0
Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Giải pháp đối với NHCT Đống Đa

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TÀI TRỢ CHO CÁC DỰ ÁN ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ VÀ NGHIÊN CỨU,CHẾ TẠO CÔNG NGHỆ MỚI (Trang 63 -80 )

II Một số giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ đổi mới và phát triển công nghệ tại NHCT Đống Đa

1. Giải pháp đối với NHCT Đống Đa

1.1 Ngân hàng cần có hình thức huy động vốn thích hợp và đa dạng hoá hình thức huy động vốn.

Để đáp ứng nhu cầu tín dụng phục vụ đổi mới và phát triển công nghệ, NHCT Đống Đa cân có hình thức huy động vốn phù hợp. Các dự án đổi mới công nghệ có thời gian hoàn vốn dài nên tín dụng phục vụ đổi mới công nghệ chủ yếu là tín dụng trung và dài hạn. Hiện nay, ngân hàng vẫn dùng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho dự án đổi mới công nghệ. Nh vậy, ngân hàng sẽ đứng tr- ớc rủi ro lãi suất và rủi ro mất khả năng thanh toán. Nhng điều đó không có nghĩa là chính sách này của ngân hàng hoàn toàn sai lầm. Bởi lẽ, trong thời gian qua, lãi suất huy động liên tục giảm từ 0,75%/tháng năm 1999 đến 0,65%/tháng

năm 2001 đối với loại kỳ hạn 3 tháng. Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng với tốc độ nhanh trong khi tỷ lệ tín dụng trung và dài hạn vẫn còn thấp. Rủi ro lãi suất và rủi ro mất khả năng thanh toán không xảy ra.

Tuy nhiên, tình hình sẽ khác đi khi ngân hàng tăng cờng tín dụng phục vụ đổi mới công nghệ trong những năm tiếp theo. Tỉ lệ lạm phát đang có xu hớng tăng lên . Năm 2001, tỉ lệ lạm phát đạt 9,2% .Rất có thể lãi suất huy động sẽ tăng để đảm bảo lãi suất thực dơng cho ngời gửi tiền và rủi ro lãi suất sẽ xảy ra.

Hơn nữa, trong năm 2001, tổng doanh số cho vay đã vợt quá tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động ngắn hạn không còn d thừa nh trớc nữa. Nếu ngân hàng mở rộng tín dụng phục vụ đổi mới công nghệ, ngân hàng sẽ phải phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn vốn của NHCT Việt nam và rủi ro thanh toán sẽ tăng lên.

Do đó, ngay từ bây giờ, NHCT Đống Đa cần phải huy động nguồn vốn trung và dài hạn. Ngân hàng sẽ sử dụng toàn bộ nguồn vốn này để tài trợ cho các dự án đổi mới công nghệ.

Huy động vốn trung và dài hạn mặc dù rất cần thiết nhng thật không đơn giản. Trong những năm qua, mặc dù tiền gửi ngắn hạn của dân c vào hệ thống ngân hàng tăng lên rất nhanh nhng nhìn chung, ngời dân vẫn còn ngần ngại gửi tiền trung và dài hạn. Điều đó chứng tỏ những hình thức huy động tiền gửi trung và dài hạn vẫn cha hấp dẫn.

Ngân hàng chỉ có thể thu hút tiền gửi trung và dài hạn khi ngời dân có tiền tiết kiệm để dành trong thời gian dài. Mục đích tiết kiệm của mỗi ngời khác nhau nhng ta có thể phân thành hai nhóm sau :

Thứ nhất : tích luỹ tiền để mua, đầu t vào những tài sản có giá trị lớn nh mua hàng tiêu dùng lâu bền, mua và xây dựng nhà cửa... Mục đích của nhóm ngời này gửi tiền vào ngân hàng là thờng thiên về mục tiêu sinh lợi. Nhóm khách hàng này rất nhạy cảm với lãi suất. Nếu ngân hàng đa ra mức lãi suất huy động hấp dẫn thì lợng tiền gửi của nhóm này sẽ tăng nhiều.

Thứ hai : để dành cho chi tiêu sau này, để dành cho tuổi già, cho ngời thân... Mục đích của nhóm khách hàng này khi gửi tiền vào ngân hàng thờng thiên về an toàn tiền gửi, bảo toàn giá trị của tiền gửi. Nhóm khách hàng này phản ứng với lãi suất không nhạy cảm bằng nhóm khách hàng trên.

Để huy động vốn trung và dài hạn, NHCT Đống Đa cần thực hiện những biện pháp sau :

Bớc 1 : tăng cờng quảng cáo trên các phơng tiện thông tin đại chúng, tại các quầy tiết kiệm... giới thiệu với ngời dân về hình thức huy động tiền gửi trung và dài hạn tại ngân hàng. Lãi suất huy động đợc đặt ra theo nguyên tắc : lãi suất huy động ngắn hạn < lãi suất huy động trung và dài hạn < lãi suất cho vay trung và dài hạn - phí ngân hàng.

Biện pháp này rất dễ áp dụng. Ngân hàng chỉ cần bỏ ra chi phí quảng cáo, trả lãi suất huy động trung và dài hạn cao hơn so với lãi suất huy động ngắn hạn. Ngợc lại, ngân hàng sẽ huy động đợc tiền gửi trung và dài hạn, từng bớc xây dựng cơ cấu vốn hợp lý tại ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động trung và dài hạn sẽ không nhiều vì biện pháp trên vẫn cha thực sự thoả mãn tốt nhu cầu của ngời gửi tiền. Đây là biện pháp mà NHCT Đống Đa nên áp dụng trong thời gian tới vì chi phí bỏ ra tơng đối thấp, đơn giản và phù hợp với giai đoạn thử nghiệm.

Bớc 2 : khi nhu cầu tín dụng đổi mới công nghệ tăng lên và nguồn vốn trung và dài hạn huy động đợc vẫn không đủ, NHCT Đống Đa cần áp dụng những biện pháp mạnh hơn nữa.

Giải pháp 1 : ngân hàng tăng lãi suất huy động trung và dài hạn

Lãi suất huy động tăng sẽ khuyến khích ngời dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn. Khi tăng lãi suất huy động, ngân hàng có 3 sự lựa chọn.

Một là : giữ nguyên lãi suất cho vay để đảm bảo mở rộng tín dụng. Doanh số cho vay trung và dài hạn tăng dẫn đến chi phí ngân hàng trên 1 đồng vốn cho vay giảm. Lợi nhuận ngân hàng vẫn tăng mặc dù thu hẹp khoảng cách giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi.

Hai là : tăng lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay tăng sẽ có thể làm giảm doanh số cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, đây là giải pháp thờng đợc lựa chọn khi lãi suất ngắn hạn tăng.

Ba là : trong trờng hợp đợc NHNN cho phép, NHCT Đống Đa có thể giữ nguyên lãi suất cho vay nhng áp đặt một khoản phí vào các dự án vay vốn theo mức độ rủi ro cao. Thu nhập trên một đồng vốn cho vay đổi mới và phát triển công nghệ sẽ tăng.

Giải pháp 2 : gắn lãi suất huy động với chỉ số lạm phát, chỉ số tăng giá ngoại tệ và chỉ số tăng giá vàng

Tâm lý chung của ngời dân khi gửi tiền vào ngân hàng là e ngại đồng tiền bị mất giá. Để tăng lợng tiền gửi trung và dài hạn, NHCT Đống Đa phải đảm

bảo giá trị thực của khoản tiền gửi. Ngân hàng có thể thực hiện những biện pháp sau :

Một là : đảm bảo giá trị thực theo chỉ số lạm phát. Ngân hàng đa ra hình thức huy động trong đó lãi suất tiền gửi sẽ đợc gắn với chỉ số lạm phát. Ví dụ : ngân hàng đa ra lãi suất thực 3% năm. Nếu sau 1 năm tỷ lệ lạm phát là 7% thì ngân hàng sẽ trả cho ngời gửi tiền với lãi suất danh nghĩa là 10%.

Hai là : đảm bảo giá trị bằng USD. Ngân hàng đa ra hình thức huy động trong đó lãi suất tiền gửi gắn với tốc độ tăng của USD so với VNĐ. Ví dụ: ngân hàng đa ra mức lãi suất là 5% cộng với tốc độ tăng của tỷ giá hối đoái. Nếu sau 1 năm, tỷ giá hối đoái tăng 10% thì ngân hàng phải trả lãi 15%.

Ba là : đảm bảo giá trị bằng vàng.

Mặc dù những biện pháp trên đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu của ngời gửi tiền, cho phép huy động đợc lợng tiền gửi trung và dài hạn lớn nhng ngân hàng chỉ nên thực hiện những biện pháp này vào thời điểm thích hợp nào đó. Ví dụ: nếu ngân hàng đa ra hình thức huy động tiền gửi có bảo đảm bằng vàng tại thành phố Hà Nội hiện nay là không hợp lý. Giá vàng trong nớc cũng nh quốc tế có xu hớng giảm. Ngời dân thành phố có thể thấy trớc là họ sẽ bị thua thiệt khi gửi tiền theo hình thức này. Hình thức huy động tiền gửi gắn với chỉ số lạm phát và tỷ giá hối đoái sẽ thu hút tiền gửi nhiều hơn vì đối với ngời dân, chỉ số lạm phát và tỷ giá hối đoái rất khó dự đoán. Mặt khác, lợng ngoại tệ trong dân c còn nhiều nên ngân hàng có thể hy vọng ngời dân sẽ bán ngoại tệ đi để gửi tiền vào ngân hàng theo hình thức bảo đảm giá trị theo tỷ giá hối đoái. Nhng nếu tỷ giá hối đoái và lạm phát tăng nhanh thì ngân hàng sẽ chịu thiệt hại lớn. Mặt khác, nếu ngời dân nhận đợc tiền lãi thấp hơn nhiều so với tiền lãi mà đáng lẽ họ đợc hởng khi gửi tiền theo phơng thức không gắn với bất kỳ chỉ số nào thì tâm lý ng- ời dân sẽ không đợc thoải mái, uy tín ngân hàng giảm sút. Chính vì vậy, trớc khi quyết định huy động vốn theo phơng thức này, NHCT Đống Đa phải dự đoán t- ơng đối chính xác tỉ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái trong những năm tiếp theo.

Đây chỉ là giải pháp tình thế khi ngân hàng thiếu vốn trung và dài hạn và dự đoán tốt các chỉ số lạm phát, chỉ số tăng giá ngoại tệ so với nội tệ, chỉ số tăng giá vàng. Ngân hàng không nên huy động tiền gửi trung và dài hạn theo hình thức này thờng xuyên nên cách tốt nhất là ngân hàng nên phát hành trái phiếu từng đợt.

Theo giải pháp này, ngân hàng kết hợp giữa 2 hình thức, trong đó hình thức thứ nhất là ngời gửi tiền đợc hởng lãi suất danh nghĩa không gắn với bất kỳ chỉ số nào và hình thức thứ hai là lãi suất gắn với chỉ số. Ngân hàng cho phép khách hàng đợc quyền lựa chọn 1 trong 2 mức lãi suất khi đáo hạn.

Ví dụ : lãi suất huy động vốn trung và dài hạn trên thị trờng là 12%/năm. Ngân hàng muốn huy động vốn có kỳ hạn 2 năm. Tỷ lệ lạm phát trung bình trong 2 năm đợc dự đoán ở mức 8% năm. Ngân hàng sẽ phát hành một loại trái phiếu đặc biệt, trong đó cho phép khách hàng đợc lựa chọn 1 trong 2 phơng án khi đáo hạn.

Một là : ngời chủ trái phiếu đợc hởng lãi suất 11%/năm. Hai là : ngời chủ trái phiếu đợc hởng lãi suất thực là 3%.

Mức chênh lệch 12% - 11% =1% chính là khoản phí mà khách hàng phải bỏ ra để mua quyền lựa chọn. Khoản phí này phụ thuộc vào xác suất tỷ lệ lạm phát cao hơn 8%/năm.

Tơng tự, giả sử lãi suất ngoại tệ trên thị trờng là 6%/năm. Ngân hàng phát hành trái phiếu, trong đó ngời chủ trái phiếu đợc lựa chọn 1 trong 2 phơng án sau :

Một là : ngời chủ trái phiếu đợc hởng lãi suất 11%

Hai là : ngời chủ trái phiếu đợc hởng lãi suất 5% cộng với tốc độ tăng của USD so với VNĐ.

Nếu biện pháp này đợc áp dụng, ngân hàng sẽ loại bỏ tâm lý tích trữ đồng đôla Mỹ của ngời dân. Ngân hàng có thể hy vọng ngời dân sẽ bán đôla Mỹ đi để mua trái phiếu ngân hàng.

Tóm lại : đây là biện pháp mạnh, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của ngời dân. Nếu ngân hàng dự đoán tốt tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát, ngân hàng có thể giảm chi phí huy động vốn. Đồng thời, tâm lý của ngời dân cũng thoải mái vì họ đợc quyền lựa chọn sao cho có lợi nhất với họ. Nhng nếu ngân hàng không dự đoán đợc tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái tơng đối chính xác thì ngân hàng chỉ nên phát hành trái phiếu với tổng mệnh giá không lớn.

1.2 Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá dài hạn

Ngày nay, bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào muốn tồn tại và phát triển phải có hệ thống kế hoạch. Kế hoạch hoá là sự phác hoạ từ định hớng đến cụ

thể, chi tiết hoạt động của tổ chức trong hiện tại và trong tơng lai. Thành công của hoạt động ngân hàng phụ thuộc vào chất lợng kế hoạch hoá đó. Kế hoạch hoá vừa định hớng hoạt động ngân hàng, nêu những mục tiêu cần phải đạt tới, vừa nêu những biện pháp để đạt đợc mục tiêu. Nếu hệ thống kế hoạch hoá của ngân hàng không tốt, ngân hàng chỉ biết hoạt động của ngân hàng ngày hôm nay chứ không thể hình dung ra hoạt động ngân hàng trong tơng lai. Ngân hàng luôn bị động trớc những biến động của môi trờng kinh doanh, không thể thích ứng kịp thời và hoạt động sẽ kém hiệu quả .

Kế hoạch hoá là thành phần cơ bản của quá trình quản lý chiến lợc ngân hàng. Mục đích của nó là xác định các mục tiêu dài hạn và đa ra các kế hoạch cho quá trình hoạt động nhằm đạt đợc mục tiêu đó.

Nội dung của kế hoạch hoá dài hạn của mở rộng tín dụng phục vụ đổi mới công nghệ là :

- Nhiệm vụ ngân hàng: xác định cái mà ngân hàng hớng tới, là xuất phát điểm của kế hoạch hoá dài hạn. Nhiệm vụ ngân hàng đợc xây dựng căn cứ vào lịch sử ngân hàng, cơ cấu tổ chức của ngân hàng, trình độ ngân hàng và chất l- ợng, định hớng giá trị ban lãnh đạo

- Mục tiêu : là sự mở rộng, cụ thể hoá nhiệm vụ và đợc thể hiện cụ thể. Các mục tiêu có thể đợc xác định theo khoản trên bảng cân đối, theo một số chỉ tiêu tính toán nh ROI- mức doanh lợi đầu t, ROA- mức doanh lợi của các tài sản có. Khi xây dựng mục tiêu phải phân tích các yếu tố kìm hãm và khả năng của môi trờng, phân tích nguồn vốn bên trong.

- Phân tích tình hình thị trờng tín dụng phục vụ đổi mới công nghệ: phản ánh tình hình môi trờng nói chung và từng phân đoạn thị trờng mà ngân hàng hoạt động. Phân tích thị trờng bao gồm những nội dung sau:

Một là : Xác định thị trờng tín dụng đổi mới công nghệ • Lựa chọn khách hàng

• Phát hiện các nhu cầu khách hàng

• Xác định sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng

• Đánh giá khả năng, tính hợp lý của ngân hàng khi đáp ứng nhu cầu đó.

• Xác định số vốn cần thiết để thoả mãn nhu cầu và tìm kiếm số vốn đó.

• Đánh giá chỉ tiêu cạnh tranh • Phân tích đặc trng của môi trờng.

• Quá trình quyết định của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. • Quá trình cung ứng dịch vụ tới khách hàng.

Ba là : Đánh giá mức độ hấp dẫn của thị trờng tín dụng phục vụ đổi mới công nghệ

• Tốc độ phát triển hiện tại và tốc độ phát triển dự tính. • Số lợng khách hàng.

• Sức mạnh tơng đối của khách hàng.

• Tầm quan trọng của đổi mới công nghệ đối với khách hàng.

Bốn là : Đánh giá mức độ đa dạng của tín dụng đổi mới công nghệ trên thị trờng

• Chi phí để cung ứng dịch vụ.

• Chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, các chỉ tiêu so sánh khác. • Các trở ngại khi tham gia cung ứng dịch vụ. • Mức độ tập trung của đối thủ cạnh tranh. • Phân tích xu hớng của các nhân tố ảnh hởng.

- Đánh giá các nhân tố ảnh hởng đến chiến lợc mở rộng tín dụng đổi mới công nghệ.

Trớc hết, ngân hàng phát hiện các yếu tố tác động đến chiến lợc ngân hàng thuộc môi trờng vi mô và môi trờng vĩ mô. Sau đó, ngân hàng sẽ phân tích ảnh hởng của từng yếu tố đó tới chiến lợc ngân hàng.

- Đánh giá nguy cơ và khả năng của việc đạt đợc các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra của ngân hàng.

Trong bớc này, ngân hàng thực hiện những công việc sau: • Phát hiện các nguy cơ và khả năng

• Phát hiện điểm mạnh và điểm yếu của ngân hàng

• Phân tích ảnh hởng chéo nhau của các nguy cơ và khả năng, của điểm mạnh và điểm yếu của ngân hàng.

- Chiến lợc phát triển kinh doanh: xác định cần tập trung vào nhóm khách hàng nào, phản ánh các mục tiêu đặt ra đối với từng nhóm khách hàng và số vốn cần thiết cho việc đạt đợc mục tiêu đó.

Trớc khi đề ra chiến lợc phát triển kinh doanh, ngân hàng sẽ dựa trên các

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TÀI TRỢ CHO CÁC DỰ ÁN ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ VÀ NGHIÊN CỨU,CHẾ TẠO CÔNG NGHỆ MỚI (Trang 63 -80 )

×