Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long...14 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Họ và tên : Đinh Đình Quý
Lớp : QTKD tổng hợp 49B
Khoa : Quản trị kinh doanh
Mã SV : CQ 492292
Em xin cam đoan :
- Chuyên đề tốt nghiệp là công trình khoa học của riêng em
- Không có sự sao chép từ bất cứ nguồn tài liệu nào
- Số liệu trung thực, chính xác và được sự cho phép của cơ quan thực tập
Em xin cam đoan những điều trên là sự thật Em xin chịu mọi trách nhiệmcũng như mọi hình thức kỷ luật của nhà trường nếu vi phạm
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Đinh Đình Quý
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU HẠ LONG 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long 3
1.1.1 Giới thiệu sơ lược vài nét về công ty về Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long 3
1.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển công ty của Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long 4
1.1.3 Đặc điểm về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của công ty 6
1.1.4 Đặc điểm thị trường 8
1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long 9
1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị 9
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban 11
1.2.2.1 Hội đồng quản trị 11
1.2.2.2 Chủ tịch Hội đồng quản trị 11
1.2.2.3 Ban kiểm soát 11
1.2.2.4 Ban giám đốc 12
1.2.2.5 Các phòng ban gồm 12
1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long 14
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU HẠ LONG 18
2.1 Những yếu tố ảnh hưởng tới công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Hạ Long 18
2.1.1 Những yếu tố bên ngoài công ty 18
2.1.1.1 Chính sách của nhà nước về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực18 2.1.1.2 Tình hình nguồn nhân lực 18
2.1.1.3 Cạnh tranh với các doanh nghiệp khác về nguồn nhân lực 19
Trang 32.1.2.1 Quy mô của công ty 19
2.1.2.2 Chính sách sử dụng nhân lực của công ty 20
2.1.2.3 Năng lực tài chính của công ty 22
2.1.2.4 Tình hình biến động nhân sự của công ty trong những năm gần đây 22
2.2 Đặc điểm nhân lực tại công ty 26
2.1.1 Số lượng lao động 26
2.1.2 Chất lượng lao động 27
2.3 Thực trạng công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực tại công ty 28
2.3.1 Dự báo về cầu nhân lực 28
2.3.2 Dự báo về cung nhân lực 30
2.3.3 Cân đối cung và cầu nhân lực 31
2.4 Những ưu điểm và hạn chế trong công tác kế hoạch nhân sự của công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long 33
2.4.1 Ưu điểm 33
2.4.2 Nhược điểm 33
2.4.3 Nguyên nhân tồn tại 34
Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH CỦA CÔNG TY CP CHẾ BIẾN XUẤT KHẨU THỦY SẢN HẠ LONG 35
3.1 Đối với công ty 35
3.2 Đối với công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long 35
3.2.1 Dự báo cầu nhân lực 35
3.2.2 Dự báo cung nhân lực 39
3.2.3 Chính sách cân đối cung cầu nhân lực 41
3.2.4 Thực hiện các chính sách 42
3.2.5 Kiểm tra và đánh giá 42
KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu đồ 01 - Biểu đồ tổng doanh thu giai đoạn 2007 – 2010 15
Biểu đồ 02 - Lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2007 – 2010 16
Bảng 01: Ngành nghề đăng kí kinh doanh của công ty 4
Bảng 02 : Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 14
Bảng 03 : Tỷ lệ tăng trưởng Doanh thu, lợi nhuận của công ty 14
Bảng 04 : Tỉ suất lợi nhuận giai đoạn 2007 – 2010 16
Bảng 05 : Số lượng lao động rời khỏi công ty trong những năm 2007-2010 theo trình độ chuyên môn 23
Bảng 06 : Số lượng lao động tuyển vào công ty trong những năm 2007-2010 theo trình độ chuyên môn 25
Bảng 07 : Cơ cấu lao động theo giới tính qua các năm 26
Bảng 08 : Cơ cấu lao động theo trình độ qua các năm 27
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty CP Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long .10
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Lý do viết đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới như hiện nay sự cạnhtranh vô cùng gay gắt, quyết liệt Tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức trởthành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại Thế giới WTO Đây là một cơ hộikhông nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thủy sảnnói riêng mở rộng, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó cũng làkhó khăn cho mỗi doanh nghiệp khi các doanh nghiệp trong cùng ngành cạnh tranh
vô cùng gay gắt quyết liệt về mọi mặt để tồn tại và phát triển Đặc biệt là về cácnguồn lực trong đó quan trọng nhất là nguồn nhân lực Do đó, để có được một độingũ nhân lực đủ về số lượng, đúng về chất lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp là đều rất khó khăn
Các doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả kinh doanh cao cần phải xây dựng bản
kế hoạch kinh doanh rõ ràng, chi tiết, khả thi để từ đó có kế hoạch về các nguồn lựcnhư vốn, công nghệ và lao động Trong đó lao động được coi là nguồn lực quantrọng nhất nên phải được quan tâm trong kế hoạch Để có một đội ngũ nhân lực đủ
về số lượng, đúng về chất lượng, đáp ứng được nhu cầu của sản xuất kinh doanh thìnhất thiết doanh nghiệp cần phải tiến hành kế hoạch hóa nguồn nhân lực Kế hoạchhóa nguồn nhân lực là cơ sở để công ty chủ động về nhân lực, chủ động về sản xuất,nâng cao năng suất để sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đề ra, từ đó gópphần củng cố uy tín của công ty trên thị trường
Ngành thủy sản có tính chất mùa vụ nên có đặc thù riêng về lao động Đó là
sự biến động liên tục lực lượng lao động luôn luôn thay đổi theo thời vụ, thay đổitheo tháng Do vậy để quản lý nguồn nhân lực một cách hiệu quả công ty cần phải
có kế hoạch hóa nguồn nhân lực
Thực trạng công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Chếbiến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long còn nhiều vấn đề Xuất phát từ lý do đó em đã
quyết định lựa chọn đề tài “Công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long thực trạng và giải pháp” Với mong
muốn vận dụng được những kiến thức em đã được học vào thực tế và góp phầncùng với công ty đưa ra giải pháp cải thiện cho công tác lập kế hoạch nguồn nhânlực phục vụ tốt cho chiến lược, mục tiêu phát triển của công ty trong tương lai
Phạm vi nghiên cứu
Trang 7o Về không gian: Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long.
o Về thời gian: Giai đoạn từ 2007 đến nay
Chương I: Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất
khẩu Hạ Long.
Chương II: Thực trạng công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực tại Công ty
Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long.
Chương III: Những giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch của Công
ty Cổ phần Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Hạ Long.
Trang 8Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN
XUẤT KHẨU HẠ LONG
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long.
1.1.1 Giới thiệu sơ lược vài nét về công ty về Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long
Tên công ty viết bằng Tiếng Việt
CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU HẠ LONG
Tên công ty viết bằng Tiếng Anh
HẠ LONG EXPORT SEAFOOD PROCESSING JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : HA LONG SEAFOCO
Hình thức pháp lý : Công ty cổ phần
Mã số doanh nghiệp : 0200682800
Địa chỉ trụ sở chính
178 Lê Thánh Tông, Phường Máy Chai, Quận Ngô Quyền, Hải Phòng
Xưởng chế biến : 409 Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
Tên văn phòng đại diện
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN
XUẤT KHẨU HẠ LONG TẠI HÀ NỘI
Địa chỉ văn phòng đại diện
Số nhà 23,ngách 43/125, Tổ 9, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại : 031.837369
Fax : 031.767085
Email : mien_thuysan_hl@hn.vnn.vn
Trang 9 Webside : www.mienseapro.com
Đặc điểm ngành nghề công ty
Bảng 01: Ngành nghề đăng kí kinh doanh của công ty
1 Thu mua, chế biến thủy sản và thực phẩm các loại Kinh
doanh thủy sản,thực phẩm và nông sản Đại lý, ký gửi hàng
hóa xuất khẩu Dịch vụ hầu cần nghề cá Cho thuê kho bãi
bảo quản hàng hóa
5 Bán buôn hóa chất khác ( trừ loại sử dụng trong nông
nghiệp): Hóa chất công nghiệp
46692
6 Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh 46493
( Nguồn : Phòng tổ chức hành chính Công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long )
1.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển công ty của Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long
Lịch sử ra đời công ty
Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long được thành lậpngày 28/7/2006 Tiền thân là một phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản với 5cán bộ công nhân viên thuộc Công ty Dịch vụ và XNK Hạ Long – Tổng Công tythủy sản Hạ Long Do tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nên tháng 10năm 2006 Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản xin được tách ra và thành lậptheo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 0203002469 do Sở Kế Hoạch đầu tưcấp với tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long do 3
cổ đông sáng lập:
1) Nguyễn Hữu Miền
2) Lê Thị Gái
3) Nguyễn Thị Hiên
Trang 10 Giai đoạn phát triển công ty
Tháng 1 năm 2007 đơn vị mới chính thức được hoạt động độc lập theo phápnhân mới Từ đó tới nay ( hơn 4 năm hoạt động ) doanh nghiệp một mặt củng cố vàhoàn thiện cơ cấu tổ chức, một mặt định hướng các hoạt động của mình Doanhnghiệp đã và đang tiếp tục khẳng định mình trên thương trường và gặt hái đượcnhiều thành công trên lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng như thị trường trong nước.Thường xuyên đảm bảo cho nhiều lao động có việc làm và thu nhập ổn định
Trước kia khi còn trong doanh nghiệp nhà nước, đơn vị luôn không ngừngđóng góp vào các thành tích chung của Tổng Công Ty thủy sản Hạ Long, các sảnphẩm chế biến đông lạnh trên thị trường mang thương hiệu Hạ Long Simexco
Từ khi tách ra, công ty tiếp tục phát huy các khả năng và nguồn lực để xâydựng và phát triển các mảng sản xuất và kinh doanh của mình với thương hiệu : “Miền Hạ Long ”
Thành tựu mà công ty đã đạt được
Ban lãnh đạo và tập thể công ty luôn tâm niệm với tiêu chí :
“ Chất lượng là ở cái tâm nhà sản xuất ”
“ An toàn vì sức khỏe cộng đồng – làm nền tảng cho sự phát triển của DoanhNghiệp ”
Vì thế mà công ty mới hoạt động được 4 năm nhưng sản phẩm của công tyluôn được khách hàng đánh giá cao và luôn là sự lựa chọn hàng đầu nhờ vào chấtlượng tốt, an toàn và ổn định
Qua các kỳ hội chợ các sản phẩm của công ty đã vinh dự đạt được nhiều huy chương vàng và cúp vàng, tiêu biểu :
- Thương hiệu nổi tiếng vùng Duyên Hải đồng bằng Bắc Bộ.
- Thương hiệu thực phẩm an toàn vì sức khoẻ cộng đồng.
- Thương hiệu vàng năm 2007 – 2008 – 2009.
- Thương hiệu vàng thực phẩm an toàn năm 2008.
- Thương hiệu doanh nghiệp vì cộng đồng năm 2009.
- Doanh nghiệp Việt Nam vàng 2009.
- Cúp vàng Doanh nghiệp hội nhập vì sự phát triển Doanh Nghiệp Việt Nam 2009.
Trang 11Ngoài ra, công ty luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước,không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo việc làm
và nguồn thu nhập ổn định cho hơn 150 lao động với mức lương bình quân 3 triệuđồng/người/tháng
1.1.3 Đặc điểm về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của công ty
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty
Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long là một công ty hoạtđộng trong nhiều lĩnh vực
Nhưng chủ yếu là chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu và chế biến các mặthàng thủy sản đông lạnh như cá, tôm, mực các loại và thủy sản chế biến như nemhải sản, chả cá rán, lẩu hải sản, mực nhồi thịt, tôm bỏ đầu, cá phi lê, cá tẩm gia vịcác loại …
Các sản phẩm chính của công ty
- Phân loại sản phẩm theo tên nguyên liệu:
1 Cá nguyên con: cá thu, cá chim, cá hồng, cá chỉ vàng, cá basa, cá đầu
vuông, cá đồng, cá bò, cá dưa vàng, cá chim đen, cá đuối nhọn mõm, cá đuối quạt,
cá gáy, cá bạc má, cá hồng mím, cá lượng, cá lượng dài vây đuôi, cá hồng gù, cákẽm, cá ngần, cá nhú, cá ngừ vây, cá nục bông, cá rô biển, cá nhám búa, cá hố, cágáy vàng, cá hồng bô-ha, cá hồng chấm đen, cá hồng đai đen, cá hồng đỏ, cá hồngthác, cá hồng thác đỏ, cá đổng nước, tu hải, cá nục, cá samma, cá nục heo
2 Chả cá, tôm mực: chả mực, chả tôm, chả cá rán, chả cá, chả cá đặc biệt,
chả cá thượng hạng
3 Nem hải sản: nem rế hải sản, nem hải sản cao cấp, nem rế hải sản cuốn
tôm, nem hải sản Đây là mặt hàng sản phẩm độc đáo, riêng biệt của công ty vàđang được rất nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng
4 Sản phẩm đặc biệt: basa kho tộ, cơ trai ngọc, lẩu hải sản, canh hải sản.
5 Các sản phẩm từ cá: cá tẩm gia vị, cá nục làm sạch, cá chim đông lạnh, cá
bò phi lê, cá đuối phi lê, basa cắt khúc, basa tẩm gia vị, cá thu đông lạnh
6 Các sản phẩm từ tôm: tôm nguyên con, tôm nõn, tôm sú bỏ đầu, tôm thẻ,
tôm thẻ bỏ đầu
7 Các sản phẩm từ mực: mực nhồi thịt, mực phi lê cắt khoanh, mực nguyên
con, mực phi lê, mực ống cắt khoanh, mực làm sạch, mực ống
Trang 12- Phân loại sản phẩm theo kỹ thuật chế biến :
Trang 131.1.4 Đặc điểm thị trường
Thị trường nội địa
Từ khi bắt đầu kinh doanh, công ty đã xác định: Muốn đứng vững trên thị
trường thì chất lượng sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu! Chính vì thế, công ty
đã đầu tư cho Nhà máy chế biến các trang thiết bị máy móc hiện đại, kết hợp với đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ, tay nghề cao Nhờ đó mà công ty đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm khác đang có mặt trên thị trường
Thực tế qua 4 năm kinh doanh, công ty luôn kiên trì thực hiện các mục tiêu chất lượng, vận dụng các tiêu chuẩn chất lượng hàng đầu quốc tế trong quá trình sảnxuất kinh doanh, như: ISO 9001/2000, HACCP… Nhờ đó mà Các sản phẩm của công ty hiện đang được bán rộng rãi tại các Siêu thị lớn và các tỉnh thành phía Bắc :Metro, BigC, Fivimart, Intimex, Citimart, Unimart… và các kênh phân phối đã và đang được sự ủng hộ nhiệt liệt của người tiêu dùng với thương hiệu Miền Hạ Long
Thị trường nội địa vốn là thị trường mà công ty hoạt động nhiều năm Do
đó, Luôn được công ty đánh giá là thị trường trọng điểm trong rất nhiều nămtới Thị trường nội địa đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cónhững ưu điểm sau:
- Đây là thị trường trong nước, phục vụ nhu cầu chủ yếu của người dân trongnước Do đó, các sản phẩm của công ty đa phần là phù hợp với văn hóa ẩmthực của người Việt Nam
- Với nhiều năm kinh doanh trên thị trường nội địa, công ty đã tạo ra thươnghiệu thực phẩm Miền Hạ Long - một thương hiệu mạnh, đạt nhiều khenthưởng của các cơ quan ban ngành và đặc biệt là uy tín đối với người tiêudùng Việt Nam Thị trường nội địa hiện nay mặc dù có nhiều doanh nghiệpkhai thác chế biến thủy hải sản, song chưa có nhiều doanh nghiệp chế biếnthủy hải sản có uy tín, có thương hiệu lớn, do đó đây là cơ hội để công tychiếm lĩnh thị trường
- Hiện nay, người dân Việt Nam đang có thu nhập ngày càng tăng cao nên xuhướng chi tiêu cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày cũng đang tăng cao Nhờvậy, sản lượng tiêu thụ của công ty tại thị trường này đang tăng nhanh
Trang 14- Thị trường tiêu dùng trong nước hiện nay có nhiều nhà phân phối lớn, đặcbiệt là các siêu thị và các đại lý lớn tạo ra thuận lợi cho việc công ty tiếp cậnngười tiêu dùng.
Tuy nhiên thị trường này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro với những hạn chế sau :
- Thị trường chế biến thủy hải sản tuy chưa có nhiều những tên tuổi lớn, song
có rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ tham gia Đây là một lực lượng cạnh tranhtiềm ẩn, có thể gây ảnh hưởng tới các chiến lược của công ty những năm vềsau Do đó, ngay từ lúc này, công ty cần có những chiến lược phát triển đúngđắn tạo tiền đề về sau
- Tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay đang gặp khó khăn do ảnh hưởng bởisuy thoái kinh tế thế giới Lại thêm việc mức lạm phát có xu hướng tăng caolàm cho giá các mặt hàng tăng cao, dẫn tới người tiêu dùng hạn chế chi tiêukhiến việc tiêu thụ sản phẩm của công ty gặp khó khăn Đồng thời, giá cácyếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất của công ty cũng tăng cao, tạo ra mộtkhó khăn không nhỏ cho các chiến lược kinh doanh của công ty
Thị trường xuất nhập khẩu
Ngoài thị trường trong nước, sản phẩm công ty còn có mặt ở nhiều quốc quatrên thế giới Công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường xuất khẩu truyềnthống của công ty là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Ấn Độ,Indonexia…
Đồng thời công ty không ngừng tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộngthị trường tiêu thụ, khẳng định chất lượng, uy tín của thương hiệu
1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long
1.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm Ban lãnh đạo và các phòng ban chức năng : Tổchức – hành chính, kế toán – tài chính, kinh doanh XNK, kinh doanh Nội địa - thịtrường, phòng điều hành sản xuất - kỹ thuật cùng các bộ phận phục vụ sản xuất với
02 xưởng sản xuất
Trang 15Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty CP
Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long
( Nguồn : Phòng tổ chức hành chính Công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long )
Giám đốc công ty Phó giám đốc thị
trường Phó giám đốc kinh doanh nội địa
Văn phòng đại
diện tại Hà Nội Bộ phận thu mua nguyên liệu
Bộ phận tiêu thụ sản phẩm
Phòng kinh doanh nội địa
Phó giám đốc XNK - HC
Phòng thị
trường Phòng điều hànhSx – kỹ thuật
Trưởng phòng phụ trách SX
Phó phòng phụ trách kỹ thuật
Phòng kinh doanh XNK
Phòng tổ chức hành chính nhân sự
Phòng kế toán thống kê
Trưởng phòng kinh doanh XNK Cán bộ XNK
Bộ phận tổ chức hành chính
Bộ phận lao động tiền lương
Trưởng phòng KTTK/KKT
Phó Phòng KTTK – KT tổng hợp
Kế toán công nợ Thủ quỹ
Bộ phận kho
Tổ máy lạnh 1,2
Tổ phục vụ
Tổ vật tư phục vụ sản xuất
Tổ sơ chế
Tổ sx nem.chả
Hội đồng quản trị
Ban Kiểm soát
Trang 16Qua sơ đồ ta thấy, sơ đồ bộ máy của Công ty Cổ phần Chế biến Thủysản Xuất khẩu Hạ Long tuân thủ theo mô hình trực tuyến – chức năng Ưuđiểm của mô hình này đối với công ty là gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộphận chức năng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quảntrị ở mức độ nhất định.
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
1.2.2.1 Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan cao nhất của công ty của công ty giữa 2 nhiệm
kỳ Đại hội cổ đông, gồm có 3 thành viên, do Đại hội cổ đông bầu Hội đồng quản trị
tự bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị và 2 phó Chủ tịch Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ được ghi trong điều lệ công tynhư sau:
Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanhhàng năm của Công ty
Bổ nhiệm và miễn nhiệm cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng vớiban quản lý
Quyết định cơ cấu tổ chức, các quy chế quản lý nội bộ Công ty, quyết địnhthành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn,mua cổ phần của doanh nghiệp khác
1.2.2.2 Chủ tịch Hội đồng quản trị
Chủ tịch hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu ra, có trách nhiệm quản lýchung các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Có trách nhiệm báo cáo hoạtđộng sản xuất kinh doanh, và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Công ty vớiHội đồng cổ đông Do đặc thù của công ty nên cần có kinh nghiệm trong lĩnh vực sảnxuất chế biến thủy hải sản hoặc trong lĩnh vực kinh doanh, quản lý chung
Chủ tịch hội đồng quản trị có thể kiêm nghiệm giám đốc trong trường hợpđược 2 thành viên còn lại của Hội đồng quản trị chấp thuận
1.2.2.3 Ban kiểm soát
Theo điều lệ công ty, ban kiểm soát gồm 3 người do Đại hội Cổ đông bầu vàbãi miến theo quy tắc đa số phiếu theo cổ phần Trong đó, có một kiểm soát viên làthành viên của Hội đồng quản trị
Trang 17Ban kiểm soát có nhiệm vụ thay mặt các cổ đông để giám sát Hội đồng quảntrị, Giám đốc và các hoạt động chung khác, chịu trách nhiệm trước Đại hội cổ đôngtrong thưc hiện các nhiệm vụ được giao.
1.2.2.4 Ban giám đốc
Giám đốc
Tại Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Hạ Long, Giám đốc doChủ tịch Hội đồng quản trị kiêm nhiệm Phụ trách chung, điều hành hoạt động sảnxuất kinh doanh hàng ngày, là người đại diện theo pháp luật của Công ty Có nhiệm
vụ tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT và báo cáo tình hình kết quả sảnxuất kinh doanh của Công ty
Phó giám đốc
Các phó giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và bãi miễn theo đề nghịcủa Giám đốc Các phó giám đốc có nhiệm vụ hỗ trợ công việc cho Giám đốc, hiệncông ty có 3 phó giám đốc
- Phó giám đốc thị trường: có nhiệm vụ tư vấn, tham mưu cho Giám đốc vềcác chiến lược liên quan thị trường như mở rộng, thâm nhập, phát triển thịtrường Quản lý các chính sách về marketing, chính sách giá, …
- Phó giám đốc nội địa: có nhiệm vụ liên kết, quan hệ với các đại lý, các nhàphân phối, tiếp xúc tìm hiểu ý kiến người tiêu dùng, …
- Phó giám đốc Xuất nhập khẩu – Hành chính: chịu trách nhiệm chủ yếu trongviệc tìm và phát triển thị trường quốc tế, đồng thời kiêm nhiệm vụ quản lýhành chính trong công ty Theo xu hướng sắp tới, khi công ty mở rộng sảnxuất sẽ có thêm Phó giám đốc Hành chính để giảm tải công việc cho Phógiám đốc Xuất nhập khẩu
1.2.2.5 Các phòng ban gồm
Phòng thị trường
Bộ phận này có chức năng chính là tham mưu cho giám đốc hoạch địnhchính sách giá cả, chiến lược sản phẩm, kênh phân phối, thực hiện các biện phápthúc đẩy bán hàng…
Trang 18 Phòng kinh doanh nội địa
- Xây dựng và tổ chức mạng lưới bán hàng tiêu thụ sản phẩm, xây dựng kếhoạch tiêu thụ sản phẩm
- Xây dựng và duy trì mạng lưới nhà cung ứng đầu vào, đảm bảo cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra liên tục và hiệu quả
- Chịu trách nhiệm báo cáo với giám đốc tình hình tiêu thụ sản phẩm nội địatheo từng kỳ kinh doanh
Phòng điều hành sản xuất – kỹ thuật
- Thực hiện đúng những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty
- Giúp Ban giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật, xây dựng kế hoạch
- Đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học tiên tiến vào quản lý và sản xuất
Phòng kinh doanh XNK
- Trực tiếp nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, khách hàng trong và ngoàinước để xúc tiến thương mại, trong đó tập trung cho việc tạo chân hàng làmhàng xuất khẩu
- Tăng cường công tác tiếp thị, nghiên cứu thị trường để đầu tư đẩy mạnh kinhdoanh bao gồm hàng xuất, hàng nhập và hàng nội địa Đề xuất Ban TổngGiám đốc Công ty các chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tếtrong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu
- Nghiên cứu theo dõi các chủ trương chính sách XNK, thuế của Nhà nướcban hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định
- Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại, điều kiện và hìnhthức thanh toán Thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục XNK đúng quy định cũngnhư theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng
- Thực hiện cung cấp chứng từ XNK, hóa đơn xuất nhập hàng hóa, đồng thờiquản lý chặt chẽ hàng hóa và hệ thống kho hàng của Công ty
Phòng tổ chức hành chính
Quản lý chung các vấn đề liên quan đến tổ chức, thực hiện chức năngquản lý nguồn nhân lực, quản lý hành chính, thực hiện công tác tuyển dụng, đàotạo, tính lương cho toàn Công ty Xây dựng, đề xuất các biện pháp khuyến khích
Trang 19(tài chính và phi tài chính…) Theo dõi chấm công, thời gian làm việc, quản lýhành chính…
- Tham mưu cho giám đốc về chuyên môn nghiệp vụ của mình
- Tổ chức hướng dẫn kiểm tra các bộ phận, phòng ban thực hiện các chínhsách, chế độ thực hiện tài chính của Công ty và Nhà nước
1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long
Qua quá trình hoạt động, Công ty đã đạt được nhiều thành tích và mục tiêu đặt
ra Tuy nhiên cũng như hầu hết các công ty khác có nhiều vấn đề bất cập trong quátrình hoạt động cũng như quản lý của Công ty Việc phân tích kết quả hoạt động kinhdoanh có thể xây dựng được bức tranh tổng thể của Công ty và các vấn đề bất cậptrong hoạt động, quản lý và có thể đưa ra các giải pháp sơ bộ cho vấn đề đó
Bảng 02 : Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty
(Nguồn : Phòng kế toán thống kê Công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long)
Biểu đồ 01 - Biểu đồ tổng doanh thu giai đoạn 2007 – 2010
Trang 200 20000000
của công ty tăng 22,68% so với năm 2007 do công ty mới chính thức thành lập đi
vào hoạt động nên công ty đang phải dần ổn định cơ cấu tổ chức và các mặt sảnxuất Mới năm đầu tiên, mức tăng trưởng doanh thu của công ty là 22,68% cũng chothấy công ty có mức tăng trưởng khá tốt Từ những năm tiếp theo đến nay, Công ty
đã hoạt động ổn định,không ngừng phấn đấu sản xuất kinh doanh nên mức tăngtrưởng doanh thu rất cao cụ thể tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2009 so với năm
2008 là 105,89% và năm 2010 so với năm 2009 là 102,08% Tỷ lệ tăng trưởngdoanh thu hai năm liên tiếp đều trên 100% phản ánh tình hình phát triển kinh tế, mởrộng thị trường rất thành công của công ty Uy tín của công ty ngày càng vữngmạnh, sản phẩm của công ty đang được nhiều người tiêu dùng biết đến, hứa hẹnmức tăng trưởng doanh thu các năm tiếp theo sẽ cao và ổn định
Trang 21Biểu đồ 02 - Lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2007 – 2010
Trang 22Tỷ suất LNST/DT tăng nhanh qua các năm Tuy nhiên, tỷ suất LNTT/DTnăm 2007 còn thấp đạt 5,01%, phản ánh công tác quản lý chi phí của công ty làchưa tốt Nhưng từ năm 2008 đến 2010 tỷ suất LNST/DT tăng nhanh và đều đạt ởmức khá cao từ 8 đến 10%, phản ánh công tác quản lý chi phí của công ty đã đượccải thiện.
Tương tự, tỷ suất LNST/TNV cũng có xu hướng tăng nhanh và đạt tỷ suất rấtcao qua các năm 2007 – 2010 Tỷ suất LNST/TNV trung bình của giai đoạn này là44,93% , cao nhất là vào năm 2010 đạt tỷ suất 78,97% phản ánh hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty giai đoạn này rất hiệu quả
Trang 23Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU HẠ LONG
2.1 Những yếu tố ảnh hưởng tới công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Hạ Long
2.1.1 Những yếu tố bên ngoài công ty
2.1.1.1 Chính sách của nhà nước về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực
Hiện nay, Chính phủ rất chú trọng tới công tác phát triển nguồn nhân lực vàbảo vệ người lao động Đây là một thuận lợi lớn cho công ty tiếp cận nguồn nhânlực dồi dào có chất lượng cao Tuy nhiên cũng có một số khó khăn nhất định đối vớicông ty trong việc thực hiện đầy đủ các chính sách này do đặc thù của công ty, đặcbiệt là Bộ luật lao động Ví dụ như do tính chất vụ mùa vào mùa vụ đánh bắt cá vàTết âm lịch, công ty khuyến khích nhân công làm tăng ca, thêm giờ quá 8 giờ mộtngày theo quy định, có những lúc phải huy động tới 28 ngày công / tháng nhưng cótrả công ưu đãi theo thỏa thuận
Bên cạnh đó, Thành phố Hải Phòng cũng có những chính sách cho công tácphát triển và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Thực hiện Đề án quy hoạchmạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, triển khai thựchiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2015 trên địa bàn thànhphố Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch dạy nghề cho người nghèo trong giaiđoạn 2010 - 2015 tại quận huyện ngoại thành Những chính sách này đã giúp đàotạo ra rất nhiều người lao động có tay nghề, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thu hút
đủ số lượng lao động và sử dụng người lao động có chất lượng cao
Tuy nhiên các cơ chế, chính sách về đào tạo chưa đồng bộ, môi trường làmviệc cũng còn nhiều bất cập, Những hạn chế này đã ảnh hưởng rất lớn đến khảnăng thu hút và tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng của công ty
2.1.1.2 Tình hình nguồn nhân lực
Trụ sở hoạt động sản xuất chính của công ty hiện nay là ở nội thành HảiPhòng, do đó có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong công tác lập kế hoạchnguồn nhân lực
Thành phố Hải Phòng rất dồi dào nhân lực lao động kỹ thuật Năm 2010 cókhoảng 1.400.000 người lao động, tăng 6,8% so với năm 2009, trong đó lực lượnglao động qua đào tạo có gần 640.000 người, chiếm tỷ lệ 45,7% Đa phần là lực
Trang 24lượng lao động trẻ, lực lượng lao động này có ưu điểm là sự hăng say công việc,sáng tạo, năng động và có nhiều cơ hội tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật,đây chính là một thuận lợi lớn cho công ty trong công tác thu hút và tuyển dụngnguồn nhân lực có chất lượng Tuy nhiên, lực lượng lao động trẻ thường không gắn
bó lâu dài với công ty và thường có những yêu cầu cao, dẫn tới thường xuyên biếnđộng nguồn nhân lực, gây khó khăn trong công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực
Ngoài việc sử dụng nguồn nhân lực tại thành phố, các thị trường lao động tạicác tỉnh thành lân cận như Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh, … cũng là thịtrường lao động mà công ty thu hút và tuyển dụng
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thông qua quá trình đào tạo, nguồnnhân lực của Hải Phòng ngày càng tăng, tỷ lệ lao động được đào tạo được nâng lên,đạt gần 49% vào năm 2009 Tuy nhiên, chất lượng lao động còn hạn chế Lực lượnglao động có trình độ chuyên môn, thiếu kiến thức về luật pháp, kỷ luật lao độngchưa nghiêm, còn mang nặng thói quen và tập quán sản xuất nhỏ Điều này dẫn tớilực lượng lao động thường không tôn trọng hợp đồng lao động, thường nghỉ việctrước thời hạn lao động, gây khó khăn cho việc đánh giá thực trạng nguồn nhân lực,ảnh hưởng tới công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực chính xác
2.1.1.3 Cạnh tranh với các doanh nghiệp khác về nguồn nhân lực
Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Hải Phòng cũng có rất nhiều công tythủy sản cạnh tranh gay gắt trên mọi lĩnh vực với doanh nghiệp như Công ty chếbiến thủy sản xuất khẩu SPC, Công ty TNHH Minh Châu, Công ty chế biến thủysản xuất - nhập khẩu Việt Trường…Ngoài ra, còn có các khu công nghiệp đặt ởngoại thành ven trung tâm thành phố như Khu công nghiệp NOMURA, Khucông nghiệp Cành Hầu, Khu công nghiệp Đình Vũ …thu hút rất lớn lao độngphổ thông cũng là lực lượng lao động chủ yếu của công ty Đặt ra thách thức rấtlớn cho việc công ty thu hút đủ lực lượng lao động phục vụ kế hoạch sản xuấtkinh doanh của mình
2.1.2 Những yếu tố bên trong công ty
2.1.2.1 Quy mô của công ty
Từ khi tách ra thành lập doanh nghiệp mới, công ty đã mở rộng sản xuấtkinh doanh, nhiều dây chuyền, công nghệ máy móc được thay đổi và bổ sung.Chính vì vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực qua các năm đều tăng cả về số lượng
và chất lượng
Trang 25Hiện nay công ty có 2 xưởng chế biến:
- Xưởng chế biến I: Nằm trong Cảng Cá Hạ Long (Tổng Công ty thuỷsản Hạ Long)
- Xưởng chế biến II: Ngõ 33, Đường Ngô Quyền, Q Ngô Quyền, TP.Hải Phòng
Với quy mô hiện nay, công ty sử dụng nguồn nhân lực chính là tại HảiPhòng, đặc biệt là tập trung tuyển dụng nguồn nhân lực phổ thông tại ngoại thành.Tuy nhiên với xu hướng và chiến lược phát triển của công ty, kế hoạch nguồn nhânlực sẽ có nhiều thay đổi Theo kế hoạch mở rộng thị trường, công ty sẽ mở rộngthêm xưởng sản xuất và chi nhánh nên công ty cần thêm rất nhiều lao động Do đó,công tác lập kế hoạch nguồn nhân lực phải chính xác để công ty kịp thời có nhữngchính sách, phương án bổ sung nguồn nhân lực một cách hợp lý
2.1.2.2 Chính sách sử dụng nhân lực của công ty
Tuyển dụng
Công tác tuyển dụng được thực hiện theo chiến lược phát triển của Công ty
và thực hiện theo kế hoạch hàng năm Công ty đề ra tiêu chí tuyển dụng lao động,trong đó ưu tiên:
Lao động có tay nghề, có chuyên môn giỏi, được đào tạo qua các trường dạynghề, trường trung cấp đối với khâu sản xuất và phục vụ sản xuất Hình thức tuyểndụng chính hiện nay đối với bộ phận này là thông qua các trường đào tạo nghề thủysản, quảng cáo trên báo chí, tờ rơi, trung tâm giới thiệu việc làm
Đối với các vị trí gián tiếp và khối văn phòng, kinh doanh chủ yếu tuyểndụng nguồn nhân lực từ cao đẳng trở lên, các khâu then chốt có trình độ đại học trởlên như xuất nhập khẩu, kế toán nhằm tạo nguồn lực lâu dài cho công ty
Công ty cũng chú trọng tới việc tuyển dụng nội bộ bằng cách thuyên chuyểncông tác, đề bạt, thăng cấp với các cán bộ, nhân viên công tác tốt trong công ty
Chính sách tuyển dụng này ảnh hưởng tới việc xác định thị trường nguồn laođộng, cách thức tiếp cận người lao động trong công tác kế hoạch hóa nguồn lao động