1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em pptx

86 839 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 691,16 KB

Nội dung

LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay đối với trẻ emcác quyền của trẻ em phải được bảo vệ trong mọi trường hợp, quan điểm này được thể hiện trong nhiều văn bản, tài liệu của Đảng và Nhà nước ta. Ngay trong các văn kiện của Đảng cũng đã khẳng định chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em tập trung vào thực hiện các quyền của trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức; trẻ em mồ côi, bị khuyết tật, sống trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có cơ hội học tập và vui chơi [17]. Điều 65 Hiến pháp năm 1992, quy định: "Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục". Thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước, các chế định về chăm sóc và bảo vệ trẻ em được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật như: Luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Luật hôn nhân và gia đình…. Đặc biệt, trong Bộ luật hình sự có nhiều điều luật cụ thể quy định hình phạt nghiêm khắc đối với người phạm tội có hành vi xâm phạm vào những quy định về chăm sóc và bảo vệ trẻ em như: Điều 112 (Tội hiếp dâm trẻ em), Điều 114 (Tội cưỡng dâm trẻ em), Điều 115 (Tội giao cấu với trẻ em), Điều 116 (Tội dâm ô với trẻ em) v.v… Trong những năm gần đây, đã xảy ra một số vụ án hình sự liên quan đến tổ chức và công dân người nước ngoài có hành vi phạm tội xâm hại đến trẻ em như: hiếp dâm trẻ em, dâm ô với nhiều trẻ em, buôn bán trẻ em v.v… Trẻ em đang là đối tượng bị tội phạm xâm hại cả về thể chất lẫn tinh thần, đã và đang gây ra nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho quá trình học tập và trưởng thành của bản thân các em, cũng như tương lai của đất nước. Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Đề án 4 Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm (từ năm 2000 – 2004) của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an đã nêu rõ: Tuy nhiên, xét về tổng thể, tình hình tội phạm xâm hại trẻ em vẫn diễn biến phức tạp, loại tội phạm lứa tuổi vị thành niên giảm chưa cơ bản, vững chắc, thậm chí một số tội phạm xâm hại trẻ em như: giết người, cướp tài sản, hiếp dâm trẻ emtrẻ vị thành niên hoạt động theo băng, ổ nhóm gây án nghiêm trọng còn xảy ra nhiều [12]. Trong thực tế công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, các cơ quan tiến hành tố tụng đã tích cực phát hiện, điều tra, xử lý đối với các hành vi xâm phạm vào những quy định về chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Theo thống kê của các cơ quan tiến hành tố tụng, mỗi năm có hàng trăm vụ án hình sự được điều tra, truy tố và xét xử về các tội xâm hại trẻ em. Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền của trẻ em là người bị hại trong điều tra truy tố, xét xử vụ án hình sự hiện nay đang gặp những khó khăn nhất định từ giai đoạn điều tra đến truy tố và xét xử. Việc thu thập chứng cứ đối với người bị hạitrẻ em gặp khó khăn hơn nhiều lần so với người bị hại thành niên; việc xác định trẻ em hay không phải là trẻ em cũng có vấn đề về thủ tục pháp lý khi mà nhiều trẻ em ở vùng sâu, vùng xa không có giấy khai sinh hoặc những tài liệu khác chứng minh về độ tuổi; thủ tục giám định y khoa đối với trẻ em cũng còn nhiều bất cập; không ít những người tiến hành tố tụng trong vụ án có người bị hạitrẻ em chưa được trang bị những kiến thức cần thiết về tâm sinh lý của trẻ em; việc mời người bảo vệ quyền lợi của đương sự (luật sư) để bảo vệ quyền lợi cho người bị hạitrẻ em trong vụ án hình sự cũng không đơn giản, do nhận thức và cả những khó khăn về tài chính; sự tham gia của gia đình, tổ chức xã hội vào vụ án hình sự để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em cũng có những vấn đề cần phải giải quyết, v.v… Tất cả những vấn đề được đề cập trên đây đã gây nên những khó khăn, thiếu sót, tồn tại không nhỏ trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự có người bị hạitrẻ em. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: " Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em" là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay để góp phần tích cực bảo vệ các quyền và sự phát triển bình thường của trẻ em. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào nghiên cứu thực trạng tình hình hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em để trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đối với các tội xâm hại trẻ em. Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ đề cập đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử những vụ án hình sự duy nhất chỉ có người bị hạitrẻ em xảy ra từ năm 2001 đến năm 2005 trong phạm vi toàn quốc, theo 7 tội danh cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam, bao gồm các tội sau đây: - Tội giết con mới đẻ (Điều 94); - Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112); - Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114); - Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115); - Tội dâm ô đối với trẻ em (Điều 116); - Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em (Điều 120); - Tội vi phạm qui định về sử dụng lao động trẻ em (Điều 228). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu tập trung vào việc làm rõ những tồn tại, thiếu sót hiện nay của các cơ quan tiến hành tố tụng, trong việc giải quyết vụ án hình sự tại các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em hiện nay; phát hiện những nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót, tồn tại của hoạt động này trên các phương diện xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật để đưa ra được những đề xuất và giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực pháp luật về tư pháp hình sự; đưa ra những ý kiến đề xuất về xây dựng đội ngũ những người tiến hành tố tụng có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta trong giải quyết các vụ án hình sự đối với các tội xâm hại trẻ em. Để đạt được mục đích trên, trong quá trình nghiên cứu cần giải quyết một số nhiệm vụ: nghiên cứu pháp luật quy định về trẻ em và thực tế áp dụng pháp luật; nghiên cứu pháp luật quy định về những người tiến hành tố tụng tại các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đối với các vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em và thực tế áp dụng pháp luật nhằm phát hiện những bất cập để có đề xuất bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự; nghiên cứu thực trạng tình hình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em để phát hiện những tồn tại, thiếu sót trong quá trình giải quyết vụ án loại này để đưa ra những nhận định, kết luận liên quan đến đề tài. 4. Cơ sở lý luận và thực tiễn Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở hệ thống các quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự; lý luận về khoa học tư pháp hình sự, tội phạm học, khoa học điều tra hình sự; khoa học tổ chức hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự đối với các tội xâm hại trẻ em. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài là kết quả quá trình nghiên cứu các báo cáo tổng kết, sơ kết, báo cáo chuyên đề, hồ sơ vụ án hình sự đã xét xử, trao đổi tọa đàm với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Luật là những người trực tiếp tiến hành và tham gia tố tụng những vụ án hình sự mà người bị hạitrẻ em và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân khi được phân công làm chủ tọa phiên tòa, hoặc tham gia Hội đồng xét xử trực tiếp xét xử các vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận của việc nghiên cứu dựa vào cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng duy vật và tư tưởng Hồ Chí Minh; lý luận về nhà nước và pháp luật Việt Nam; quan điểm của Đảng về chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em và chính sách hình sự có liên quan; các chế định pháp luật về hình sự; quan điểm của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp đến năm 2020. Phương pháp nghiên cứu cụ thể chủ yếu là các phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu, so sánh, khảo sát, điều tra xã hội học về những nội dung liên quan đã đ- ược trình bày ở phần trên. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài được thể hiện bằng kết quả nghiên cứu, mong muốn góp phần hoàn thiện lý luận và thực tiễn trên các khía cạnh sau đây: Thứ nhất, góp phần hoàn thiện lý luận về khoa học điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự có người bị hạitrẻ em; Thứ hai, góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến trẻ em, đến tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em; Thứ ba, góp phần khắc phục những tồn tại, thiếu sót thường mắc phải của các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đối với các tội xâm hại trẻ em; Thứ tư, góp phần vào công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho những người tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải quyết vụ án hình sự có người bị hạitrẻ em nói chung và các tội xâm hại trẻ em nói riêng tại các học viện, trường đại học, trung tâm bồi dưỡng chính trị, pháp luật trong cả nước. 7. Những điểm mới của luận văn Đề tài nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống về vụ án hình sự có người bị hạitrẻ em; hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đối với vụ án loại này trước yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay. Do vậy, có thể coi những điểm sau đây là những đóng góp mới cho khoa học tư pháp hình sự. Cụ thể: - Lần đầu tiên vấn đề điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em được nghiên cứu một cách toàn diện trong khoa học tư pháp hình sự nên có nhiều vấn đề mới sẽ được đề cập liên quan đến quyền trẻ em, người bị hạitrẻ em trong vụ án hình sự; - Những giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động tố tụng của những người tiến hành tố tụng trong giải quyết các vụ án loại này nhằm bảo vệ quyền của trẻ em; - Làm rõ được mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án trong giải quyết vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em. 8. Cấu trúc của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, được kết cấu thành 3 chương. Chương 1 Những vấn đề chung về điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự mà người bị hạitrẻ em 1.1. Nhận thức chung về "trẻ em" và "người bị hạitrẻ em" trong pháp luật Việt Nam 1.1.1. Khái niệm "trẻ em" trong pháp luật Việt Nam Thuật ngữ "trẻ em" được quy định ở mỗi quốc gia không giống nhau tùy thuộc vào những đặc điểm riêng về sự phát triển sinh học, cũng như quan điểm về chăm sóc, bảo vệ và giáo dục đối với trẻ em của mỗi nước. Trong hệ thống pháp luật Quốc tế liên quan đến trẻ em, đã có nhiều văn bản quy định về quyền của trẻ em; trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ trẻ em như: Tuyên bố Giơnevơ 1924; Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em 1959; Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về sự sống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em; Chương trình hành động chống việc bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại; Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989.v.v Liên quan đến khái niệm trẻ em, Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em năm 1989 quy định: "Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em đó qui định tuổi thành niên sớm hơn" [16]. Như vậy, để xác định một người có phải là trẻ em hay không còn phụ thuộc vào luật áp dụng của từng quốc gia quy định về độ tuổi trẻ em. Có thể nói, mỗi quốc gia có luật áp dụng khác nhau đều có những quy định về độ tuổi xác định là trẻ em khác nhau. Ngay trong Bộ luật hình sự Liên bang Nga 1996 quy định, trẻ em được hiểu là người chưa thành niên và là người chưa đủ 18 tuổi. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới phê chuẩn Công ước Quyền trẻ em năm 1989 của Liên Hợp Quốc. Pháp luật Việt Nam một mặt thừa nhận, tôn trọng những nguyên tắc và chế định cơ bản của Công ước Quyền trẻ em, mặt khác căn cứ vào các đặc điểm về hoàn cảnh, điều kiện, môi trường sống và các đặc tính riêng biệt của con người Việt Nam để qui định về độ tuổi của trẻ em cho phù hợp. Mọi văn bản pháp luật của Việt Nam đều quy định người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên. Đối với trẻ em, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam qui định: "Trẻ emcông dân Việt Nam dưới 16 tuổi". Như vậy khái niệm "trẻ em" trong pháp luật Việt Nam không đồng nhất với khái niệm "người chưa thành niên", trẻ em là người chưa thành niên, nhưng người chưa thành niên có thể không phải là trẻ em. Nói chung, trẻ em là người chưa phát triển về thể chất, tinh thần, hoặc là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ. Họ là những người đang trong quá trình trưởng thành nên chưa nhận thức đầy đủ về những khái niệm thông thường trong cuộc sống hàng ngày, cũng như họ chưa có đầy đủ khả năng thực hiện và khả năng tự gánh chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Trên cơ sở giới hạn về độ tuổi, các văn bản pháp luật của Nhà nước ta cũng giới hạn về quyền, nghĩa, vụ, trách nhiệm của trẻ em khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Luật hôn nhân và gia đình; Bộ luật lao động; Bộ luật dân sự; Bộ luật tố tụng dân sự; Bộ luật hình sự; Bộ luật tố tụng hình sự và hệ thống các văn bản dưới luật như: Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư v.v đã quy định một cách đầy đủ các quyền của trẻ em. Có thể chia quyền trẻ em thành 4 nhóm cơ bản phản ánh những đặc trưng riêng về quyền con người là trẻ em một cách thiết thực, gắn với cuộc sống và sự phát triển của trẻ em, đồng thời cũng thể hiện được sự quan tâm đặc biệt của xã hội đối với trẻ em. Thứ nhất, quyền được sống hay quyền sinh tồn, được chăm sóc nuôi dưỡng; quyền được sống chung với cha mẹ; quyền có họ tên; quyền được khai sinh; quyền được mang quốc tịch; quyền được cung cấp hoặc đáp ứng những nhu cầu cần thiết để tồn tại như việc chăm sóc sức khỏe, mức sống dinh dưỡng, quần áo, nhà ở… Thứ hai, quyền được phát triển: đó là các quyền được học tập; nghỉ ngơi, vui chơi, tham gia các hoạt động giải trí, các sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch; quyền được phát triển năng khiếu; quyền tự do bày tỏ ý kiến, tiếp cận thông tin; quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo; quyền được tham gia các hoạt động xã hội nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển tốt nhất về nhân cách và tài năng, rèn luyện trau dồi kinh nghiệm và các kỹ năng xã hội chuẩn bị cho cuộc sống tương lai của trẻ em. Thứ ba, quyền được Nhà nước và xã hội tôn trọng, quyền được pháp luật bảo vệ: trẻ em có quyền được nhà nước, xã hội và mọi người tôn trọng danh dự và nhân phẩm, được pháp luật bảo vệ trước mọi hành vi xâm phạm đến tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm. Tuy nhiên vì "còn non nớt về thể chất và trí tuệ", nên trẻ em không thể tự bảo vệ mình khỏi những hành vi xâm hại nói chung và của tội phạm nói riêng, đặc biệt là những hành vi xâm hại được thực hiện bởi người lớn. Do vậy, quyền được bảo vệ của trẻ em là một đòi hỏi hết sức cần thiết đối với sự tồn tại và phát triển của trẻ em để chống lại tội phạm xâm hại; sự bóc lột về lao động; sự cưỡng bức hay lạm dụng về tình dục; sự ép buộc sử dụng trái phép chất ma túy, hoặc các hành vi xâm hại khác. Trẻ em "cần được chăm sóc và bảo vệ đặc biệt", vì vậy Bộ luật hình sự quy định phạm tội đối với trẻ em đều là những tội danh cụ thể, những tình tiết định khung hình phạt, hay tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và phải chịu hình phạt nghiêm khắc. Sự bảo vệ của pháp luật không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực hình sự, mà còn được quy định trong các văn bản pháp luật liên quan đến các lĩnh vực khác như: Dân sự, hành chính, lao động, hôn nhân và gia đình Thứ tư, quyền được có tài sản, quyền thừa kế và được hưởng các chế độ bảo hiểm: Tài sản riêng của trẻ em được tạo lập từ nguồn tài sản được thừa kế, quà tặng và từ nguồn thu nhập bằng sức lao động của chính các em. Vì các em là những người chưa thành niên cho nên tài sản của các em phải được cha mẹ hoặc người đỡ đầu quản lý. Việc quản lý cũng như định đoạt tài sản riêng của các em phải xuất phát từ lợi ích của đứa trẻ. Trẻ em, không phân biệt gái trai, con trong giá thú hay ngoài giá thú, con riêng hay con nuôi đều có quyền được hưởng di sản thừa kế. Pháp luật thừa kế một mặt thừa nhận quyền định đoạt của người để lại di chúc, nhưng nếu có sự phân biệt và đối xử trái pháp luật hay đạo đức xã hội giữa các con, nhất là đối với trẻ em thì pháp luật có thể điều chỉnh để đảm bảo quyền lợi của trẻ em. Trong điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay các chế độ bảo hiểm, phúc lợi xã hội nói chung chưa thế đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Nhưng pháp luật cũng ghi nhận để tạo cơ sở pháp lý cho các em được hưởng đầy đủ mọi chế độ bảo hiểm và phúc lợi xã hội khi điều kiện cho phép. [...]... dâm trẻ em Số vụ phạm pháp hình Cưỡng sự dâm Số đối tượng phạm tội trẻ em Số trẻ em bị xâm hại Giao Số vụ phạm pháp hình cấu sự với trẻ Số đối tượng phạm tội em Số trẻ em bị xâm hại Số vụ phạm pháp hình Dâm ô sự với trẻ Số đối tượng phạm tội em Số trẻ em bị xâm hại Mua Số vụ phạm pháp hình bán, sự chiếm Số đối tượng phạm tội đoạt trẻ em Số trẻ em bị xâm hại 42 42 66 32 46 228 (Nguồn: Bộ Công an – Ban... trong phần các tội phạm Đối với những tội phạm mà tình tiết người bị hạitrẻ em được coi là tình tiết định tội, được quy định ở các tội sau đây trong Bộ luật hình sự: 1 Tội giết con mới đẻ (Điều 94 Bộ luật hình sự) ; 2 Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112 Bộ luật hình sự) ; 3 Tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114 Bộ luật hình sự) ; 4 Tội giao cấu với trẻ em (Điều 115 Bộ luật hình sự) ; 5 Tội dâm ô với trẻ em (Điều 116... với trẻ em; tội dâm ô đối với trẻ em; tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em) , nên việc phân tích về số liệu tình hình tội phạm trong các vụ án hình sự chỉ xoay quanh và tập trung vào những tội phạm này Trong tổng số các vụ phạm pháp hình sự về các tội phạm mà người bị hạitrẻ em, chiếm đa số là các tội phạm về tình dục Chỉ tính riêng năm 2005, Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án đã điều. .. xử vụ án hình sự mà người bị hạitrẻ em 2.1 Tình hình tội phạm xâm hại trẻ em từ năm 2000 đến năm 2005 Qua khảo sát hàng năm, số vụ phạm pháp hình sự xâm hại trẻ em không có xu hướng giảm, nhưng quy mô, tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm xâm hại trẻ em ngày càng cao hơn Có thể tham khảo số liệu theo bảng thống kê dưới đây về số vụ phạm pháp hình sự đối với các tội phạm xâm hại trẻ em theo... khoa (trong các vụ xâm hại về tình dục trẻ em) ; lấy lời khai nhân chứng v.v Kịp thời ra các quyết định xử lý như: Quyết định khởi tố vụ án hình sự về các tội danh xâm hại trẻ em theo các điều của Bộ luật hình sự, đảm bảo về nội dung, hình thức, thủ tục và thời gian theo quy định tại Điều 100 và Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự Trong trường hợp xác định có dấu hiệu tội phạm, các Cơ quan điều tra xác... trong khởi tố, điều tra, xét xử vụ án hình sự mà người bị hạitrẻ em Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định về trách nhiệm khởi tố và xửvụ án hình sự Khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm khởi tố vụ án và áp dụng các biện pháp do Bộ luật này quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội Như... chứng minh trong vụ án hình sự mà người bị hạitrẻ em Khi giải quyết vụ án hình sự nói chung, các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án đều phải đặt ra đối tượng chứng minh (hay còn gọi là những vấn đề cần phải chứng minh) Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự được quy định tại Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự với nội dung, khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm... tại các địa phương Phân tích về đối tượng phạm tội có hành vi xâm hại trẻ em đã được phát hiện (8.022 vụ với 8.785 người bị hạitrẻ em) cho thấy: Đối tượng phạm tội về tội hiếp dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em và dâm ô với trẻ em chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong tổng số vụ Ví dụ: Tội hiếp dâm trẻ em phát hiện 3.470 vụ chiếm 39,4% trong tổng số các vụ phạm tội xâm hại trẻ em, với 3.915 đối tượng phạm tội, ... vụ Tội phạm cố ý gây thương tích trẻ em xảy ra 1.279 vụ với 1.689 đối tượng, xâm hại 1.387 trẻ em, thường nổi lên ở các vùng: Đồng bằng Sông Hồng 1.501 vụ; Bắc Trung Bộ 544 vụ Tội phạm mua bán, bắt cóc trẻ em xảy ra nhiều ở các vùng Đông Bắc Bộ, đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nam Bộ 2.2 Những kết quả đạt được trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm. .. giới hạn về công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự đối với tội phạm có tình tiết "người bị hạitrẻ em" là tình tiết định tội, nên việc phân tích những vấn đề liên quan đến nhóm người bị hại này chỉ tập trung vào 7 tội danh cụ thể như đã nêu trên 1.2 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự liên quan đến điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự mà người bị hạitrẻ em 1.2.1 Đối tượng chứng . tố, xét xử vụ án hình sự có người bị hại là trẻ em. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: " Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em& quot; là. hàng trăm vụ án hình sự được điều tra, truy tố và xét xử về các tội xâm hại trẻ em. Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền của trẻ em là người bị hại trong điều tra truy tố, xét xử vụ án hình sự hiện nay. tình hình hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em để trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều

Ngày đăng: 27/06/2014, 20:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp (2004), Tài liệu tập huấn về Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn về Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003
Tác giả: Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp
Năm: 2004
2. Ban chỉ đạo Chương trình 130/CP (2005), "Tiếng chuông báo động về vấn nạn buôn bán trẻ em trên thế giới", Toàn dân phòng chống tội phạm, (9) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng chuông báo động về vấn nạn buôn bán trẻ em trên thế giới
Tác giả: Ban chỉ đạo Chương trình 130/CP
Năm: 2005
3. Ban chỉ đạo Chương trình 130/CP (2006), Tài liệu Hội nghị kiểm điểm 1 năm thực hiện Chương trình hành động, phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Hội nghị kiểm điểm 1 năm thực hiện Chương trình hành động, phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ và trẻ em
Tác giả: Ban chỉ đạo Chương trình 130/CP
Năm: 2006
4. Ban chỉ đạo Chương trình 130/CP (2006), Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam về phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam về phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em
Tác giả: Ban chỉ đạo Chương trình 130/CP
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2006
5. Ban chỉ đạo Chương trình 130/CP (2006), Các văn bản của Liên Hợp Quốc và hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bản của Liên Hợp Quốc và hợp tác quốc tế về phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em
Tác giả: Ban chỉ đạo Chương trình 130/CP
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2006
6. Ban chỉ đạo Chương trình 130/CP (2006), Chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em và các văn bản chỉ đạo, NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chương trình hành động phòng chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em và các văn bản chỉ đạo
Tác giả: Ban chỉ đạo Chương trình 130/CP
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2006
7. Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm (2006), Tài liệu Hội nghị sơ kết thực hiện Chỉ thị 137/2004/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09/CP, Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm đến năm 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu Hội nghị sơ kết thực hiện Chỉ thị 137/2004/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 09/CP, Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm đến năm 2010
Tác giả: Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm
Năm: 2006
8. Phạm Văn Báu (2000), "Tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Việt Nam", Luật học, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Việt Nam
Tác giả: Phạm Văn Báu
Năm: 2000
9. Đỗ An Bình (2002), Bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên bằng pháp luật hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên bằng pháp luật hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn
Tác giả: Đỗ An Bình
Năm: 2002
10. Vũ Trọng Bình (1997), Tư pháp với người chưa thành niên và quyền trẻ em, NxbChính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư pháp với người chưa thành niên và quyền trẻ em
Tác giả: Vũ Trọng Bình
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
13. Bộ Tư pháp (2000), Số chuyên đề về Bộ luật hình sự năm 1999, Tạp chí Dân chủ và pháp luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số chuyên đề về Bộ luật hình sự năm 1999
Tác giả: Bộ Tư pháp
Năm: 2000
14. Bộ Tư pháp (2001), Số chuyên đề Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000, Tạp chí Dân chủ và pháp luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Số chuyên đề Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
Tác giả: Bộ Tư pháp
Năm: 2001
15. Bộ Tư pháp – Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý (2000), "Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người chưa thành niên tại Việt Nam" Thông tin khoa học pháp lý, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người chưa thành niên tại Việt Nam
Tác giả: Bộ Tư pháp – Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý
Năm: 2000
16. Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em
Tác giả: Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia"
Năm: 2001
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 2-1 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 2-1 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2002
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 2-6 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 2-6 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2005
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia"
Năm: 2006
21. A.I. Đôn-gô-va (1987), Những khía cạnh tâm lý – xã hội về tình trạng phạm tội của người chưa thành niên, Nxb Pháp lý, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khía cạnh tâm lý – xã hội về tình trạng phạm tội của người chưa thành niên
Tác giả: A.I. Đôn-gô-va
Nhà XB: Nxb Pháp lý
Năm: 1987
22. Nguyễn Văn Hương (2003), Luật hình sự Việt Nam với việc bảo vệ trẻ em, Luậnvăn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật hình sự Việt Nam với việc bảo vệ trẻ em
Tác giả: Nguyễn Văn Hương
Năm: 2003

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số 1 - LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em pptx
Bảng s ố 1 (Trang 28)
Bảng số 2 - LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em pptx
Bảng s ố 2 (Trang 29)
Hình thức phổ biến nhất mà Cơ quan điều tra hình sự các cấp trong lực lượng  Công an nhân dân thường sử dụng là hòm thư tố giác tội phạm đặt tại các khu vực công  cộng, nơi  có nhiều người  tập trung sinh sống - LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em pptx
Hình th ức phổ biến nhất mà Cơ quan điều tra hình sự các cấp trong lực lượng Công an nhân dân thường sử dụng là hòm thư tố giác tội phạm đặt tại các khu vực công cộng, nơi có nhiều người tập trung sinh sống (Trang 32)
Bảng số 4 - LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em pptx
Bảng s ố 4 (Trang 35)
Bảng số 5 - LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em pptx
Bảng s ố 5 (Trang 36)
Bảng số 6 - LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em pptx
Bảng s ố 6 (Trang 39)
Bảng số 7 - LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em pptx
Bảng s ố 7 (Trang 41)
Bảng số 8 - LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em pptx
Bảng s ố 8 (Trang 47)
Bảng số 9 - LUẬN VĂN: Nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự về các tội xâm hại trẻ em pptx
Bảng s ố 9 (Trang 48)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w