1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tóm tắt không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của bảo ninh và ăn mày dĩ vãng của chu lai

24 2,1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 226 KB

Nội dung

Nổi bật trong số các sáng tác về đề tài này là tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai.. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh Ngay sau khi xu

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Sau năm 1975 đất nước chuyển sang một trang sử mới với biết bao vấn đề phức

tạp của thời hậu chiến song dư âm của cuộc kháng chiến chống Mỹ vẫn còn đọng lạirất sâu sắc trong tâm khảm những người bước ra từ cuộc chiến tranh khốc liệt này và

nó còn ám ảnh cả những thế hệ sinh ra sau chiến tranh Văn học thời hậu chiến dần

mở rộng đề tài sang những vùng hiện thực mới Tuy vậy, bên cạnh mảng văn học viết

về đề tài xây dựng kinh tế, về đời sống thế sự, văn học viết về chiến tranh vẫn có vịtrí quan trọng Nhưng có một điều khác biệt, đó là, khi hòa bình lập lại người ta códịp nhìn nhận lại chiến tranh một cách toàn diện nhất Nổi bật trong số các sáng tác

về đề tài này là tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng

của Chu Lai

1.2 Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai có thời

điểm xuất hiện gần nhau và đều được dư luận quan tâm đánh giá cao Bảo Ninh vàChu Lai đều là những người lính trực tiếp chiến đấu trước khi trở thành nhà văn Vìthế viết về đề tài chiến tranh sẽ là thế mạnh của họ và không gian – thời gian nghệthuật khi về viết về đề tài này được họ thể hiện một cách độc đáo trong các tác phẩm

1.3 Nhìn lại chặng đường đã qua, ta thấy có nhiều ý kiến bình luận khác nhau, nhiều

nghiên cứu đánh giá khác nhau về hai cuốn tiểu thuyết và hầu hết đều khẳng định vịtrí quan trọng của chúng trong đời sống tiểu thuyết đương đại Sự độc đáo về khônggian – thời gian nghệ thuật tuy đã được đề cập nhưng còn tản mạn, riêng lẻ và còn cónhiều hướng mở ra để người nghiên cứu tìm hiểu sâu sắc hơn về vấn đề này

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh

Ngay sau khi xuất hiện trên văn đàn với nhan đề Thân phận của tình yêu, tác

phẩm của Bảo Ninh đã gây ra một làn sóng trong dư luận.

Trên báo Văn nghệ số 43, 44, 47 năm 1991 liên tục có các bài viết về Nỗi buồn chiến tranh như Nguyễn Khắc Phê với Đôi điều quanh ba tiểu thuyết được giải, Đỗ Ngọc Thống với bài Viết về một xu hướng tiếp cận tác phẩm.

Trong cuốn Thi pháp hiện đại, với bài viết Thân phận tình yêu của Bảo Ninh tác giả Đỗ Đức Hiểu đã đánh giá cao về tác phẩm, về ngôn từ nghệ thuật cũng như vai trò của nhà văn Tác giả Nguyễn Đăng Điệp với bài Kĩ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã có những nghiên cứu rất sâu về kĩ thuật

dòng ý thức – một thủ pháp trần thuật rất đặc sắc của Bảo Ninh ở tiểu thuyết này

Trên một số tạp chí văn học và trang wed cũng đã xuất hiện một số các bài viết

về tác phẩm này Và đặc biệt liên quan trực tiếp đến một phần của luận văn có bài

viết Thời gian trong Thân phận tình yêu của Bảo Ninh của Đào Duy Hiệp trên tạp

chí nghiên cứu văn học số 8 – 2007

2.2 Tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai

Trang 2

Ra đời sau Nỗi buồn chiến tranh, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai ít gặp phải

nhiều tranh cãi như cuốn tiểu thuyết của Bảo Ninh Khi công bố giải thưởng văn học

về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang tuyển chọn trong ba năm (1991– 1993), nhà văn Xuân Thiều với cương vị chủ tịch Hội đồng xét giải cho rằng tác

phẩm “là cuốn tiểu thuyết sáng giá về chiến tranh và người lính, với tầm tư tưởng đúng đắn và trong sáng rất đáng trân trọng, khích lệ.”.

Trong bài Một vài cảm nhận sau khi đọc Ăn mày dĩ vãng, tác giả Xuân

Trường đã đánh giá về cuốn tiểu thuyết của Chu Lai: “Cuộc chiến tranh mà Chu Lai viết lại đó chính là cuộc chiến tranh thật anh dũng và quá nhiều đau thương mất mát Nhưng cái mất mát lớn nhất đó là sự ích kỷ, sự chia rẽ, kỳ thị dân tộc và sự hèn nhát vẫn cứ len lỏi trong hàng ngũ những người cách mạng làm cho những người anh dũng, gan dạ đánh giặc mù trời một thời ngang dọc như Hùng, Tám Tính, Tuấn, Ba Thành… bị vứt ra ngoài lề xã hội ngay sau cuộc chiến”

Bài viết Trao đổi về tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai trên báo Văn

nghệ số 7/1992 đã quy tụ nhiều ý kiến của các nhà văn, nhà thơ nghiên cứu về tiểu

thuyết Ăn mày dĩ vãng, chỉ ra những thành công và đôi điều hạn chế của tác phẩm.

Tác phẩm cũng được chọn làm đối tượng nghiên cứu của một số luận vănThạc sĩ ở trường Đại học Nhìn chung, mỗi luận văn đã đề cập tới một vài phươngdiện cụ thể của tác phẩm như: Cảm hứng, cái nhìn hiện thực về con người, quan niệmnghệ thuật về con người, một số kiểu loại nhân vật…

Những tìm tòi đánh giá của những người đi trước là những gợi ý quý báu đểtác giả luận văn mạnh dạn đi vào khai thác tìm hiểu sâu sắc hơn đề tài nghiên cứu.Bởi lẽ tác giả nhận thấy những bài viết, nghiên cứu đánh giá tuy nhiều nhưng vấn đề

về không – thời gian nghệ thuật trong hai tác phẩm còn có thể được khai thác tìmhiểu sâu hơn Hơn nữa tìm hiểu sự độc đáo về không – thời gian nghệ thuật và mốiquan hệ giữa chúng trong hai tác phẩm đặt trong sự đối sánh với các tác phẩm saunăm 1975 viết về cùng chủ đề chiến tranh khác là điều rất cần thiết và là mục đích màtác giả luận văn muốn hướng tới

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm tòi, phát hiện những nét độc đáo riêng biệt của Không – thời gian nghệ

thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của

Chu Lai; Đi sâu phát hiện mối quan hệ giữa không – thời gian nghệ thuật và hiệu quảnghệ thuật của những sáng tạo đó trong khi thể hiện nội dung hai tác phẩm

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh (NXB Văn học, 2005) và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai (NXB Hội nhà văn, 2004) Ngoài ra còn có một vài tác

phẩm văn xuôi khác cùng viết về đề tài chiến tranh

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp tiếp cận thi pháp học

5.2 Phương pháp nghiên cứu lịch sử phát sinh

5.3 Phương pháp so sánh

Trang 3

5.4 Phương pháp nghiên cứu loại hình

5.5 Phương pháp hệ thống

6 Đóng góp của luận văn

Luận văn phát hiện và chỉ rõ nét độc đáo riêng biệt và mối quan hệ giữa khônggian và thời gian nghệ thuật trong hai cuốn tiểu thuyết, nêu bật những đóng góp tolớn của Bảo Ninh và Chu Lai trong hành trình cách tân thể loại tiểu thuyết Việt Namđương đại

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, nội dung của luậnvăn sẽ được triển khai trong ba chương:

Chương 1: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai

trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam về đề tài chiến tranh sau năm 1975

Chương 2: Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai

Chương 3: Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai

Trang 4

NỘI DUNGCHƯƠNG 1

NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH VÀ ĂN MÀY DĨ VÃNG

CỦA CHU LAI TRONG DÒNG CHẢY CỦA TIỂU THUYẾT

VIỆT NAM VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH SAU NĂM 1975

1.1 Tiểu thuyết và những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết

“Tiểu thuyết là một thể loại lớn nằm trong phương thức tự sự có khả năng phản ánh hiện thực một cách bao quát ở mọi giới hạn không gian và thời gian, khả năng khám phá một cách sâu sắc những vấn đề thuộc thân phận con người thông qua những tính cách đa dạng phức tạp và khả năng tái hiện những bức tranh mạng tính tổng thể rộng lớn về đời sống xã hội”

Những đặc trưng cơ bản của tiểu thuyết có thể kể đến như: khả năng phản ánh một cách toàn vẹn và sinh động bức tranh mang tính tổng thể của hiện thực đời sống;

“tính đa thanh phức điệu”; khả năng hướng nội, đi sâu khai thác từng mảnh đời, từng góc khuất trong sâu thẳm tâm hồn con người; bản chất tổng hợp…

1.2 Diện mạo của văn xuôi nói chung và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng về đề tài chiến tranh sau năm 1975

1.2.1 Khái quát về đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam trước năm 1975

Cảm hứng chủ đạo trong văn xuôi chiến tranh trước năm 1975 là chủ nghĩa yêu nước, khát vọng tự do độc lập, là niềm tự hào về sự nghiệp cứu nước vĩ đại của nhân dân Việt Nam anh hùng.

Âm hưởng sử thi hào hùng, sảng khoái, cảm hứng ngợi ca cuộc chiến hiện tại

và tin tưởng mãnh liệt vào ngày mai đã trở thành đặc điểm chủ đạo trong văn xuôi về

đề tài chiến tranh trước năm 1975

Nhìn chung, cốt truyện của văn xuôi Việt Nam trước năm 1975 thường được xây dựng trên cơ sở xung đột địch – ta Phù hợp với cách tổ chức cốt truyện, nhân vật được phân ra rạch ròi hai tuyến chính diện và phản diện Văn học nổi bật tính đơn thanh trong giọng điệu, ngôn ngữ Hào sảng hoặc trữ tình thống thiết là những sắc

giọng thể hiện ý thức nhà văn về tính chất chính nghĩa và vẻ đẹp của cuộc khángchiến

Tóm lại, là một bộ phận cơ bản làm nên diện mạo văn học 1945 – 1975, đề tàichiến tranh được các nhà văn xử lý nhất quán, tuân theo khuôn mẫu chung của loạihình văn học sử thi

1.2.2 Diện mạo của văn xuôi nói chung và tiểu thuyết Việt Nam nói riêng về đề tài chiến tranh sau năm 1975

Sau năm 1975, nhất là khoảng từ năm 1986, văn học chiến tranh dần dầnnghiêng về kiểu con người cá nhân, con người bi kịch Không chỉ bó hẹp trong cáinhìn giai cấp, dân tộc, con người đã được nhìn nhận từ góc độ nhân bản và nhân loại

Nhìn chiến tranh qua số phận con người, cảm hứng thế sự dần dần thay thế cho cảm

Trang 5

hứng sử thi, cảm hứng nhân bản, cảm hứng bi kịch và nhu cầu thể hiện nỗi buồn đã

trở thành những cảm hững chủ đạo của nhiều tác phẩm

Bên cạnh cách tổ chức cốt truyện theo kiểu truyền thống nhiều nhà văn đã dùng nghệ thuật xáo trộn trật tự trần thuật và tổ chức cốt truyện theo kiểu đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại Ngôn ngữ giàu tính đối thoại và sự đa dạng về giọng điệu là

đặc điểm của văn xuôi nói chung và tiểu thuyết chiến tranh thời đổi mới nói riêng

Qua những tác phẩm văn xuôi nói chung và tiểu thuyết chiến tranh thời kì đổimới nói riêng có thể thấy được bên cạnh sự kế thừa truyền thống, một số nhà văn đã

có những đột phá trong việc xử lý hiện thực để đem đến cho độc giả những tác phẩmnghệ thuật có nhiều mới mẻ cả về nội dung lẫn hình thức

1.3 Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai – sự tiếp

nối đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975

1.3.1 Một số nét về nhà văn Bảo Ninh và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh

Từ sau năm 1975 và nhất là sau năm 1986, văn xuôi đã có sự khởi sắc, trong

đó tiểu thuyết vẫn là thể loại độc đáo bộc lộ ưu thế của mình trong cách nhìn nhận,khám phá và nghiền ngẫm hiện thực Hàng loạt tên tuổi như Bảo Ninh, Chu Lai,Dương Hướng, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương… đã góp phần không nhỏ tạo nêndiện mạo của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới Trong rất nhiều tên tuổi ấy, Bảo

Ninh được đánh giá là “cây bút quan trọng góp phần làm nên cuộc cách mạng trong nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam”.

Nỗi buồn chiến tranh là câu chuyện kể về một người lính tên Kiên, đan xen

giữa hiện tại hậu chiến với hai luồng hồi ức về chiến tranh và về mối tình đầu với cô

bạn học Phương Nỗi buồn chiến tranh đánh dấu một thành công của tiểu thuyết Việt

Nam Tiểu thuyết này không chỉ lạ về hình thức mà còn mới mẻ cả về nội dung so

với thời điểm khi nó ra đời Đến Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, người đọc

chập chờn sống giữa hai bờ hư – thực, dòng suy nghĩ bị choáng ngợp bởi kí ức, bởinhững ám ảnh day dứt khôn nguôi của nhân vật Kiên Nó thể hiện những trải nghiệmkhông chỉ riêng Bảo Ninh mà của cả một thế hệ, một thời đại

1.2.2 Một số nét về nhà văn Chu Lai và tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng

Đại tá, nhà văn Chu Lai cũng được coi là một cây bút tiêu biểu cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại Bao trùm lên các sáng tác của Chu Lai là sự trăn trở day dứt của tác giả

về số phận con người mà tiêu biểu là số phận người lính trước và sau chiến tranh

Ăn mày dĩ vãng là câu chuyện kể về một kẻ “ăn mày” đặc biệt: không xin tiền

vàng, chức tước, địa vị mà chỉ cần tìm lại và làm rõ một sự thật trong quá khứ Ngườiđọc luôn luôn hồi hộp suốt 16 chương tiểu thuyết và bị cuốn theo hành trình tìm lại

ký ức với những day dứt, ân hận của nhân vật tôi vì đã chạy vào hầm trước và khôngchạy ra cứu người yêu mình khi khoảng cách chỉ là ba chục mét để có thể sống chếtbên nhau Tác phẩm nhắc nhở người đọc phải luôn biết trân trọng những phút giâyquá khứ thiêng liêng và tôn trọng sự thật để sống cho tốt hơn, thanh thản hơn

Trang 6

CHƯƠNG 2 KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO NINH

VÀ ĂN MÀY DĨ VÃNG CỦA CHU LAI

2.1 Khái lược chung về không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên

trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, mang tính chủ quan… chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học”.

Một trong những ưu điểm đặc trưng nổi bật của không gian nghệ thuật trong

tiểu thuyết là khả năng mở rộng tối đa đến hết chiều kích Nếu thời gian trong tiểu

thuyết là vô tận thì không gian nghệ thuật ở đó cũng là vô cùng Không gian nghệthuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiệnquan niệm nhất định về cuộc sống Do đó không thể đồng nhất không gian trong tácphẩm văn học với không gian địa lý, không gian vật lý được

Cũng như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong tác phẩm bao giờ

cũng mang tính biểu trưng và tính quan niệm, thể hiện một cách nghĩ, cách nhìn

nhận, đánh giá của tác giả về vấn đề đang được nói tới trong tác phẩm của mình

2.2 Các mô hình không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh và Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai

2.2.1 Không gian chiến trường

Nhắc tới tiểu thuyết về đề tài chiến tranh ta không thể nào không nhắc tới

không gian chiến trường Trong Nỗi buồn chiến tranh và Ăn mày dĩ vãng, Bảo Ninh

và Chu Lai chủ yếu hướng ngòi bút vào những vùng hiện thực mà trước đó thường

được xem là “vùng cấm” (những hoài nghi, giằng xé, những nỗi sợ hãi, những bất ổn

trong lòng người, gương mặt khủng khiếp, ghê rợn của chiến trận…) Đào sâu vàonhững vùng khuất tối, hai nhà văn đã đem vào văn học Việt Nam một định nghĩa mới

về chiến tranh với không gian chiến trận khốc liệt, bạo tàn.

Nỗi buồn chiến tranh và Ăn mày dĩ vãng gây ấn tượng dữ dội với người đọc trước hết bởi những trang văn “đầy rẫy tử thi”và “ngập ngụa máu” Trong Nỗi buồn chiến tranh, ta thấy một không gian chiến trận ác liệt với bao sự tàn bạo của chiến

tranh, thấy được sinh mạng của con người thật mong manh bèo bọt Nhân vật Kiêntrong tác phẩm như bị cầm tù bởi những ký ức về chiến trận ở sông Sa Thầy, ở đồi

Xáo Thịt, ở Truông Gọi Hồn…“Và ai đã đọc Kiên thì đều có dịp hình dung những trận mưa cẳng chân, bàn tay rơi lịch bịch lẹt bẹt xuống đồng cỏ voi bên bờ sông Sa Thầy vào lúc rạng mơ sau suốt một đêm B52 liên tục chần Có thể tận mắt ngắm sườn Xáo Thịt sau ba ngày huyết chiến nom y hệt một mái nhà lợp bằng thây người”.

Không gian chiến trận ở đây được tái hiện bằng cả thị giác và thính giác, hiện lên ghêrợn và tang thương Cuộc chiến không kể ngày tháng ấy đã biến mặt đất thành đầm

Trang 7

lầy, ngổn ngang những xác người và muông thú Không gian chiến trường trở thànhkhông gian nghĩa địa.

Với Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng, ký ức về chiến tranh cũng dữ dội và khốc

liệt chẳng kém Anh kể lại: “Còn đơn vị tôi, không biết đã bị xóa phiên hiệu đi, xóa phiên hiệu lại đến lần thứ mấy nữa? Có quân vào là có việc làm, có mục tiêu để nổ súng và để lại tiếp tục ngã xuống đến người chót cùng” Cái chết của đồng đội mà

Hai Hùng phải chứng kiến hoàn toàn nằm ngoài trí tưởng tượng của người may mắn

chưa phải sống trong cảnh bom đạn chiến tranh Đó là “những thây người ngã xuống, rách toác, óc vỡ, ruột đùn ra như ruột lợn, những ống xương thòi thụt nham nhở, trắng hếu”.

Không chỉ có chết chóc, không gian chiến trường còn đi liền với đói khổ và cực nhọc Ta thấy hiện lên trong không gian chiến trận những cuộc đói ăn, đói ngủ và

thiếu thốn đủ mọi thứ tối thiểu cho một cuộc sống bình thường Cái đói triền miên đãlàm mụ mị tâm hồn người chiến sĩ tới mức, trước sự gào réo của bao tử họ đã quênmất cả tự trọng Không gian chiến trường vì thế hiện lên đã làm trào dâng trong tanhững niềm cảm thương sâu sắc

Ngoài ra, ta thấy không gian chiến trường hiện lên luôn có sự song hành của tình yêu nhưng dường như ở đó “hạnh phúc lứa đôi thường đặt song hành cùng sự chia biệt, cái chết” Mới chạm cửa chiến tranh, mối tình đẹp đẽ giữa Kiên và Phương

trong Nỗi buồn chiến tranh đã bị nó chà nát tới mức dù họ còn rất yêu nhau nhưng

vĩnh viễn không thể đem lại hạnh phúc cho nhau Hay mối duyên tình chung đụng,phi lý và tội lỗi giữa những người lính trinh sát với ba cô gái bị bỏ quên nơi rừng già

đem lại cho họ chút hạnh phúc ngắn ngủi, cho họ được hưởng “những giọt cuối cùng còn sót lại của tình người” lại như một “điềm gở” báo trước cho số phận bi thảm của

những chàng trai cô gái đang ở độ tuổi thanh xuân ấy Ngay sau những cuộc hẹn hòđắm đuối là cái chết đau đớn, tức tưởi của ba cô gái cùng với cái chết của Thịnh

“con” “đạn trúng tim, không kịp kêu một tiếng, ngã sấp”

Trong không gian chiến trường của Ăn mày dĩ vãng, tình yêu của Hai Hùng và

Ba Sương cũng luôn hiện lên với cảm giác bị chia lìa ám ảnh Người ta rỉ tai lời đồn

Ba Sương có số sát người yêu nên cô thường phải kìm chế tình cảm để mong HaiHùng không bị tử thần cướp mất Trớ trêu thay, sau những phút giây hạnh phúc nơicăn hầm bí mật ngột ngạt với xiết bao nguy hiểm đang rình rập trên mặt đất, họ đãvĩnh viễn mất nhau, bởi chính Ba Sương phải xót xa từ bỏ quá khứ để ngậm ngùi trởthành người chiến sĩ anh hùng, lưu danh trong trang sử quê hương Mối tình mà HaiHợi dành cho Tám Tính cũng có kết cục thật đau buồn Cô giao liên Thu hoặc mộtngười chiến sĩ dũng cảm như Khiển đã gặp tử thần ngay sau những phút giây hạnhphúc tình cờ, ngắn ngủi

Có thể thấy, cùng viết về không gian chiến trường nhưng tác phẩm của Chu

Lai có thiên hướng nhấn vào khả năng chịu đựng và những khao khát rất con người

của người lính để mà chất vấn cái hiện tại dửng dưng, tàn nhẫn Còn tác phẩm của

Bảo Ninh nổi rõ tinh thần tự vấn về chính niềm tin quen thuộc của con người Việt

Trang 8

Nam rằng chiến tranh là lò lửa thử vàng, là cơ hội cho những phẩm chất đẹp đẽ nhấttỏa sáng Ngòi bút của Chu Lai sắc nhọn, đáo để nhưng thực ra tâm thế người đọckhá nhẹ nhõm Còn Bảo Ninh làm dậy lên biết bao mối hoài nghi đau đớn cà dư vịtác phẩm còn tê tái mãi trong lòng người đọc

2.2.2 Không gian thời hậu chiến

Bên cạnh không gian chiến trường, không gian thời hậu chiến cũng được Bảo

Ninh và Chu Lai quan tâm đề cập tới trong hai cuốn tiểu thuyết Nó cho thấy cái nhìnchân thực hơn về cuộc sống trong và cả sau chiến tranh

Cả Bảo Ninh và Chu Lai đều có ý thức đề cập đến không gian con đường

người lính rời trận địa trở về với cuộc sống đời thường Đây là cảnh hồi hương củanhững người chiến thắng đã từng vào sinh ra tử mà nhân vật Kiên đã chứng kiến:

“Trên tàu Thống Nhất chuyến ấy toàn là thương binh phế và lính về vườn… Không kèn, không trống, không khúc khải hoàn thì đã đành rồi nhưng đến một chút đối xử

có trước có sau người ta cũng chẳng buồn dành cho bộ đội Cảnh chợ chiều nhốn nháo, nháo nhào không khác gì một thứ tùy nghi di tản Đã thế lại còn kiểm tra lên, kiểm tra xuống, lục lọi săm soi từng cái túi cóc ba lô tuồng như người ta cho rằng một núi của cải ở miền Nam sau giải phóng bị hư hao thất thoát, bị xâu xé, tranh đoạt, bị hốt vơ cào xúc cho đến sạch sành sanh là bởi anh bộ đội chứ không phải bởi bọn người nào khác…” Gần năm mươi tuổi đầu trở về với mảnh đất đã từng gắn bó

suốt thời trai trẻ, gặp lại bạn bè kiêu dũng một thời, Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng

cay đắng nhận ra những nghịch lý trớ trêu: “Đội hình đánh giặc ngang tàng năm xưa giờ đây, trừ vài thằng may mắn khôn ngoan chẳng rõ nguyên cớ nào lại đều bị cuộc đời dồn chung vào một cục hẩm hiu, méo mó, chẳng may nhận ra nhau chỉ nhúc nhích con người đờ đẫn màu chì Cánh rừng năm nào đã không còn bóng dáng một loài cây cũ, mảnh đất năm nào đã phai lợt sắc màu, một lớp người xa lạ ở đâu đến đến hay và mới nhớn nhao lên đã nghiễm nhiên thay thế họ rồi” Không gian thời hậu chiến với những số phận trớ trêu đã xoáy sâu vào tâm hồn người đọc niềm xót xa

đến khó tả! Anh cũng bàng hoàng trước nghịch cảnh: Tên Địch – sĩ quan thám báo ác

ôn – chẳng những “không hề phải trải qua một ngày cải tạo” mà còn trở thành

trưởng phòng kế hoạch, người giúp việc tin cậy của giám đốc Sở Nông lâm và sốngtrong cảnh sung sướng, giàu có Còn vị đại tá già – cựu chiến binh cách mạng – thìthành người gác cổng với những đồng lương còm lại luôn bị hắn hoạnh họe!

Chiến tranh khốc liệt còn hòa bình lại đầy rẫy những phức tạp và toan lo đờithường Không gian thời bình hiện lên không thanh bình, tươi đẹp như trong chiếntranh những người lính vẫn nghĩ mà không gian cuộc sống thời hậu chiến hiện lênđầy khó khăn và nghiệt ngã

Trong Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai còn vẽ ra một không gian thời hậu chiến với

thực tế đau lòng, đó là sự kỳ thị, chia rẽ Bắc Nam vốn nảy mầm ngay từ những ngày

chiến tranh ác liệt Còn Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh, được tiếp tục sống nhiều

năm trong bầu trời hòa bình giữa lòng thành phố quê hương nhưng cảm giác của anhcũng chẳng hơn gì những người như Hai Hùng, như Tuấn Anh cảm thấy như bị

Trang 9

“mắc kẹt” lại giữa cuộc đời này chứ không phải may mắn được sống sót Thực trạng

đau xót ấy là phổ biến hay cá biệt, có thể mỗi người nghĩ mỗi khác Nhưng trình bàyhiện thực bằng kinh nghiệm cá nhân, Bảo Ninh và Chu Lai đã đem vào văn chươngnhững điều mà trước đó rất ít được người ta nói tới

2.2.3 Không gian đời tư

Không gian đời tư cho phép nhân vật được sống đích thực với cuộc sống của

riêng mình, được là chính mình, giúp tái hiện chiều sâu tâm lí trong con người họ,giúp người đọc nhận ra họ cảm, họ nghĩ gì về cuộc sống xung quanh và đó cũng làlúc con người mới là người nhất

Mặc dù tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh có kết cầu lồng ghép “tiểu thuyết

trong tiểu thuyết”, “câu chuyện trong câu chuyện”, đan xen giữa quá khứ với hiện

tại, quá khứ với tương lai thì chúng ta vẫn nhận thấy ở nhân vật chính – người lính –một quá trình tâm lý phức tạp với những suy nghĩ rất riêng tư Đó là một đời tư với

nỗi buồn chiến tranh, nỗi buồn tình yêu, nỗi buồn sáng tạo Không gian đời tư được hiện lên là sự tranh chấp giữa ý thức và vô thức, giữa trái tim và bộ óc Đời sống nội

tâm của nhân vật hiện lên với những sắc thái cảm xúc đan xen: háo hức, hạnh phúctuyệt đỉnh, rối bời, bấn loạn, khổ đau… Ở nhân vật kiên, không gian đời tư được thểhiện rõ qua dòng độc thoại nội tâm với những suy nghĩ miên man không cất thànhlời, tiếng nói thầm từ đáy sâu tâm hồn, tiếng nói của tâm linh, của tiềm thức Tới đây,không gian đời tư được khám phá một cách triệt để Như bao người khác, Kiên đã ra

đi, tiêu tốn cuộc đời mình cho chiến tranh, cho lí tưởng để rồi một phút định thần

nhìn lại Kiên đã “đứng lặng ngắm toàn cảnh đời mình đang mất đi, đang trôi xa, đang vĩnh biệt chính mình” Chiến tranh không chừa một ai Tất cả đều bị mất mát,

hủy diệt – đó là thân phận tình yêu, thân phận con người Đời tư của Kiên đầy chua

chat, xót xa bật lên thành những băn khoăn day dứt “Vinh quang của thời ấy dẫu rằng tột đỉnh nhưng cũng chỉ một sớm một chiều Đến bây giờ, đến lúc này đây, bạn hãy xem quanh ta thực chất có cái gì khác hơn ngoài cuộc sống tầm thường và thô bạo thời hậu chiến” Nhưng đôi lúc không gian đời tư ấy vẫn có cảm giác ngọt ngào

dư âm của hạnh phúc, của niềm tin, đặc biệt là tình yêu đẹp như mơ giữa anh vàPhương Tình yêu ấy đã cho Phương những giây phút tuyệt diệu, đã bảo hộ và cứugiúp anh qua những bến bờ mê lú, những khoảnh khắc cô đơn nhất của cuộc chiếntranh Khi Phương ra đi, một mình trơ trọi giữa cuộc đời nhưng Kiên vẫn tôn thờ, vẫn

đắm say và mê mệt Không gian đời tư hiện lên ở đây là sự hòa trộn nỗi nhớ Phương

và nỗi nhớ tình yêu trong nỗi nhớ chiến tranh và khát vọng sáng tạo thành một ámảnh khôn nguôi… Không gian ấy hiện lên không bằng lặng mà đầy những đợt sóngngầm âm thầm mà dữ dội

Với cái nhìn chân thực và day dứt, không gian đời tư hiện lên cho người đọc

thấy được cái nhìn đa chiều về người lính Trong chiến tranh, những người anh hùngcủa chúng ta can trường, dũng cảm và lập được thật nhiều chiến công Và chiến công

ấy phải đổi bằng xương máu của bao người lính đã ngã xuống anh dũng Chiến thắngkhông chỉ là hào quang, nó là sự đánh đổi, là cái giá phải trả rất đắt đối với người

Trang 10

lính Nhưng đằng sau hào quang là những góc khuất không thể tránh khỏi của chiếntranh Người lính không phải là cái máy biết nhả đạn, vì thế họ cũng có cảm xúcmạnh mẽ và phức tạp Nhân vật sử thi không bất động trên trang sách như chúng tavẫn tưởng tượng mà là những con người bằng xương bằng thịt, ngoài xung phong,chiến đấu thì họ còn là những con người biết yêu đương, căm ghét, tức giận, có cảnhững phút yếu hèn, tầm thường thoáng qua Gặp họ trên những trang sách của BảoNinh, ta không những thêm yêu người lính mà còn day dứt băn khoăn bởi cuộc sốngđời tư của họ.

Không gian đời tư được Chu Lai khai thác đến tận cùng ở chiều sâu tâm lý với

cả hai phần sáng và tối, cao cả và thấp hèn Nó đã giúp hình ảnh người lính hiện lên

chân thật hơn bao giờ hết Trong Ăn mày dĩ vãng, người lính ngoài chiến trường dễ

dàng chấp nhận cái chết một cách nhẹ nhàng, thanh thản nhưng để tồn tại và khi đối

mặt với cái đói nhiều lúc họ đã không thể vượt qua Hai Hùng “nhiều khi muốn lỏng tay súng mà không thể nói ra” Bom đạn, hi sinh, ngày nào người lính cũng phải đối

diện và chứng kiến với những cảnh chết chóc tang thương, với đau đớn quằn quại củađồng đội, với cả những xác chết ngổn ngang khắp chiến trường Khó có thể bình thảnquen và không hề suy nghĩ về điều đó Bởi vậy dễ hiểu vì sao Hai Hùng lại có những

phút giây yếu mềm và hèn mọn như vậy Ở đây không gian đời tư đã được hiện lên thật hơn bao giờ hết: “Chiến tranh mờ mịt, bạn bè chết hết lớp này đến lớp khác, ngày kết thúc còn đang nằm trong vô vọng, nhiều lúc anh muốn chạy trốn khỏi nỗi nhọc nhằn, khủng khiếp mà sức con người có hạn, không thể mãi chịu đựng” Vào phút hiểm nghèo nhất, “một chiến sĩ gan dạ nhưng đã tự tiện ăn hết phần gạo dự trữ qui định Lúc đó gạo là máu, là sống còn, là danh dự, xà xẻo gạo là xúc phạm đến tất

cả anh em” Hùng là kiểu mẫu người lính tiêu biểu trong chiến tranh nhưng vẫn

không thoát khỏi vòng kiểm tỏa khác của những thiếu thốn do chiến tranh mang lại

Có bao người dám thú nhận một sự thật đời tư như Hai Hùng: “Vào giây phút hiểm nghèo nhất, anh đã hiện nguyên hình là một tên ăn cắp Ăn cắp một hộp sữ dành cho thương binh Về đêm, chính anh đã lợi dụng bóng tối bò sang lán thương binh móc bồng ăn cắp một hộp sữa ” Và khi đồng đội nghi tra vấn lẫn nhau thì anh cắm mặt

xuống đất không nói một lời Lòng đầy ân hận chua chát Hùng nói với người yêu mộtcách chân thực như thú nhận với Đức mẹ tất cả tội lỗi của mình Những phút giâygiằng xé ấy chính là nhân cách, thứ giúp anh, giúp những người lính khác như anhnhìn lại mình, nhìn lại cuộc sống nhiều thử thách này để đấu tranh gạt bỏ cái thấphèn, cái sợ hãi, cái tầm thường ra khỏi con người mình, lấy lại ý chí và phẩm cáchanh hùng sẵn có trong mình

Ngoài ra, Ăn mày dĩ vãng của Chu lai còn rất quan tâm đến không gian đời tư

người lính khi họ bước ra khỏi chiến tranh Ở phương diện này, người lính vẫn chỉ lànhững anh lính binh nhì ngơ ngác, kém cỏi khi không thể nắm lấy hạnh phúc, tìnhyêu và đón nhận nó như những con người bình thường Tay trắng, hụt hẫng, họ phải

vật vã để kiếm sống Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng đã ngót nghét bước sang tuổi

năm mươi nhưng vẫn còn phải lận đận bỏ xứ xa quê để “đi tìm việc làm, đi tìm nơi

Trang 11

trú ngụ trot cùng của cuộc đời” Không nhà cửa, không việc làm, không gia đình…

anh lang thang đến vùng đất xa xôi tìm về dĩ vãng Cái nhức nhối xót xa nhất đối vớingười lính khi rời khỏi chiến trường trở về là họ không tìm được việc làm, cảm thấy

bế tắc trong hành trình kiếm kế sinh nhai Hùng xuất hiện giữa đời thường thật méo

mó, tiều tụy Anh không còn là anh chàng chỉ huy trinh sát đặc nhiệm cao lớn nămxưa Hùng gần cuối đời vẫn không tìm thấy bến đỗ Anh xa lạ với cuộc sống hiện đại,ngạc nhiên với những thay đổi trong cơ chế thị trường mà đồng tiền là kim chỉ nam.Cuộc đời hiện tại đối với anh là những bi kịch nối tiếp nhau nghiệt ngã Nhưng cuốicùng anh đã đứng vững, bước qua trạng thái vô cảm, ảo giác trở lại chính mình, một

Hai Hùng một thời ngang dọc Anh muốn nói: “Cuộc chiến tranh vừa qua đi có thể

là trò đùa nhưng sự mất mát là có thật Cuộc đời hôm nay có thể chỉ là tấn tuồng nhưng nỗi buồn không bao giờ là một màn kịch cả”.

Không gian đời tư được tái hiện đã tạo thêm gam màu nhức nhối trong các tácphẩm Qua đây, cả Bảo Ninh và Chu Lai đều muốn mang đến cho người đọc cái nhìnchân thật nhất về con người mà đặc biệt là người lính trong và sau chiến tranh Quađây, nhà văn muốn nói: nỗi buồn, sự mất mát, thua thiệt là những gì mà nhiều ngườilính phải đón nhận đằng sau những phút giây chiến đấu dũng cảm và sau khúc khảihoàn của ngày chiến thắng

2.2.4 Không gian tâm linh huyền ảo

Sự xuất hiện của không gian tâm linh trong tiểu thuyết chiến tranh ngày nay là

một hệ quả tất yếu của không gian chiến trường, vì sự cực kì khốc liệt của bom đạn

và hình ảnh những cá chết rất gần với lĩnh vực tâm linh Trên thực tế khi đối diện vớicái chết ở chiến trường, ngoài lòng dũng cảm, bản lĩnh, trí tuệ… người lính còn chiến

đấu bằng cả những tiềm ẩn bản năng không thể giải thích.

Trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh có rất nhiều không gian được phủ

lớp sương huyền ảo Trước hết đó là không gian tồn tại qua những lời đồn đại, tiếng

sấm truyền và tiên tri – không gian truông Gọi Hồn Ở đó “Chim chóc khóc than như người… Đom đóm to kinh dị… có loại măng nhuốm màu đỏ dễ sợ, đỏ au như những tảng thịt Theo lời đồn, vào ngày kì lễ lạt nào đó của giới các âm hồn, các toán quân

đã chết của tiểu đoàn lại tụ họp trân trăng để điểm danh Tiếng suối chảy tràn, tiếng gió núi hú lên chính là tiếng nói của những hồn hoang binh lính mà người cõi dương

có thể nghe thấy và có thể thấu hiểu Vùng rừng núi này chứa đựng những huyền

thoại rùng rợn, những truyền thuyết man rợ, nguyên thủy nhất về cuộc chiến tranh

vừa qua mà “những người yếu bong vía khó sống ở đây” Truông Gọi Hồn xuất hiện

một loại cây với tên gọi hồng ma Nó như một liều thuốc an thần đánh lừa cảm giác

và ru ngủ con người trong mộng đẹp: “trạng thái mụ mẫm do khói hồng ma đã từ lán trung sát lây lan ra khắp trung đoàn” Người ta cũng nhìn thấy hiều sinh vật lạ:

“Những quái vật long lá có cả cánh lẫn vú với cái đuôi kì nhông kéo lết và họ ngửi thấy mùi tanh máu từ chúng, nghe thấy chúng ào rú và ca hát” Những điều tai nghe

mắt thấy ấy đã trở thành điềm trời cảnh báo tai họa khủng khiếp, thảm khốc và đẫmmáu của chiến tranh

Trang 12

Không gian tâm linh, huyền thoại được tái hiện qua những chi tiết vừa hư, vừa

thực và đặc biệt thông qua niềm tin của nhân vật Kiên Kiên đã bắt đầu tin vào nhữngbóng ma, tin vào những ngọn gió âm hồn và những lời lẽ thần kì vang lên từ đáy rừng

âm u Trong đầu anh, “ảo giác và cảnh thực đan xen lẫn vào nhau như hai vòng song giao thoa trên nền xanh thẫm tối của thảm rừng”.

Không gian tâm linh, huyền thoại không chỉ là không gian đời thực được tôđậm chất kì bí mà còn nhập vào không gian những bức tranh của cha Kiên Trong

tranh, “đàn ông, đàn bà, trẻ con nối nhau thành một vòng những hình nhân héo vàng sống vu vơ giữa miền kí ức không có thật của cuộc đời, mỗi ngày lạc bước ra khỏi cõi dương không ngoái nhìn lại, và chính cha Kiên là người sau cùng nhập vào đoàn người ấy” Từ sắc màu vàng úa là chủ đạo cho đến những hình ảnh trong bức tranh đều mang một vẻ kì dị, thần bí được vẽ lên từ một người nghệ sĩ “lạc thời và lạc loài” Cuối cùng chúng được hỏa thiêu trong nghi lễ “cuồng tín và man rợ”.

Để tái hiện lớp không gian tâm linh huyền ảo, Bảo Ninh đã sử dụng một sốlượng lớn ngôn từ kì ảo, gây ấn tượng mạnh với người đọc Khi thâm nhập vào không

gian nghệ thuật của Nỗi buồn chiến tranh, cảm giác bị vây bủa, giăng mắc, bị ám

ảnh ban đầu như được gia tăng nồng độ bởi thế giới ngôn từ kì ảo Bảo Ninh đã liêntiếp sử dụng những phó từ, trạng từ chỉ tính chất bất thường, hoặc thoắt ẩn, thoắt hiện

của sự việc như “bỗng”, “bỗng dưng”, “tự nhiên”, “đột nhiên”, “chợt”, “bất chợt”… Thêm vào đó là mạng lưới các từ chỉ cảm giác bất an, nỗi lo âu, sợ hãi, bản năng của con người: “rùng mình”, “rợn tóc gáy”, “ớn buốt sống lưng”… Theo

thống kê sơ bộ, trong 320 trang của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, có tới 116 lần

Bảo Ninh sử dụng những từ ngữ, hình ảnh tạo không gian rùng rợn, li kì: “Tiếng thở than buồn thảm của thế giới rừng sâu”, “vời vợi xa xôi và tuyệt vời hư ảo”, “đám hành khách từ trong mộ bước ra”, “ma cà rồng”, “ảo giác”, “kì quái”, “ma quái”,

“hoang đường”… Những địa danh cũng mang màu sắc kì ảo, ghê rợn: “Truông Gọi Hồn”, “hồ Cá Sấu”, “đồi Thánh Giá”, “đèo Thăng Thiên”… Thậm chí chỉ trong

một trang (trang 8) xuất hiện hàng loạt các từ ngữ gây ấn tượng và cảm giác mạnh

với một không gian huyền ảo, kì bí: “Thần chết sờ soạng”, “vô khối hồn ma quỷ (…) lang thang”, “mịt mù lam chướng”, “những kì lễ lạt (…) của các giới âm hồn”,

“cuộc điểm danh của các toán quân đã chết”, “chim chóc khóc than như người”,

“các loại măng đỏ như những tảng thịt ròng ròng máu”, “đom đóm to kinh dị (…) lớn tày cái mũ cối”, “cây cối hòa giọng với gió rên lên những bản nhạc ma”…

Không gian huyền ảo, đầy ám gợi được sáng tạo đã góp phần khắc họa chân thực hơndiện mạo tàn khốc của chiến tranh, khiến bất kì ai đã từng tiếp xúc với tác phẩm cũng

Ngày đăng: 13/04/2016, 09:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w