Con đường lây lan của bệnh EMS bắt đầu năm 2009 từ Trung Quốc lây lan tới Thái Lan và lây khắp các miền của nước này.Nếu chúng ta chú ý đến kỹ thuật nuôi tôm và sự phát triển trong cách
Trang 1Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng ( Vanamei Shrimp ) ở Việt Nam năm 2014
Biên soạn : Ông BanChong BuaHung
Chức vụ: Gíam đốc kỹ thuật công ty CP Vietnam Corporation
Tài liệu tập 1 8th Aug 2014( 8 tháng 8 năm 2014) Việt Nam
Từ năm 2010-2012 Việt Nam xảy ra dịch bệnh EMS (bệnh chết sớm) rất nghiêm trọng vùng dịch bệnh xảy ra ở trên cả nước ước tính bệnh chiếm 50-60% diện tích cả nước Từ đó đội hỗ trỡ kỹ thuật bộ phận bán thức ăn tôm của công ty CP.Vietnam Corporation đã nghiên cứu tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục vấn đề cấp bách trên.Nhằm đề phòng dịch bệnh EMS và giảm diện tích nhiễm bệnh cho người nuôi tôm
1 Nghiên cứu con đường lây lan của bệnh EMS
Bệnh EMS gặp và lây lan lần đầu tiên ở Trung Quốc năm 2009 từ đó bệnh EMS được lây lan tới miền Nam của Việt Nam ở năm 2010.Phần lớn diện tích bị lây lan ở miền Nam của Việt Nam là diện tích đang nuôi tôm sú.Sau đó năm 2011 tiếp tục lây lan lên miền Trung của Việt Nam phần lớn ở đây nuôi tôm Thẻ chân Trắng( Vanamei Shrimp ) đến năm 2012 EMS lại lây lan đến miền Bắc của Việt Nam vị trí gần với miền Nam Trung Quốc.Sau đó lây lan qua Malaxia và tới Miền Đông của Thái Lan bệnh dịch cũng lây lan xuống miền Trung và miền Nam của Thái Lan Con đường lây lan của bệnh EMS bắt đầu năm 2009 từ Trung Quốc lây lan tới Thái Lan và lây khắp các miền của nước này.Nếu chúng ta chú ý đến kỹ thuật nuôi tôm và sự phát triển trong cách xây xựng Farm nuôi của từng đất nước thì sẽ thấy được sự khác nhau hoàn toàn Khi so sánh cách quản lý Farm hoặc ao nuôi tôm của người nuôi thì phần lớn người nuôi tôm
ở Trung Quốc phát triển chưa được hoàn thiện.Đồ dùng và dụng cụ để sử dụng trong quá trình nuôi tôm còn chưa đầy đủ hay hệ thống nước để nuôi tôm còn giống với nuôi tôm Sú, quá cũ so với nuôi tôm thẻ chân trắng.Khi so sánh việc quản lý Farm nuôi tôm với Việt Nam thì cách quản lý của người nuôi tôm ở Việt Nam tốt hơn nhiều so với người nuôi tôm ở Trung Quốc.Từ đó quá trình lây lan bệnh EMS xuất hiện ở Trung Quốc trước khi lan sang Việt Nam Khi nghiên cứu con đường lây lan của dịch bệnh EMS ở Việt Nam thì nhận thấy rằng EMS bắt đầu xuất hiện ở miền Nam của Việt Nam.Các tỉnh Sóc Trăng,Bạc Liêu,Cà Mau, đây là vùng nuôi tôm Sú lớn nhất ở Việt Nam.Sau đó bệnh lây lan lên miền Trung và tiếp miền Bắc,đây là
2 vùng nuôi tôm thẻ chân trắng.Từ việc nghiên cứu quá trình lây lan và phát sinh của bệnh EMS ở Việt Nam thì chúng ta thấy.Qúa trình phát triển trong cách quản lý Farm ở miền Nam của Việt Nam còn đang sử dụng phương pháp nuôi tôm Sú cũ kỹ.Đồ dùng và dụng cụ để sử dụng trong quá trình nuôi tôm của miền Nam còn chưa đầy đủ so với miền Trung.Bên cạnh
đó ta cũng thấy rằng quá trình phát triển trong cách quản lý Farm của miền Trung cũng chưa bằng miền Bắc Đây là vùng nuôi tôm thẻ chân trắng đầu tiên của Việt Nam.Đây là một điều rất đáng quan tâm vì sao bệnh EMS lại không xuất hiện lây lan ở miền Bắc trước.Miền Bắc rất gần với khu vực xuất hiện bệnh EMS và vùng nuôi tôm thẻ chân trắng ở Trung
Quốc.Nhưng khi bệnh EMS lây lan sang Việt Nam thì lại xuất hiện bắt đầu từ miền Nam.Điều đáng quan tâm hơn khi Malaxia là vùng dịch lây lan tiếp theo chứ không phải Thái Lan.Mặc
Trang 2dù Thái Lan gần với vùng dịch Việt Nam hơn Malaxia.Vùng nuôi tôm miền Đông của Thái Lan không cách xa mấy so với nơi bệnh dịch lây lan nặng đó là miền Nam Việt Nam.Nhưng bất ngờ là bệnh dịch lại xuất hiện ở Malaixia trước rồi sau đó mới sang Thái Lan.Qúa trình lây lan bệnh EMS ở Thái Lan được bắt đầu từ miền Đông chứ không phải miền Nam.Mặc dù miền Nam có vị trí địa lý gần với vùng dịch bệnh của Malaixia.Từ nghiên cứu tình hình nuôi tôm cho chúng ta thấy rằng người nuôi tôm ở miền Nam của Thái Lan có sự phát triển và quản lý Farm tốt hơn miền Trung và miền Đông.Và miền Nam cũng là nơi xảy ra bệnh EMS cuối cùng
ở Thái Lan.Như ta biết thì người nuôi tôm ở Thái Lan có kinh nghiệm,sự phát triển và cách quản lý Farm tốt hơn ở Malaixia.Mặc dù vậy thì người nuôi tôm ở Malaixia lại có kinh
nghiệm,sự phát triển và cách quản lý Farm tốt hơn ở Việt Nam.Từ việc nghiên cứu con đường lây lan của dịch bệnh EMS cho chúng ta khẳng định rằng: Vùng miền có sự phát triển
và cách quản lý Farm tốt hơn sẽ là vùng bị lây lan chậm nhất.Qua đó cho chúng ta thấy được vấn đề lây lan của dịch bệnh EMS một phần do cách quản lý Farm hoặc ao nuôi chưa tốt hay chưa đủ tốt
2 Nghiên cứu sự thay đổi của môi trường và tình hình thời tiết của trái đất
Yếu tố môi trường và tình hình thời tiết của trái đất hiện nay có sự thay đổi rất nhiều so với nhiều năm trước đây.Ở Việt Nam trong 2-3 năm trước cứ vào mùa hè một số vùng nhiệt độ lên tới 40 độ và nhiệt độ giao động trong ngày có sự khác biệt rõ.Từ việc môi trường thay đổi nhiệt độ của trái đất cao lên có thể phù hợp cho một số Bacteria có hại cho tôm phát triển nhân rộng ra.Bên cạnh nhiệt độ tăng lên kèm theo ánh sáng nhiều thì rất thích hợp cho Tảo thực vật phát triển.Khi tảo thực vật có sự phát triển và chết nhiều hơn thì sẽ làm xuất hiện những chất thải ở dưới đáy ao tăng lên Chất thải nằm ở đáy ao đó có thể là thức ăn,nơi sinh sống hay chỗ bám cho các Bacteria mang mầm bệnh đến cho tôm
Từ việc nghiên cứu quá trình thay đổi của môi trường và nhiệt độ của trái đất hiện nay Ta nhận thấy nhiệt độ tăng lên có thể thích hợp cho một số Bacteria gây bệnh cho tôm.Nhiệt độ tăng lên cũng có thể làm cho chất thải ở đáy ao tăng và đó cũng là yếu tố thích hợp cho sự phát triển của Bacteria mang mầm bệnh
3 Nghiên cứu quá trình chết do bệnh EMS ( Early Mortality Syndrome: EMS )
Qua báo cáo của các nghiên cứu thấy rằng đây là bệnh do gan ( Acute Hapatopancreatic Necrosis Disease : AHPND).Cuối năm 2012 phát hiện ra rằng Bacteria gây bệnh này là
Bacteria nằm trong nhóm Vibrio Parahaemolyticus.Nhóm nghiên cứu bệnh này gồm có Tiến
sỹ Donald Lightner và một số thành viên của trường đại học Arizona.Có thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh của EMS hay AHPND.Các nhà nghiên cứu đã gặp EMS có nguyên nhân từ sự lây lan qua đường ăn của Bacteria.Bacteria tăng số lượng trong ruột tôm và sản xuất độc tố gây hại cho mô.Từ đó làm cho quá trình làm việc của gan và tụy xảy ra bất thường đây là 2
bộ phận trong hệ thống tiêu hóa thức ăn của tôm.Bacteria loại này không có hại cho người (sưu tầm: The Global Aquaculture Alliance New Releases 2013)
Trang 34 Nghiên cứu vai trò chung và nơi sinh sống của Vibrio Parahaemolyticus từ báo cáo của các nhà nghiên cứu
Vibrio là Bacteria Gram âm có hình que thẳng hoặc cong nhiều loài có thể di động được nhờ polar flagellum có trong thức ăn lỏng.Nhưng khi lớn lên ở trong thức ăn khô (cứng) có thể tạo ra peritrichous flagella Bacteria trong Chi Vibrio không hình thành bào tử có thể lớn lên trong môi trường có hoặc không có oxy (facultative anaerobe).Dùng chất hữu cơ làm nguồn thức ăn cacbon và năng lượng thường gặp ở nước mặn cũng như nước ngọt.Phát triển ở nhiệt độ 20 độ,những loài có thể gây bệnh ở người phát triển trong nhiệt độ 37 độ
(Lee,1990)
Những nghiên cứu về các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của vi khuẩn
V.Parahaemolyticus cho thấy rằng V.Parahaemolyticus phát triển được trong khoảng nhiệt
độ 15-42 độ (mesophile).Nhiệt độ thấp nhất có thể phát triển được là 5 độ và nhiệt độ cao nhất có thể phát triển được là 44 độ.Tuy nhiên nhiệt độ phù hợp nhất để phát triển là 30-35
độ V.Parahaemolyticus có thể phát triển tốt khi pH giao động trong khoảng 4.8-11 rất rộng.Nhưng pH phù hợp cho quá trình phát triển nằm trong khoảng 7.6-8.6 Ngoài ra Nacl cũng là một trong những yếu tố quan trọng cho việc phát triển của vi khuẩn.Độ đậm đặc của Nacl mà vi khuẩn có thể phát triển được nằm trong khoảng 0.5-8% độ đậm đặc phù hợp nhất là 2-3%.Khi vi khuẩn phát triển ở trong thức ăn nuôi của vi khuẩn (Peptone water) với điều kiện môi trường phù hợp sẽ có generation time(thời gian thế hệ) ngắn khoảng 11 phút (Lee,1990)
V.Parahaemolyticus gặp nhiều ở vùng ven biển khắp cả trái đất, trong mùn bã hữu cơ,chất vụn bã,động vật biển như tôm ốc cua cá hay tảo và san hô.Sự phân tán của vi khuẩn trong môi trường sẽ tùy thuộc vào mùa.Trong mùa hè sẽ bắt gặp vi khuẩn nhiều hơn mùa đông.Từ nghiên cứu về số lượng V.Parahaemolyticus trong Hàu bán ở các quán trong năm 1998-1999 tại Mỹ bằng phương pháp Most Probable number cho thấy rằng: Số lượng
V.Parahaemolyticus tăng lên vào mùa hè (Cook,et al.,2002).Vào mùa đông vi khuẩn sẽ cư trú trong mùn bã dưới nước.Khi nhiệt độ tăng lên vi khuẩn có thể thêm số lượng và lan tràn vào nước biển nhiều hơn.Ngoài ra còn có thể bắt gặp vi khuẩn V Parahaemolyticus trong Tảo động vật từ việc vi khuẩn hút chất Chitin có trong tảo.Khi môi trường thích hợp vi khuẩn
sẽ bám vào thành tế bào của Tảo và tăng số lượng trong nước biển.Từ nghiên cứu cho thấy rằng không thể tách vi khuẩn trong nước biển ở nhiệt độ 15 độ.Nhưng có thể tách vi khuẩn
từ mùn bã trong đất ở nhiệt độ dưới 10 độ (Kanako and Colwell,1973)
http://Kb.psu.ac.th/psukb/bitstream/2553/3064/10/241012_ch1.pdf
Vai trò của thức ăn Probiotics và vi sinh vật trong tình trạng EMS
(Tiến sỹ Saiwut Xutthongkong trung tâm nghiên và phát triển thủy sản ven biển
Samutsakon văn phòng nghiên cứu và phát triển thủy sản ven biển bộ thủy sản )
Đặc điểm của vi khuẩn Vibrio Parahaemolyicus
1 Vi khuẩn gram âm
2 Hình que thẳng hay uốn cong
3 Không hình thành bào tử và không hình thành capsule (quả nang)
4 Nhiệt độ thích hợp cho phát triển 35-37 độ
5 Độ pH khoảng 6-9
6 Độ mặn thích hợp cho phát triển 10-30 ppt (0.5-80ppt)
7 Phát triển được ở nhiệt độ 9.5-45 độ
Trang 48 Sự lây lan của vi khuẩn phụ thuộc vào nhiệt độ, vi khuẩn ở trong mùn bã khi nhiệt độ thấp
9 Khi nhiệt độ cao vi khuẩn sẽ lây lan từ mùn bã ở mặt nước hay tảo động vật ở mặt ao và
sử dụng Chitin là thành phần của tảo động vật làm thức ăn
10 Vi khuẩn bị diệt ở nhiệt độ 60 độ trong khoảng thời gian là 15 phút
11 Bị diệt với a xít acetic pH 4.4 trong khoảng thời gian 30 phút
12 Vi khuẩn sẽ chết khi Nacl có nồng độ nhiều hơn 10 %
13 Có thể sống ở nhiệt độ thấp ví dụ như trong thịt cua (1-15 độ) lâu 30 ngày,vỏ tôm (3-18 độ) lâu 6 ngày,Hàu đá lâu 40-130 ngày
14 Vi khuẩn sẽ tăng số lượng ở 10 đến 15 phút với nhiệt độ 37 độ
Cách dùng Probiotics để khống chế EMS
Probiotics được xuất phát từ ngôn ngữ Hy lạp có nghĩa là vì cuộc sống (for life) trái ngược với
(antibiotic) có nghĩa là sự chống cự cuộc sống Probiotics chung có nghĩa là vi sinh vật cư trú trong hệ tiêu hóa thức ăn có vai trò đối với việc duy trì sự cân bằng trong hệ tiêu hóa.Qúa trình tiêu hóa khi dùng Probiotics ở động vật nước là việc thêm chất hay sinh vật sống vào đường tiêu hóa.Giúp cân bằng vi sinh vật nhằm làm cho hệ thống tiêu hóa làm việc được tốt hơn.Có lợi cho cơ thể của động vật nước ,quá trình trưởng thành tốt hơn Một số loài có thể tạo chất để miễn dịch cho nhau hay một số loài xâm nhập vào để dành thức ăn.Một số loài bám vào thành dạ dày và ruột của động vật nước từ những vi sinh vật có mầm bệnh nguy hiểm.Cách ứng dụng vi sinh vật PM.1 là Probiotics nhằm khống chế vi khuẩn EMS trong dạ dày
Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus loài gây độc tố cho tôm có 1 loại chất (Toxin).Nghiên cứu cho thấy chất này rất giống với vi khuẩn Bacteria Photorhabdus luminescens trong dạ dày của sâu.Nó có đặc điểm phát sáng và có độc tố làm cho sâu hay động vật nước chết
Qua một thí nghiệm về gen quy định khả năng miễn dịch ở tôm.Cho thấy nguyên nhân dẫn đến sự cạnh tranh giữa các loại giống khác nhau chính là do EMS.Từ loại giống lớn nhanh trở nên yếu ớt trước vi khuẩn
Thí nghiệm về khả năng chịu đựng với vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus mang bệnh EMS của 3 loại giống
1 Tôm gian đoạn PL 12
1.1 Loại giống SIS -1
1.2 Loại giống SIS-2
1.3 Loại giống trong nước
2 Ngâm trong nước Nacl 2 % vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus 10 8 cfu/ml lâu 15 phút
3 Nuôi tôm trong thùng nước có độ mặn 20 ppt vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus 10 6 cfu/ml lâu 24 tiếng đồng hồ
Tỷ lệ sống sót sau khi bị vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus xâm nhập sau 24 tiếng:
1.1 Loại giống SIS-1 tỷ lệ sống sót 80 %
1.2 Loại giống SIS-2 tỷ lệ sống sót 90 %
1.3 Loại giống trong nước tỷ lệ sống sót 55%
Trang 5Từ đó ta có kết luận rằng loại giống SIS có mức độ miễn dịch cao hơn loại giống trong nước.Nhưng khi tác động bằng vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus mang EMS thì loại giống trong nước lại chịu đựng với thay đổi của môi trường tốt hơn
Tất cả các loại giống đều chết khi tiếp xúc với vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus mang EMS
10 6 cfu/ml lâu 48 tiếng đồng hồ
Kết luận về quá trình xảy ra bệnh EMS ở tôm thẻ chân trắng và tôm sú
1 Có vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus mang EMS trong hệ tiêu hóa nhưng chuẩn bị ao và xử
lý ao tốt > tôm bị EMS > chữa trị > khỏi/chết
2 Không có vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus mang EMS trong hệ tiêu hóa nhưng có ở trong nước và đất của ao nuôi > quản ý và xử lý ao không tốt để khống chế vi khuẩn > bắt đầu chết khi tôm tiếp xúc với vi khuẩn và ăn thức ăn dạng viên > chữa trị > khỏi/chết
3 Có vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus mang EMS trong hệ tiêu hóa và trong ao > tôm bị EMS
> chữa trị > không thể khống chế vi khuẩn > chết
4 Tôm loại giống tốt có vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus mang EMS trong hệ tiêu hóa nhưng quá trình chuẩn ao và xử lý ao không tốt > tôm bị EMS > chữa trị > khỏi
5 Tôm loại giống tốt không có vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus mang EMS trong hệ tiêu hóa nhưng cũng có trong nước và trong đất ao nuôi > cách quản lý ao nuôi chưa đủ tốt để khống chế vi khuẩn trong ao > tôm bắt đầu chết
6 Tôm loại giống tốt không có vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus mang EMS trong hệ tiêu hóa nhưng cũng có trong nước và trong đất ao nuôi > cách quản lý ao nuôi tốt > khống chế được
vi khuẩn trong ao > không có EMS > lợi nhuận cao
7 Tôm không có vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus mang EMS trong hệ tiêu hóa nhưng quá trình chuẩn bị ao và cách quản lý ở mức trung bình > không có Vi Rút WSSV hay YHV lẫn lộn vào > tôm bị EMS + Vi rút > chữa trị > chết nghiêm trọng
8 Không có vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus mang EMS trong hệ tiêu hóa và trong ao nuôi > tôm mọi loại giống SIS,lớn nhanh,đưa vào lai tạo trong nước > quản lý tốt > không bị EMS Những yếu tố khác của vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus: Không hình thành bào tử và không hình thành capsule (quả nang) phát triển tốt và có thể nhân rộng trong môi trường nhiệt độ
35-37 độ Nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình phát triển là 35-35-37 độ,pH nằm trong khoảng 6-9 là phát triển tốt nhất.Cần sử dụng muối trong quá trình phát triển 10-30 ppt(0.5-0.8ppt) có thể sống ở nhiệt độ từ 9.5-45 độ.Qúa trình lây lan của vi khuẩn này phụ thuộc vào nhiệt độ.Khi nhiệt
Trang 6độ thấp thì vi khuẩn sẽ nằm trong mùn bã của đất.Khi nhiệt độ cao thì vi khuẩn sẽ phát tán ra từ mùn bã ở trên mặt nước hay trên mặt ao và hấp thụ Chitin của phần vỏ trên Tảo động vật giống như thức ăn V Parahaemolyticus bắt gặp ở vùng ven biển ,trong nước biển, khắp trái đất,mùn
bã đất,mùn bã lơ lửng trong nước,động vật biển,tảo và san hô.Qua đó ta thấy nếu đáy ao có vi sinh vật tích tụ nhiều và không xử lý kịp thời thì khi nhiệt độ phù hợp đó sẽ là nguồn thức ăn cho
vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus.Khi đó nó sẽ phát triển và lây lan rồi nhân rộng khắp nơi, gây hại cho tôm và đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh EMS
Từ nghiên cứu ở trên về bệnh EMS tại Việt Nam đội Technical support công ty CP.Corporation Viet Nam đã tìm ra nguyên nhân quá trình phát sinh của bệnh EMS lây lan ở Việt Nam như sau: Với thực trạng hiên nay thì môi trường đang thay đổi liên tục Climate Change làm cho nhiệt độ của trái đất tăng lên nên cũng làm cho quá trình phát triển của tảo thay đổi.Sự xuất hiện thủy triều đỏ (Red Tide) ở nhiều quốc gia khác nhau.Khi tảo có sự phát triển tốt thì bên cạnh đó sẽ có tảo chết đi.Ở trong ao nuôi nhất là ao đất có thời gian nuôi tôm lâu dài thì dưới đáy ao sẽ có sự tích tụ các chất hữu cơ và Nitrogen.Đây là nơi cư trú và nguồn thức ăn rất tốt cho sự phát triển của tảo nhất là tảo thực vật.Chúng ta có thể thấy rõ ở những khu vực có thời gian nuôi tôm lâu dài khi ta hút nước từ biển vào ao nuôi thì màu nước,tảo, san hô sẽ phát triển rất nhanh.Khi trong ao có sự phát triển nhanh bất thường của tảo và quá trình chuẩn bị ao cũng như chuẩn bị nước có sử dụng thuốc hóa học.Thì tảo sẽ chết và xác của tảo sẽ tích tụ ở đáy ao.Khi chất hóa học sử dụng để phân hủy xác của tảo thì sẽ trở thành chất hữu cơ.Đây là nơi cư trú và nguồn thức ăn tốt cho nhiều loại vi khuẩn Khi những chất hữu cơ đó không được khống chế thì
Bacteria sẽ làm chỗ để bám vào và sử dụng làm thức ăn phát triển cũng như nhân rộng.Vào mùa
hè thì nhiệt độ có nhiều nơi lên tới 40 độ V Parahaemolyticus phát triển tốt ở nhiệt độ 35-37 độ
pH cao 6-9 và cần muối thích hợp 10-30ppt (0.5-80ppt).Khi nhiệt độ tăng lên độ mặn tăng lên thì quá trình phát triển của tảo cũng tăng theo và lúc đó sẽ làm cho pH trong nước tăng.Khi tảo phát triển mạnh thì sẽ có phần chết đi lúc đó sẽ làm cho chất hữu cơ ở đáy ao tăng cao.Đây là nới cư trú và là nguồn thức ăn cho Bacteria gây hại cho tôm ví dụ như V.Parahaemolyticus
Để giải quyết vấn đề trên thì đội Technical Vietnam đã chú trọng tới nguyên nhân chính đó là thức ăn,nơi cư trú,chỗ bám của Bacteria và quản lý những yếu tố liên quan đến quá trình phát triển của Bacteria.Không chỉ tập trung ở việc phòng ngừa V.Parahaemolyticus mà còn phòng ngừa cả Bacteria gây bệnh cho tôm.Chi tiết sẽ được trình bày ở dưới đây
Trong quá trình nuôi tôm để đạt được thành công thì chúng ta không chỉ hướng tới phòng ngừa một yếu tố.Để đạt được thành công chúng ta cần kết hợp phòng ngừa tất cả các yếu tố liên quan ví dụ
Trang 7như : Vấn đề gây bệnh do vi rút,Bacteria, vi khuẩn Protozoa và cả cách quản lý làm sao cho hợp lý.Đây là nhưng nguyên nhân yếu tố mà có thể làm ảnh hưởng đến thành công hay thất bại cho việc nuôi tôm.Vì thế chúng ta phải có quy trình phòng ngừa cũng như cách quản lý cho chặt chẽ để tránh rủi ro khi nuôi
Cách sử dụng hệ thống Biosecure nhằm làm cho kết quả sản xuất đạt mức cao nhất theo mô hình của CPF Turbo Program
Vấn đề mầm bệnh xuất phát từ Vi rút như bệnh đốm trắng,đầu vàng đã gây thiệt hại nặng cho kinh
tế của người nuôi tôm.Từ đó người nuôi tôm phải tìm cách để giải quyết vấn đề bằng việc đưa hệ thống Biosecure vào áp dụng trong Farm nuôi tôm.Nhằm giảm khả năng rủi ro và mất mát do bệnh
từ vi khuẩn gây ra.Hệ thống Biosecure được đưa vào áp dụng trong quá trình nuôi tôm và đã đưa đến những thành công lớn.Đối với việc áp dụng hệ thống này vào nuôi tôm thì đã được tiến hành rất chu đáo từ hơn 10 năm trước.Thực trạng hiện nay thì sự lây lan của bệnh có phần giảm xuống rõ rệt
so với trước đây do hiện nay người nuôi tôm đã có sự hiểu biết và coi trọng việc phòng ngừa bệnh bằng hệ thống Biosecure tốt hơn nhiều.Hệ thống Biosecure áp dụng trong Farm nuôi tôm có mục đích nhằm giảm thiểu khả năng xâm nhập của Vi rút từ bên ngoài vào.Ngoài ra còn phòng ngừa sự lây lan của vi khuẩn từ các ao nuôi khác.Trong trường hợp bệnh xảy ra ở Farm phần lớn thì hệ thống nuôi sẽ là kiểu khép kín ví dụ như trại giống (Hatchery) việc phòng bệnh sẽ được chú trọng hơn việc nuôi.Hầu như ao nuôi có kích thước lớn và có vị trí nhận ánh sáng tốt.Bên cạnh đó việc sử dụng hệ thống Biosecure trong Farm nuôi tôm có thể tiến hành ở nhiều cấp độ khác nhau tùy thuộc vào khả năng chịu đựng rủi ro cũng như quy mô của Farm đó.Theo phướng pháp của CPF Turbo Program sẽ
có các bước như sau:
1 Cải tạo và xử lý hệ thống của Farm
1.1 Quản lý ngăn chặn và cách ly với môi trường bên ngoài,không được rò rỉ nhằm không cho các nhân tố có thể gây bệnh xâm nhập vào môi trường ao nuôi
1.2 Tách diện tích của Farm thành 2 phần gồm phần diện tích nuôi và diện tích văn phòng sẽ
có kho thức ăn,nhà ở,nhà ăn đây là diện tích đặt phía ngoài so với diện tích nuôi 1.3 Có ao đựng nước tái sử dụng và ao lắng
1.4 Quy định vùng ao nuôi khi ao có số lượng nhiều
- Mỗi vùng tốt nhất nên thả tôm cùng một thời gian hoặc sát ngày với nhau nhằm
dễ quản lý và khống chế khi dịch bệnh xảy ra
- Quy định và phân chia người chịu trách nhiệm ở mỗi vùng không được lẫn lộn với vùng khác
2 Phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống nuôi
Trang 82.1 Cần phải sử dụng tôm giống sạch vi khuẩn (CPF)
2.2 Phòng ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập qua đường nước
- Giảm việc sử dụng nước ở bên ngoài bằng cách tháo nước ra ngoài ít mà áp dụng việc dùng nước xoay vòng hay hệ thống khép kín
- Lọc nước bằng túi lọc có kích thước 26 mesh 2 lớp nhằm lọc cá nhỏ,cua nhỏ hay động vật nhỏ và phải lọc tất cả các lần lấy nước vào
- Diệt những vật mang mầm bệnh có trong nước bằng cho nước qua bộ lọc sau đó
để 2 ngày cùng với việc mở máy o xy sau đó cho thuốc hóa học phù hợp xuống nước và cần phải mở máy oxy nhằm làm cho chất hóa học lan khắp
2.3 Quản lý vật mang mầm bệnh theo đường trên đất
- Làm lưới ngăn cua,ghẹ xung quanh ao nuôi
- Dập tắt những nơi cư trú của vật mang mầm bệnh ví dụ như cắt cỏ, không để cho
ao nuôi rậm rạp.Quản lý không cho những vật có thể gây hại nằm trong ao như bắt chuột hoặc thả thuốc để diệt chuột.Không được nuôi mèo ,chó trong Farm nuôi tôm
2.4 Phòng ngừa vật mang mầm bệnh theo đường không khí
- Dăng lưới lan chặn chim ở cả ao nuôi, kênh cấp nước nuôi và kênh nước thải từ
ao ra
- Vùng có dịch bệnh đầu vàng lây lan thì ta nên dùng lưới có mắt cỡ 20 che kín ao nuôi
2.5 Phòng ngừa lây lan của mầm bệnh từ dụng cụ,công cụ sử dụng trong Farm hoặc từ người
2.5.1 Từ bên ngoài
- Trước khi vào Farm thì tất cả các phương tiện dụng cụ đều phải qua vũng nước có pha thuốc tím 300 ppm nhằm để diệt khuẩn và phải qua vòi phun thuốc
Bromosep 200 ppm
- Những dụng cụ cần thiết đưa vào sử dụng trong Farm thì phải được rửa sạch và diệt khuẩn sau đó để khoảng 48 tiếng rồi mới được đưa vào Farm sử dụng
- Quy định cho những người không liên quan thì không được vào Farm nếu cần thiết vào Farm thì cần tuân thủ theo quy tắc diệt khuẩn rồi mới được vào trong Farm
2.5.2 Bên trong Farm
- Mỗi dụng cụ chỉ được sử dùng cho 1 ao nuôi không được sử dụng lẫn lộn với ao khác.Nếu có những dụng cụ cần thiết sử dụng chung ví dụ như chài dùng để xem
Trang 9tôm thì chúng ta cũng nên có ít nhất 2 bộ để có đủ thời gian diệt khuẩn cho từng
bộ
- Phương tiện vận chuyện hay dụng cụ trong Farm thì nên chia ra từng loại ví dụ như xe chở vôi,chở thức ăn,dụng cụ bắt tôm…Sau khi sử dụng xong thì nên vệ sinh sạch sẽ và diệt khuẩn Ngoài ra phương tiện của người ở trong mỗi vùng thì chỉ được sử dụng trong vùng đó cấm không được đưa đi sử dụng chung với vùng khác
- Quy định nội quy làm việc đối với những người làm việc ở bộ phận phòng ngừa dịch bệnh và những người này phải tuân thủ theo quy tắc đã được quy định.Đó là phải đi Ủng và mặc áo quần uniform sau đó tiến hành việc diệt khuẩn bằng cách nhúng Ủng và tay vào dung dịch diệt khuẩn
3 Cách phòng ngừa sự lây lan của vi khuẩn khi bệnh xuất hiện
3.1 Trong trường hợp tôm còn nhỏ thì chúng ta xả bỏ hết
- Tách những dụng cụ sử dụng ở ao nuôi này không được lẫn lộn sang ao nuôi khác
- Diệt tôm bằng thuốc hóa học phu hợp
- Thu những xác tôm đã chết đem đi đốt hoặc nấu chín nhằm diệt khuẩn
- Rửa và diệt khuẩn những dụng cụ sử dụng hằng ngày ở ao bị nhiễm bệnh
- Ngâm nước khoảng 14 ngày sau đó tháo nước ra để chuẩn bị ao mới
3.2 Bắt nhanh trong trường hợp tôm có kích cỡ lớn có thể bán được
- Tách dụng cụ cũng như người đã tiếp xúc với ao nhiễm bệnh nhằm ngăn chặn bệnh lây lan qua ao khác
- Chuyển tôm từ ao đến nơi bán tôm và phải chú ý tránh đi qua những ao đang nuôi
- Vệ sinh và diệt khuẩn dụng cụ sử dụng trong ao nhiễm bệnh
- Thu xác tôm trên mặt ao và đưa đi đốt hoặc nấu chín nhằm diệt khuẩn
- Người đã làm việc trong ao nhiễm bệnh thì phải vệ sinh tắm rửa sạch sẽ trước khi làm việc
4 Tiêu chuẩn kiểm tra và đề phòng
Sau khi tiến hành làm hệ thống Biosecure trong Farm thì chúng ta cần kiểm tra đề phòng thường xuyên để khẳng định rằng: hệ thống cũng như cách làm và dụng cụ sử dụng trong quá trình nuôi vẫn còn tốt.Trong quá trình kiểm tra nên có (Check List) tiêu chuẩn để đối chiếu và nên có chương trình kiểm tra thường xuyên.Yếu tố thành công trong việc phòng ngừa bệnh bằng hệ thống Biosecure không chỉ là có hệ thống tốt mà còn phải có sự hiểu biết,quan tâm,cẩn thận và chu đáo của nhân viên cũng như cán bộ làm việc trong hệ
Trang 10thống đó.Từ đó thì giám đốc Farm và ban lãnh đạo cần chỉ đạo nhân viên,cán bộ trong Farm phải có ý thức trách nhiệm trong việc ngăn ngừa dịch bệnh
Ngoài ra việc quản lý để cho tôm nuôi có sức khỏe tốt là một trong những yếu tố rất quan trọng mà chúng ta cần tiến hành cùng lúc với yếu tố giảm thiểu rủi ro nhiễm bệnh từ vi khuẩn.Cách quản lý đó có thể tiến hành bằng Program Probiotic Farming.Đây là hệ thống sử dụng chất hữu cơ có ích để khống chế môi trường nước và đáy ao.Nhằm làm cho môi trường thích hợp với quá trình nuôi tôm cũng như cung cấp chất hữu cơ cho cơ thể tôm.Từ đó sẽ làm cho tôm có sức khỏe tốt và có khả năng chịu đựng với bệnh tật cao
- pH Fixer là một loại Bacteira trong nhóm Bacillus có thể giữ cho pH ổn định và giúp duy trì sự cân bằng tảo cũng như Bacteria trong ao nuôi.Từ đó làm cho chất lượng môi trường nước ổn định và cân bằng hơn giúp tôm phát triển tốt không bị Stress
- Super VS Có thành phần Bacteria quang hợp được lựa chọn rất đặc biệt có tác dụng làm giảm khí H2S ở đáy ao
- CP Zymetin có thành phần Bacteria có lợi cho tôm trong đó còn có Probiotic và enzyme có tác dụng điều chỉnh cân bằng cho vi sinh vật trong hệ tiêu hóa của tôm
- CP Bio Plus là loại Bacteria thuộc nhóm Bacillus có khả năng tạo được nhiều loại enzyme tiêu hóa khác nhau.Gồm có Protease (tiêu hóa Protein),Amylase (tiêu hóa tinh bột),Lipases (tiêu hóa chất béo và Cellulose).Bao gồm cả men của vi sinh vật
có t`hể tiêu hóa chất hữu cơ hòa tan trong nước.Từ đó giúp chất hữu cơ phân hủy hết,giảm chất phế thải ở đáy ao và giúp nước trong hơn
- Mỗi loại Probiotic sẽ có cách sử dụng và thời gian để sử dụng nó không giống nhau tốt nhất chúng ta nên sử dụng lúc chuẩn bị ao trước khi thả tôm và sử dụng suốt quá trình nuôi cho đến khi thu hoạch tôm
- Để sử dụng Probiotic đúng thì nên tham khảo hướng dẫn của kỹ sư hiểu biết hoặc nhân viên bán của công ty tại vùng đó
Yếu tố đầu tiên trong nuôi tôm để đi tới thành công đó là quản lý.Việc áp dụng hệ thống Biosecure làm cho sản lượng tăng lên rõ rệt.Đối với CPF Turbo Program thì chúng ta cần phải hiểu rõ được và phải thực hiện đúng.Đây là yếu tố đầu tiên để đội Technical Team Vietnam được học hỏi cũng như hiểu biết đến cách làm theo hướng CPF Turbo Program.Từ đó đã lên kế hoạch phòng ngừa
V.Parahaemolyticus (EMS) và bệnh xảy ra do các loại vi khuẩn khác