Thành lập rừng cộng đồng tại các thôn xóm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn nguồn gen cây thuốc tại VQG Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội (Trang 69)

Quản lý rừng trên cơ sở cộng đồng đã tỏ ra có nhiều ƣu điểm ở một số địa phƣơng. Nó phát huy đƣợc lợi thế của cộng đồng và hạn chế các tác động tiêu cực đến nguồn gen cây thuốc thông qua các thể chế cộng đồng.

Hiện tại trong vùng đệm VQG Ba Vì chƣa có khu rừng cộng đồng nào và không có một thể chế cộng đồng nào liên quan tới quản lý, bảo vệ rừng. Vì vậy, ngƣời dân vẫn tự do tác động vào nguồn gen cây thuốc mà không có sự can thiệp nào của cộng đồng. Hiện tại, theo quy định thì tất cả các khu đất có độ cao từ 100m trở lên đều thuộc quyền quản lý của VQG Ba Vì, vì vậy ở các khu đồi thấp nằm xen lẫn với các thôn xóm, VQG Ba Vì chỉ quản lý một phần rất nhỏ đỉnh đồi có độ cao > 100m nên việc quản lý rất khó khăn. Để nâng cao trách nhiệm của cộng đồng đối với việc bảo vệ TNR, VQG Ba Vì nên kết hợp với địa phƣơng, giao các quả đồi này cho các thôn xóm quản lý và thành lập các khu rừng cộng đồng.

Ngoài các khu đồi thấp, VQG Ba Vì cũng nên giao khoán một số diện tích rừng cho các cộng đồng sống gần rừng quản lý và cùng cộng đồng lập ra các quy định về trách nhiệm và quyền lợi quản lý bảo vệ rừng của cộng đồng. Hoạt động này thể hiện mối quan hệ đồng tác trong quản lý nguồn gen cây thuốc giữa Ban quản lý VQG,

63

chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân. Đó chính là hoạt động tạo năng lực cho các CĐĐP trong việc thực hiện trách nhiệm lớn lao về bảo tồn nguồn gen cây thuốc, gắn trách nhiệm bảo tồn nguồn gen cây thuốc với lợi ích của CĐĐP. Khi quyền lợi và trách nhiệm gắn liền với nhau, công tác bảo tồn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của cộng đồng trong việc bảo tồn nguồn gen cây thuốc tại VQG Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)