Mục tiêuTìm hiểu, phân tích và nhận xét hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế mô hìnhnuôi tôm thẻ chân trắng của công ty .Tư đó đề ra giải pháp góp phần định hướngphát
Trang 2MỤC LỤC
Chương I GIỚI THIỆU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
Chương II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ trên thế giới 5
Chương III NỘI DUNG 13
3 Thiết kế trại nuôi 13
3.1 Bảng thiết kế tổng quát trại nuôi thâm canh 13
Chương IV : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 23
4.1 Môi trường 23
Chương V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 27
5.1 Kết luận 27
Chương I GIỚI THIÊÊU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay trên thế giới, nghề nuôi tôm là một trong những nghề nuôi phát triển nhất Trong đó các quốc gia đứng đầu về sản lượng tôm nuôi gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam… nghề nuôi tôm đem lại lợi nhuận cao, góp phần
Trang 3nâng cao đời sống cho người dân, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xà hội…tưđó hạn chế sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật biển.
Ở Việt Nam tiềm năng nuôi tôm rất lớn Nước ta có 3260 km bờ biển, 12 đầmphá và các eo vịnh, 112 cửa sông gạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển là nhữngnơi rất thuận lợi cho việc nuôi trồng các loại thủy sản nước lợ mặn Tôm thẻ chântrắng lần đầu tiên gia nhập vào Việt Nam năm 2000 và được phát triển tại nhiềuđịa phương như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa và lan rộng khắpcả nước Tính đến hết tháng 6-2008, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của ViệtNam đã đạt hơn 12.400 héc ta và đã thu hoạch hơn 12.300 tấn
Đồng bằng sông Cửu Long là một đồng bằng châu thổ lớn, có hệ thống sôngngòi chằng chịt, bờ biển dài với những điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc pháttriển thủy sản và đã trở thành nơi sản xuất thủy sản chủ lực, chiếm hơn 80% sảnlượng thủy sản của cả nước Nuôi trồng thủy sản đang ngày càng phát triển, thànhphần nuôi cũng đa dạng hơn Hiện nay tôm thẻ chân trắng cũng đuợc nuôi rất phổbiến ở các tỉnh ĐBSCL như: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng
Thẻ chân trắng là đối tượng có giá trị kinh tế cao thị trường tiêu thụ rộng,thời gian sinh trưởng ngắn (3 – 3,5 tháng), năng suất cao (trên 4 tấn/ha), thâm canhcó thể đạt đến 20 tấn/ha Nhờ có giá trị dinh dưỡng cao mà hiện nay tôm chântrắng đang được người tiêu dùng ở các thị trường lớn ưa chuộng Mỹ là thị trường
tiêu thụ tôm chân trắng lớn nhất sau đó là châu âu và nhật bản (TS Trần Viết
Mỹ, 2009)
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một quy trình nuôi hoàn chỉnh và cònnhiều bất cập hơn nữa đây lại là đối tượng dễ mắc những bệnh tôm sú, ngoài racòn mắc hội chứng taura gây dịch bệnh lớn và có thể nhiễm sang đối tượng tômkhác làm thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất thủy sản và môi trường tự nhiên Vìvậy để có những hiểu biết về loại thủy sản có giá trị này tôi đã tiến hành theo dõi
quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng ở công ty “Hải Nguyên” tại TP Bạc Liêu.
Trang 42 Mục tiêu
Tìm hiểu, phân tích và nhận xét hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế mô hìnhnuôi tôm thẻ chân trắng của công ty Tư đó đề ra giải pháp góp phần định hướngphát triển cho mô hình
Cung cấp một số dẫn liệu cho các nghiên cứu sau này
3 Nội dung
Tìm hiểu các bước kỹ thuật của toàn bộ quy trình nuôi
Theo dõi sự biến động của các yếu tố môi trường
Theo dõi sự tăng trưởng của đối tượng nuôi
Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi
4 Phương pháp thực hiện
4.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian làm chuyên đề bắt đầu tư ngày 6 tháng 3 đến ngày 16 tháng 5
Địa điểm thực hiện chuyên đề tại Công Ty Hải Nguyên Xã Vĩnh Trạch Đông
-TP Bạc Liêu
4.2 Đối tượng thực hiện chuyên đề
Mô hình nuôi thẻ chân trắng công nghiệp
Phương pháp thực hiện:
Tham gia thực hiện tất cả các khâu kỹ thuật của quy trình nuôi như: các bước cảitạo ao, trực tiếp cho tôm ăn, theo dõi sự tăng trọng của tôm…
Dùng các dụng cụ để theo dõi hàng ngày các chỉ tiêu môi trường như:pH, nhiệt độ,bên cạnh đó các yếu tố khí độc 15 ngày/lần
Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế, Ph được đo bằng bộ test Ph mỗi ngày đo 2 lầnvào lúc 7h sáng và 15h chiều
Độ mặn được đo bằng khúc xạ kế vào trước thời điểm thả giống
Trang 5Chương II TỔNG QUAN TÀI LIÊÊU
2.1 Tình hình nuôi tôm thẻ trên thế giới
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm được nuôi phổ biển nhất ở Tây bán cầu Sảnlượng của loài tôm này chiếm hơn 70% (1992) và có thời kỳ chiếm tới 90% (1998)các loài tôm he Nam Mỹ Các nước có sản lượng cao trên thế giới như là Equado,Mêhicô,Panama, Belize… Nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở các nước này ngàycàng phát triển, sản lượng cũng tăng lên nhanh chóng, chỉ tính riêng Equado, lànước đứng đầu về sản lượng trên thế giới thì tư năm 1991 đã đạt 103 nghìn tấn đếnnăm 1998 là 120 nghìn tấn chiếm 70% sản lượng châu Mỹ, năm 1999 đạt 130nghìn tấn (Bộ Thủy sản, 2004)
Tôm thẻ chân trắng chủ yếu được xuất khẩu vào thị trường Mỹ, EU và NhậtBản Nhưng qua năm 2000, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng bị tổn thất nặng nề dođại dịch đốm trắng phát triển Sản lượng bị thiệt hại rất lớn chỉ còn chiếm 11%tổng sản lượng tôm trên thế giới Equado có sản lượng tôm còn khoảng 100 nghìntấn, Pa-na ma tư 10 nghìn tấn (1999) xuống còn 7 nghìn tấn Việc khắc phục hậuquả là khó khăn và tốn kém (Bộ Thủy sản, 2004)
Tuy nhiên, những thành công của các chương trình nghiên cứu tạo đàn tômgiống sạch bệnh và cải thiện chất lượng duy truyền ở các nước châu Mỹ đã mở ra
hy vọng cho việc duy trì và phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng vànghề nuôi tôm biển nói chung ở tất cả các vùng sinh thái trên thế giới (Bộ Thủysản, 2004)
Ngoài các nước Nam Mỹ, tôm thẻ chân trắng cũng được nuôi ở Đông Á vàĐông Nam Á như Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Malayxia, Thái Lan… vàcũng mang lại hiệu quả kinh tế cao Năm 2004, Trung Quốc đạt sản lượng 700.000tấn, Thái Lan 400.000 tấn và Indônêxia là 300.000 tấn (FAO, 2006)
Trang 6Mô hình nuôi chủ yếu của tôm thẻ chân trắng là bán thâm canh và thâmcanh với mật độ rất cao Hiện nay, tôm thẻ chân trắng đang là đối tượng đượcngười tiêu dùng ưa chuộng do giá cả rẻ hơn, màu thịt trắng hơn tôm sú đồng thờitrước tình hình khó khăn của tôm sú nên ngày càng có nhiều khu vực nuôi tôm súchuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng nên diện tích tôm thẻ chân trắng đang có xuhướng tăng lên.
2.2 Tình hình nuôi tôm thẻ ở việt nam
Tôm thẻ chân trắng là một đối tượng nuôi rất mới ở Việt Nam Tôm thẻchân trắng được nhập lần đầu tiên vào nước ta năm 2000 và được nuôi năm 2001bởi công ty Duyên Hải – Bạc Liêu Tuy nhiên, do đây là đối tượng nuôi mới vàtrước những diễn biến dịch bệnh tôm thẻ chân trắng trên thế giới nên việc nuôi đốitượng này chỉ mang tính chất thử nghiệm ở một số địa phương như Bạc Liêu(Công ty Duyên Hải – Bạc Liêu – 4/2001), Khánh Hòa (Công ty trách nhiệm hữuhạn Long Sinh – 3/2001), Phú Yên (Công ty TNHH quốc tế Asia Hawai )
Năm 2006 do lo ngại về dịch bệnh của tôm thẻ chân trắng như hội chứngtaura có thể lây nhiễm sang tôm sú và các loài tôm khác, ảnh hưởng tới nghề nuôitôm sú như ở các nước Thái Lan, Trung Quốc đã gặp phải nên để đảm bảo tínhphát triển bền vững của nghề nuôi tôm sú, Bộ Thuỷ sản đã ra công văn số 475/TS-NTTS ngày 6/3/2006 không cho các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh BàRịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh được sản xuất và nuôi tôm thẻ chântrắng nhưng để sử dụng hợp lý và có hiệu quả môi trường vùng nước nuôi tôm,góp phần đa dạng hoá tôm nuôi nước lợ đồng thời đảm bảo an ninh sinh thái, bềnvững môi trường nên các tỉnh tư Quảng Ninh đến Bình Thuận có thể đưa tôm thẻchân trắng vào nuôi bổ sung dưới sự quản lý chặt chẽ
Năm 2008, trước tình hình tôm thẻ chân trắng đã và đang phát triển theohướng tốt, nhu cầu thị trường tăng cao đồng thời do tôm sú đang gặp khó khăn vềvấn đề dịch bệnh và xuất khẩu thì ngày 25/01/2008 Bộ Thủy sản đã ra chỉ thị chophép các tỉnh Nam Bộ được nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức thâm canh vàtheo quy hoạch Sản lượng tôm thẻ chân trắng cũng tăng nhanh qua các năm: năm
Trang 72002 là 10.000 tấn; năm 2003 là 30.000 tấn (Briggs và ctv, 2004), năm 2004 đạt
sản lượng 50.000 tấn (FAO, 2006) cho đến nay thì cả nước đã nuôi được 12.411
ha và đạt sản lượng trung bình khá cao 10 tấn/ha/vụ
Hiện nay, nguồn con giống tôm thẻ chân trắng nhập vào Việt Nam tư nhiềunguồn khác nhau trước đây là Hawai nhưng hiện nay đa số là tư Trung Quốc đãđược nuôi ở nhiều địa phương ở Việt Nam như Quảng Ninh, Phú Yên… và cáctỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Long An…cũng mang lại nhiều hứa hẹn, tôm thẻ chân trắng đã mở ra một hướng mới chonghề nuôi tôm biển, góp phần làm đa dạng hóa đối tượng nuôi ở Đồng bằng sôngCửu Long nói riêng và cả nước nói chung
2.3 Tình hình năm 2010:
Năm 2010, Nhật Bản vẫn là thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam,thị trường này đang gia tăng nhập khẩu tôm thẻ chân trắng, chiếm tới 18% khốilượng tôm nhập khẩu Năm 2010, Hàn Quốc sau khủng hoảng cũng sẽ là thịtrường quan trọng đối với tôm Việt Nam
Qua những dự báo, nhận định khả quan như vậy, nhưng những tháng đầunăm 2010,tôm nguyên liệu thiếu trầm trọng do dịch bệnh hoành hành Dịch bệnhtôm đang xảy ra ở nhiều địa phương, gây thiệt hại lớn ở các tỉnh Long An, BạcLiêu, Quảng Trị Báo cáo của Chi cục Thú y Long An cho biết, trong tỉnh hiện đãcó 1.153ha tôm chết, chiếm 49% diện tích thả nuôi Tôm thẻ chân trắng thiệt hạichiếm 79,6%; tôm sú thiệt hại chiếm 61,8% diện tích nuôi
Nguyên nhân tôm bị dịch là do chất lượng tôm giống không đảm bảo, bởi75% tôm giống được nhập tư bên ngoài tỉnh về không qua kiểm dịch, mặt khácnguồn nước kênh cung cấp cho toàn vùng bị ô nhiễm do hóa chất tư nước thải cácnhà máy Tại Trà Vinh, trong 535 triệu con tôm sú thả nuôi đầu vụ đã có hơn 100triệu con bị chết Tại Bạc Liêu, khoảng 6.000ha tôm thuộc các huyện Phước Long,Giá Rai bị thiệt hại do nắng nóng, nhiệt độ chênh lệch cao, thiếu nước gây ra
Trang 8Để hạn chế dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng, Chi cục nuôi trồng thuỷ sảnQuảng Nam đã hướng dẫn các địa phương thông báo cho người nuôi phải đóngchặt cống, giữ nguồn nước, không cho thải ra để không lây lan sang hồ nuôi khác,dùng thuốc Chlorin để diệt mầm bệnh; sau đó cải tạo, xử lý lại hồ nuôi để xuốnggiống lại cho vụ 1 năm nay Theo thống kê sơ bộ, đến thời điểm hiện tại đã có trên90% số diện tích nuôi tôm đã bị dịch bệnh, gây thiệt hại cho người nuôi hàng chụctỉ đồng.
Kết quả kiểm tra của các chuyên gia thuỷ sản Phú Yên cho biết, tôm nuôi ởvùng Đà Nông có triệu chứng bỏ ăn, bị bệnh taura, đỏ thân, đốm trắng, nổi lên mặtnước rồi đâm đầu vào bờ chết hàng loạt Nguyên nhân chính là do ô nhiễm môitrường nguồn nước nghiêm trọng
Tình trạng nắng nóng kéo dài, khô hạn làm cho dòng chảy kém lưu thông,trong khi đó một số người nuôi thiếu ý thức cộng đồng, mạnh ai nấy thả tômkhông theo thời vụ, đã xả nước thải của những ao hồ bị dịch bệnh ra sông, khiếncho cả vùng nuôi bị ô nhiễm nặng Thêm vào đó, hầu hết bà con đều chuyển sangthả nuôi tôm thẻ chân trắng với mật độ quá dày, khoảng 100con/m2 (dày gấp đôi
so với quy định mật độ tôm nuôi), trong khi nguồn tôm giống mua trôi nổi ở nhiềunơi, không qua kiểm dịch Do đó, tình trạng dịch bệnh xãy ra lan tràn là không thểtránh khỏi (Thế Thị Xuân Hiệp-08141161 DH08NY)
2.4 Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Bạc Liêu:
Tư nhiều năm trước, ở Bạc Liêu có một Công ty 100% vốn nước ngoài đãnuôi tôm thẻ chân trắng Công ty này đã nhập tôm giống và tôm bố mẹ để sản xuấtgiống, ương nuôi, nhân rộng dưới sự giám sát của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủysản, bước đầu đã mang lại một số thành công nhất định, tôm phát triển khá tốt,năng suất đạt khá Tuy nhiên, khi nhân rộng cho một số hộ nuôi tôm trong vàngoài tỉnh thì gặp rất nhiều khó khăn Do đây là một đối tượng nuôi quá mới vớingười dân, quy trình kỹ thuật nuôi chưa được hoàn chỉnh, cộng với thị trường đầu
ra không ổn định ( chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa ) nên hiệu quả kinh tếkhông cao, tư đó không khuyến khích người dân đầu tư nuôi loại tôm này Sở
Trang 9Thủy sản ( nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) cũng đã tưng có mộtđề án nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng theo hướng quảng canh nhưng hiệu quả
ra sao vẫn chưa được công bố, rút kinh nghiệm (!?) Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng
10 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, tập trung chủ yếu tại thị xã Bạc Liêu
Trong năm 2010 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu tổng diện tích nuôi tôm thẻchân trắng là 118,4 ha (CN-BCN là 93 ha, QCCT: 25,4 ha) So với cùng kỳ năm
2009 (334 ha) thì diện tích nuôi tôm chân trắng giảm đến 35,4 % và giảm chủ yếu
ở mô hình nuôi tôm theo hình thức CN-BCN Năm 2010 có tới 84,1 ha diện tíchnuôi tôm thẻ chân trắng nằm ngoài vùng quy hoạch, tập trung chủ yếu ở 4 huyện,thị Giá Rai, Đông Hải, Phước Long và thị xã Bạc Liêu Trong đó, huyện Giá Raivà Đông Hải thị xã Bạc Liêu nuôi CN-BCN với diện tích 58,7 ha, riêng huyệnPhước Long nuôi với hình thức kết hợp tôm thẻ chân trắng và tôm sú với 25,4ha
Họ chung: Penaeidea
Họ: Penaeus Fabricius
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus vannamei
(Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006)
2.5.2 Đặc điểm phân loại
Chủy hơi cong xuống, có 8 – 9 răng trên chủy và có 1- 3 răng dưới chủy Cơ thểcó màu trắng và chân màu trắng hay nhợt nhạt (Nguyễn Thanh Phương và TrầnNgọc Hải, 2004)
Trang 102.5.3 Đặc điểm phân bố và nguồn gốc.
Tôm chân trắng (P.vannamei) có nguồn gốc tư vùng biển xích đạo Ðông TháiBình Dương (biển phía Tây Mỹ La tinh) và được nuôi phổ biến ở Ecurador Ðây làloài tôm quý có nhu cầu cao trên thị trường được nuôi phổ biến ở khu vực Mỹ Latinh và cho sản lượng lớn gần 200 nghìn tấn (1999) Hiện nay được di nhập nhiềunước ở châu Á.Tôm thẻ chân trắng được thuần hóa và thành công ở
philipine(1978), ở Trung Quốc(1988) (Ts.Phạm Xuân Thủy, KS.Phạm Xuân
Yến, KS Trình Văn Liễn, thuộc viện nuôi trồng thủy sản trường Đại Học Nha Trang)
Tôm chân trắng là loài tôm nhiệt đới, có khả năng thích nghi với giới hạn rộng vềđộ mặn và nhiệt độ Mặc dù tôm có khả năng thích nghi với giới hạn rộng về nhiệtđộ (15 – 33oC), nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của tôm là 23 –
320C Nhiệt độ tối ưu cho tôm lúc nhỏ (1g) là 30oC và cho tôm lớn (12 – 18g) là
27oC.( TS Trần Viết Mỹ)
2.5.4 Vòng đời của Tôm Thẻ Chân Trắng
Ấu trùng (6 giai đoạn Nauplius, 3 giai đoạn Protozoa và 3 giai đoạn Mysis)– hậu ấu trùng - ấu niên – trưởng thành Thời kỳ ấu trùng tôm sống ở cửa sông sauđó thì di cư ra vùng ven biển gần bờ
Ở thời kỳ ấu niên và thiếu niên Tôm Thẻ sống ở vùng cửa sông Ở giaiđoạn sắp trưởng thành và trưởng thành, khi tôm có thể tham gia sinh sản lần đầuthì chúng sống ở vùng triều ở độ sâu khoảng 7- 20m nước Đối với những contrưởng thành và sản phẩm sinh dục đã chín hoàn toàn thì chúng di chuyển ra vùngbiển khơi ở độ sâu khoảng 70m nước và tham gia sinh sản tại đây
Trứng và ấu trùng Mysis sống và phát triển tại vùng biển khơi theo dòngnước trôi dạt vào bờ Khi đến vùng triều thì ấu trùng đã chuyển sang giai đoạnPostlarvae và tiếp tục theo thủy triều trôi dạt vào vào vùng cửa sông, phát triểnthành ấu niên và tiếp tục vòng đời của chúng
Trang 112.5.5 Đặc điểm sinh trưởng và sự lột xác (Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc
Thường, Lục Minh Diệp, 2006)
Sự tăng trưởng về kích thước của Tôm Thẻ có dạng bậc thang, thể hiện sựsinh trưởng không liên tục Kích thước giữa hai lần lột xác hầu như không tănghoặc tăng không đáng kể và sẽ tăng vọt sau mỗi lần lột xác Trong khi đó sự tăngtrưởng về trọng lượng có tính liên tục hơn Tôm Thẻ có tốc độ tăng trưởng tươngđối nhanh, tốc độ tăng trưởng tùy thuộc vào tưng loài, tưng giai đoạn phát triển,giới tính và điều kiên môi trường, dinh dưỡng
Tôm có tốc độ tăng trưởng nhanh, trong điều kiện nuôi, với môi trường sinhthái phù hợp, tôm có khả năng đạt 8 - 10g trong 60 - 80 ngày, hay đạt 35 - 40gtrong khoảng 180 ngày Tôm tăng trưởng nhanh hơn trong 60 ngày nuôi đầu, sauđó, mức tăng trọng giảm dần theo thời gian nuôi
Tuổi thọ của tôm Thẻ
Tôm Thẻ có tuổi thọ ngắn, tuổi thọ của tôm đực thấp hơn tôm cái Trongđiều kiện sinh thái tự nhiên, nhiệt độ nước 30- 32°C, độ mặn 20- 40‰ tư tôm bộtđến thu hoạch mất 180 ngày, cỡ tôm thu trung bình 40g/con, chiều dài tư 4cm tănglên tới 14cm Tuổi thọ trung bình của Tôm Thẻ > 32 tháng
2.5.6 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm chân trắng là loài ăn tạp, ăn cả thực vật và động vật ở các dạng phiêusinh, ăn chất hữu cơ…Đối với thức ăn công nghiệp thì cần độ đạm tương tối thấpkhoảng 35% nên giá thức ăn thường thấp hơn tôm sú Tốc độ sinh trưởng nhanh:sau 180 ngày thả tôm bột chúng có thể đạt 40 g/con (Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư,2003; Bộ Thủy Sản, 2004)
Tôm chân trắng lột xác vào ban đêm, thời gian giữa 2 lần lột xác khoảng 1– 3 tuần, tôm nhỏ (< 3g) trung bình 1 tuần lột xác 1 lần, thời gian giữa 2 lần lộtxác tăng dần theo tuổi tôm, đến giai đoạn tôm lớn (15 – 20g), trung bình 2,5 tuầntôm lột xác 1 lần
Trang 12Nhờ đặc tính ăn tạp, bắt mồi khỏe, linh hoạt, nên tôm chân trắng trong quầnđàn có khả năng bắt mồi như nhau, vì thế tôm nuôi tăng trưởng khá đồng đều, ít bịphân đàn.
2.5.7 Đặc điểm sinh sản
Sinh sản: 10 tháng tuổi thì tôm đạt tuổi thành thục Tôm thẻ chân trắng làloài có thelycum hở Quá trình sinh sản tuân theo thứ tự: lột xác – thành thục –giao vĩ – đẻ trứng Tôm trưởng thành di cư ra vùng biển có độ mặn cao để sinhsản (Nguyễn Khắc Hường, 2003)
Mùa vụ đẻ trứng và sức sinh sản
Ở Bắc Equado, mùa vụ đẻ rộ tư tháng 4 đến tháng 5 Ở Peru mùa đẻ rộ tưtháng 12 đến tháng 4 Số lượng trứng đẻ ra tùy theo kích cỡ của tôm mẹ Nếu tômcó khối lượng 30- 35g thì đẻ khoảng 100.000 – 250.000 trứng, đường kính trứngkhoảng 0,22mm ( Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư, 2006)
Trang 13Chương III NÔÊI DUNG
3 Thiết kế trại nuôi 3.1 Bảng thiết kế tổng quát trại nuôi thâm canh.
Ao lắng chính
Ao cách ly
LY NƯỚC
SÔNGĐƯỜNG GIAO THÔNG
TRẠM BƠM NƯỚC
Trang 14Cống xã nước Cống xiphong Cống cấp nước Quạt nước
Ưu điểm:
Nằm trong vùng quy hoạch được phép nuôi
Có nguồn nước cấp phù hợp, không bị ô nhiễm công nghiệp, đáp ứng các yêu cầu về lý hóa của nước
Có ao lắng, ao cách ly nên hạn chế được sự lây lan của mầm bệnh
Đất ao nuôi có độ kết dính nên hạn chế sự thẩm thấu giữa các ao, giữa các mương.Thuận lợi về giao thông, gần nguồn điện
An ninh tốt
3.2 Chuẩn bị ao nuôi.
3.2.1 Cải tạo ao
Đối với ao cũ:
Sau khi thu hoạch tôm xong thì xả hết nước, nạo vét hoặc hút hết lớp bùnnhão đổ vào khu vực chứa thải rồi phơi đáy ao
Tu sữa lại những chỗ bạt bị rách
Đối với ao mới:
Bơm nước vào trong ao lắng để lắng khoảng 1 tuần sau đó lấy nước vào
ao, ngâm 2 – 3 ngày rồi tháo cạn, thực hiện lặp lại 2 - 3 lần quá trình lấy nướcvào ao được lọc qua 2 lớp túilọc mịn để tránh cá tạp, trứng giáp xác vào ao
Gia cố bờ ao, lót bạt đáy và bạt bờ Ngoài ra, còn sử dụng lưới chim để bảovệ ao nuôi
Nhận xét:
Do Công Ty đã nuôi thẻ nhiều năm nên quy trình
cải tạo ao rất khoa học, đã tạo điều kiện môi trường tốt
trước khi thả giống, qua đó đã chống được mầm bệnh
trong ao nuôi đồng thời cũng tăng tỉ lệ sống
3.2.2 Diệt tạp
Trang 15Lấy nước vào ao qua vải lọc, khi lượng nước cấp khoảng 1/3 ao thì dùng
Clear Cup liều lượng 500ml/ao để tiêu diệt trứng giáp xác, cua,còng…
Sau đó tiếp tục cấp nước vào đầy ao rồi dùng Saponine với liều lượng tư100-150kg/ao Trước khi sử dụng mở hết quạt nước khoảng 1h Ngâm Saponintrong nước ngọt trên 12 tiếng rồi té đều ra khắp ao, sử dụng vào ban đêm khoảng21-22h tối
Khi sử dụng xong thì chạy quạt tiếp tục khoảng 2h thì tắt quạt, qua ngàysau khi có nắng thì mở quạt chạy liên tục trong một ngày
3.2.3 Khử trùng nguồn nước
Trong nước ao thường có nhiều mầm bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, tảo
độc và nguyên sinh động vật sinh ra các bệnh: đốm trắng, đầu vàng, MBV, đỏ
mang, đóng rong… Vì vậy, trước khi thả tôm giống cần phải khử trùng nước.Hoá chất dùng để khử trùng nguồn nước phổ biến là chlorine Sau khi sử dụngsaponine khoảng 5-7 ngày thì dùng chlorine để diệt khuẩn
Chlorine có tác dụng diệt khuẩn rất tốt mỗi ao có thể dùng tư 20-30 kg hoàloãng với nước ao phun đều khắp ao Trước khi thả tôm giống phải mở máy quạtnước cho bay hết khí chlo còn lại trong nước (thường thì tư 25-30 ngày) Sau đótest lại chlorine trước khi gây màu nước
3.2.3 Gây màu
Sử dụng vi sinh với liều lượng 200g/ao sau đó khoảng 2-3 ngày thì dùngvôi kết hộp với dolomit khoảng 150kg/ao rồi sục khi liên tục trong 1 tuần trướckhi thả tôm thì sử dung vi sinh lại lần nửa để khoảng 3 ngày thì tiến hành thả tôm.Màu nước có ý nghĩa rất lớn đối với ao nuôi tôm để :
Làm tăng lượng ôxy hoà tan trong nước
ổn định chất nước và làm giảm các chất độc trong nước
Làm thức ăn bổ sung cho tôm
Trang 16Giảm độ trong của nước giúp cho tôm nuôi dễ tránh địch hại.
Nâng nhiệt và ổn định nhiệt trong ao
Hạn chế tảo sợi và tảo đáy phát triển
Hạn chế các loại vi khuẩn gây bệnh phát triển; đảm bảo cân bằng sinh thái vùngnước
Lắp đặt hệ thống sục khí: ban đầu 4-5 quạt/ao, khi tôm lớn 8-10 quạt/ao
Ngoại hình: các phụ bộ hoàn chỉnh, đầu và thân cân đối, không có dị tật; chân
đuôi mở rộng dạng chữ V khi bơi
Kiểm tra chất lượng con giống bằng phương pháp PCR
Công Ty bắt tôm giống tư Công Ty cổ phần chăn nuôi CP tư PL8 –PL 9
3.3.2 Thả giống
Thả tôm vào ao khi ao đã được gây màu nước tốt đủ thức ăn tự nhiên chotôm Trước khi thả tôm kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm, độmặn giữa trại giống và ao nuôi Nếu có sự khác biệt thì phải điều chỉnh thích hợpđể tránh sốc cho đàn giống
Thả lúc sáng sớm hoặc chiều tối, nhiệt độ thấp trong ngày Thông thườngthì thả vào khoảng 4h sáng, trước khi thả thì thuần tôm bắng cách, trước hết rữabọc chứa tôm qua nước có chứa dung dịch Povidine, có tác dụng diệt khuẩn tránhmầm bệnh xâm nhập trực tiếp vào ao, rữa lại bằng nước rồi mới cho tôm vào bểcomposit 500L lấy nước trong ao cho vào bể khoảng 2/3 bể sau đó cho tôm vào