1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT VỚI HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU G.O.C LẠNG GIANG BẮC GIANG

135 520 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI---  ---KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT VỚI HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PH

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

- 

 -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT VỚI HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU NGUYÊN LIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM XUẤT

KHẨU G.O.C LẠNG GIANG BẮC GIANG

Chuyên ngành đào tạo : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS NGÔ THỊ THUẬN

HÀ NỘI - 2010

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nêu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được dùng để bảo

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy cô giáo trong KhoaKinh tế và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội; đặcbiệt là Quý Thầy cô trong Bộ môn Phân tích định lượng, những người đãtruyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trongquá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS Ngô ThịThuận đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôitrong suốt quá trình thực hiện đề tài

Tôi xin được trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ sở Nông Nghiệp BắcGiang, Phòng Nông Nghiệp huyện Lạng Giang, phòng thống kê huyện LạngGiang, Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C, UBND xãHương Sơn và HTX Hương Sơn - Lạng Giang - Bắc Giang đã cung cấp chotôi những số liệu cần thiết và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thựchiện đề tài tại địa bàn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè

đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2010

Tác giả luận văn

Trần Thị Mai Linh

Trang 4

TÓM TẮT NHƯNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ““Nghiên cứu các hình thức liên kết với

hộ nông dân trồng rau nguyên liệu của công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C Lạng Giang Bắc Giang” là trên cơ sở tìm hiểu thực trạng các hình thức

liên kết của công ty CPCBTPXK G.O.C với hộ nông dân sản xuất rau nguyên liệu

mà đề xuất các giải pháp chủ yếu khắc phục những khó khăn và phát triển mối liênkết “doanh nghiệp – nông dân” một cách bền vững

Để đạt được mục tiêu chung ta có những mục tiêu cụ thể : Hệ thống hóa lýluận và thực tiễn về liên kết, liên kết kinh tế nói chung, liên kết của hộ nông dân vớidoanh nghiệp nói riêng; Mô tả thực trạng các hình thức liên kết của công tyCPCBTPXK G.O.C với hộ nông dân trồng rau nguyên liệu; Phân tích những khókhăn và vướng mắc, ảnh hưởng của nó đến việc thực hiện các hình thức liên kết củacông ty CPCBTPXK G.O.C và của hộ trồng rau nguyên liệu; Đề xuất một số giảipháp chủ yếu nhằm khắc phục những khó khăn và hoàn thiện các hình thức liên kếtgiữa công ty CPCBTPXK G.O.C với hộ nông dân trồng rau nguyên liệu nói riêng vàcác hình thức liên kết nói chung;

Đề tài được thực hiện tại công ty G.O.C và một số vùng nguyên liệu của côngty: HTX Hương Sơn, Xã Xương Lâm… Tập trung chủ yếu vào các hình thức liênkết của công ty và các đối tượng có liên quan

Các mục tiêu được nghiên cứu ở các phần của đề tài:

Phần lý luận: Đề tài làm rõ các khái niệm, đặc điểm nguyên tắc liên kết kinh

tế, các chủ thể than gia liên kết doanh nghiệp chế biến và hộ nông dân Các chínhsách có liên quan

Phần thực tiến: Đề tài tìm hiểu tình hình thực hiện và kinh nghiệm về liên kếtdoanh nghiệp chế biến vơi hộ nông dân tại Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc Tại ViệtNam, nghiên cứu mô hình liên kết thông qua hợp đồng của một số doanh nghiệp nhưcông ty Cao su Đăk Lăk, công ty Mía đường Lam Sơn…, một số chính sách về liên

Trang 5

kết kinh tế của Việt Nam trong đó có quyết định số 80/2002/QĐ/TTg khuyến khíchtiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng giữa doanh nghiệp và hộ nông dân.

Các phương pháp nghiên cứu là: phương pháp chọn điểm nghiên cứu, phươngpháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý thông tin; phương pháp phân tích gồmphương pháp phân tích thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp SWOT

Qua nghiên cứu chúng tôi thấy một số nét nổi bật: công ty có 2 hình thức liênkết vơi hộ trồng dưa chuột bao tử và cà chua bao tử là liên kết trực tiếp và liên kếtgián tiếp Trong đó liên kết trực tiếp là mua bán thỏa thuận, liên kết gián tiếp có thôngqua hợp đồng văn bản vơi HTX và hợp đồng miệng với hộ thu gom

Liên kết trực tiếp mua bán tự do là hình thức liên kết đơn giản, donah nghiệp

và người dân chủ động trong liên kết Hai bên không có mối quan hệ ràng buộc nào.Công ty thực hiện hình thức liên kết này tại xã Xương Lâm Lạng Giang, Huyện LụcNam và Tân Yên Bắc Giang, huyện Lý Nhân Hà Nam Công ty đưa xe xuống tậnđiểm thu mua, giá thu mua là giá thị trường và trả tiền ngay cho hộ Với hình thứcnày công ty cần chủ động được nguồn tiềm mặt lớn để đảm bảo được sản lượng thumua

Liên kết gián tiếp thông qua kí hợp đồng văn bản với HTX là hình thức liênkết bền vững, đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguyên liệu đàu vào cho công

ty Hợp đồng được kí mỗi vụ một làn, hộ nông dân được trả một mức giá theo hợpđồng, được cung cấp giống tốt, hỗ trợ gièo cắm, hỗ trợ kĩ thuật, bao tiêu phẩm đầu rathông qua HTX chuyển đến hộ nông dân trong vùng

Liên kết gián tiếp thông qua hộ thu gom: là hình thức thu mua đơn giản hơn,không ràng buộc nhiều như liên kết với, công ti thông qua hộ thu gom quen biết thumua rau nguyên liệu cho công ty Hình thức này công ty không phải đầu tư nhiều dokhông có ràng buộc vơi hộ, song để đảm bảo chất lượng hàng hóa công ty bán giống

và tập huấn kĩ thuật cho bà con

Trang 6

Mỗi hình thức lại có mặt mạnh mặt yếu riêng, khi kết hợp với những có hội vàthách thức mà thị trường đem lại công ty sẽ có được những giải pháp đối với từnghình thức một nhằm đảm bảo được nguồn đầu vào sản xuất.

Các hình thức liên kết của công ty G.O.C với hộ nông dân trồng rau nguyênliệu chịu sự tác động của một số yếu tố như: tính không ổn định trong sản xuất, mâuthuẫn phát sinh trong quá trình liên kết, hành lang pháp lý, khả năng tiếp cận thôngtin thị trường, một số yếu tố từ phía công ty G.O.C, từ phía trung gian, từ phía hộnông dân Để khắc phục những ảnh hưởng của các yếu tố trên chúng tôi đề ra một số

đề xuất cho các bên tham gia liên kết nhằm hoàn thiện các hình thức liên kết này

Trang 7

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Tóm tắt nhưng kết quả nghiên cứu của đề tài iii

Mục lục vi

Danh mục bảng xi

Danh mục sơ đồ xii

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

1.2.1 Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: 4

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5

2.1 LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT 5

2.1.1 Khái niệm về liên kết 5

2.1.2 Tác dụng của liên kết 6

2.1.3 Nguyên tắc của liên kết 8

2.1.4 Các hình thức liên kết 10

2.2 HÌNH THỨC LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ HỘ NÔNG DÂN 12

2.2.1 Các khái niệm 12

2.2.1.1 Doanh nghiệp 12

2.2.1.2 Hộ nông dân 15

2.2.1.3 Hợp tác xã 16

2.2.2 Các hình thức liên kết giữa doanh nghiệp chế biến và hộ nông dân 17

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết của doanh nghiệp chế biến và hộ nông dân trồng nguyên liệu 18

2.2.3.1 Các yếu tố từ doanh nghiệp chế biến 18

Trang 8

2.2.3.2 Các yếu tố từ hộ nông dân 19

2.2.3.3 Các yếu tố từ tổ chức khác 20

2.3 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT CỦA SẢN XUẤT RAU NGUYÊN LIỆU 21

2.3.1 Giá trị kinh tế của rau nguyên liệu 21

2.3.2 Đặc điểm kĩ thuật khi trồng rau nguyên liệu 22

2.4 CÁC CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ23 2.5 LIÊN KẾT KINH TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN VỚI CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 25

2.5.1 Tình hình liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp chế biến với các hộ nông dân trên thế giới 25

2.5.2 Tình hình liên kết kinh tế của các doanh nghiệp chế biến với các hộ nông dân trồng rau nguyên liệu tại Việt Nam 28

2.6 NHỮNG NHẬN XÉT RÚT RA TỪ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 30

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

3.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CPCBTPXK G.O.C 32

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty CBTPXK G.O.C 32

3.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty G.O.C 32

3.1.3 Điều kiện kinh tế của công ty 36

3.1.3.1 Cơ cấu lao động 36

3.1.3.2 Nguồn vốn 39

3.1.4 Vùng nguyên liệu của công ty CPCBTPXK G.O.C 40

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 40

3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 41

3.2.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp 41

3.2.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp 42

3.2.3 Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin 44

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 44

3.2.4.1 Phương pháp phân tích định tính 44

3.2.4.2 Phương pháp phân tích định lượng 45

3.3.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 46

3.3.5.1 Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất 46

Trang 9

3.3.5.2 Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh của công ty khi có liên kết 46

3.3.5.3 Các chỉ tiêu thể hiện liên kết 46

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48

4.1 TÌNH HÌNH LIÊN KẾT CỦA CÔNG TY VỚI CÁC HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU NGUYÊN LIỆU 48

4.1.1 Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty COCBTPXK G.O.C 48

4.1.2 Tình hình liên kết của công ty với các hộ nông dân trồng rau nguyên liệu 52

4.2 MỘT SỐ HÌNH THỨC LIÊN KẾT GIỮA CÔNG TY VÀ CÁC HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU NGUYÊN LIỆU 54

4.2.1 Liên kết trực tiếp 54

4.2.1.1 Quá trình hình thành liên kết tự do 54

4.2.1.2 Đối tượng tham gia liên kết 55

4.2.1.3 Kết quả đạt được và hạn chế của liên kết tự do 56

4.2.2 Liên kết gián tiếp thông qua hợp tác xã (HTX) 59

4.2.2.1 Quá trình hình thành 59

4.2.2.2 Đối tượng, thời gian kí hợp đồng 60

.2.2.3 Các khoản ứng trước cho hộ nông dân của công ty G.O.C 62

4.2.2.4 Các chính sách hỗ trợ sau đầu tư của công ty G.O.C 62

4.2.2.5 Phương thức thu mua của công ty G.O.C đối với hộ nông dân trồng rau nguyên liệu 63

4.2.2.6 Giá thu mua rau nguyên liệu của công ty G.O.C 63

4.2.2.7 Hợp đồng kinh tế 66

4.2.2.8 Kết quả đạt được 67

4.2.3 Liên kết gián tiếp thông qua hộ thu gom 76

4.2.3.1 Quá trình hình thành 76

4.2.3.2 Đối tượng liên kết 77

4.2.3.3 Phương thức thu mua giá thu mua và phương thức thanh toán của công ty CPCBTPXK G.O.C với hộ trung gian 77

4.2.3.4 Quyền lợi nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia liên kết 78

4.2.3.5 Kết quả đạt được 78

Trang 10

4.3 PHÂN TÍCH SWOT VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT CỦA CÔNG TY CPCBTPXK G.O.C VỚI CÁC HỘ NÔNG DÂN TRỒNG

RAU NGUYÊN LIỆU 80

4.3.1 Phân tích SWOT của các hình thức liên kết 80

4.3.1.1 Liên kết trực tiếp 80

4.3.1.2 Liên kết gián tiếp thông qua hộ thu gom 82

4.3.1.3 Liên kết gián tiếp thông qua HTX 84

4.3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng tới các hình thức liên kết với hộ trồng rau nguyên liệu của công ty CPCNTPXK G.O.C 86

4.3.2.1 Tính không ổn định của sản xuất 86

4.3.2.2 Mâu thuẫn phát sinh trong liên kết 88

4.3.2.3 Hành lang pháp lý 89

4.3.2.4 Một số yếu tố từ phía công ty G.O.C 90

4.3.2.5 Một số yếu tố từ phía HTX 91

4.3.2.6 Một số yếu tố từ phía hộ thu gom 92

4.3.2.7 Một số yếu tố từ phía hộ nông dân huyện Lạng Giang 93

4.4 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC LIÊN KẾT CỦA CÔNG TY CPCBTPXK G.O.C VỚI CÁC HỘ NÔNG DÂN TRỒNG RAU NGUYÊN LIỆU 94

4.4.1 Đối với công ty CPCBTPXK G.O.C 94

4.4.1.1 Bổ sung một số điểm trong hợp đồng kí với trung gian 94

4.4.1.2 Hoàn thiện phương thức thanh toán tiền cho hộ trồng rau nguyên liệu 94

4.4.1.3 Thay đổi hình thức liên kết đối với hộ thu gom 95

4.4.1.4 Mở rộng dần vùng nguyên liệu trên địa bàn huyện 95

4.4.1.5 Tổ chức tọa đàm với trung gian và hộ nông dân trồng rau nguyên liệu 95

4.4.1.6 Xây dựng phương án chia sẻ rủi ro giữa các bên tham gia liên kết 96

4.4.2 Đối với các hộ nông dân trồng rau nguyên liệu 96

4.4.3 Đối với trung gian 97

4.4.4 Đối với hành lang pháp lý 98

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99

5.1 KẾT LUẬN 99

5.2 KIẾN NGHỊ 100

Trang 11

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 2

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Cơ cấu lao động của công ty G.O.C từ 2007 - 2009 38

Bảng 3.2: Cơ cấu vốn của công ty từ 2007 đến 2009 39

Bảng 3.3: Dự kiến điều tra hộ nông dân trồng rau nguyên liệu 41

Bảng 3.4: Dự kiến thu thập số liệu 42

Bảng 4.1: Tình hình thu mua rau nguyên liệu của công ty từ 2007 đến 2009 49

Bảng 4.2: Số lượng sản xuất và xuất khẩu một số sản phẩm chính của công ty 51

Bảng 4.3: Sản lượng thu mua rau nguyên liệu của công ty G.O.C thông qua các hình thức liên kết từ 2007 đến 2009 53

Bảng 4.4: Tình hình thu mua rau nguyên liệu của công ty G.O.C theo hình thức tự do từ 2007 đến 2009 57

Bảng 4.5: Giá thu mua bình quân qua các năm theo hình thức tự do 58

Bảng 4.6: Giá kí hợp đồng thu mua rau nguyên liệu của công ty qua các năm 64

Bảng 4.7: Giá thu mua dưa chuột bao tử vụ thu đông của công ty G.O.C qua 3 năm 65

Bảng 4.8: Số hộ kí hợp đồng trồng rau nguyên liệu cho công ty G.O.C thông qua HTX từ 2007 - 2009 69

Bảng 4.9: Diện tích rau nguyên liệu thông qua kí hợp đồng với HTX của công ty G.O.C từ 2007 - 2009 71

Bảng 4.10: Sản lượng thu mua của công ty thông qua HTX từ 2007 - 2009 73

Bảng 4.11: Sản lượng rau nguyên liệu thu mua của các hộ thu gom từ 2007 - 2009 79

Bảng 4.12 Ma trận SWOT của liên kết trực tiếp 80

Bảng 4.13: Phân tích SWOT của hình thức liên kết qua hộ thu gom 83

Bảng 4.14: Phân tích SWOT của hình thức liên kết thông qua HTX 84

Trang 13

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty CPCBTPXK G.O.C 33

Sơ đồ 4.1: Các hoạt động trong liên kết tự do 55

Sơ đồ 4.2: Hoạt động trong liên kết thông qua HTX 59

Sơ đồ 4.3: Các hoạt động của liên kết thông qua hộ thu gom 76

Trang 14

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Nông nghiệp, nông dân, phát triển nông thôn là một chương trình trọngđiểm của Đảng và chính phủ Việt Nam Nông - lâm - thủy sản đóng góp 25%GDP, 30% kim ngạch xuất khẩu và thu hút 73% dân số nông thôn tham giasản xuất nông nghiệp và các hoạt động có liên quan Trong ngành nôngnghiệp, chế biến nông sản đóng một vai trò quan trọng trong việc làm tăng giátrị sản lượng nông nghiệp cũng như nâng cao và đa dạng hóa sản phẩm nôngnghiệp Lĩnh vực này đang nổi lên như một ngành kinh tế năng động gópphần to lớn vào quá trình phát triển công nghiệp và xuất khẩu

Tuy nhiên, sản xuất và chế biến nông sản của nước ta còn thấp, vẫnmang tính tự phát, sức cạnh tranh của sản phẩm chế biến chưa cao, chất lượngsản phẩm chế biến chưa phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường, sựliên kết giữa sản xuất, chế biến tiêu thụ chưa phát triển mạnh Nhằm thúc đẩy

sự phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại, tạo điều kiện cho ngườisản xuất yên tâm đầu tư tăng năng suất chất lượng sản phẩm, doanh nghiệpchế biến có nguồn nguyên liệu ổn định đảm bảo số lượng và chất lượng nênvấn đề liên kết giữa các hộ nông dân sản xuất nguyên liệu và các doanhnghiệp chế biến đang thu hút được sự quan tâm của nhà nước và các ngành cóliên quan

Thực tế cho thấy quá trình liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân cònbộc lộ nhiều hạn chế như: nhiều địa phương chưa thực sự tập trung chỉ đạoquyết liệt việc triển khai thực hiện; hộ nông dân chưa thực sự gắn bó và thựchiện cam kết đã kí, tỉ lệ nông sản hàng hóa tiêu thụ qua liên kết hợp đồng cònthấp; doanh nghiệp chưa quan tâm tới vùng nguyên liệu, chưa điều chỉnh hợp

Trang 15

đồng đảm bảo lợi ích cho nông dân khi có biến động về giá… Nguyên nhânchủ yếu là do: mối quan hệ hợp tác giữa doanh nghiệp và nông dân chưa thực

sự gắn kết, việc thực hiện cam kết chưa đồng bộ, thiếu động lực, chưa đảmbảo lợi ích trong quan hệ liên kết, thiếu một chế tài để gắn quyền và nghĩa vụcủa các bên tham gia Với những nguyên nhân trên đã làm cho liên kết giữanông dân và doanh nghiệp thiếu bền vũng, làm cho sản xuất bị đình đốn, nôngdân không bán được sản phẩm, doanh nghiệp thiếu nguyên liệu…

Trong những năm gần đây Bắc Giang trở thành một trong nhữngtrung tâm chế biến nông sản lớn ở miền Bắc với gần chục nhà máy đanghoạt động, trong đó nhiều nhà máy có dây chuyền hiện đại, công suất lớn,chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu thị trường thế giới Kim ngạchxuất khẩu hàng nông sản cũng tăng nhanh Năm 2008, kim ngạch xuất khẩuhàng nông sản toàn tỉnh đạt 17 triệu USD thì năm 2009 ước đạt hơn 20triệu USD Theo thống kê của Sở Công Thương, toàn tỉnh có 9 doanhnghiệp tham gia ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản cho nông dân với côngsuất tiêu thụ 45 - 50 nghìn tấn/năm Trong đó, mặt hàng rau quả, diện tíchđược bao tiêu khoảng 550 ha với sản lượng 22 - 25 nghìn tấn/năm, đáp ứng

50 -55% công suất của các nhà máy

Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C nằm trong khucông nghiệp Lạng Giang Bắc Giang là một trong số những công ty thành côngtrong chế biến rau quả xuất khẩu trên toàn tỉnh Là một doanh nghiệp tươngđối trẻ so với những doanh nghiệp trên địa bàn (đi vào sản xuất năm 2006)nhưng đã tạo được thương hiệu có uy tín trên thị trường thế giới Trong năm

2009 công ty đã sản xuât và xuất khẩu khoảng 400 Container tăng khoảng15% so với năm 2008, giá trị xuất khẩu khoảng 3 triệu USD Để có đượcnhững thành công này, ngoài dây chuyền sản xuất hiện đại thì nguồn nguyênliệu của công ty cũng phải ổn định và đảm bảo chất lượng Chính vì thế trongnhững năm đầu tiên đi vào sản xuất cho tới nay công ty luôn chý ý tới việc

Trang 16

phát triển vùng nguyên liệu, đặc biệt là vấn đề liên kết với các hộ nông dântrồng rau nguyên liệu tại huyện Lạng Giang Từ năm 2006 đến nay công ty có

tổ chức một số các hình thức liên kết với các hộ trồng rau nguyên liệu Tuynhiên việc liên kết này chưa thực sự đem lại kết quả và hiệu quả như mongmuốn, nguyên liệu thu mua trên toàn huyện mới đáp ứng khoảng 70% côngsuất của nhà máy Thực tế công ty đã có các hình thức nào để liên kết với các

hộ nông dân trồng rau nguyên liệu? Tại sao các hình thức liên kết này lạikhông có hiệu quả? Làm thế nào để hoàn thiện các hình thức liên kết của công

ty với các hộ nông dân trồng rau nguyên liệu để các hình thức này phát huyhết vai trò và khả năng của chúng? Để góp phần làm rõ những câu hỏi trên

chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu các hình thức liên kết với hộ

nông dân trồng rau nguyên liệu của công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C Lạng Giang Bắc Giang”

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng các hình thức liên kết của công ty cổphần chế biến thực phẩm xuất khẩu (CPCBTPXK) G.O.C với hộ nông dânsản xuất rau nguyên liệu mà đề xuất các giải pháp chủ yếu khắc phụcnhững khó khăn và phát triển mối liên kết “doanh nghiệp – nông dân” mộtcách bền vững

Trang 17

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục những khó khăn

và hoàn thiện các hình thức liên kết giữa công ty CPCBTPXK G.O.C với hộnông dân trồng rau nguyên liệu nói riêng và các hình thức liên kết nói chung;

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính là:

- Các hộ nông dân trồng rau nguyên liệu (trồng dưa chuột bao tử và càchua bao tử);

- Các hộ nông dân trồng rau nguyên liệu có tham gia liên kết

- Trung gian liên kết HTX nông nghiệp, hộ thu gom;

- Các cơ chế chính sách của công ty CPCBTPXK G.O.C liên quan đếnliên kết

- Các cơ quan hiệp hội có liên quan: hộ nông dân; UBND; hiệp hộidoanh nghiệp chế biến nông sản; sở nông nghiệp và phát triển nông thôn…

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:

1 Phạm vi không gian:

Công ty cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu G.O.C khu công nghiệpTân Xuyên, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang và một số xã có hộ nông dânliên kết sản xuất rau nguyên liệu cho công ty tại huyện Lạng Giang

2 Phạm vi thời gian

- Thời gian thu thập số liệu: Số liệu thu tập để phục vụ cho nghiên cứu lấy từnăm 2007 đến năm 2009, điều tra hộ năm 2010, các giải pháp và đề xuất chonăm 2011

3 Phạm vi nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu chuyên sâu: Mô tả và phân tích thực trạngmột số hình thức liên kết chủ yếu giữa công ty CPCBTPXK G.O.C với hộnông dân trồng rau nguyên liệu; từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiệncác hình thức liên kết này

Trang 18

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 LÝ LUẬN VỀ LIÊN KẾT

2.1.1 Khái niệm về liên kết

Thông thường người ta hay dùng từ liên kết để chỉ một bộ phận gianhập một tổng thể, tuy nhiên liên kết kinh tế không bao hàm một ý nghĩa rõràng như vậy Sau đây là một số các quan điểm về liên kết

Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học của viện nghiên cứu và phổ biến tri

thức bách khoa thì “Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác phối hợp hoạt động

do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo hướng có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật của nhà nước Mục tiêu của liên kết kinh tế là tạo ra sự ổn định của các hoạt động kinh tế thông qua các quy chế hoạt động để tiến hành phân công sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng của các đơn vị tham gia liên kết để tạo ra thị trường chung, bảo vệ lợi ích cho nhau”.

David W.Pearce (1999) trong từ điển Kinh tế học hiện đại cho rằng

“Liên kết kinh tế chỉ là tình huống khi mà các khu vực khác nhau của một nên kinh tế thường là khu vực công nghiệp và nông nghiệp hoạt động phối hợp với nhau một cách có hiệu quả và phụ thuộc lẫn nhau, là một yếu tố của quá trình phất triển Điều kiện này thường đi kèm với sự tăng trưởng bền vững”

Tác giả Trần Văn Hiếu (2005) cho rằng: “Liên kết kinh tế là quá trình

thâm nhập, phối hợp với nhau trong sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh

tế dưới hình thức tự nguyện nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh theo hướng

có lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật, thông qua hợp đồng kinh tế khai thác tốt các tiểm năng của các chủ thể tham gia liên kết Liên kết kinh tế có thể

Trang 19

tiến hành theo chiều dọc hoặc chiều ngang, trong nội bộ ngành hoặc các ngành, trong một quốc gia hay nhiều quốc gia, trong khu vực và quốc tế”.

Nói một cách tổng quát thì: liên kết kinh tế được hiểu là các hình thứcphối hợp hoạt động do các đơn vị kinh tế tiến hành để cùng nhau bàn bạc và

đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến công việc sản xuất kinhdoanh của mình nhằm thúc đẩy sản xuất theo hướng có lợi nhất Hình thứcliên kết kinh tế là một hoặc một tập hợp những hình thức, những phươngthức, những kiểu của liên kết kinh tế giữa các chủ thể kinh tế Hình thức liênkết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân là hình thức liên kết kinh

tế giữa một bên là doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông sản với nông dân

là những người sản xuất và cung ứng nông sản nguyên liệu để sản xuất ra sảnphẩm phục vụ nhu cầu xã hội

2.1.2 Tác dụng của liên kết

1 Liên kết kinh tế nói chung

Liên kết là một hình thức đảm bảo đem lại lợi ích chắc chắn cho cácbên có liên quan Liên kết kinh tế có tác dụng:

- Tăng cường liên minh công nông tri thức: việc chuyển đổi phươngthức sản xuất nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá thì việcliên minh công nông tri thức có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó giúp cho quátrình sản xuất- chế biến- tiêu thụ được hiệu quả hơn

- Thực hiện quan hệ hợp tác: Qua liên kết tăng cường quan hệ hợp tácgiữa các bên, giúp cho quan hệ cung cầu phù hợp và hiệu quả hơn

- Giải quyết quan hệ phân phối: thông qua liên kết vấn đề phân phối thunhập, trách nhiệm quyền hạn của các bên tham gia liên kết được cụ thể hơn,sản phẩm đến với người tiêu dùng mạnh hơn

- Thúc đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuât: Liên kết giúp cho việc vận dụng,

sử dụng các tiến bộ mới vào sản xuất sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, chấtlượng sản phẩm làm ra tốt hơn

Trang 20

2 Liên kết giữa doanh nghiệp chế biến và nông dân sản xuất nguyên liệu

Đối với việc liên kết giữa doanh nghiệp chế biến và các hộ sản xuấtnguyên liệu, tác dụng của nó được thể hiện:

- Chuyển một phần lợi nhuận của người mua bán trung gian hoặc công

ty kinh doanh sang cho người sản xuất trực tiếp và trực tiếp đầu tư phát triểnvùng nguyên liệu

- Chia sẻ một phần rủi ro trong sản xuất nông nghiệp sang cho các cơ

sở chế biến, tiêu thụ tham gia gánh chịu, người sản xuất nông nghiệp chỉ cònchịu rủi ro trong khâu sản xuất nguyên liệu

- Nối kết thông tin hai chiều giữa người tiêu dùng với người sản xuất,nhờ đó sản phẩm đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh antoàn thực phẩm do thị trường đòi hỏi, trên cơ sở đó tăng được năng lực cạnhtrạnh và nâng cao được giá trị sản phẩm

- Thông qua liên kết tập trung được nhiều hộ sản xuất tiểu nôngnhỏ lẻ thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với chất lượng đồngđều và ổn định

- Gắn kết được công nghiệp chế biến và hoạt động kinh doanh dịch vụvới địa bàn kinh tế nông thôn, góp phần quan trọng chuyển đỏi cơ cấu kinh tếnông thôn theo hướng đa dạng hóa, công nghiệp hóa thúc đẩy liên kết nôngnghiệp - công nghiệp phát triển

- Thông qua liên kết, các đơn vị kinh tế, các tổ chức kinh tế có điềukiện hỗ trợ giúp đỡ hộ nông dân, giúp các nhóm hộ, hợp tác xã, phát triển, tạo

ra những khả năng để phát triển năng lực nội tại của kinh tế hộ, đồng thời tạolập môi trường kinh tế - xã hội cho kinh tế nông nghiệp nông thôn phát triển

Có thể tóm tắt lợi ích của quá trình thực hiện liên kết giữa hộ nông dân

và công ty chế biến như sau:

Trang 21

* Đối với người sản xuất nguyên liệu đặc biệt là các hộ nông dân

+ Đảm bảo được thị trường tiêu thụ, giảm rủi ro về giá cả đối với nôngdân sản xuất

+ Được thông tin về thị trường và được hỗ trợ các yếu tố sản xuất nhưgiống, phân bón, thuốc trừ sâu đồng thời tạo cơ hội cho hộ tiếp cận đượcvới công nghệ sản xuất tiên tiến

+ Ổn định phát triển sản xuất, tăng thi nhập, xóa đói giảm nghèo chomột bộ phận các hộ nông dân ở vùng khó khăn

* Đối với các doanh nghiệp chế biến

+ Đảm bảo có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định với chất lượng cao,đồng đều, đáp ứng được yêu cầu ký thuật của sản xuất nên có thể mở rộngđược quy mô hoạt động, tăng được chất lượng sản phẩm đầu ra

+ Do có nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, nên các đơn vị giảm chiphí thu mua nguyên liệu, tạo nhiều khả năng hạn giá thành và nâng cao hiệuquả sản xuất kinh doanh

+ Giảm thiểu được rủi ro nên các doanh nghiệp có thể lập kế hoạch sảnxuất kinh doanh lâu dài, ổn định và phát triển bền vững

2.1.3 Nguyên tắc của liên kết

Quá trình liên kết kinh tế muốn bền chặt và có hiệu quả phải đảm bảonhững nguyên tắc sau:

Một là, phải đảm bảo sản xuất kinh doanh của các chủ thể tham gia liên

kết phát triển và có hiệu qủa ngày càng tăng

Dù liên kết kinh tế dưới hình thức và mức độ nào đi nữa thì yêu cầucủa hoạt động liên kết kinh tế ấy phải đảm bảo để sản xuất và kinh doanhcủa các chủ thể tham gia không ngừng được phát triển doanh thu ngày càngtăng, năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng cao Liên kết kinh tếphải phù hợp với nhu cầu thị trường, giá thành hạ, đem lại nhiều lợi nhuận

Trang 22

cho các chủ thể trên cơ sở giá bán và chất lượng của sản phẩm được ngườitiêu dùng chấp nhận.

Hai là, phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện và tự chụi trách nhiệm giữa

các bên tham gia liên kết

Các hoạt động hợp tác, liên kết kinh tế giữa các chủ thể tham gia đượcthực hiện một cách thuận lợi, trôi chảy, thành công và đem lại hiệu quả caokhi các chủ thể tự nguyện tìm đến với nhau, tự thỏa thuận quan hệ hợp tác,liên kết làm ăn với nhau lâu dài trên tinh thần bình đẳng, cùng chịu tráchnhiệm đến cùng về các thành công cũng như thất bại và rủi ro Tất cả các hìnhthức liên kết và hợp tác kinh tế, các tổ chức liên kết kinh tế được thiết lập trên

cơ sở những ý đồ không xuất phát từ nguyên tắc tự nguyện, từ những liên hệtất yếu về phương diện kinh tế

Ba là, phải đảm bảo sự thống nhất hài hòa lợi ích kinh tế giữa các bên

tham gia liên kết

Lợi ích kinh tế chính là động lực thúc đẩy các bên tham gia liên kết vớinhau, là chất kết dính với nhau trong quá trình liên kết Các bên tìm đến nhauthỏa thuận tiến hành hợp tác, liên kết với nhau vì họ tìm thấy lợi ích lâu dài.Cho nên việc đảm bảo thống nhất hài hòa lợi ích các bên tham gia liên kết sẽtạo nên chất kết dính bền vững Khi lợi ích kinh tế của một hoặc một số chủthể nào đó bị xâm phạm hoặc thiếu sự công bằng, thống nhất thì sẽ tạo ra sựrạn nứt của mối liên kết bền vững, dẫn đến sự phá vớ tổ chức liên kết, mốiliên kết đã được thiết lập Sự phân chia lợi nhuận, phân bổ thiệt hại, rủi ro,các tính toán về chi phí, giá cả… cần được tiến hành thỏa thuận một cáchcông khai dân chủ, bình đẳng trên cơ sở đóng góp của các bên liên kết

Bốn là, phải được thực hiện trên cỏ sở những ràng buộc pháp ký giữa

các bên tham gia liên kết, thông qua hợp đồng liên kết kinh tế

Hợp đồng kinh tế là khế ước, là những thỏa thuận, những điều khoảnràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi giữa các bên tham gia liên kết,

Trang 23

được pháp luật thừa nhận và bảo hộ Đối với hoạt động liên kết kinh tế lànhững mối quan hệ kinh tế ổn định lâu dài, cần phải thực hiện thông qua hợpđồng kinh tế Nó còn là những căn cứ để các bên tiến hành đàm phán giảiquyết những bất đồng, tranh chấp nhỏ xẩy ra giữa các bên làm cho các quan

hệ kinh tế ngày càng bền chặt hơn

Liên kết kinh tế giữa các quốc gia: là liên kết hợp tác kinh tế giữa cácnước có một điểm tương đồng nào đó hoặc bổ sung cho nhau ví dụ như nướcnông nghiệp với nước công nghiệp, nước phát triển và nước đang phát triển;hay là sự liên kết giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế như Việt Namvới ASEAN, Việt Nam với WTO … Liên kết kinh tế này ban đầu hình thànhtrong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, dần dần phát triển sang các lĩnh vực sảnxuất, dịch vụ, tài chính, nghiên cứu khoa học với nhiều hình thức: hợp tác sảnxuất, trao đổi công nghệ, hợp tác về đầu tư, về tài chính, tín dụng, thông tinliên lạc, giao thông vận tải… Chính việc liên kết này đã giúp xác lập cáckhông gian kinh tế rộng lớn hơn, an toàn hơn cho các hoạt động kinh tế củamỗi đối tác tham gia trên cơ sở phân công và hợp tác lao động trong liênminh Song, kinh tế thế giới không phải là một thực thể thuần nhất, mà làtổng thể các chế độ kinh tế - xã hội khác nhau cùng tồn tại Do đó, mỗi quốcgia thường có chiến lược, chính sách về phát triển quan hệ kinh tế đối ngoạiphù hợp, vừa nhằm bảo vệ, phát triển nền kinh tế của nước mình có lợi nhất,vừa ngăn ngừa những tác động tiêu cực từ bên ngoài đến mọi lĩnh vực của đời

Trang 24

sống đất nước Liên kết ở tầm vĩ mô là tiền đề tốt để thúc đẩy thiết lập và mởrộng các quan hệ liên kết kinh tế ở tầm vi mô, tầm doanh nghiệp

2 Ở tầm vi mô

Liên kết được thực hiện thông qua sự thiết lập các mối quan hệ hợp táclàm ăn giữa các chủ thể trong nền kinh tế thông qua nhiều hình thức khácnhau như:

Liên kết ngang: liên kết diễn ra giữa các chủ thể, các doanh nghiệp

hoạt động trong cùng một ngành Hình thức này được tổ chức dưới nhiềudạng, có thể thông qua các hiệp hội như hiệp hội mía đường, hiệp hội bòsữa…các cơ sở hoạt động độc lập vơi nhau và thong qua một bộ máy kiểmsoát chung Với hình thức liên kết này, ngành nông nghiệp có thể hạn chếđược sự ép cấp ép giá nông sản của các cơ sở chế biến nhờ sự làm chủ thịtrường

Liên kết dọc: liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng một dây

chuyền công nghệ sản xuất Nó được thực hiện thao trật tự các khâu trong quátrình sản xuất kinh doanh như liên kết kinh tế giữa sản xuất và chế biến hoặcsản xuất – chế biến – tiêu thụ Hiện nay chuỗi liên kết “4 nhà” trong nôngnghiệp đang được chú trọng, hình thức này đã được thực hiện qua việc kí kếthợp đồng giữa các doanh nghiệp và nông dân và bước đầu có tác dụng

Liên kết nghiêng: liên kết giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực nghiên

cứu

Liên kết hình sao: liên kết mà trung tâm là một doanh nghiệp chủ đạo

và một loạt doanh nghiệp khác hoạt động xoay quanh nó

Thầu phụ: hợp tác cung ứng các chi tiết, dịch vụ của các nhà thầu cho

công ty mẹ để sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh …

Việc đẩy mạnh liên kết ở tầm vi mô, đến một mức độ nhất định sẽ tác độngngược lại đối với liên kết vĩ mô, nó buộc các quan hệ liên kết vĩ mô phải phát triển,chuyển hóa theo hướng thuận lợi cho liên kết vi mô phát huy tác dụng

Trang 25

2.2 HÌNH THỨC LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN VÀ HỘ NÔNG DÂN

2.2.1 Các khái niệm

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, liên kết giữa doanh nghiệpchế biến và các hộ nông dân được chia là hai loại là liên kết trực tiếp và liênkết gián tiếp Liên kết trực tiếp gồm có kí hợp đồng văn bản với nông dân,hợp đồng miệng với hộ nông dân hoặc mua bán tự do trên thị trường Liên kếtgián tiếp là hình thức doanh nghiệp chế biến mua sản phẩm của nông hộthông qua một tổ chức trung gian bất kì nào đó như HTX, trưởng thôn, ngườithu gom…

Sau đây là một số khái niệm về các tổ chức tham gia liên kết

2.2.1.1 Doanh nghiệp

Theo điều luật doanh nghiệp Việt Nam thì: Doanh nghiệp là tổ chứckinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinhdoanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt độngkinh doanh Có những loại hình tổ chức kinh doanh sau: công ty trách nhiệmhữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộcmọi thành phần kinh tế (sau đây gọi chung là doanh nghiệp); nhóm công ty(Điều 4 Luật doanh nghiệp Việt Nam)

Đối với một doanh nghiệp, lợi nhuận luôn được đặt là mục tiêu hàngđầu Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có tốt hay không còn phụ thuộcvào rất nhiều yếu tố Trong đó có những nhân tố chủ quan và nhân tố kháchquan ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Nhân tố chủ quan là những nhân tố do bản thân doanh nghiệp đem lại

có ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như tình hình cungcấp hàng hoá đầu vào, tình hình cung cấp nguyên vật liệu, chất lượng chủngloại hàng hoá, sản phẩm sản xuất ra, phương thức bán hàng, chiến lược thị

Trang 26

trường, tiếp thị, tổ chức và kỹ thuật thương mại, trình độ cán bộ và năng lựcquản lý.

Thứ nhất, đối với tình hình cung cấp hàng hoá đầu vào cho kinh doanhthương mại hay thu mua nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất phụ thuộc vàovốn, tiền mặt, thị trường, cung ứng, năng lực vận chuyển, bảo quản, kho bãi.Đây chính là những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình cung cấp đầu vào

Thứ hai, đối với tình trạng dự trữ hàng hóa: hàng tồn kho phải đảm bảokhông để tình trạng thiếu hụt, không đủ khối lượng, làm mất khách hàng và

cơ hội kinh doanh Tuy nhiên, nếu hàng tồn kho quá lớn làm ứ đọng vốn dẫnđến tăng chi phí bảo quản hàng tồn kho ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Chính vì vậy phải có biện pháp bảo quản hợp lýđảm bảo được chất lượng cũng như số lượng hàng tồn của doanh nghiệp

Thứ ba, giá bán là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khốilượng tiêu thụ và doanh thu Giá bán phải phù hợp vừa thoả mãn được nhucầu tiêu dùng của khách hàng lại vẫn phải đảm bảo lợi nhuận cho doanhnghiệp

Thứ tư, chất lượng hàng hoá: đây là một yếu tố mà xu hướng xã hộingày càng đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã, bao bì hàng hoá Chú ý đến giáthành phải phù hợp giữa chất lượng và giá cả

Thứ năm, phương thức bán hàng: thể hiện phương thức thanh toán,quảng cáo, tiếp thị, lượng hoá các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ để

có chính sách kinh doanh phù hợp Tuỳ theo từng khách hàng, từng thị trườngtiêu thụ mà có phương thức bán hàng khác nhau

Thứ sáu, tổ chức kỹ thuật thương mại: thể hiện ở mạng lưới đại lý, bốtrí cửa hàng sao cho hàng hoá, sản phẩm được phân bố đồng đều ở các vùng

Bố trí mạng lưới đại lý lớn ở thị trường tiêu thụ mạnh

Thứ bảy, đổi mới công nghệ: đổi mới công nghệ là cải tiến trình độkiến thức năng lực để có thể làm ra sản phẩm nhiều hơn với một số lượng đầu

Trang 27

vào như cũ hoặc có thể làm ra một lượng sản phẩm như cũ với khối lượng đầuvào ít hơn Có thể đổi mới sản phẩm hoặc đổi mới quy trình sản xuất, cả hainội dung đều quan trọng vì vậy cần phải tìm hiểu trước khi quyết định.

Thứ tám, tổ chức sản xuất: khâu tổ chức sản xuất cần phải được nhịpnhàng và ăn khớp giữa các bộ phận từ khâu thu mua nguyên vật liệu đến khâucuối cùng đóng gói và kiểm tra sản phẩm Tổ chức sản xuất tốt sẽ đảm bảođược cung ứng sản phẩm kịp thời, tiết kiệm được những khoản chi phí khôngcần thiết, điều đó ảnh hưởng một cách tích cực đến kết quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

Nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp hay còngọi là môi trường kinh doanh như chính sách vĩ mô của chính phủ nhằm ổnđịnh hoá như: chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, chính sách về tỷ giá hốiđoái và những nguyên nhân thuộc về khách hàng

Một là, tình hình xã hội: biến động về cơ cấu nền kinh tế và xu hướngphát triển chung của toàn xã hội

Hai là, mức thu nhập của người tiêu dùng, trong đó nhu cầu tiêu dùng

có mối quan hệ thuận biến với thu nhập

Ba là, thay đổi về nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng, nhu cầu đó

là tự nhiên hay mong muốn

Bốn là, tình hình thế giới và khu vực, các khuynh hướng thương mại,

xu thế hội nhập, khu vực hoá và toàn cầu hoá

Năm là, tiến trình quan hệ ngoại giao, hợp tác và đầu tư của nước ta vớicác nước khác trên thế giới

Sáu là, những nguyên nhân bất thường: thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn

Bảy là, chính sách vĩ mô của chính phủ ảnh hưởng đến kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ chính sách ảnh hưởng đến doanhthu từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận (Nguyễn Năng Phúc, 2003)

Trang 28

Như vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộcbởi hai yếu tố chủ quan và khách quan Nhà quản lý cần phải phân tích cụ thểriêng biệt giữa hai nhân tố tác động này để có những điều chỉnh cho phù hợp

và hiệu quả,

2.2.1.2 Hộ nông dân

Chủ thể chính trong sản xuất nông nghiệp nước ta chính là kinh tế hộnông dân Nghiên cứu về sự phát triển của kinh tế hộ nông dân trong sản xuấtnông- lâm- ngư nghiệp trong những năm vừa qua ở nước ta có thể rút ra một

số nét cơ bản về loại chủ thể này như sau:

Thứ nhất, các loại tư liệu sản xuất cơ bản từ đất đai đến các loại máy

móc, sức kéo súc vật được sử dụng hợp lý và được chăm sóc tốt hơn trên cơ

sở hộ có quyền tự chủ trong sở hữu và quyền sở hữu

Thứ hai, tính tự chủ của kinh tế hộ trong sản xuất nông – lâm - ngư

nghiệp đã thúc đẩy khả năng tự đầu tư, kể cả đầu tư tiền vốn và lao động vàosản xuất, quản lý chặt chẽ sản phẩm làm ra và tính toán kỹ hiệu quả các hoạtđộng sản xuất kinh doanh

Thứ ba, phát triển kinh tế hộ đã phát huy được động lực của nguyên tắc

phân phối theo lao động Ai làm nhiều, làm tốt thì được hưởng nhiều

Thứ tư, phát triển kinh tế hộ đã giải quyết được một bước cơ bản về

việc làm, nâng cao thu nhập ở các vùng nông thôn trong cả nước

Bên cạnh những tác động tích cực kể trên, bản thân sự phát triển kinh tế

hộ nông dân ở nước ta thời gian qua cũng bộc lộ một số nhược điểm sau:

Một là, quy mô kinh tế của mỗi hộ rất nhỏ, do bị kìm hãm bởi bình

quân diện tích đất canh tác thấp, thêm vào đó phần lớn kinh tế hộ là thuầnnông và độc canh sản xuất lúa nên giá trị sản xuất thấp, dẫn đến tổng thu nhậpthấp, khả năng tiết kiệm để tái sản xuất mở rộng rất hạn hẹp

Hai là, khả năng sản xuất hàng hoá của kinh tế hộ không đồng đều, do

đó có sự khác biệt rất xa về trình độ sản xuất và hiểu biết về kinh doanh giữa

Trang 29

các hộ Điều đó dẫn đến sản phẩm hàng hoá của các hộ làm ra vừa thấp vừakhông đồng đều về cả chất lượng, mẫu mã và chủng loại Kết quả là rất khóchiếm lĩnh thị trường và nếu có bán thì giá tiêu thụ thấp và không thể xuấtkhẩu, từ đó làm cho sản xuất chịu nhiều thiệt thòi.

Ba là, kinh tế hộ không thể hoặc rất khó khăn trong việc tổ chức toàn

bộ quá trình sản xuất từ sản xuất hàng hóa đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm.Trong khi đó, sản xuất hàng hoá càng phát triển thì nhu cầu gắn với côngnghiệp chế biến và tiêu thụ càng tăng và càng đòi hỏi khắt khe hơn về chấtlượng, mẫu mã sản phẩm Nếu kinh tế hộ cố gắng tự tổ chức toàn bộ quátrình này quy mô cũng rất nhỏ bé, hiệu quả thấp Đối với các hộ thiếu vốn,thiếu hiểu biết thì càng không có khả năng tự làm tất cả các khâu này

Về các mặt mạnh và yếu của kinh tế hộ, có thể kết luận rằng: kinh tế hộ

là một thực thể tổ chức kinh tế khách quan, tồn tại lâu dài trong sản xuất nôngnghiệp và trong các hoạt động kinh tế khác ở nông thôn, nhưng không thểphát triển đơn độc, giữ nguyên quy mô nhỏ mà đòi hỏi ngày càng tăng về quy

mô chất lượng và mẫu mã sản phẩm Để hộ nông dân tự chủ sản xuất kinhdoanh có hiệu quả thì:

- Kinh tế hộ nông dân cần có sự hỗ trợ của nhà nước

- Kinh tế hộ nông dân tất yếu cần phải có sự liên kết hợp tác giữa các

hộ với nhau, cũng như các thành phần kinh tế khác đặc biệt là các doanhnghiệp chế biến nông sản

- Các hộ nông dân phải biết sử dụng hiệu quả những điều kiện thuận lợi

do các chính sách vĩ mô của nhà nước đem lại để phát triển kinh tế

2.2.1.3 Hợp tác xã

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, phápnhân (gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, gópsức lập ra theo quy định của Luật hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể củatừng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các

Trang 30

hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, gópphần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Hợp tác xã là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, có tư cách phápnhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốnđiều lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định củapháp luật

2.2.2 Các hình thức liên kết giữa doanh nghiệp chế biến và hộ nông dân

Trong nông nghiệp, các hình thức liên kết của các doanh nghiệp chếbiến với hộ nông dân ta xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau

1 Xét về cách thức tiếp cận lẫn nhau giữa nông dân với doanh nghiệp chế biến

- Hình thức liên kết kinh tế gián tiếp: doanh nghiệp chế biến chế biếnliên kết với hộ nông dân thông qua trung gian như người chuyên thu gom, chủtrang trại lớn, hợp tác xã…

- Hình thức liên kết kinh tế trực tiếp: doanh nghiệp chế biến liên kết với

hộ nông dân thông qua hợp đồng kí trực tiếp đối với từng hộ

2 Xét về tính chất ràng buộc và chiều sâu liên kết của hình thức liên kết kinh tế giữa nông dân với doanh nghiệp chế biến

- Hình thức doanh nghiệp chế biến ký kết hợp đồng kinh tế ràng buộc

từ đầu vụ sản xuất với nông dân, để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụsản phẩm (gọi tắt là hình thức hợp đồng ràng buộc đầu vụ)

- Hình thức doanh nghiệp chế biến mua bán sản phẩm theo thỏa thuận

tự do và linh hoạt với nông dân sau khi thu hoạch (gọi tắt là hình thức muabán thỏa thuận sau thu hoạch)

3 Xét về hình thức liên kết cụ thể giữa nông dân với doanh nghiệp chế biến

Có các hình thức liên kết kinh tế sau đây:

Trang 31

- Mua bán thuần túy;

- Bán vật tư mua lại nông sản hàng hóa;

- Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sảnhàng hóa;

- Liên kết sản xuất: Hộ nông dân được sử dụng giá trị quyền sử dụngđất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp, hoặc chodoanh nghiệp thuê đất, sau đó nông dân được sản xuất trên đất đã góp cổphần, liên doanh, liên kết, hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanhnghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp

- Nông dân vừa cung ứng nguyên liệu, vừa tham gia cổ phần doanhnghiệp chế biến

- Doanh nghiệp chế biến vừa tiêu thụ nguyên liệu, vừa tham gia cổphần vào hợp tác xã cổ phần của nông dân

Tuy có nhiều hình thức liên kết giữa doanh nghiệp và các hộ nông dânnhưng không phải đều áp dụng được hết Phải tùy từng điều kiện, từng hoàncảnh ở đâu mà chọn liên kết theo hình thức nào để đảm bảo được liên kết cóhiệu quả cao nhất

2.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới liên kết của doanh nghiệp chế biến và hộ nông dân trồng nguyên liệu

2.2.3.1 Các yếu tố từ doanh nghiệp chế biến

Từ phía doanh nghiệp, các yếu tố về chế tài của giá, hiệu lực hợp đồng,

sự chủ động của doanh nghiệp là một trong số những nguyên nhân làm choliên kết kém bền vững

Trước hết, chế tài về giá của các doanh nghiệp hầu như chưa ổn định và

chưa hợp lý khi áp dụng cho hộ sản xuất Các doanh nghiệp chế biến còn cótình trạng ép giá, khi thị trường tăng giá phản ứng của doanh nghiệp chậmchạp dẫn tới hiện tượng phá hợp đồng của người dân, mặt khác khi giá xuốngthấp thì doanh nghiệp ngừng thu mua không báo trước bỏ mặc nông dân nhất

Trang 32

là trong thời gian chính vụ Cuối vụ khi thanh toán cho nông dân thườngchậm hơn hợp đống đã kí.

Thứ hai, chế tài mà doanh nghiệp đưa ra để xủa phạt các hộ phá vỡ hợp

đồng có hiệu lực không cao, mới chỉ dừng lại ở mức độ cảnh cáo và phạt tiềnnên tình trạng phá vỡ hợp đồng vẫn xảy ra nhất là khi thời vụ khan hiếm màgiá thị trường cao hơn giá hợp đồng đã kí

Thứ ba là hiện tượng tranh mua giữa các doanh nghiệp vẫn thường

xuyên xảy ra Một số doanh nghiệp không kí hợp đồng nhưng thu mua với giácao hơn, hơn nữa lại thanh toán ngay nên nông dân hay phá hợp đồng đã kí

Thứ tư, sự chủ động phối hợp liên kết phục vụ cho sản xuất quy hoạch

vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến với các cấp chính quyền địaphương, hộ nông dân chưa cao

2.2.3.2 Các yếu tố từ hộ nông dân

Qua nghiên cứu thấy rằng liên kết bền chặt hay không chịu ảnh hưởng

từ các yếu tố sau đây từ phía hộ nông dân:

1 Trình độ hiểu biết của người nông dân

Đối với người nông dân, sự hiểu biết của họ về liên kết, về hợp đồng,

về trách nhiệm trong liên kết còn thiếu và yếu Nông dân chỉ mới nhìn thấyđược cái lợi trước mắt mà không thấy cái lâu dài Do trình độ hiểu biết khôngcao nên không giám mạnh giạn đầu tư trong sản xuất của mình, sợ ảnh hưởng

mà quyền lợi mà họ đang có, sợ rủi ro trách nhiệm khi tham gia liên kết

2 Quy mô sản xuất của hộ

Kinh tế hộ nông dân nước ta còn nhỏ bé, diện tích manh mún, sản xuấtkhông tập trung chính vì vậy không mang tính chất sản xuất hàng hóa Mặtkhác với quy mô nhỏ lẻ như vậy khi liên kết với các doanh nghiệp chế biếnthông qua hợp đồng thì không đảm bảo được điều liện doanh nghiệp đưa ra

3 Chất lượng hàng hóa sản xuất ra

Trang 33

Do hàng hóa sản xuất ra của hộ không đảm bảo yêu cầu của doanhnghiệp đễ ra nên dễ xảy ra mâu thuẫn Vì không đảm bảo được yêu cầu nêndoanh nghiệp không thu mua, hộ không bán được hàng hóa nên thu nhập cũng

bị ảnh hưởng

4 Giá thu mua nông sản

Nơi nào doanh nghiệp thu mua với giá cao thì người nông dân sẵn sàngbán, thậm chí phá bỏ hợp đồng đã kí Mặt khác, giá trên thị trường không ổnđịnh, khi giá tăng lên doanh nghiệp không điều chỉnh giá hợp lý thì nông dan

dễ phá bỏ liên kết bán cho doanh nghiệp với giá cao hơn Còn khi giá xuốngthấp, doanh nghiệp dừng thu mua không báo trước làm mất long tin vàodoanh nghiệp của hộ sản xuất

5 Ngoài ra, các yếu tố khác như đặc điểm địa hình xa hay gần công ty, giới

tính chủ hộ… ảnh hưởng đến sự lựa chọn hình thức liên kết nào với công tycủa các hộ Nếu hộ gần công ty thì thường liên kết tự do hoặc hợp đồngmiệng; các hộ ở xa thường liên kết thông qua hợp đồng trực tiếp hay thôngqua trung gian để đảm bảo sự chắc chắn khi tiêu thụ sản phẩm…

Sự tham gia của các nhà khoa học, nhà kỹ thuật còn hạn chế, ảnhhưởng đến sự gắn liền đất sản xuất của hộ Tổ chức khoa học giữ vai trò rấtquan trọng trong quá trình liên kết Họ chính là người giúp nông dân ứng

Trang 34

dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng giảmchi phí sản xuất, tăng giá bán và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Tuy nhiêncho đến nay, số đông các cơ quan khoa học vẫn lúng túng khi thực hiện liênkết bốn nhà.

Trên đây là những yếu tố ảnh hưởng cơ bản của các bên khi tham gialiên kết và chính các yếu tố này đã ảnh hưởng đến quá trình liên kết bền vữngtrong sản xuất nông sản và muốn có một quá trình liên kết bền vững thì cầngiải quyết tốt những yếu tố ảnh hưởng trên

2.3 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KĨ THUẬT CỦA SẢN XUẤT RAU NGUYÊN LIỆU

2.3.1 Giá trị kinh tế của rau nguyên liệu

Rau nguyên liệu là rau làm nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp chếbiến rau quả như dưa chuột bao tử, cà chua bao tử, ngô ngọt, hành lá… Nước

ta có điều kiện tụ nhiên triển rau nguyên liệu nên việc đầu tư trồng rau nguyênliệu được bắt đầu từ khá sớm Trong những năm gần đây, nhờ các chính sách

về phát triển vùng nguyên liệu chế biến nông sản, diện tích trồng rau nguyênliệu của nước ta ngày càng tăng và giá trị đóng góp ngày càng lớn Theo quihoạch, đến năm 2010, cả nước sẽ phát triển diện tích cây ăn quả lên 1 triệu ha,sản lượng 10 triệu tấn Trong đó, diện tích cây ăn quả chủ lực xuất khẩukhoảng 255.000 ha, sản lượng xuất khẩu 430.000 tấn; diện tích cây rau700.000 ha, sản lượng 14 triệu tấn; hoa cây cảnh 15.000 ha, sản lượng 6,3 tỷcành hoa cắt, xuất khẩu 1,5 tỉ cành; hồ tiêu 50 ngàn ha, sản lượng 120.000tấn Tổng giá trị xuất khẩu rau, hoa quả các loại của cả nước đến năm 2010đạt 760 triệu USD/năm và đến năm 2020 đạt 1,2 tỷ USD/năm Trong đó, giátrị xuất khẩu quả là 295 triệu USD, rau 295 triệu USD, hoa 60 triệu USD và

hồ tiêu 250 triệu USD (TTXVN)

Đối với kinh tế hộ, việc trồng rau nguyên liệu cho thu nhập cao hơntrồng lúa Bình quân, mỗi hộ khi trồng rau nguyên liệu thu được khoảng 4 đến

Trang 35

5 triệu đồng/sào/vụ, so với trồng lúa thì lãi gấp 1.5 lần so với thu nhập từ lúa.Mặt khác, trồng rau có thể tròng hai vụ, cho thu hoạch sớm công lao động vàchi phí ít hơn trồng lúa

Tuy nhiên, để tăng diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị thu nhậptrên một đơn vị canh tác, ngành chuyên môn và địa phương cần tính đến việcmời gọi, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp thu mua và chế biến nôngsản, tạo nên vòng khép kín giữa vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến

2.3.2 Đặc điểm kĩ thuật khi trồng rau nguyên liệu

Sau đây là các biện pháp kỹ thuật để sản xuất rau nguyên liệu, nhằmgiúp bà con nông dân có thêm tư liệu để vận dụng thích hợp vào từng nguồnsản xuất

Trước hết là chọn giống trồng thích hợp Đây là một yếu tố rất quantrọng vì mỗi giống chỉ sinh trưởng tốt và cho năng suất cao trong một số vùngnhất định Hiện tại một số giống đang được ưa chuộm như: Cà chua bao tử :TN5F1 của (Hàn Quốc), giống Perfect 89F1 (Thái lan), giống Savior (ĐàiLoan), giống VL2004 (Mỹ); dưa chuột bao tử: giống dưa F1 của Nhật, Mỹ,Thái Lan, Hà Lan (Ninja 179, Marinda, Happy 02, Mummy 331, Ajax) Nóichung giống rau nguyên liệu được trồng chủ yếu là các giống được nhập khẩu

có chất lượng tốt, tỉ lệ sống từ 80 đến 95%

Trồng rau nguyên liệu không có thời vụ mà có thể trồng quanh năm Mùa mưa thì tranh thủ nước tưới, mùa hạn trang bị máy bơm và giếng nướckhoan để chủ động tưới tiêu, bảo đảm cho hoa màu luôn xanh tốt Tùy vàotừng vụ và từng mừa trong năm, từng loại rau mà áp dụng đúng quy trình kĩthuật chăm sóc và canh tác Đặc biệt chú ý đến sau hạ và biện pháp phunthuốc trừ sâu bệnh để đảm bảo được đúng lượng dư thuốc bảo vệ thực vật trêncây rau chế biến

Trồng rau nguyên liệu có rất nhiều mặt cần sự quan tam của các cấpcác ngành Vì vậy ngành chức năng tăng cường các dịch vụ, tạo điều kiện

Trang 36

thuận lợi trong việc thu nhận thông tin về thị trường rau cung cấp cho ngườisản xuất; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và chuyển giao kỹ thuật trồng,chăm sóc và chế biến rau nguyên liệu cho người sản xuất cũng như các tácnhân trung gian Cần khuyến khích nông dân áp dụng giống mới, kỹ thuật tiêntiến trong sản xuất và chế biến rau quả, đầu tư xây dựng mô hình trồng rau antoàn, hướng dẫn nông dân chăm sóc bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vậttheo quy định, bảo đảm thời gian cách ly và vệ sinh an toàn nông sản, cóchính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ chế biến rau quả Cónhư vậy, sản xuất cây rau nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu mới thực

sự bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân

2.4 CÁC CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ LIÊN KẾT KINH TẾ

Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đã có những chủ trương,chính sách thúc đẩy sự liên kết giữa cơ sở chế biến và người sản xuất nguyÊnliệu nông nghiệp như:

Nghị quyết 06/NQ- TW ngày 10.11/1998 của Bộ chính trị khi bàn vềphát triển kinh tế trang trại đã chỉ rõ:” Chú trọng liên kết giữa doanh nghiệpnhà nước và các thành phần kinh tế khác Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, gắn với công nghiệp chế biến ngành nghề, gắn sản xuất tiêu thụ để hìnhthành liên kết công nông nghiệp dịch vụ và thị trường ở nông thôn để xâydựng nông thôn mới.” “ Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triểncác loại hình kinh tế trang tại gia đình cũng như các loại hình kinh tế kháccủa kinh tế hộ gia đình Đặc biệt khuến khích các hộ nông dân, các trang trạigia đình và các thành phần kinh tế khác liên kết với nhau, hình thành các tổchức, các hình thức kinh tế hợp tác để mở rộng quy mô sản xuất thu hút và

hỗ trợ các hộ khó khăn”

Nghị quyết số 09/2002/NQ – CP của chính phủ cũng “Khuyến khíchcác doanh nghiệp kinh doanh về chế biến, thương mại thuộc các thành phần

Trang 37

kinh tế mở rộng diện kí hợp đồng tiêu thụ nông sản vơi hợp tác xã hoặc kítrực tiếp với các hộ nông dân, gắn kết cho được sản xuất với chế biến và tiêuthụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu”

Tại văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX của đảng khi bàn vềchính sách phát triển nông nghiệp nông thôn cũng đã nhấn mạnh: “Cần nhânrộng mô hình hợp tác giữa công nghiệp và nông nghiệp, doanh nghiệp nhànước với hộ nông dân” “Doanh nghiệp nhà nước và hộ nông dân phải liên kếtvới nhau thành hiệp hội để bảo vệ lợi ích của mình của hộ nông dân không đểxảy ra tính cạnh tranh không lành mạnh (tranh mua, tranh bán) giữa cácdoanh nghiệp nhà nước…” Cụ thể hóa tinh thần nghị quyết thứ IX cảu đảng

hộ nghị thứ V ban chấp hành trung ương đảng khóa IX, trong chủ trường vềphát triển kinh tế tập thể cũng nhấn mạnh “Thực hiện rộng rãi việc kí kết hợpđồng trực tiếp giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm nông – lâm –ngư nghiệp với nông dân qua hợp tác xã Các doanh nghiệp cung ứng vật tư,phân bón, thức ăn chăn nuôi, hướng dẫn các quy trình kĩ thuật và thu mua sảnphẩm cho các hợp tác xã theo hợp đồng dài hạn đối với sản phẩm có khốilượng lớn Nhà nước có chế độ ưu đãi doanh nghiệp này, khuyến khích nôngdân và hợp tác xã nguyên liệu mua cổ phần, trở thành những cổ đông của cácdoanh nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản” Và “ thực hiện liên kết giữacác khâu sản xuất, chế biến, tiêu thụ giữa các thành phàn kinh tế, tạo điềukiện để nông dân và các hợp tác xã tham gia cổ phần ngay từ đầu với cácdoanh nghiệp, khuyến khích kí hợp đồng giữa doanh nghiệp thuộc mọi thànhphần kinh tế với các hộ nông dân Doanh nghiệp hỗ trợ vốn, chuyển giao kĩthuật, tiêu thụ sản phẩm do nông dân làm ra với giá cả hợp lý”

Ngày 24 tháng 6 năm 2002, thủ tướng chính phủ đã kí quyết định số80/2002/QĐ/TTg khuyến khích việc tiêu thụ nông sản hàng hóa thông quahợp đồng giữa doanh nghiệp và nông dân Theo quyết định này, nhà nướckhuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế kí kết hợp đồng

Trang 38

tiêu thụ hàng hóa với người sản xuất nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêuthụ nông sản hàng hóa để phát triển sản xuất ổn định, bền vững Các doanhnghiệp ký hợp đồng tiêu thụ nông sản với người sản xuất sẽ được nhà nước hỗtrợ về đất đai, đầu tư về tín dụng, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật và công nghệ,thị trường và xúc tiến thương mại.

Quyết định 80/2002/QĐ – TTg của chính phủ đã đáp ứng kịp thờinhững yêu cầu của thực tiễn sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa của cácdoanh nghiệp chế biến nông sản, đáp ứng sự mong mỏi của người nông dân

và địa phương liên về một kết bền chặt với các doanh nghiệp chế biến

2.5 LIÊN KẾT KINH TẾ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN VỚI CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

2.5.1 Tình hình liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp chế biến với các hộ nông dân trên thế giới

Liên kết giữa cơ sở chế biến và người sản xuất nguyên liệu có thể diễn

ra ở nhiều nghành nông nghiệp như lúa, gạo, rau, củ cải đường, mía đường,chăn nuôi gà, chăn nuôi lợn…

Thực tế của các nước trên thế giới cho thấy mô hình liên kết giữa

cơ sở chế biến và người sản xuất nguyên liệu là mô hình đưa lại lợi ích chocác bên tham gia đặc biệt là các hộ nông dân và mô hình này đã nhanh chónglan rộng ở các nước đang phát triển với sự tham gia của nhiều thành phầnkinh tế: nhà nước, tư nhân, các tổ chức viện trợ nhân đạo…

Trang 39

80% giống cây …được sản xuất theo hợp đồng [19-119] Hầu như toàn bộ cácngành sản xuất nêu trên của Mỹ áp dụng hình thức sản xuất chặt chẽ giũangười nuôi trồng và công ty chế biến Ngành thịt lợn Mỹ đang diễn ra xuhướng chuyển đổi với sự kết hợp giữa sản xuất và chế biến thông qua hợpđồng theo ngành dọc Các nhà sản xuất thịt lợn lớn có điều kiện giảm chi phí

cố định sẽ chiếm tỷ phần thị trường lớn hơn và ngày càng lớn mạnh Trongnhưng năm gần đây, Mỹ tăng mạnh xuất khẩu thịt lợn và trở thành nước xuấtkhẩu thịt lợn lớn trên thế giới

* Với các nước phát triển ở Châu Á

Hình thức liên kết theo hợp đồng chiếm tới 23% sản lượng gà sảnxuất ở Hàn Quốc và 75% ở Nhật Bản vào năm 1989 Tại Đài Loan, các sảnphẩm gồm đường, dứa, lạc tiên, nấm…sử dụng hợp đồng định giá, xác địnhmục tiêu sản xuất theo vụ hay năm Phương thức hợp đồng này nhằm bảo hộgiá cho nông dân Vào đầu vụ, các tổ chức nông dân (đại diện cho nông dânsản xuất) kí hợp đồng thống nhất giá mua cuối vụ với các hiệp hội (đại diệncho công ty chế biến) Chính phủ tham gia giám sát diện tích trồng và côngnhận thỏa thuận đó

Kinh nghiệm từ các nước đang phát triển có một số kết quả tương tự

Mô hình sản xuất theo hợp đồng đã đóng vai trò quan trọng đưa Ấn Độtrở thành nước sản xuất rau quả lớn thứ hai trên thế giới Malaysia là nước ápdụng hình thức sản xuất theo hợp đồng với cao su và cọ dầu thành công Cáchợp đồng tiếp thị và chế biến đậu tương, sắn, thuốc lá ở làng xã Indonexia đãtăng đáng kể thu nhập và việc làm cho nông dân Một trong những lý do quantrọng cho thành công ở Malaysia và Indonexia sự hỗ trợ mạnh mẽ và liên tụccủa Chính phủ

* Thái Lan

Thái Lan là nước có kinh nghiệm lâu năm áp dụng rộng rãi hình thứchợp đồng sản xuất nông sản, với nhiều loại nông sản, nhất là đối với ngành

Trang 40

mía đường Hiểu rõ rằng khi mở cửa thương mại tự do, nông dân sẽ phảiđương đầu với những biến động của thị trường thế giới, mặt khác cũng biếtrằng nếu để nhà nước đóng vai trò trực tiếp quản lý sản xuất king doanh nôngnghiệp sẽ tốn kém và kém hiệu quả Chính phủ Thái Lan đã quyết định đưahình thức hợp đồng lên thành nội dung chính của chiến lược “tư nhân liên kếtphát triển nông nghiệp” trong chương trình phát triển kinh tế đất nước.

Hình thức hợp đồng được áp dụng phổ biến ở Thái Lan là: các công ty

tư nhân cung cấp vật tư nông nghiệp, vốn tín dụng, hỗ trợ kỹ thuật, mua nôngsản và tổ chức tiếp thị hợp đồng với nông dân Tại Thái Lan, phương thứchợp đồng thu hút sự tham gia cao của cả khu vực tư nhân và đầu tư trực tiếpnước ngoài Một chính sách quan trọng của Chính phủ Thái Lan là yêu cầumọi ngân hàng thương mại phải đầu tư 20% tổng tiền gửi cho quỹ tín dụng tạinông thôn Trong điều kiện đó các ngân hàng thương mại muốn cho vaythông qua phương thức hợp đồng hơn là cho nông dân riêng lẻ vay trực tiếp,nhờ đó, phương thức hợp đồng thêm phát triển Qủa thật, hình thức tổ chứcsản xuất hợp đồng đã góp phần quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấusản xuất nông nghiệp của nước này từ một nền sản xuất nông sản thô sang sảnxuất kinh doanh nông sản chế biến tạo nên khả năng cạnh tranh cao trên thịtrường thế giới

* Trung Quốc

Tại Trung Quốc, liên kêt giữa cơ sở chế biến và người sản xuất nguyênliệu phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây và trở thành công cụ quantrọng của Nhà nước để khuyến khích các thành phần công, thương nghiệpcùng tham gia thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo ra liên kết chặtchẽ giữa sản xuất-chế biến-tiêu thụ nông sản Trung Quốc gọi là “Kinh doanhsản nghiệp hóa nông nghiệp” Đây là phương thức kinh doanh nông nghiệpkiểu mới, trong đó các xí nghiệp đầu tàu dựa trên cơ sở khoán cho gia đình đểliên kết các khâu tác nghiệp trước sản xuất, trong sản xuất và sau sản xuất của

Ngày đăng: 15/12/2015, 23:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. David.W.Pearece (1995). Từ điển kinh tế học hiện đại. NXB Chính trị Quốc Gia – Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển kinh tế học hiện đại
Tác giả: David.W.Pearece
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc Gia – Hà Nội
Năm: 1995
2. Dương Bá Phượng (1995), “Liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ”, NXB khoa học xã hộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên kết kinh tế giữa sản xuất và thương mại trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường
Tác giả: Dương Bá Phượng
Nhà XB: NXB khoa học xã hộ
Năm: 1995
3. Đặng Kim Sơn (2004), “Ba cơ chế Thị trường, Nhà nước và Cộng đồng, ứng dụng cho Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội, Hà Nội năm 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba cơ chế Thị trường, Nhà nước và Cộng đồng, ứng dụng cho Việt Nam
Tác giả: Đặng Kim Sơn
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa Học Xã hội
Năm: 2004
4. Đỗ Kim Chung (2008), “Chính sách phát triển nông thôn”, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách phát triển nông thôn”
Tác giả: Đỗ Kim Chung
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2008
5. Phạm Thị Minh Nguyệt (2006), “Giáo trình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp”, NXB Nông Nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giáo trình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp”
Tác giả: Phạm Thị Minh Nguyệt
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2006
6. Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa (2001), “Từ điển thuật ngữ kinh tế học”, NXB từ điển Bách khoa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ kinh tế học
Tác giả: Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa
Nhà XB: NXB từ điển Bách khoa Hà Nội
Năm: 2001
7. Vũ Văn Tuấn (2008), “Pháp luật đại cương”, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.II Các bài báo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật đại cương”
Tác giả: Vũ Văn Tuấn
Nhà XB: Nhà xuất bản Hồng Đức
Năm: 2008
1. Nguyến Bích Hồng(2008), “lợi ích của mối liên kết tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng”, nội san kinh tế số tháng 3 năm 2008, viện kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: “lợi ích của mối liên kết tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng”
Tác giả: Nguyến Bích Hồng
Năm: 2008
2. Vũ Trọng Khải (2003), “liên kết “bốn nhà” động lực phát triển nông nghiệp hàng hóa”, tạp chí Nông Nghiệp và phát triển nông thôn số tháng 1 năm 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “liên kết “bốn nhà” động lực phát triển nông nghiệp hàng hóa”
Tác giả: Vũ Trọng Khải
Năm: 2003
1. Lê Thị Thương (2007), “Tác động của mô hình liên kết giữa xí nghiệp Nông công nghiệp chè Anh Sơn với hộ trồng chè ở Huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An”, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của mô hình liên kết giữa xí nghiệp Nông công nghiệp chè Anh Sơn với hộ trồng chè ở Huyện Anh Sơn - tỉnh Nghệ An”
Tác giả: Lê Thị Thương
Năm: 2007
2. Ngô Thị Thủy(2004), “Liên kết kinh tế thông qua hợp đồng kinh tế giã người sản xuất mía nguyên liệu và công ty mía đường Hòa Bình, Luận văn Thạc Sĩ kinh tế, Trường Đại Học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên kết kinh tế thông qua hợp đồng kinh tế giã người sản xuất mía nguyên liệu và công ty mía đường Hòa Bình
Tác giả: Ngô Thị Thủy
Năm: 2004
3. Nguyễn Văn Hải (2006), “Nghiên cứu các mối liên kết của các hợp tác xã chăn nuôi lợn thịt ở huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các mối liên kết của các hợp tác xã chăn nuôi lợn thịt ở huyện Nam Sách, Tỉnh Hải Dương”
Tác giả: Nguyễn Văn Hải
Năm: 2006
4. Quyền Mạnh Cường (2006), “Nghiên cứu các mô hình liên kết giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ”, Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các mô hình liên kết giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm chè trên địa bàn huyện Thanh Ba - tỉnh Phú Thọ”
Tác giả: Quyền Mạnh Cường
Năm: 2006
5. Trần Văn Hiếu (2002), “Liên kết kinh tế giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp nhà nước (Qua khảo sát mô hình nông trường Sông Hậu, công ty Mê Kông và công ty mía đường Cần Thơ)”. Luận án tiến sĩ kinh tế. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.IV Các báo cáo tại hội thảo Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên kết kinh tế giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp nhà nước (Qua khảo sát mô hình nông trường Sông Hậu, công ty Mê Kông và công ty mía đường Cần Thơ)”
Tác giả: Trần Văn Hiếu
Năm: 2002
3. Uỷ ban nhân dân xã Hương Sơn (2008), “Báo cáo sơ kết đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết chuyên đề trồng dưa chuột bao tử 2006- 2010”, Uỷ ban nhân dân xã Hương Sơn Lạng Giang Băc Giang.V. Tài liệu từ hệ thống internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo sơ kết đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết chuyên đề trồng dưa chuột bao tử 2006- 2010”
Tác giả: Uỷ ban nhân dân xã Hương Sơn
Năm: 2008
1. Ths.Hồ Quế Hậu, “Xây dựng mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân”, 08/03/2008 - 9:37Nguồn: http://tapchicongnghiep.vn/News/PrintView.aspx?ID=18078, truy cập ngày 20/02/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến với nông dân”
2. Trần Lâm Đường (2008), Tăng cường công tác thông tin khuyến nông và thị trường đáp ứng nhu cầu của ngành nông nghiệp,Nguồn: http://www.lienket4nha.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=326, truy cập ngày 20/02/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường công tác thông tin khuyến nông và thị trường đáp ứng nhu cầu của ngành nông nghiệp
Tác giả: Trần Lâm Đường
Năm: 2008
3. Công Thọ (2009), “Liên kết “4 nhà”: Nhà nước cần phát huy vai trò “trọng tài”, ngày 1/11/2009,2:35 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên kết “4 nhà”: Nhà nước cần phát huy vai trò "“trọng tài
Tác giả: Công Thọ
Năm: 2009
1. Báo cáo tóm tắt tình hình phát triển vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến trên địa bàn huyện Lạng Giang, Phòng nông nghiệp huyện Lạng Giang, 2008 Khác
2. Quyết định số 80/2002/QĐ/TTg ngày 24/6/2002 của thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w