó

chưa định hình rõ ràng: “Hai cánh tay trần của cô bé quàng lên cổ chàng bạn trai

cùng tuổi mười ba và tới tấp hôn lên má, lên môi, lên mắt bạn trong nỗi cuồng khấu

trẻ thơ nhưng ngây ngất, tột cùng Kiên sợ, nhìn sang Phương Cô bé nhìn tránh đi,

mặt hơi tái, nói nhỏ “Kệ, đừng sợ”, và như người lớn, cô buông một tiếng thở dài

Kiên rùng mình” [20; tr.163]

Tình yêu mà Phương dành cho Kiên là một mối tình tuyệt đẹp Nhưng cái đẹp

ấy lại song hành cùng chiến tranh thì dù ít hay nhiều nó cũng bị chiến tranh tàn phá

Yêu càng nhiều thì mặc cảm tình yêu càng lớn Nàng Kiều sau mười lăm năm lưu lạc

tái ngộ người tình đầu là Kim Trọng mà lại “Đem tình cầm sắt hóa ra cầm kì” bởi

nàng không chấp nhận cảnh “Nhặt hoa dưới đất, vớt hương cuối mùa” Còn Phương

cuồng nhiệt yêu đương bao nhiêu thì mặc cảm không còn trong trắng khiến nàng trốn

chạy tình yêu bấy nhiêu Bởi lẽ đây là mối tình đầu đời, chân thật mà nàng nâng niu,

gìn giữ hơn cả sinh mạng mình

Trang 32

Chúng ta có thể hoàn toàn cảm thông cho tình cảnh của Phương Người con gái một khi đánh mất chữ trinh dù là vô tình hay rủi ro thì mặc cảm tội lỗi khó lòng vượt qua được Thường tình đã vậy còn với Phương thì sao Nàng tôn thờ mối tình ấy Bao nhiêu tình yêu thương nàng dành trọn cho Kiên, hiến dâng cho Kiên Vậy mà chiến tranh nỡ cướp đi của nàng những thứ quý giá nhất của đời con gái Ngang trái đã chặn lối khiến nàng không thể cùng Kiên đi suốt quãng đường đời Và nàng đã sống buông thả, bất chấp tất cả, kể cả chiến tranh Giữa một vùng bom đạn xé toạc bầu trời, với

“những cột lửa”, “những cuộn khói sánh đặc”, Phương tắm bên hồ “ung dung, bình thản, thong dong”, cái đẹp ngạo nghễ trước bạo lực

Đọc Nỗi buồn chiến tranh ắt hẳn bạn đọc cũng bùi ngùi xúc động trước tình yêu

của Phương và Kiên Đôi khi chúng ta cũng tỏ ra bất đồng trách móc hai con người trẻ tuổi ấy: yêu nhau thế sao không cố dang tay, mở lòng đón nhận nhau, tội gì phải dằn vặt nhau sống khổ đau kia chứ Nhưng tình yêu có những lí lẽ riêng của nó Nó không chấp nhận bất kì một tì vết nào Đó là mặt ích kỉ của tình yêu Phương và Kiên không thể ở bên nhau như Thúy Kiều và Kim Trọng không thể thành chồng thành vợ thì tình yêu của họ mới vĩnh viễn ở ngoài thời gian, vĩnh viễn trắng trong và vĩnh viễn bất tử trong lòng mỗi người Và như thế sự dằn vặt của tình yêu mới da diết, mới đau đáu trong lòng không chỉ hai người trong cuộc mà còn rất nhiều độc giả hôm nay và mai sau

Bảo Ninh đã dụng công xây dựng Phương - nhân vật nữ chính của tác phẩm không chỉ đẹp trong tâm hồn, tình cảm mà ở ngoại hình cũng không thể chê vào đâu

được Mỗi khi nói đến Phương nhà văn đã miêu tả chi tiết vẻ đẹp của nàng “trắng

trong”, “trinh trắng”, “trắng mịn”, “trắng muốt”, Thân thể Phương được văn

chương chạm trổ, tạc nên một bức điêu khắc đẹp “bừng sáng vẻ thanh tân” (cánh tay

đẹp, vai tròn lẳn, đôi chân dài, mềm mại, dáng uyển chuyển) Người con gái ấy nếu được sinh trưởng trong thời bình có lẽ cuộc đời nàng sẽ rất hạnh phúc Nhưng trong chiến tranh Phương cũng không là người thiếu nữ tầm thường Nàng biết yêu và sống hết mình cho tình yêu Không những thế Phương cũng biết hy sinh và giàu lòng thủy chung Mặc thời gian, mặc bom đạn tình yêu Phương dành cho Kiên vẫn nguyên vẹn, thuần khiết và tinh khôi Dẫu bao lần Phương cố tìm quên nhưng hình bóng Kiên vẫn không hề nhạt phai Họ vẫn sống, vẫn nghĩ về nhau ngọt ngào và cay đắng Nỗi trăn trở về Thân phận của tình yêu, về những người phụ nữ như Phương mãi là niềm đau, niềm day dứt trong lòng bạn đọc

Xoay quanh cuộc đời Kiên đã có không ít người phụ nữ gắn bó với anh Trong

số họ, Hạnh là người phụ nữ đã cho Kiên những cảm giác va chạm đầu tiên giữa hai người khác phái Đó như là sự chuẩn bị cho tình yêu bất diệt đối với Phương sau này

Trang 33

Lúc ấy Kiên ở tuổi mười bảy còn Hạnh hơn tuổi Kiên nhưng hơn chừng nào chả biết Một chàng thanh niên ở tuổi mười bảy hãy còn vụng dại lắm Và Hạnh đã mang đến

cho Kiên những cảm xúc rạo rực “Toàn thân đột ngột sững sờ như thể điện giật, cứng

lại trong một nỗi tê dại mà trong đời cậu cho đến khi đó chưa từng cảm thấy bao giờ, Kiên thở hực lên” [20; tr.63]

Hạnh đã hé mở cho Kiên cánh cửa tình yêu đưa Kiên vào thế giới ngọt ngào mà cay đắng Tuy đối với Hạnh tình cảm trong Kiên chỉ là thoáng chốc, thoảng qua

nhưng nó cũng có một ý nghĩa rất lớn “Mãi mãi trong lòng Kiên lưu giữ thầm lặng

một tình cảm biết ơn đầy tha thiết và ngậm ngùi đối với chị Mãi mãi ấy là niềm nuối tiếc và là một nỗi đau mất mát lớn” [20; tr.64] Và sau này khi Kiên dấn bước vào thế

giới yêu đương với Phương cũng phảng phất hình bóng của Hạnh Hai người con gái

ấy mang những vẻ đẹp khiến người ta phải “bất bình” Phương có vẻ đẹp bừng sáng

sân trường Bưởi, sẽ khổ, sẽ rất khổ Còn Hạnh thì “Người ta ẩu đả nhau vì cô Bọn trai

bên số chẵn đánh nhau chí chết với bên số lẻ để có thể tiếp cận cửa phòng Hạnh Mỗi lần thấy cô đi qua với dáng mềm mại trẻ trung đung đưa toàn thân, õng ẹo uể oải thì các bậc nam nhi trong phố đều nhất loạt đứng sững, dán mắt nhìn theo, người thì với

vẻ si ngốc, người thì cặp mắt rực lóe lên như sắp văng ra những tàn lửa thèm khát Các bà các chị thì vừa ghét vừa sợ” [20; tr.61] Và nhất là tình yêu trong hai người

phụ nữ ấy khiến những cô gái trong thời hiện đại này phải ngẩn ngơ suy nghĩ Đã mấy

ai yêu được như họ! Đó là những cô gái dám yêu và dám sống cho tình yêu Cả Hạnh lẫn Phương đều mang sự chờ đợi Nhưng Phương hơn Hạnh ở chỗ là đã bất chấp tất cả

để đến với tình yêu Ta không đặt vấn đề là giữa Phương và Hạnh ai yêu Kiên nhiều hơn Điều quan trọng là Hạnh đã mang đến cho Kiên những cảm giác yêu đương đầu đời và sau này Kiên mãi đau thương trong thế giới ấy

Nỗi buồn chiến tranh tràn ngập "những khuôn mặt đàn bà mến thương" Bảo

Ninh, thật vậy, là một trong những nhà văn dành cho phụ nữ một vị trí trang trọng trong tác phẩm của mình Từ Hơ - bia, Mây, Thơm, ba người con gái trong căn nhà

nhỏ giữa rừng khơi dậy tình yêu của toàn tiểu đội, đến Hòa, gốc Hải Hậu - "con gái

miền biển làm giao liên đường rừng" - hy sinh năm 1968 Từ Hiền, cô gái phế binh

quê Nam Định Chợ Rồng Kiên gặp trong chuyến tàu ngày trở về, đến Lan, người goá phụ trẻ của Đồi Mơ Tất cả đều dịu dàng như tên gọi của mình - "Hiền", "Hoà" - đều đau thương và đáng mến

Trong cuộc chiến vừa qua, người phụ nữ cũng là người có nhiều đóng góp cho thắng lợi chung của dân tộc Họ có thể là người trực tiếp tham gia chiến đấu, có thể là người góp sức mình cho công tác hậu phương, hoặc cũng có thể là bà mẹ đã có những đứa con tham gia vào cuộc chiến đó Nhìn chung, những người phụ nữ trong tác phẩm

Trang 34

Nỗi buồn chiến tranh là những người phụ nữ có nhiều bất hạnh Và để làm nổi rõ

những bất hạnh đó, tác giả thường xoáy sâu vào bi kịch tình yêu, hạnh phúc của họ

Số phận người phụ nữ trong chiến tranh gắn liền với đau thương và mất mát

Họ phải gánh chịu nhiều thiệt thòi Chiến tranh không chỉ cướp đi tuổi thanh xuân mà

còn cướp đi quyền làm người phụ nữ bình thường của họ Chiến tranh đã cướp đi tình

yêu và hạnh phúc của người phụ nữ Khiến những người đàn ông phải đi xa, khiến

những cô gái đang độ tuổi yêu đương và lập gia đình không thể kiếm được một tấm

chồng xứng đáng

2.2 Hiện thực được phản ánh trung thực từ những góc khuất sau cuộc chiến

VI Số phận người lính sau chiến tranh

Trong tiểu thuyết viết về chiến tranh trước đây, người lính cách mạng thường

được xây dựng theo những khuôn mẫu Bằng bút pháp lí tưởng hóa và lãng mạn hóa,

các nhà văn mô tả họ là những người anh hùng mang vẻ đẹp của lí tưởng, đại diện cho

cả cộng đồng Những con người này hầu như không có cái xấu, cái hèn nhát, cũng như

băn khoăn, do dự Họ được nâng lên gần như là những thánh nhân Và ta cũng không

bắt gặp bi kịch trong hành động xã thân vì Tổ quốc của họ

Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa Các tác giả đi vào khai thác khía cạnh đời tư, đặc

biệt khai thác chiều sâu tâm hồn con người, hình ảnh người lính hiện ra một cách chân

thực và cụ thể hơn Họ được khai thác từ nhiều chiều, nhiều hướng từ hành động cho

tới nội tâm, từ con người bản năng cho đến con người ý thức, từ cuộc sống trong chiến

tranh cho đến thời bình Những con người này cũng mang trên mình nhiều bi kịch, đặc

biệt là bi kịch đời sống tinh thần của người lính trở về sau chiến tranh

Sau chiến tranh Kiên trở về với những đổ vỡ không gì hàn gắn được Nỗi buồn

thời hậu chiến ghì riết lấy tâm hồn Tình yêu dang dở với nỗi đau dằng xé con tim

Nhưng khi con người quá đau khổ tự bản thân họ sẽ tìm ra những lối thoát để vướt lên

hay để chạy trốn hoàn cảnh Và để quên Phương, Kiên đã tìm đến hình bóng của

những người đàn bà khác Đó là Lan đồi Mơ, là cô thương binh tên Hiền, là những cô

gái giang hồ và ngay cả người đàn bà câm Những phút yêu vội, sống vội ấy ta thấy

Kiên cũng tầm thường nếu không muốn nói là buông thả Cái cuối cùng mà Kiên nhận

được không là sự giải thoát mà là nỗi đau, sự dằn vặt Thoát vào tình yêu không xong,

Kiên tìm cách thoát vào viết lách Nhưng viết lách cũng chẳng thành Hồi ức giằng xé

tâm hồn Kiên và anh vô phương chống đỡ

Ngày đăng: 16/12/2015, 08:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w