Báo cáo nghiên cứu khoa học: "VẤN ĐỀ MỞ RỘNG THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN " potx

22 575 0
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "VẤN ĐỀ MỞ RỘNG THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN " potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VẤN ĐỀ MỞ RỘNG THẨM QUYỀN XÉT XỬ SƠ THẨM CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN VÕ THỊ KIM OANH ThS. Khoa Luật hình sư - ĐH Luật TP.HCM Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng đã và đang được tiến hành một cách toàn diện, sâu sắc. Những thành tựu to lớn do quá trình đổi mới mang lại đã tạo ra những tiền đề cần thiết đưa đất nước ta bước vào một thời kỳ mới. Hiến pháp 1992 được ban hành đã tạo ra cơ sở pháp luật quan trọng cho hoạt động của Nhà nước và toàn bộ đời sống xã hội. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Nhà nước ta đã và đang tiến hành cải cách đổi mới hệ thống pháp luật cho phù hợp với Hiến pháp, với sự phát triển của xã hội, trong đó có việc hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự ban hành năm 1988 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1989. Sau hơn 10 năm thi hành đến nay, Bộ luật tố tụng hình sự đã ba lần sửa đổi, bổ sung. Tuy vậy, Bộ luật tố tụng hình sự vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định . Quá trình tổng kết 10 năm thi hành luật của ngành Kiểm sát, Tòa án, Nội vụ, Tư pháp có khoảng 50% số điều luật được đề nghị sửa đổi. Nhiều quy định về phân cấp thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự chưa phù hợp, đặc biệt là phân định thẩm quyền xét xử của Tòa án các cấp. Xác định được tầm quan trọng của cuộc cải cách tư pháp, Nghị quyết hội nghị lần thứ VIII của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã đưa ra quan điểm chỉ đạo về việc sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự, trong đó nghiên cứu mở rộng thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, cụ thể là “Nghiên cứu tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện, quận theo hướng xét xử sơ thẩm được thực hiện chủ yếu ở Tòa án cấp này. Tòa án tỉnh chủ yếu xét xử phúc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao chủ yếu xét xử giám đốc thẩm, tổng kết kinh nghiệm xét xử thống nhất theo pháp luật. Hạn chế việc xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm. Nghiên cứu thành lập Tòa án chuyên môn”. Như vậy nghiên cứu mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện là một trong những nội dung quan trọng của việc sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự, xác định sự cần thiết khách quan của việc sửa đổi, làm rõ các cơ sở để xác định mức thẩm quyền phù hợp là việc làm hết sức cần thiết. I Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã khẩn trương bắt tay xây dựng củng cố bộ máy Nhà nước để bảo vệ thành quả Cách mạng, xây dựng một Nhà nước của nhân dân, vì nhân dân. Ngày 13/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra sắc lệnh thành lập Tòa án quân sự ở các địa phận khác nhau trong cả nước. Tuy nhiên vì yêu cầu Cách mạng lúc bấy giờ, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới chỉ thiết lập các tòa án quân sự mà chưa tổ chức hệ thống Tòa án các cấp và các Tòa án quân sự cũng chỉ xét xử các vụ án hình sự mà không xét xử các vụ án dân sự. Ngày 24/01/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 13 về tổ chức Tòa án và ngạch thẩm phán. Sắc lệnh này đã phân chia Tòa án xét xử thành hai cấp sơ cấp và đệ nhị cấp. Tòa án cấp sơ cấp gồm các Tòa án của phủ, huyện, châu. Tòa án đệ nhị cấp là gồm các Tòa án tỉnh. Nhưng để phân biệt thẩm quyền của các Tòa án, Chính phủ đã ra Sắc lệnh số 51 ngày 17/04/1946 ấn định thẩm quyền xét xử của các Tòa án. Theo quy định của Sắc lệnh này thì thẩm quyền xét xử của Tòa án sơ cấp về hình sự có quyền xét xử chung thẩm: những án phạt bạc từ 0,50 đồng đến 9,00 đồng; những án xử bồi thường từ 150 đồng trở xuống do nguyên cáo bị thiệt hại trong một vụ vi cảnh thỉnh cầu trong đơn khiếu kiện hay chậm nhất lúc việc vi cảnh đem ra Tòa xử và sơ thẩm những vụ án phạt giam từ 1 đến 5 ngày. Việc phân định thẩm quyền xét xử về hình sự trong Sắc lệnh này tồn tại một thời gian khá dài, cho đến ngày 14/07/1960 tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa II đã thông qua Luật Tổ chức Tòa án nhân dân. Trên cơ sở của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 23/6/1967 Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Tòa án nhân dân địa phương. Pháp lệnh này quy định Tòa án nhân dân thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương có thẩm quyền phân xử những việc hình sự nhỏ không phải mở phiên Tòa; sơ thẩm những vụ án hình sự có thể bị phạt tù từ 2 năm trở xuống. Năm 1980, khi Hiến pháp 1980 ban hành, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 04/7/1981 theo quy định tại Điều 36 Luật này thì các Tòa án nhân dân các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền sơ thẩm những vụ án hình sự trừ những loại việc sau đây: + Những tội xâm phạm an ninh quốc gia + Những tội xâm phạm khác có tính chất nghiêm trọng, phức tạp hoặc gây hậu quả quá lớn Ngày 28/8/1988 Quốc hội khóa VIII đã thông qua Bộ luật tố tụng hình sự, đồng thời Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung luật Tòa án nhân dân và Hội đồng Nhà nước thông qua Pháp lệnh tổ chức Tòa án quân sự. Theo quy định tại hai văn bản pháp quy này thì thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được quy định cụ thể hơn…Theo Khoản 1 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự thì Tòa án nhân dân huyện và Tòa án quân sự khu vực có thẩm quyền xét xử những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù từ 7 năm tù trở xuống trừ các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia và trừ các tội quy định tại các Điều 89, 90, 91, 92, Khoản 3 Điều 101, các Điều 102, 179, 231, và 232 Bộ luật hình sự. Quy định trên về thẩm quyền của Tòa án nhân dân các cấp tập trung vào Tòa án nhân dân huyện. Khi quy định và hướng dẫn này đã đầy đủ thì việc thực hiện thẩm quyền xét xử của tòa án nhân dân tỉnh sẽ giảm đi nhiều vướng mắc. Vì vậy, sau khi Bộ luật tố tụng hình sự ban hành, để thi hành một số quy định của Bộ luật này về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ đã có văn bản hướng dẫn như Thông tư liên ngành số 02 ngày 12/1/1989 và Thông tư liên ngành số 02 ngày 15/2/1990. Ngày 9/6/2000 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định: “ Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những tội phạm mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù từ 7 năm tù trở xuống trừ những tội sau đây: - Các tội xâm phạm an ninh quốc qia. - Các tội quy định tại các Điều 95, 96, khoản 1 Điều 172 và các Điều 222, 223, 263, 293, 294, 295, 296, Bộ luật hình sự. II Như vậy, về thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân huyện đã có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành nhưng đến nay vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về thẩm quyền xét xử của Tòa án này trong lĩnh vực xét xử hình sự. Trên cơ sở Nghị quyết lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã có hai loại ý kiến khác nhau về việc tăng thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân cấp huyện: Loại ý kiến thứ nhất cho rằng bước đầu chỉ nên tăng thẩm quyền xét xử cho một số Tòa án nhân dân cấp này mà không nên tăng thẩm quyền theo kiểu đồng loạt với lý do là về cơ sở vật chất, tổ chức con người ở Tòa án cấp này hiện tại không đồng đều nhau. Mặt khác, ở một số Tòa án nhân dân tỉnh (phần lớn miền núi) thì số lượng vụ án hình sự xét xử hàng năm không nhiều. Nếu tăng thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân huyện thì số lượng vụ án mà Tòa án nhân dân tỉnh xét xử sơ thẩm sẽ giảm xuống và do đó sợ rằng Tòa án cấp tỉnh sẽ không có việc làm. Vì vậy, theo quan điểm này thì chỉ nên tăng thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân huyện cho một số Tòa án như các Tòa án nhân dân quận của thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng ta dễ thấy rằng, loại ý kiến này xuất phát từ mục đích giảm bớt sự quá tải, san bớt gánh nặng mà không xuất phát từ nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước, không xuất phát từ nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật và sẽ quy định như thế nào về vấn đề này để có sự thống nhất trong nhân dân. Bên cạnh đó, sẽ giải thích như thế nào về chế độ chính sách đối với các Tòa án cấp này được tăng thẩm quyền; đối với Thẩm phán, cán bộ các Tòa án này, chưa nói đến yêu cầu, tiêu chuẩn đối với Thẩm phán các Tòa án được tăng thẩm quyền có khác với yêu cầu, tiêu chuẩn của Thẩm phán các Tòa án không được tăng thẩm quyền hay không? Loại ý kiến thứ hai là nên tăng thẩm quyền xét xử về hình sự cho tất cả các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các Tòa án quân sự khu vực với lý do bảo đảm sự thống nhất trong tổ chức bộ máy Nhà nước, bảo đảm sự thống nhất trong pháp luật. Đặc biệt đảm bảo thực hiện thống nhất đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về việc từng bước tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện là Tòa án xét xử sơ thẩm đại đa số các vụ án hình sự. Mặc dù ở các Tòa án nhân dân huyện hiện nay cơ sở vật chất, tổ chức, con người ở Tòa án này không đồng đều, ở một số Tòa án cấp tỉnh số lượng các vụ án hình sự xét xử sơ thẩm hàng năm không nhiều. Thế nhưng việc tăng thẩm quyền xét xử sơ [...]... và so với thẩm quyền xét xử hiện hành thì Tòa án nhân dân huyện đã được xét xử tăng thêm 176 khung Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên, việc tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện trong giai đoạn này là hoàn toàn hợp lý và là một nhu cầu cấp thiết Việc mở rộng thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện như thế sẽ giảm bớt gánh nặng xét xử sơ thẩm cho Tòa án nhân dân cấp tỉnh Các Tòa án nhân dân tỉnh... 61,83% y án, hủy án 6,09%, và sửa án 32,04% Nhìn chung trong những năm qua Tòa án nhân dân huyện trong cả nước đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Tuy nhiên chất lượng xét xử không đồng đều qua các năm, tỉ lệ sửa án và hủy án tương đối cao 7) Vấn đề Hội thẩm nhân dân, cơ sở vật chất củaTòa án huyện cũng là một vấn đề cần quan tâm khi mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án huyện Theo pháp lệnh Thẩm phán và... việc quy định thẩm quyền xét xử cho Tòa án huyện có tính truyền thống từ trước đến nay, cụ thể là từng bước mở rộng thẩm quyền xét xử sơ thẩm cho Tòa án (các huyện) một cách phù hợp với tình hình thực tiễn về trình độ, số lượng Thẩm phán và cơ sở vật chất kỹ thuật của Tòa án huyện Với điều kiện hiện nay, chúng tôi nhận thấy cần mở rộng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân huyện đến 10 năm tù trừ các tội xâm... Hội thẩm nhân dân năm 1993 thì tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, trình độ học vấn của Hội thẩm nhân dân chưa được quy định, do đó chất lượng Hội thẩm nhân dân là vấn đề đáng quan tâm hiện nay Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân huyện do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra đa số đều không được đào tạo và không có chuyên môn về xét xử, việc quản lý Hội thẩm nhân dân, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân. .. nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân cấp huyện là khâu yếu hiện nay Trong khi đó, khi xét xử, Tòa án xét xử theo nguyên tắc xét xử tập thể, quyết định theo đa số, mà Hội thẩm nhân dân trong thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm cấp huyện lại chiếm đa số, nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng án hình sự của Tòa án cấp huyện Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất của Tòa án nhân dân huyện cũng cần phải kiện toàn... chiếm 80,5% Theo Bộ luật hình sự hiện hành có 431 khung, nếu tính theo quy định tại khoản 1 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự thì Tòa án nhân dân cấp huyện sẽ được xét xử 229 khung, chiếm tỉ lệ 39,67% Như vậy, nếu mở rộng thẩm quyền xét xử cho Tòa án nhân dân cấp huyện được xét xử những tội mà khung hình phạt quy định đến 10 năm tù theo Bộ luật hình sự mới, Tòa án huyện sẽ được xét xử 405 khung, chiếm tỉ... pháp cho bị cáo và các đương sự Vì phạm vi lãnh thổ của tỉnh quá rộng nên tình trạng xét xử vắng mặt những người tham gia tố tụng ở các Tòa án cấp tỉnh xảy ra phổ biến hơn ở các Tòa án nhân dân cấp huyện 3) Xét ở góc độ kinh tế, việc xét xử ở Tòa án nhân dân cấp huyện tiết kiệm hơn nhiều so với xét xử ở cấp tỉnh Từ việc chi phí cho các hoạt động điều tra, xét xử đến chi phí đi lại, sinh hoạt của những... Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện được quy định khá chặt chẽ Hiện nay, Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp huyện ngoài những tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 pháp lệnh thì họ phải có trình độ cao đẳng Tòa án, hoặc đại học Luật, có thời gian làm công tác pháp luật từ 4 năm trở lên, có năng lực xét xử các vụ án theo thẩm quyền Với qui định như hiện nay, thực trạng số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân huyện và... hai này Tuy nhiên tăng thẩm quyền xét xử về hình sự cho tất cả các Tòa án nhân dân cấp huyện đến bao nhiêu và tăng như thế nào thì trong dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự vẫn còn nhiều phương án khác nhau chưa thống nhất, cụ thể là: - Phương án 1: Căn cứ vào việc phân loại tội phạm trong Bộ luật hình sự mới, quy định cho Tòa án nhân dân huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với các tội phạm ít nghiêm... Các Tòa án nhân dân tỉnh tập trung chủ yếu vào việc xét xử phúc thẩm, và đồng thời cũng giảm bớt việc xét xử phúc thẩm cho Tòa án nhân dân tối cao, để Tòa án nhân dân tối cao tập trung vào giám đốc xét xử và tổng kết hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật cho các Tòa án địa phương, và đây là sự mở rộng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện một cách hợp lý và có tính khả thi cao . ở Tòa án này không đồng đều, ở một số Tòa án cấp tỉnh số lượng các vụ án hình sự xét xử sơ thẩm hàng năm không nhiều. Thế nhưng việc tăng thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự cho Tòa. chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về việc từng bước tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện là Tòa án xét xử sơ thẩm đại đa số các vụ án hình sự. Mặc dù ở các Tòa án nhân dân huyện hiện. là Nghiên cứu tăng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện, quận theo hướng xét xử sơ thẩm được thực hiện chủ yếu ở Tòa án cấp này. Tòa án tỉnh chủ yếu xét xử phúc thẩm, Tòa án nhân dân

Ngày đăng: 05/08/2014, 09:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan