1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng(P.vannamei) công nghiệp tại công ty cổ phần Phú - Thành - Đạt, Bố Trạch - Quảng Bình

44 930 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 682,5 KB

Nội dung

Ưu điểm của tôm thẻ chân trắng là thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng, thờigian tăng trưởng ngắn, năng suất cao đặc biệt trong phương pháp nuôi thâm canh công nghiệp, thích nghi được với biê

Trang 1

I ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghề nuôi tôm ở Việt Nam đã và đang phát triển mạnh trong những năm

gần đây Tôm chân trắng (P vannamei) là đối tượng nhập nội, có nguồn gốc từ

châu Mỹ Đây là đối tượng mới có triển vọng phát triển rộng rãi ở nhiều nướcchâu Á Ưu điểm của tôm thẻ chân trắng là thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng, thờigian tăng trưởng ngắn, năng suất cao đặc biệt trong phương pháp nuôi thâm canh( công nghiệp), thích nghi được với biên độ nhiệt độ nước và độ mặn rộng Tômthẻ còn là đối tượng có giá trị kinh tế cao, thị trường rộng

Cũng như các nghề sản xuất khác đòi hỏi tính kỹ thuật cao, nghề nuôi trồngthủy sản trong đó có nghề nuôi tôm thẻ chân trắng bắt buộc người nuôi phải mỗingày cập nhật kiến thưc của mình, vấn đề cốt lõi là sử dụng công nghệ sinh họcnào tối ưu để vừa có lợi nhuận vừa bảo vệ môi trường sống cho thế hệ đời sau.Nuôi công nghiệp (nuôi thâm canh) là hình thức nuôi đòi hỏi đầu tư cao, quản lýchặt chẽ nhưng ưu việt của nó là tiết kiệm được số lượng lớn diện tích và chonăng suất cao nhất Vì vậy việc tìm hiểu quy trình nuôi là vấn đề rất cần thiết vàhữu ích nhằm áp dụng cải tiến kỹ thuật vào thực tế, nâng cao năng suất khi nuôitheo mô hình công nghiệp, đồng thời vẫn quản lý được chất lượng môi trường vàphát triển ổn định

Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên trong đợt thực tập tốt nghiệp cuối khóa,được sự đồng ý của tổ bộ môn Thủy sản, khoa Nông - Lâm - Thủy sản, Trường

đại học Quảng Bình, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng(P.vannamei) công nghiệp tại công ty cổ phần Phú - Thành - Đạt,

Bố Trạch - Quảng Bình "

- Mục tiêu của đề tài : Tìm hiểu, đánh giá và hoàn thiện kỹ thuật nhằm nângcao năng suất và phát triển ổn định quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng côngnghiệp tại Quảng Bình

- Các nội dung được thực hiện trong đề tài :

+ Tìm hiểu quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng (P.vannamei) công nghiệp tạicông ty cổ phần Phú - Thành - Đạt

+ Đánh giá kết quả về quản lý môi trường trong hệ thống nuôi

+ Đánh giá hiệu quả của quy trình

1

Trang 2

II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Điều kiện tự nhiên của huyện Bố Trạch - Quảng Bình.

2.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Bố Trạch có diện tích 2.123,3 km2 Phía Bắc giáp huyện Tuyên Hóa

và huyện Quảng Trạch, phía Tây Bắc giáp huyện Minh Hóa, phía Đông Namgiáp Thành Phố Đồng Hới, phía Nam giáp huyện Quảng Ninh, phía Đông giápBiển Đông, phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn thuộc Lào

Sông chảy qua huyện này có sông Son, sông Dinh, sông Lý Hòa

2.1.2 Điều kiện khí hậu

Huyện Bố Trạch thuộc tỉnh Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa vàluôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm haimùa rõ rệt:

- Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau Lượng mưa trung bình hàngnăm 2.000 - 2.300mm/năm Thời gian mưa tập trung vào các tháng 9; 10 và 11

- Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC - 25oC Batháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6; 7 và 8

2.2 Tình hình kinh tế - xã hội của cơ sở nghiên cứu

2.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở

- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất

+ Hệ thống ao chứa nước: Số lượng 2 ao, diện tích 5000 m2

+ Hệ thống ao nuôi: Số lượng 16 ao, diện tích mỗi ao 2500 m2

- Các trang thiết bị phục vụ cho trại sản xuất

- Hệ thống điện lưới

- Hệ thống thuỷ lợi, bơm nước

Trang 3

- Hệ thống quạt nước

- Một số công trình và trang thiết bị phụ trợ khác

2.2.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của trại

Đối tượng nuôi của trại là tôm thẻ chân trắng Trại chính thức đi vào hoạtđộng từ 15/2/2008, với nguồn post mua từ công ty cổ phần chăn nuôi C.P ViệtNam Doanh thu vụ nuôi đầu là khoảng 2 tỷ đồng Thị trường tiêu thụ tương đối

ổn định Việc thu mua tôm thịt chủ yếu là thương nhân trong và ngoài tỉnh

2.2 Đặc điểm sinh học tôm chân trắng

Loài: Litopenaeus vannamei, Boone 1931.

2.2.2 Đặc điểm phân bố và nguồn gốc.

Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) có nguồn gốc từ vùng biển xích

đạo Ðông Thái Bình Dương (biển phía Tây Mỹ La tinh), phân bố chủ yếu ở venbiển Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ, từ ven biển Mexico đến miền trung Pêru,nhiều nhất ở biển gần Ecuador Hiện nay tôm chân trắng đã có mặt hầu hết ở cáckhu vực ôn và nhiệt đới bao gồm Đài Loan, Trung Quốc và các nước ven biểnthuộc khu vực Đông Nam Á.[2]

2.2.3 Đặc điểm sinh trưởng

Cũng như các loài tôm he khác, tôm chân trắng phát triển qua 4 giai đoạn ấutrùng chính là Nauplius, Zoea, Mysis, Postlarvae

Giai đoạn Nauplius: Nauplius không cử động được trong khoảng 30 phút,sau đó bắt đầu bơi và rất dễ bị lôi cuốn bởi ánh sáng Nauplius thay vỏ cả thảy 4lần ( N1 đến N5 ) mỗi lần kéo dài 7 giờ ( theo các nhà sinh học Đài Loan thì cóđến 6 giai đoạn ) Trong thời kỳ này ấu trùng cứ bơi một đoạn rất ngắn rồi lại

3

Trang 4

nghỉ và lại tiếp tục bơi Không cần cho Nauplius ăn, chúng tự nuôi sống bằngnoãn hoàng có sẵn.

Giai đoạn Zoea: sau N5 ấu trùng chuyển sang giai đoạn Zoea, giai đoạn này ấutrùng bơi liên tục, bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài, chủ yếu là thực vật phù du.Zoea thay vỏ hai lần từ Z1 tới Z3 trong 5 ngày, mỗi lần kéo dài 36 giờ

Giai đoạn Mysis: thời kỳ này ấu trùng qua 3 giai đoạn (M1, M2, M3) Mỗigiai đoạn kéo dài 24 giờ Mysis ăn cả thực vật phù du lẫn động vật phù du Trongkhi Nauplius có khuynh hướng bơi gần mặt nước thì Mysis bơi hướng xuống sâu

và bơi ngược, đuôi đi trước, đầu đi sau

Giai đoạn Postlarvae: sau thời kỳ này thì tôm con đã có đủ các bộ phận,chúng dần dần hướng ra biển, rời xa các cửa sông và trở thành Juvenile Từ đâytôm trưởng thành

Tôm nhỏ thay vỏ cần vài giờ, tôm lớn cần 1 - 2 ngày Tốc độ lớn thời gianđầu 3g/tuần lễ (mật độ nuôi 100 con/m2), tới cỡ 30g tôm lớn chậm dần (1g/tuầnlễ) Tôm cái thường lớn nhanh hơn tôm đực.[2]

2.2.4 Tập tính sống

Tôm chân trắng sống ở vùng biển tự nhiên có các đặc điểm: đáy cát, độsâu 0 - 72m; nhiệt độ nước ổn định từ 25 - 320C , độ mặn từ 28 - 340/00, pH từ7,7 - 8,3

Tôm trưởng thành phần lớn sống ở ven biển gần bờ, tôm con ưa sống ở cáckhu vực cửa sông giàu sinh vật thức ăn Ban ngày tôm vùi mình trong bùn, banđêm mới bò đi kiếm ăn Tôm chân trắng có sự thích nghi rất mạnh đối với sựthay đổi đột ngột của môi truờng sống.[2]

2.2.5 Đặc điểm dinh dưỡng

Tôm chân trắng là loài tôm ăn tạp Giống như các loài tôm he khác, thức ăncủa nó cũng cần thành phần: protid, lipid, vitamin và muối khoáng thiếu haykhông cân đối đều ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ lớn của tôm Khả năng tiêutốn thức ăn của tôm chân trắng rất cao, trong điều kiện nuôi lớn bình thường,lượng cho ăn chỉ cần bằng 5% thể trọng tôm (thức ăn uớt) Trong thời kỳ tômsinh sản đặc biệt là giữa và cuối giai đoạn phát dục của buồng trứng thì nhu cầu

về lượng thức ăn hằng ngày tăng lên gấp 3 - 5 lần

Trang 5

Thức ăn cần hàm lượng protein 35% là thích hợp, (tôm sú cần 40%, tôm heNhật Bản cần 60% protein).[2]

2.2.6 Đặc điểm sinh sản

Mùa vụ sinh sản: Trong tự nhiên, người ta thường bắt gặp tôm cái ôm

trứng quanh năm Tuy nhiên, mùa sinh sản còn phụ thuộc vào vị trí địa lý và điềukiện tự nhiên từng vùng Ở ven biển phía Bắc Ecuador, tôm đẻ từ tháng 3 – 8,nhưng đẻ rộ từ tháng 4 – 5 Ở Peru, mùa tôm đẻ từ tháng 12 đến tháng 2 nămsau

Giao vĩ: Tôm he chân trắng là loài có Thelycum hở nên tôm thành thục

hoàn toàn mới tiến hành giao vĩ Thời gian giao vĩ thường trước lúc tôm đẻ 2

h.Trứng thụ tinh sau 14 – 16 h thì nở ra Nauplius Quá trình biến thái của ấu trùng trải qua nhiều giai đoạn Trong đó có: 6 giai đoạn Nauplius, 3 giai đoạn Zoea, 3 giai đoạn Mysis và giai đoạn Post larvae.

Sức sinh sản: Tôm chân trắng là loài thành thục sớm, tôm cái có khối

lượng 30 – 45 g là có thể tham gia sinh sản Sức sinh sản thực tế khoảng 10 – 25vạn trứng/tôm mẹ

Trong sản xuất, người ta dựa vào các đặc điểm trên để cho sinh sản nhân tạo vàương nuôi ấu trùng tôm chân trắng Đặc điểm giao vĩ cho phép ta dự báo tươngđối chính xác thời điểm tôm đẻ Đặc điểm quá trình biến thái giúp ta quản lý,chăm sóc ấu trùng trong quá trình ương nuôi Dựa vào sức sinh sản thực tế, ta cóthể lựa chọn số tôm bố mẹ cho đẻ trong một vụ sản xuất giống.[3]

2.3 Những nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng và phát triển tôm chân trắng

2.3.1 Nhiệt độ

Tôm cũng như hầu hết các loài động vật sống dưới nước thuộc loại máulạnh, nhiệt độ cơ thể thay đổi theo nhiệt độ môi trường, vì vậy nhiệt độ là yếu tốquan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm Nhiệt độ ảnhhưởng tới nhiều phương diện trong đời sống của tôm: hô hấp, tiêu thụ thức ăn,đồng hoá thức ăn, miễn nhiễm đối với bệnh tật, sự tăng trưởng [5]

5

Trang 6

Nhiệt độ thường thay đổi theo mùa, ngày đêm và mỗi vùng miền khác nhau.Thông thường nhiệt độ nước trong ngày thấp nhất vào lúc 2 đến 5 giờ sáng, caonhất vào buổi chiều lúc 14 giờ đến 16 giờ chiều Tôm có thể chịu đựng sự thayđổi nhiệt độ 0,2oC/phút, nhưng khi nhiệt độ thay đổi đột ngột 3 – 4oC hoặc vượt

quá sẽ gây sốc thậm chí còn gây chết Nhiệt độ thích hợp cho tôm loại Penaeus spp tại các ao hồ nhiệt đới khoảng 28 – 30oC Các thí nghiệm ở Hawaii cho thấytôm chân trắng sẽ chết nếu nhiệt độ môi trường nước thấp hơn 15oC, cao hơn

33oC trong 24 giờ hoặc lâu hơn nữa, tôm sẽ ngạt nếu nhiệt độ khoảng 15 – 22oC

và 30 – 33oC Với tôm chân trắng nhiệt độ chấp nhận được là 23 – 30oC, trongkhoảng nhiệt độ này độ lớn của tôm cũng tuỳ giai đoạn tăng trưởng của tôm Thínghiệm cho biết, lúc còn nhỏ (1gr) tôm lớn nhanh hơn ở 30oC, khi tôm lớn hơn(12 – 18gr) tôm lại lớn nhanh nhất ở nhiệt độ 27oC thay vì 30oC như lúc còn nhỏ.Khi tôm lớn hơn nữa mà nhiệt độ lại cao hơn 27oC thì môi trường nước này hoàntoàn bất lợi cho sự tăng trưởng.[5];[6]

2.3.2 Độ mặn

Đây là yếu tố mà chúng ta có thể điều chỉnh được nếu có nguồn nước ngọt

và nước mặn dự trữ Độ mặn có thể nuôi tôm chân trắng từ 10 – 30 ppt, tuynhiên nếu độ mặn cao quá hoặc thấp quá cũng không tốt, nếu độ mặn cao(>30ppt) thì tôm rất chậm lớn, vì độ mặn cao hàm lượng các khoáng cũng rấtcao, do đó sẽ làm cho quá trình lột xác của tôm gặp nhiều khó khăn, nếu tôm đãtới chu kỳ lột xác mà không lột được thì sẽ không phát triển và chậm lớn Hơnnữa nước mặn là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các bệnh do vi khuẩnvibrio gây ra, đặc biệt là bệnh phát sáng Độ mặn tốt nhất cho sự phát triển củatôm chân trắng từ 10 – 25 ppt

Nếu độ mặn thấp (< 10 ppt) cũng không tốt, dễ phát sinh bệnh, vì trongnước ngọt thiếu các khoáng (Na, Ca, Cl, Fe, Cu, P, Mn…) Đây là những khoángchất cần thiết cho sự tạo vỏ của tôm, nếu thiếu chúng tôm sẽ không tạo được vỏ.[1]

2.3.3 pH

pH của nước ao rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tômnuôi và phiêu sinh vật pH là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá

Trang 7

chất lượng nuớc ao nuôi Khi pH biến động thì sẽ ảnh hưởng tới các quá trìnhsinh lý, sinh hoá trong cơ thể tôm, làm ảnh hưởng các yếu tố khác trong ao nhưtảo, khí độc…pH phù hợp cho ao nuôi là 7.5 – 8.5, khoảng dao động trong mộtngày không được quá 0.5.[1]

Một vài chức năng của cơ thể tôm có thể bị ảnh hưởng trực tiếp do pH quácao hay quá thấp hay do sự biến động của nó, và như vậy, dĩ nhiên sẽ có hại đếntôm pH thấp thường làm tổn thương phụ bộ và mang cũng như gây trở ngại choviệc lôt xác và làm tôm bị mềm vỏ

NH3 và H2S là hai loại khí độc hoà tan trong nước Các loại khí độc này hiệndiện trong ao dưới hai dạng: dạng khí có tính độc cao và dang ion thì ít độc hơn

Tỷ lệ giữa dạng khí và dạng ion bị ảnh hưởng bởi độ pH Khi pH cao, NH3 dạngkhí sẽ nhiều và ít H2S hơn Khi pH thấp thì H2S dạng khí nhiều và ít NH3 dạngkhí.[7]

2.3.4 Độ kiềm

Độ kiềm là số đo tổng của carbonate và bicarbonate Chúng có tác dụngquan trọng trong nước thông qua khả năng làm giảm sự biến động của pH, hạnchế các chất độc có sẵn trong ao nhằm không gây sốc cho tôm Độ kiềm ảnhhưởng rất lớn đến quá trình lột xác của tôm, độ kiềm cao làm cho tôm khó lộtxác nhưng nếu độ kiềm nước ao thấp làm tôm khó cứng vỏ mỗi khi lột xác.Trong nuôi tôm chân trắng, độ kiềm rất quan trọng vì chu kỳ lột xác của chúngrất ngắn và thường xuyên, sau mỗi lần lột xác chúng sẽ hấp thụ một lượng lớn độkiềm trong nước để sử dụng trong việc kiến tạo vỏ mới, do đó việc kiểm tra độkiềm thường xuyên trong ao là rất cần thiết nhất là khi tôm lớn Độ kiềm thíchhợp trong ao nuôi tôm từ 80 – 130 mg/l [9];[6]

2.3.5 Oxy hòa tan (DO)

Hàm lượng oxy thích hợp là rất cần thiết cho một ao nuôi tốt ở cả hai hệthống nuôi năng suất thấp và cao Tác hại do hàm lượng oxy thấp tuỳ thuộc vàohàm lượng oxy có trong ao, thời gian và số lần tôm phải chịu đựng tình trạng đó

Ở nồng độ oxy nhỏ hơn 4mg/l tôm vẫn bắt mồi bình thường nhưng chúng tiêuhóa thức ăn không hiệu quả Hàm lượng oxy thấp như thế có thể ảnh hưởng đếntôm và dẫn đến tăng tính cảm nhiễm bệnh Tỷ lệ chuyển hoá thức ăn giảm và khả

7

Trang 8

năng cảm nhiễm bệnh tăng sẽ làm giảm lợi nhuận Nếu hàm lượng oxy giảmthấp hơn nữa (2 – 3mg/l) thì tôm sẽ ngừng bắt mồi và yếu đi nhiều Hàm lượngoxy thích hợp cho tôm sinh trưởng và phát triển là lớn hơn 5mg/l.[7];[6]

2.3.6 Độ trong

Độ trong của nước ở các ao nuôi chủ yếu phụ thuộc vào số lượng và đặctính khối chất cái bao gồm các sinh vật sống trong tầng nước và thể vẩn lơ lửng.Giới hạn cho phép về độ trong từ 25 – 50 cm, nó thay đổi theo tuổi tôm, khi mớithả tôm vào thì yêu cầu độ trong cao 40 – 50 cm, nhưng khi tôm lớn độ trong sẽthấp 25 – 30 cm Độ trong quá lớn sẽ lập tức ảnh hưởng tới tôm, khi đó tôm rất

dễ bị sốc, tôm chậm lớn, phân đàn, ít ăn và dễ nhiễm bệnh, đồng thời đáy ao dễsinh lab lab Nếu độ trong quá thấp (nước có màu đậm) thì rất dễ ảnh hưởng đếnhoạt động hô hấp của tôm nhất là vào ban đêm, nguyên nhân chính là do tảo vềban ngày sẽ quang hợp nhưng về ban đêm chúng sẽ hô hấp và làm giảm oxytrong nước Độ trong thấp thì mang tôm rất dễ bị tổn thương (đen mang, vàngmang) hay nhớt thân Màu tảo đậm là nguyên nhân làm dao động pH giữa ngày

* Hợp chất của Nitơ

Gồm 3 chất chính: amonia (NH4+), nitrite (NO2) và nitrate (NO3-)

Amonia: Trong ao hồ, amonia xuất hiện như một sản phẩm do sự biếndưỡng của động vật trong nước cũng như từ sự phân huỷ các chất hữu cơ với tácdụng của vi khuẩn Trong nước amonia được phân chia làm 2 nhóm: nhóm NH3

(khí hoà tan) và nhóm NH4+ (ion hoá)

Chỉ có dạng NH3 của amonia là gây độc cho tôm, NH3 có tính độc cao hơn

NH4+ từ 300 đến 400 lần Sự phân chia này chịu ảnh hưởng của pH, nhiệt độ và

độ mặn nhưng pH ảnh hưởng quan trọng hơn cả Nếu tăng 1 đơn vị pH thì sẽ

Trang 9

tăng 10 lần tỷ lệ của NH3 Độ độc của amonia gây ra không đáng ngại lắm trong

ao tôm vì thực vật phiêu sinh (phytoplankton) sẽ giữ cho độ độc này ở mức thấp,tuy nhiên nếu ao hồ có mật độ cao quá thì mức NH3 vẫn có thể xuất hiện Mức

độ NH3 thay đổi về ban đêm đáp ứng sự thay đổi của pH và nhiệt độ Dưới tácdụng của vi khuẩn, amonia sẽ bị biến đổi thành nitrite (NO2) (bởi Nitrosomonas bacteria) rồi nitrate (NO3-) (bởi Nitrobacter bacteria)

Hình thức nitrate thường vô hại, nhưng trong môi trường nước mà lượngchlorinity thấp thì nitrite sẽ gây độc cho tôm Nitrite gây độc chính yếu là tạothành chất methemoglobin và giảm sự chuyển oxygen tới tế bào.[6]

* Hydro sulfide (H 2 S)

Hydro sulfide là một chất khí, được tạo thành dưới điều kiện kỵ khí(anaerobic condition) Cũng tương tự như amoni, hydro sulfide chia làm 2 nhóm:nhóm H2S (khí) và HS- (ion) Chỉ có dạng H2S là chất độc pH rất có ảnh hưởngtới độ độc của H2S, ví dụ: Với ao hồ có pH = 5 và ở 240C người ta thấy 99,1%Hydro sulfide dưới dạng H2S, trong khi đó ở độ pH=8 với cùng nhiệt độ 240C lạichỉ có 8% lượng Hydro sulfide dưới dạng chất độc.[6]

2.4 Tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới và Việt Nam

2.4.1 Tình hình nuôi tôm chân trắng trên thế giới

Trên thế giới, sản lượng tôm chân trắng đứng hàng thứ hai sau tôm súnhưng ở châu Mỹ sản lượng tôm chân trắng đứng hàng đầu, đạt 86.000 tấn(1990), 132.000 tấn (1992), 191.000 tấn (1998) và đạt gần 200.000 tấn năm1999.[2]

Ecuador coi nuôi tôm chân trắng là ngành sản xuất lớn, sản lượng tôm nuôichiếm 95% tổng sản lượng của khu vực châu Mỹ, năm 1991 là 103.000 tấn Năm

1993, do gặp dịch bệnh hội chứng Taura (Taura Symdrome Virus) sản lượnggiảm còn 1/3, sau 2-3 năm khôi phục lại đạt 120.000 tấn (1998), 130.000 tấn(1999) rồi lại gặp đại dịch bệnh đốm trắng còn 35.000 tấn (2000).[2]

Một số nước như Mexico, Panama, Eelize, Peru, Colombia… cũng có tìnhhình phát triển tương tự Ecuador Sau khi được nhiều nước Châu Mỹ nuôi nhântạo thành công và có hiệu quả cao, tôm chân trắng được di giống sang Hawaii

9

Trang 10

Từ đây tôm chân trắng lan sang Châu Á, Đông Nam Á Nhiều nước Đông Nam

Á đã nhập tôm chân trắng để nuôi như: Philippin, Inđônêsia, Malaixia, Thái Lan,Việt Nam với hy vọng đa dạng hóa các sản phẩm tôm xuất khẩu để nhằm tránhtình trạng chỉ trông cậy phần lớn vào tôm sú hiện nay Tôm chân trắng được nhậpkhẩu vào Châu Á vì người ta nhận thấy một số loại tôm bản địa chủ yếu hiện đangđược nuôi cho năng suất thấp, mức độ tăng trưởng chậm và có khả năng mangbệnh Việc khoanh vùng nuôi tôm chân trắng khép kín và sự phát triển của cácdòng giống tôm chân trắng chọn lọc và thuần hóa đã đưa tôm chân trắng trở thànhđối tượng quan tâm lớn của ngành nuôi tôm thời kỳ hiện nay Trên phạm vi toàncầu, tôm chân trắng đang chiếm tới 2/3 tổng sản lượng tôm nuôi toàn thế giới Ởchâu Á, trong giai đoạn từ 2001-2006, tôm sú chỉ duy trì ở một sản lượng nhấtđịnh, thì tôm chân trắng nhảy vọt lên 1,5-1,6 triệu tấn (năm 2006) và đạt 1,8 triệutấn (năm 2009) Đặc biệt, việc gia tăng nhanh sản lượng tôm chân trắng là do cácnước đã sản xuất được tôm bố mẹ sạch bệnh và áp dụng các biện pháp khoa họccông nghệ nâng cao năng suất, chất lượng tôm Đặc biệt ở Thái Lan trong năm

2004 sản lượng tôm chân trắng đã đạt tới 300.000 tấn, chiếm tỷ lệ cao trong sảnxuất tôm biển với sản lượng chiếm xấp xỉ 80% Khảo sát tại Thái Lan cho thấy,nước này đã chuyển sang nuôi tôm chân trắng đời thứ 7, sạch bệnh Người nuôitôm ở Thái Lan đã nuôi thành công tôm chân trắng cỡ lớn (vượt tôm sú), có ưu thếvượt trội về năng suất, đạt 25-30 tấn/ha/vụ; lợi nhuận thu được cao gấp 2-3 lần sovới tôm sú Sản lượng tôm nuôi của Thái Lan năm 2008 đạt 533.000 tấn, gồm160.000 tấn tôm sú và 373.000 tấn tôm chân trắng Còn tại Philippines, Bộ Nôngnghiệp nước này cũng đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu và nuôi tôm chân trắng ởnước này sau những nghiên cứu kỹ lưỡng cho thấy việc nuôi tôm chân trắng hiệuquả cao, lại không đe dọa môi trường, góp phần đa dạng sinh học Tôm chân trắngđược thế giới công nhận là một trong ba loài tôm he nuôi có nhiều ưu điểm và sảnlượng cao nhất với nhiệt độ và độ mặn rất rộng, có thể nuôi theo nhiều hình thứcbán thâm canh, thâm canh và nuôi công nghiệp trong các ao đầm nước mặn lợ

2.4.2 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam

Trang 11

Theo thống kê của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, từ cuối năm

2000, tỉnh Ninh Thuận thành công với mô hình nuôi tôm trên cát Với vài ha lúcđầu, chỉ sau 2 năm, diện tích nuôi tôm tăng lên 200 ha, dẫn đầu cả nước về diệntích nuôi tôm trên cát Từ sự thành công của Ninh Thuận, hàng loạt các tỉnhduyên hải Miền Trung đều kêu gọi được những dự án lớn đầu tư vào nuôi tômtrên cát Trong đó nổi lên là dự án đầu tư hơn 2.200 ha để nuôi tôm trên cát củacông ty Việt Mỹ tại Quảng Trị và dự án 2.000 ha nuôi tôm trên cát tại Lệ Thủy(Quảng Bình)

Cũng trong thời gian đó, Bộ Thủy Sản (nay là Bộ Nông Nghiệp và PhátTriển Nông Thôn) đã khuyến cáo người dân không nên phát triển rộng diện tíchtôm thẻ chân trắng vì lo sợ sự phát triển thiếu bền vững, phần khác do nhiềudoanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu chưa quan tâm đến mặt hàng này

Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường thế giới đang có nhiều biến động, xuthế tiêu dùng các nước chuyển sang tiêu thụ tôm thẻ chân trắng của Thái Lan,Trung Quốc, sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh mạnh trên thịtrường thế giới Ở trong nước diện tích nuôi tôm sú bị nhiễm bệnh ngày càngnhiều, hiệu quả sản xuất thấp

Do vậy, ngày 25/1/2008, Bộ NN&PTNT đã ban hành Chỉ thị số BNN&PTNT cho phép nuôi tôm thẻ chân trắng tại vùng ĐBSCL nhằm đa dạnghóa sản phẩm thủy sản xuất khẩu, giảm bớt áp lực cạnh tranh, đáp ứng được nhucầu tiêu dùng của các nước trong khu vực và trên thế giới Từ một số mô hìnhnuôi thành công, hiện tôm chân trắng đang ngày càng được các hộ nuôi thủy sảnquan tâm và phát triển

228/CT-Theo số liệu thống kê của Cục Nuôi trồng Thủy sản, tính đến hết tháng 6 –

2008 diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của Việt Nam đã đạt hơn 12.400 ha và đãthu hoạch hơn 12.300 tấn [8]

Năm 2009, kế hoạch nuôi tôm nước lợ của cả nước là 400 ngàn tấn, đốitượng nuôi chính vẫn là tôm sú Hiên nay, Bộ NN và PTNT có chủ trương pháttriển tôm thẻ chân trắng theo quy hoạch ở các tỉnh Nam Bộ Tuy nhiên, vùng

11

Trang 12

nuôi chủ yếu vẫn là các tỉnh Miền Trung và Miền Bắc, các tỉnh phía nam cònđang ở dạng thăm dò Đặc điểm của tôm thẻ chân trắng là sống ở tầng nước giữa,không vùi mình trong bùn như tôm sú nên tôm thẻ thích hợp với chất đáy cát.Nhiều ý kiến cho rằng nuôi tôm thẻ ở vùng ĐBSCL sẽ kém hiệu quả hơn MiềnTrung Vì chất đáy bùn sét ảnh hưởng tới việc lấy thức ăn và hoạt động sống,hạn chế tới sự sinh trưởng của chúng.[9]

2.4.3 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Quảng Bình.

Nuôi trồng thuỷ sản là lĩnh vực được tỉnh Quảng Bình rất chú trọng pháttriển và được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà Toàn tỉnh có 15000

ha diện tích mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản, trong đó 4000

ha có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lợ, 11000 ha có khả năngphát triển nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt Tổng sản lượng nuôi trồng đạt 4000 tấn(năm 2005); Dự đoán năm 2010 đạt 38000 – 39000 tấn [10] Riêng nuôi trồngthuỷ sản nước mặn, lợ đến nay tổng diện tích toàn tỉnh Quảng Bình là 1622 ha,với sản lượng nuôi 3320 tấn (trong đó tôm chiếm 92% sản lượng), còn lại là cácloại thuỷ sản khác như: cua, rô phi, cá mú, cá chẽm Trong đó diện tích nuôi vụ 1gần 1200 ha (nuôi tôm sú 600 ha, nuôi tôm thẻ chân trắng 600 ha), tập trung chủyếu ở huyện Quảng Trạch (466 ha), Bố Trạch (440 ha), thành phố Đồng Hới(200 ha), Quảng Ninh (120 ha)

Năm 2009, các hộ nuôi và các đơn vị tham gia đã thả khoảng 500 triệu contôm giống (cả 3 vụ) gồm: 63 triệu con tôm sú loại Post 15 và 487 triệu con tômthẻ chân trắng, nhưng 6 trại giống trên địa bàn tỉnh có khả năng sản xuất và dịch

vụ được khoảng 65 triệu con (trong đó sản xuất được 17.7 triệu Post 15 tôm sú),chiếm 24.5% lượng tôm giống cung ứng trên địa bàn.[10]

Bước sang năm 2010, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo chuyển đổi một sốdiện tích nuôi tôm sú hiệu quả thấp sang nuôi tôm thẻ chân trắng dưới hình thứcthâm canh và bán thâm canh nhằm tránh tổn thất do dịch bệnh

Trang 13

III : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu

3.1.1 Địa điểm nghiên cứu

Tại công ty cổ phần Phú - Thành - Đạt, Bố Trạch - Quảng Bình

3.1.2 Thời gian nghiên cứu

Từ ngày 14/02 đến ngày 08/05/2011

3.1.3 Đối tượng nghiên cứu

Tôm thẻ chân trắng _Penaeus vannamei Boone,1931.

3.2 Nội dung nghiên cứu.

Sử dụng 3 ao nuôi : A1, A2, A3 Mỗi ao có diện tích 2500m2

* Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu :

13

Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng

(Penaeus vannamei) công nghiệp

Chẩn

bị ao

Chọn giống

và thả giống

Theo dõi tốc

độ tăng trưởng

và tỷ lệ sống

Thu hoạch

Kỹ thuật nuôi tôm thương phẩm

Hệ thống công trình phụ trợ

Đánh giá hiệu quả kinh tế

Kết luận

Các biện pháp chăm sóc và quản lý

Trang 14

Hình 3.1 : Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

 Thu thập số liệu thứ cấp:

Số liệu thứ cấp được lấy từ các tài liệu, tạp trí khoa học - công nghệ,sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng và kết quả nghiên cứu đã công bốcủa các cơ quan chức năng

 Thu thập số liệu sơ cấp:

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua trực tiếp trong thực tập, phỏngvấn, tìm hiểu từ cán bộ kĩ thuật, công nhân làm việc tại công ty

3.3.2 Thiết bị và phương pháp kiểm tra các yếu tố môi trường:

Bảng 3.1 : Các thiết bị đo thông số môi trường

1 Nhiệt độ (oC) Nhiệt kế thủy ngân (±1oC) 7h và 14h hàng ngày

2 pH pH test kit (phương pháp so

6 DO(mgO2/L) Máy đo O2 (±0,1) 19h – 20h hàng ngày

3.3.3 Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống

Sau 20 ngày kể từ khi thả giống, dùng sàng ăn Sau 30 ngày kết hợp giữasàng ăn và chài tôm để xác định tỷ lế sống và lấy mẫu để xác định khối lượng vàchiều dài Định kỳ 15 ngày lấy mẫu kiểm tra tăng trưởng một lần

* Theo dõi khối lượng

Trang 15

- Chài tôm, đếm số tôm trong chài, cân tổng khối lượng tôm chài được từ đó xácđịnh khối lượng trung bình của tôm, chài 3 điểm bất kỳ trong ao rồi lấy kết quảtrung bình

- Khối lượng được cân bằng cân bàn (g)

- Tốc độ tăng trưởng khối lượng (g/con/ngày)

1 2

1 2 w

T T

W W G

- W1,W2là khối lượng trung bình của tôm ở lần đo thứ nhất và thứ hai

- T1, T2 là thời gian của lần đo thứ nhất và thứ hai

- Gw là tốc độ tăng trưởng về khối lượng

* Theo dõi chiều dài

- Dùng thước có chia vạch (mm) đo chiều dài của 30 con tôm sau đó lấy kếtquả trung bình

- Tốc độ tăng trưởng chiều dài (cm/con/ngày)

1 2

1 2

T T

L L

G L

- L1, L2 là chiều dài trung bình của tôm ở lần đo thứ nhất và thứ hai

- T1, T2 là thời gian của lần đo thứ nhất và thứ hai

- GL là tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài

* Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR):

FCR cả vụ = WfW

2 - W1 Trong đó:

Wf: Khối lượng thức ăn sử dụng trong suốt vụ nuôi (kg)

W1: Khối lượng tôm thả ban đầu (kg)

W2: Khối lượng tôm lúc thu hoạch (kg)

3.3.4 Hiệu quả kinh tế

Lợi nhuận = Tổng thu – Tổng chi

Tổng thu = Tổng khối lượng tôm x đơn giá tại thời điểm thu hoạch

15

Trang 16

Tổng chi = Tiền con giống + thức ăn + thuốc, hóa chất + nhân công + khấuhao tài sản + chi phí khác.

3.3.5 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel 2003

IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Một số hệ thống công trình phụ trong quá trình nuôi

ao có đường ống nhánh để cho nước vào ao nuôi

- Toàn bộ hệ thống ao nuôi (kể cả ao chứa lắng, ao xử lý nước thải) đượclót bạt chống thấm và đảm bảo cao trình phù hợp cho việc cấp và thoát nước hiệuquả, tránh nước thấm lậu xuống nền cát gây mặn hóa nước ngọt ngầm

4.1.3 Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải:

Ao xử lý nước thải được bố trí theo cụm, mỗi ao nuôi có hệ thống thoátnước bằng ống PVC có đường kính từ 100-200mm được nối vào các hố ga xâydựng dọc theo bờ ao Từ hố ga nước thải được thu gom về ao xử lý chung củatừng cụm theo đường ống thoát (Φ từ 120-200mm) hoặc ống BTCT D300-400.Sau khi được lắng và xử lý đạt tiêu chuẩn, nước thải sẽ đưa ra biển bằng tuyếnống BTCT D600 Tuyến cống tiêu nước thải sẽ được bố trí âm dưới đất

4.2 Kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng

4.2.1 Chuẩn bị ao

Trang 17

Đây là khâu quan trọng trong quy trình nuôi tôm thương phẩm, khâu này

có vai trò quan trọng đến việc thành công hay thất bại của một vụ nuôi Chuẩn bịđược nền đáy sạch, nguồn nước tốt, thích hợp là những mục đích hàng đầu củakhâu chuẩn bị ao nuôi Tuy nhiên, việc chuẩn bị ao nuôi nói chung là khôngphức tạp do đối tượng này thích nghi rộng với các yếu tố môi trường, ít bị bệnh.Ngoài ra việc chuẩn bị ao nuôi cũng tùy theo từng vùng, từng nền đáy khác nhau

mà có cách làm khác nhau

4.2.1.1 Cải tạo ao

Cải tạo đáy ao là công tác chuận bị ao nuôi đóng vai trò quan trọng, ảnh

hưởng trực tiếp tới chất lượng môi trường nước cũng như hiệu quả sản xuất của

vụ nuôi Việc cải tạo ao nhằm đưa lượng mùn bã hữu cơ đã tích tụ từ vụ nuôi

trước ra ngoài, loại bỏ những chất thải và mần bệnh nhằm tạo điều kiện thuận lợicho tôm sinh trưởng và phát triển Công tác cải tạo tùy thuộc vào ao mới đưa vàosản xuất lần đầu hoặc ao đã qua sử dụng để có biện pháp cải tạo phù hợp

- Đối với ao mới:

Sau khi trải bạt, lắp cầu và máy quạt nước xong thì cho nước vào ao (mựcnước từ 30 – 40 cm) để loại các độc tố từ bạt chống thấm vào môi trường nước Sau 2 -

3 ngày thì xả cạn để rửa ao

- Đối với ao cũ:

Sau khi thu hoạch, dùng bơm để hút chất thải ra ngoài ao chứa Tiến hành

tu sửa lại bạt (hàn các chỗ rách).Phải xịt rửa sạch ao trước khi cấp nước vào

4.2.1.2 Chuẩn bị nước

Sau khi cải tạo ao xong, nước được cấp vào ao từ ao lắng để xử lý (mựcnước cấp từ 1,2 – 1,5 m) Nguồn nước ở đây đã được điều chỉnh các thông sốthuỷ lý, thuỷ hoá khá phù hợp với sinh trưởng và phát triển của tôm và điều kiệntương đương với nguồn tôm giống ở nơi sản xuất Khi đã cấp đủ nước vào aonuôi, mở máy quạt nước chạy liên tục sau 3 ngày để các ấu trùng nở thì tiến hành

xử lí xử lý nước bằng các hóa chất diệt khuẩn như: Cleanr 80, Soludine 50%,Chlorine 30ppm

Thường dùng Chlorine 30ppm với lượng 20kg/ao 4200m2 tạt xuống ao vàđồng thời mở máy quạt nước liên tục 2-3 ngày để đảo đều thuốc khắp ao, với tác

17

Trang 18

dụng : xử lý sạch chất lượng nước, diệt mầm bệnh, các loài cá tạp, động vật gâyhại trong ao, lắng đọng các chất bẩn xuống đáy ao.

4.2.1.3 Gây màu nước

Màu nước là màu của nước được thể hiện dưới ánh sáng mặt trời Các yếu

tố hợp thành màu của nước là các ion kim loại, mùn bã hữu cơ tan trong nước,bùn đáy, chất huyền phù, chất keo, đặc biệt là các loại sinh vật sống trong nướcnhất là các tảo đơn bào Màu nước đậm hay nhạt là thể hiện các chất hữu cơ nóitrên và mật độ các loại tảo có trong nước nhiều hay ít Thực chất là quá trình tạomôi trường thuận lợi cho tảo phát triển, tảo quang hợp mạnh sẽ cung cấp nhiềuôxy cho ao, làm thức ăn bổ sung cho tôm Ngoài ra còn có tác dụng ổn định nhiệttrong ao nuôi tôm

Sau khi xử lý nước bằng chlorine 7 – 10 ngày, ta tiến hành gây màu nướcbằng dung dịch men gây màu với liều lượng 20 Lít/500m2 Sau 10 ngày khôngthấy tảo phát triển thì gây màu lại như trên

Cách ủ men:

 Thức ăn 4S: 4 kg

 Nước biển: 200 Lít

 Supper vs: 1 LítDung dịch được ủ trong thùng nhựa có đậy nắp kín, sau 1 tuần thì sử dụng được

4.2.2 Chọn giống và thả giống

4.2.2.1 Chọn giống

Tôm giống đạt tiêu chuẩn là yếu tố quan trọng giúp cho tỉ lệ sống của tômđược nâng cao Mục đích của việc chọn giống là tìm những đàn tôm có tỷ lệsống cao, tăng trưởng nhanh, kháng bệnh tốt

Tốt nhất nên mua tôm giống ở các trại đáng tin cậy và tôm giống lấy từ lần

đẻ thứ nhất, thứ hai và thứ ba Khi chọn tôm giống cần quan sát.[4]

- Tôm đều cỡ, râu và phụ bộ đầy đủ, không có chất bẩn bám

- Tôm không bị dị hình, chuỷ đầu và phụ bộ không bị ăn mòn, không bịđen

- Các cơ đầy đặn và có màu trong

- Ruột đầy thức ăn, tạo thành một đường màu nâu nằm dọc theo sống lưng

Trang 19

- Tôm bơi lội linh hoạt ngược lại với dòng nước khi bị khuấy động vàphản ứng rất nhanh với kích thích từ bên ngoài.

- Được kiểm tra để phát hiện mầm bệnh: vi rút, vi khuẩn, nấm, kí sinhtrùng Đặc biệt phải được chạy PCR để phát hiện một số vi rút gây bệnh nguyhiểm như: đốm trắng, taura

Có thể dùng Formol để kiểm tra: chọn 100 – 150 con tôm giống gây sốcbằng Formol 100 – 200 ppm, có sục khí Sau khoảng 2h ta tiến hành kiểm tra,nếu:

+ Tôm chết < 5% thì chọn mua giống

+ Tôm chết > 5% thì không mua giống

Ở trại lấy giống của công ty CP - chi nhánh Bình Định:

19

Trang 20

Oxy hoà tan (mg /

L)

Bên cạnh việc chọn được tôm giống tốt rồi thì phương pháp thả giốngcũng rất quan trọng Nó quyết định một phần tỷ lệ sống của đàn tôm sau này Đểtăng tỷ lệ sống cho đàn tôm, trước khi thả xuống ao, cần phải có thời gian thuầncác yếu tố môi trường nước từ từ, làm cho các thông số như: độ mặn, pH, nhiệt

độ của môi trường trong vật chứa tôm giống với ao thả tôm

Khi thả giống nên thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì khi đó nhiệt độmôi trường xuống thấp, thích hợp nhất cho tôm giống Không nên thả vào buổitrưa khi ánh sáng mặt trời đang chiếu thẳng, hoặc những ngày thời tiết có mưa,khí hậu thay đổi đột ngột, ảnh hưởng tới tỷ lệ sống của tôm Nên thả tôm ở đầuhướng gió hoặc gần quạt nước để tôm giống được phân tán ra khắp ao nuôi

Tôm giống thả nên có cùng kích thước, ngày tuổi và thả một lần

Sự chênh lệch độ mặn giữa túi chứa tôm giống và ao nuôi không quá 5‰

là thích hợp nhất Thời gian thuần nước từ 1 – 3 h trước khi thả giống, đồng thờicần sục khí mạnh

- Mục đích việc thêm nước từ từ là để tôm làm quen dần với môi trườngnước ao nuôi (pH, độ mặn, nhiệt độ) Tránh gây sốc cho tôm, đảm bảo tỷ lệ sốngkhi thả cao

- Sau khoảng 2h, khi tôm giống đã làm quen với điều kiện môi trườngnước trong ao nuôi, tôm không bị stress (thân tôm không còn màu đục màchuyển sang màu trong) Thì ta dùng ống hút, hút tôm từ thùng nhựa xuống aotheo nguyên tắc bình thông nhau

Trang 21

4.2.3.1 Thức ăn

Trong nuôi tôm thức ăn giữ vai trò rất quan trọng, nó quyết định năng suất

và hiệu quả kinh tế, chi phí thức ăn chiếm 50 - 60 % chi phí sản xuất Mục tiêucủa quản lý thức ăn tôm nuôi là giảm chi phí, đạt lợi nhuận cao nhất, phát triểnbền vững nghề nuôi tôm

Tại cơ sở thực tập, công ty đã sử dụng thức ăn LOTUS do công ty cổ phầnchăn nuôi C.P Việt Nam sản xuất

Bảng 4.2 : thành phần dinh dưỡng của thức ăn LOTUS

Thức ăn Độ tan trong

nước

( h )

Prôtêin( % )

Chất béo( % )

Chất xơ( % )

Tro( % )

Độ ẩm( % )

4.2.3.2.Thời gian và kỹ thuật cho ăn

Kỹ thuật cho ăn là một những khâu quan trọng góp phần vào sự thànhcông của vụ nuôi Vì thức ăn là vấn đề mà người nuôi đầu tư nhiều nhất Làm thếnào để tôm sử dụng hết lượng thức ăn, đảm bảo không dư thừa, không thiếu lànhiệm vụ của người nuôi

Thức ăn thừa sẽ góp phần làm ô nhiễm ao nuôi và tăng chi phí Nhưng nếucho ăn thiếu tôm sẽ sinh trưởng phát triển chậm, năng suất thấp

Trong 30 ngày đầu cho ăn theo chương trình đã định trước mà công ty đã

đề ra Tuy nhiên cũng tuỳ điều kiện thực tế ta có thể thay đổi lượng thức ăn cầncho như: thời tiết hay sức khoẻ tôm

* Thời gian cho tôm ăn : Ngày cho ăn 3 bữa vào lúc : 7h, 11h, 15h.

21

Trang 22

* Kỹ thuật cho tôm ăn:

Trước khi cho ăn tắt máy quạt nước để giảm tốc độ dòng chảy, tránh gom

tụ thức ăn vào giữa ao, sau khi cho ăn xong khoảng 30 phút sau mới bật quạtnước

Cách cho ăn : Dùng ca tạt thức ăn đều xung quanh ao.Cho ăn cách bờ 3m là tốt cho tôm nuôi Vì đây là hành lang sạch, do máy quạt nước tạo thànhdòng chảy gom chất thải vào giữa ao Cho tôm ăn vào hành lang sạch giúp tômbắt mồi tốt hơn và tránh lảng phí

2-Tuỳ vào kích cỡ thức ăn mà ta có cách cho ăn phù hợp với từng giai đoạnphát triển của tôm và hiệu quả nhất

- Với thức ăn cỡ nhỏ 00,01, : lúc cho ăn ta cho một lượng nước vào xôtrộn đều rồi dùng ca tạt đều khắp ao

- Với thức ăn cỡ lớn : Tuỳ vào thời điểm nuôi mà trộn với chất phụ gia để

30 phút cho các loại thuốc ngấm vào thức ăn dùng ca tạt đều khắp ao

Cách phối trộn thức ăn : Sau khi xác định tỷ lệ, lượng thức ăn ở mỗi lần

cho ăn và loại thuốc bổ sung cần thiết chúng ta tiến hành xác định khối lượngnước cần để pha thuốc trộn với thức ăn theo công thức

Khối lượg nước = 20% khối lượng thức ăn

Sau đó tiến hành hoà tan các loại thuốc bổ vào nước và trộn đều với thức ăn.Khi chuyển mã số thức ăn thì chuyển một cách từ từ (chuyển 3 – 5 ngày) đểtránh hiện tượng tôm nhỏ bị bỏ đói hoặc giảm phân đàn, để tránh sự chênh lệch

* Quản lý thức ăn thông qua nhá

Để theo dõi khả năng sử dụng thức ăn của tôm người ta thường dùng nhá (vó)cho ăn để kiểm soát lượng thức ăn hàng ngày:

Ngày đăng: 15/12/2015, 20:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Văn Huỳnh. Kỹ thuật nuôi và biện pháp phòng trị bệnh tôm chân trắng. Công ty Bayer Vietnam Ltd Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi và biện pháp phòng trị bệnh tôm chân trắng
2. Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư (2004). Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng. Nxb Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng
Tác giả: Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2004
5. Vũ Thế Trụ (1999). Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam. Nxb Nông nghiệp Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam
Tác giả: Vũ Thế Trụ
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Tp Hồ Chí Minh
Năm: 1999
6. Nguyễn Đình Trung (2004). Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi thủy sản.Nxb Nông nghiệp Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi thủy sản
Tác giả: Nguyễn Đình Trung
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp Tp HCM
Năm: 2004
7. Hợp phần hỗ trợ nuôi trồng thủy sản biển và nước lợ (SUMA). Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi. Bộ thủy sản, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý sức khỏe tôm trong ao nuôi
3. Bùi Thị Ái Loan (2007). Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm he chân trắng tại xã Đức Phong – Mộ Đức - Quảng Ngãi, Luận văn tốt nghệp, Đại học Nha Trang Khác
4. Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp (2004), Kỹ thuật nuôi giáp xác, NXB Nông Nghiệp TP.HCM Khác
9. Tạp chí vấn đề cần quan tâm trong sản xuất tôm giống, Báo NNVN số ngày18/3/200910.Quangbinh.gov.vn Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w