trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 2B-2008 chủ đề Chiến tranh - tình yêu - Nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh Phạm Văn Tình a thuật tron
Trang 1trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 2B-2008
chủ đề Chiến tranh - tình yêu - Nghệ thuật
trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
Phạm Văn Tình (a)
thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của nhà văn Bảo Ninh ở Nỗi buồn chiến tranh, các chủ đề này lồng ghép vào nhau và được dẫn dắt bằng những giấc mơ
đứt nối, hồi tưởng gấp khúc trong ý thức nhân vật chính tên Kiên Đây là một khám phá quan trọng ảnh hưởng đến những cách tân nghệ thuật độc đáo trên các phương diện tư duy tiểu thuyết và quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn Bảo Ninh
đã góp phần đưa nền văn học Việt Nam đương đại hoà vào dòng chảy chung của văn học thế giới
1 Nỗi buồn chiến tranh là tác phẩm
tốt nghiệp xuất sắc, để đời của Bảo
Ninh tại trường viết văn Nguyễn Du
Toàn bộ tác phẩm là niềm khắc khoải
khôn nguôi của một người lính bước ra
từ cuộc chiến khắc nghiệt Với độ lùi
thời gian cần thiết để nhìn về quá khứ,
hiện lên trong tác phẩm là một câu hỏi
nhức buốt Chiến tranh đã để lại gì khi
con người bước ra khỏi vòng xoáy dữ dội
của nó?
Tác phẩm được dệt nên bằng hàng
loạt những giấc mơ đứt nối, hồi tưởng
gấp khúc, hỗn loạn nhưng thống nhất
trong một dòng chảy “dòng ý thức của
nhân vật” Qua những trạng thái phân
lập và hoang tưởng ấy, chiến tranh được
hiện lên với những gam màu chói gắt,
lửa, máu, tiếng gầm rú của xe tăng, của
đại liên khạc đạn và cái chết bao phủ
dày đặc, mưa đến ngút trời … thích hợp
với những giấc mơ, hồi ức dữ dội ấy là
hình ảnh của bóng đêm, không gian
màu xám, cảnh tượng nhoè mờ hư ảo
Theo quy luật thông thường, đối với
một sáng tác có nhiều cách tân về nghệ
thuật, ngay từ khi mới ra đời và sau khi
được trao giải thưởng của Hội Nhà văn
(1991), Nỗi buồn chiến tranh đã gây nên một làn sóng xôn xao trong giới nghiên cứu phê bình và bạn đọc ở đây,
có một cuốn tiểu thuyết lồng trong một cuốn tiểu thuyết khác nói về những tiếng vọng, những giao thoa huyền bí trong tình yêu, chiến tranh và niềm
đam mê sáng tạo nghệ thuật của người lính Đọc Nỗi buồn chiến tranh, Đỗ Đức Hiểu có nhận xét “Trong văn học Việt Nam mấy chục năm nay, có thể Thân phận tình yêu là quyển tiểu thuyết hay
về tình yêu, quyển tiểu thuyết tình yêu xót thương nhất; có thể Phương là nhân vật phụ nữ đẹp nhất trong tiểu thuyết hiện đại Việt Nam …” [1, tr 265] Mỗi nhà văn khi cầm bút đều xác
định cho mình những quan niệm riêng
về hiện thực và văn chương Với Bảo Ninh, cách xử lý hiện thực theo nguyên tắc “cuộc chiến của riêng anh”, cùng với cái nhìn đổi mới về nhà văn trong mối quan hệ với chính bản thân mình, cái nghiệp văn chương nặng lòng theo
đuổi… tạo nên trong cuốn tiểu thuyết của anh chủ đề: chiến tranh, tình yêu
và sáng tạo nghệ thuật luôn xoắn kết với nhau Nỗi buồn chiến tranh là dòng
Nhận bài ngày 09/4/2008 Sửa chữa xong 04/6/2008.
Trang 2Phạm Văn Tình chủ đề Chiến tranh – tình yêu – Nghệ thuật , Tr 55-59
chảy miên man, bất tận của hồi ức con
người qua vùng ký ức còn in hằn bao
nỗi đau đớn, bao cái chết thương tâm
Phủ lên tác phẩm là một âm hưởng
buồn nỗi buồn chiến tranh mênh mang,
nỗi buồn cao cả, cao hơn hạnh phúc và
vượt lên đau khổ [1, tr 224]
Trong Nỗi buồn chiến tranh, các
chủ đề chiến tranh, tình yêu và niềm
đam mê sáng tạo nghệ thuật, xen kẽ,
đan chéo gây chóng mặt bàng hoàng
nhức nhối Len lỏi, bao trùm và dẫn dắt
tất cả các biến động của tiểu thuyết là
một mối tình tuyệt đẹp nhưng đau xót,
được nhà văn xây dựng bằng những từ
ngữ, câu văn, đoạn văn đầy chất thơ và
tính nhạc Những trang viết mang tính
điêu khắc và những biểu tượng pha trộn
giữa hương thơm và máu lửa, với đêm
đen và mưa ngút trời Tức là tình yêu
hoà với chiến tranh và sáng tạo nghệ
thuật Thân phận tình yêu nhập thần
với Nỗi buồn chiến tranh tạo thành nỗi
buồn nguyên khối vỡ thành ba nhịp của
một bài ca (nỗi buồn chiến tranh, nỗi
buồn tình yêu và nỗi buồn sáng tạo)
Đan cài hai câu chuyện trong một
câu chuyện, với cấu trúc trần thuật kép,
Nỗi buồn chiến tranh đã tạo ra một chủ
đề quan trọng là sứ mệnh của nhà văn
Bảo Ninh hơn một lần để cho nhân vật
Kiên ý thức về sứ mệnh của một người
cầm bút viết văn là để nói lên tiếng nói
cho thân phận con người, thân phận
tình yêu cả một thế hệ lính chiến “Một
đêm như thế vào mùa xuân năm ấy anh
đã cảm nhận được thiên mệnh của đời
mình Sống ngược trở lại, lần tìm trở
lại con đường của mối tình xưa, chiến
đấu lại cuộc chiến đấu… kể lại, viết lại,
làm sống lại những linh hồn mai một,
những tình yêu đã tàn phai, bừng sống
lại những giấc mộng xưa” [3, tr 107]
Thiên truyện đầu tiên trong đời Kiên
giữa lúc chiến tranh hoàn toàn hiện lên trước mắt anh như một phép màu làm sống dậy một cách đặc biệt tàn nhẫn trận tử chiến Truông Gọi Hồn, trận
đánh xoá sổ hoàn toàn phiên hiệu tiểu
đoàn 27 của anh Chính từ tác phẩm
đầu tay ấy, sự tồn tại của Kiên giữa cuộc đời đã gắn chặt anh với sứ mệnh thiêng liêng - sứ mệnh một con người lên tiếng vì thân phận của cả một thế
hệ lính chiến đã qua Kiên là một trong
số những người hiếm hoi, ít ỏi sống sót sau chiến tranh Trong thời kì đau thương ấy, Kiên là một chứng nhân,
đồng thời cũng là một nạn nhân Viết văn với anh là dịp để trả món nợ lòng,
để anh có cơ hội nói lên tất cả những gì mình trải nghiệm, suy ngẫm trong suốt chiều dài cuộc chiến
Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã nhìn nhận chiến tranh với tất cả tính hiện thực của nó Đó là
“những cơn ác mộng, huỷ diệt tâm hồn
và lột trần nhân tính” [3, tr 113] Anh
đã đi sâu vào khai thác cuộc chiến tranh Người lính trong chiến trận nếu muốn giữ lấy nhân tính thì sẽ bị giết chết, còn nếu họ thoát chết bước ra khỏi cuộc chiến thì nhiều khi phần nhân tính trong họ đã bị méo mó, què quặt Oanh - người bạn của Kiên, không chĩa súng bắn vào người đàn bà bên kia chiến tuyến, thì cũng chính anh đã
“hứng trọn cả mấy viên đạn mà kẻ bắn lén kia vừa kịp bắn ra” So với đồng đội, Kiên là người may mắn, thế nhưng điều nghịch lí là vào những ngày tháng ở Truông Gọi Hồn, khi phần nhân tính trong anh mong manh vụt tắt, khi anh
điên cuồng thúc mạnh họng súng nã từng phát lạnh lùng lên thân thể những người lính bên kia chiến tuyến, thì anh lại được cấp trên cử đi học lớp sĩ quan
Trang 3trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 2B-2008
dài hạn làm “hạt giống cho những vụ
mùa chiến tranh liên miên”
2 Có thể nói “nỗi buồn chiến
tranh”, “nỗi buồn tình yêu” hoà tan với
nhau làm thành “nỗi buồn sáng tạo”
Những nhịp mạnh xen kẽ kết thành
một tổng thể mang tính triết lý về kí ức,
điều này gợi nhớ đến Đi tìm thời gian
đã mất của M Proust: “Thời gian lại
tìm thấy”, chính hành động văn chương,
là sáng tác, viết văn, kể lại, viết lại, làm
sống dậy những linh hồn đã mai một,
những tình yêu đã tàn phai, làm bừng
sáng những giấc mộng xưa, đó là con
đường cứu rỗi của Kiên
Nỗi buồn chiến tranh là dòng hồi ức
của Kiên chảy từ thời thơ ấu đến những
năm tháng cầm súng bước vào cuộc
chiến Trong những mẩu kí ức gãy vụn
chắp nối tuỳ tiện đó, bên cạnh nỗi ám
ảnh của một con người phải chứng kiến
nhiều cái chết … còn có niềm đau xót
của một con người chứng kiến sự phôi
pha dần của cái đẹp - cái đẹp trong
những bức tranh nghệ thuật u buồn của
cha anh, cái đẹp thiên thần hoàn mĩ của
Phương - người bạn gái thơ ấu - và cái
đẹp của cỏ cây sông núi vĩnh viễn mất đi
cùng với sự mất mát của cả một thế hệ
ở tuổi 17, Kiên chưa hiểu biết hết
thế giới những bức vẽ “rười rượi buồn”
của cha mình Kiên đã từng hổ thẹn,
bực bội những điều người ta nói về cha
anh - người hoạ sĩ mang trong mình
dòng máu sáng tạo mộng du, quẩn trí di
truyền từ dòng họ Ông không thể “hạ
tính vĩnh cửu, thêm chất phàm tục, xác
định thành phần giai cấp cho sông núi”
[3, tr 165] Bi kịch của cha Kiên và
những sáng tạo nghệ thuật của ông có
lẽ cũng là bi kịch của những con người
tâm huyết với nghệ thuật nhưng phải
sống cô đơn trong một thời đại mà do
điều kiện chiến tranh, tính minh hoạ
được đề cao lên trên hết Còn với Kiên, cuốn tiểu thuyết đầu tay của anh chắc gì đã còn lại trong ánh lửa nếu không có
sự đảm bảo bằng vàng của người đàn bà câm? Chị chính là cầu nối đưa cuốn sách đến với người đọc bởi ở chị có “lòng thuỷ chung của một độc giả dành cho một tác phẩm gối đầu giường” Điều ấy, cha Kiên không bao giờ có được khi mà người duy nhất biết về nỗi cô độc trong
ông là cô bé Phương 16 tuổi
Nỗi buồn chiến tranh còn là ký ức
về một mối tình đau xót giữa Kiên và Phương Phương là người yêu duy nhất
và cũng là mối tình đầu của Kiên trong suốt cuộc hành trình trên con tàu định mệnh Đó là một chân dung đau xót về
sự mất mát của cái đẹp “Tiếng sáo đầu tiên của chiến tranh” đã khiến họ lạc mất nhau giữa đêm tối của chiến trận hoang vu, sâu thẳm Phương đánh mất
đời con gái và cùng một lúc nàng mang hai vết thương, vết thương trong tâm hồn và vết thương trên thân thể Hình
ảnh Phương tắm khoả thân phô phang bất chấp trước những “vồng lửa hình sin” của bom đạn chiều hôm là bức chân dung tuyệt mĩ, là sự hiện thân của cái
đẹp trong không gian chiến trận ác liệt Phương với “hai cánh tay đẹp đẽ, hai bờ vai tròn lẳn… cái eo mịn màng phẳng…
đôi chân đẹp như tạc, dài và chắc mềm với làn da trắng như sữa đặc” [3, tr 260]
Đằng sau dáng vẻ bất chấp đời của Phương, cách nàng “ung dung biểu diễn tấm thân trần truồng, phô phang nỗi khổ nhục ra giữa nước trời quang quẻ”, qua sự quan sát lạnh lùng, rắn đanh của Kiên, ta vẫn đọc thấy nỗi buồn trước sự mất mát của cái đẹp Một cái
đẹp “trong trắng, kiều diễm, có tính chất bản năng cùng thiên hướng hoàn
mĩ bẩm sinh” của người con gái Kiên
Trang 4Phạm Văn Tình chủ đề Chiến tranh – tình yêu – Nghệ thuật , Tr 55-59
yêu say đắm Đúng như lời tiên đoán
đầy lo âu, phấp phỏng của mẹ Phương
trong một ngày xa xưa trước đó: “Trượt
khỏi cây đàn, những tâm hồn như con
gái bác sẽ bị trường đời vò nát” [3, tr
228] Cái đẹp thiên bẩm ở Phương là vẻ
đẹp đầy thách thức, ngạo nghễ Vậy mà
Phương vẫn là nạn nhân của cuộc
chiến, bị xô đẩy đến mức hơn một lần
nàng hỏi Kiên về phẩm giá của nàng
Giữa chiến tranh, cái đẹp sao mà quá
đỗi mong manh, không có khả năng tự
vệ giữa cuộc đời, lại càng không đủ sức
chống trả sức nặng ghê gớm của cuộc
chiến tranh khốc liệt
Tình yêu của Kiên và Phương là
một nốt nhạc buồn, đẹp, giàu chất thơ
giữa mưa bom, bão đạn, giữa chuỗi hình
ảnh đầy màu xám của sự huỷ diệt Tình
yêu ấy được bắt đầu từ “một nỗi cuồng
khấu trẻ thơ”, những ngày tháng trẻ dại
của hai người Nhưng chiến tranh như
một nhát cắt phũ phàng của số phận,
đẩy tình yêu của họ ra xa hai cực Bắt
đầu từ đây, cuộc đời Kiên chìm trong
máu lửa, thương đau và thất bại Vĩnh
viễn mất đi tình yêu trong sáng của
tuổi 17 Ngày Kiên trở về, tình cảm của
họ chỉ còn là nỗi thống khổ của hai con
người chịu nhiều tổn thương, mất mát
bởi chiến tranh “Kí ức chẳng buông
tha, chúng mình đã lầm tưởng có thể
vượt qua được một hạt sạn Không phải
là hạt sạn mà là một trái núi …” Lời
nói của Phương lúc nàng ra đi là một lời
thú nhận cuối cùng Họ vĩnh viễn mất
nhau, số phận cay đắng cho tình yêu
đầu đời của hai người sau chiến tranh
không thể nào hàn gắn nỗi
3 Với thủ pháp đồng hiện và kỹ
thuật dòng ý thức, ba chủ đề chiến
tranh, tình yêu và đam mê sáng tạo
nghệ thuật trong Nỗi buồn chiến tranh
xoắn kết vào nhau và trong ba cõi này luôn có sự hiện diện chập chờn luân phiên giữa được và mất, tin tưởng và hoài nghi, hạnh phúc và khổ đau, hy vọng và tuyệt vọng, ảo ảnh và thực tại
… một sự chập chờn đầy rẫy bất trắc và phi lí, khiến cho người trong cuộc không thể không tin ở “một thiên mệnh thiêng liêng cao cả, vô danh và tuyệt đối bí ẩn” Hoàng Ngọc Hiến khi đọc Nỗi buồn chiến tranh có viết: “Cuốn tiểu thuyết
sẽ như thế nào nếu tác giả chỉ viết về đề tài chiến tranh? Sự lồng ghép với đề tài tình yêu và đề tài sáng tạo nghệ thuật, chí ít đã tránh cho tác giả khỏi đóng vai trò thuần kể và tả, một vai trò dễ tẻ nhạt trong văn xuôi hiện đại” [2, tr 281]
Nỗi buồn chiến tranh cuốn người
đọc vào một thế giới của những ám ảnh chiến trận, của nỗi đau tình yêu tan vỡ, của nỗi buồn thân phận, của những nỗi niềm tiếc nuối đam mê và sáng tạo, tạo nên trong lòng bạn đọc dư ba về nỗi buồn, Nỗi buồn chiến tranh mênh mang cao cả Đó là thứ nghệ thuật của lòng người”, với những niềm vui – nỗi buồn nguyên khối Vả chăng trong cuộc sống này “niềm vui như ngọc trai còn nỗi buồn như biển cả” Văn chương từ cổ chí kim, những tác phẩm lớn đều là những tác phẩm nói lên một cách chân thành nhất, da diết nhất, thậm chí dữ dội nhất, nỗi buồn đau trong kiếp sống người, thân phận người
Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, các chủ đề chiến tranh, tình yêu
và niềm đam mê sáng tạo nghệ thuật luôn xoắn kết, lồng ghép vào nhau Cùng với chất keo ngôn ngữ và kỹ thuật dòng ý thức, Bảo Ninh đã tạo ra một cuốn tiểu thuyết “vượt ra khỏi sức tưởng tượng của người Mỹ Nỗi buồn
Trang 5trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 2B-2008
chiến tranh đi ra từ chiến tranh Việt
Nam đã đứng ngang hàng với cuốn tiểu
thuyết chiến tranh vĩ đại Mặt trận phía
tây yên tĩnh của Errich Maria
Remarque” (một cuốn tiểu thuyết về sự
mất mát của tuổi trẻ bởi chiến tranh,
mất mát của cái đẹp, và câu chuyện
tình đau đớn … một thành quả lao động
nghệ thuật tuyệt đẹp) [5, tr 299]
Văn học Việt Nam đương đại đã có một cuốn tiểu thuyết xứng đáng với thời
kỳ lịch sử đau thương, hào hùng của dân tộc, xứng đáng với thế hệ người lính
đi qua chiến tranh với nỗi buồn bất tận Nỗi buồn chiến tranh đó là hành trình
đau đớn của một số phận kì dị đi tìm lại quá khứ của mình với nỗi buồn nguyên khối
Tài liệu tham khảo [1] Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000
[2] Hoàng Ngọc Hiến, Những ngả đường văn học, NXB Giáo dục, 2006
[3] Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006
[4] M Proust, Đi tìm thời gian đã mất, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006
[5] Trần Đình Sử, (chủ biên), Tự sự học, NXB Đại học Sư phạm, 2004
Summary
the themes: War – Love – Art in the Novel War Sadness
by Bao Ninh
This paper studies the themes: War – Love – Art in the novel War Sadness by writer Bao Ninh In the literary work, the themes are mutually overlapped and guided with serie of interrupted dreams and rushed memorization in the sense of the main character named Kien This is an important finding affecting unique artistic reforms in perspective of novel ideology and artistic notion on human of the writer These are Bao Ninh’s great contributions to creating Vietnamese current literature to integrating into the common current of the world existing literature
(a) Cao học 14 - Văn học Việt nam, Trường Đại học Vinh