4.1. Một số hệ thống công trình phụ trong quá trình nuôi
4.2.3. Quản lý thức ăn trong quá trình nuôi
Trong nuôi tôm thức ăn giữ vai trò rất quan trọng, nó quyết định năng suất và hiệu quả kinh tế, chi phí thức ăn chiếm 50 - 60 % chi phí sản xuất. Mục tiêu của quản lý thức ăn tôm nuôi là giảm chi phí, đạt lợi nhuận cao nhất, phát triển bền vững nghề nuôi tôm.
Tại cơ sở thực tập, công ty đã sử dụng thức ăn LOTUS do công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam sản xuất.
Bảng 4.2 : thành phần dinh dưỡng của thức ăn LOTUS
4.2.3.2.Thời gian và kỹ thuật cho ăn
Kỹ thuật cho ăn là một những khâu quan trọng góp phần vào sự thành công của vụ nuôi. Vì thức ăn là vấn đề mà người nuôi đầu tư nhiều nhất. Làm thế nào để tôm sử dụng hết lượng thức ăn, đảm bảo không dư thừa, không thiếu là nhiệm vụ của người nuôi.
Thức ăn thừa sẽ góp phần làm ô nhiễm ao nuôi và tăng chi phí. Nhưng nếu cho ăn thiếu tôm sẽ sinh trưởng phát triển chậm, năng suất thấp.
21 Thức ăn Độ tan trong
nước ( h )
Prôtêin ( % )
Chất béo ( % )
Chất xơ ( % )
Tro ( % )
Độ ẩm ( % ) HIPO
7701
>2 40 5 4 11
LOTUS 4002
>2 40 6 - 8 3 14 11
LOTUS 4003- P
>2 38 5 - 7 4 15 11
LOTUS 4003- S
>2 38 5 - 7 4 15 11
Trong 30 ngày đầu cho ăn theo chương trình đã định trước mà công ty đã đề ra. Tuy nhiên cũng tuỳ điều kiện thực tế ta có thể thay đổi lượng thức ăn cần cho như: thời tiết hay sức khoẻ tôm.
* Thời gian cho tôm ăn : Ngày cho ăn 3 bữa vào lúc : 7h, 11h, 15h.
* Kỹ thuật cho tôm ăn:
Trước khi cho ăn tắt máy quạt nước để giảm tốc độ dòng chảy, tránh gom tụ thức ăn vào giữa ao, sau khi cho ăn xong khoảng 30 phút sau mới bật quạt nước.
Cách cho ăn : Dùng ca tạt thức ăn đều xung quanh ao.Cho ăn cách bờ 2- 3m là tốt cho tôm nuôi. Vì đây là hành lang sạch, do máy quạt nước tạo thành dòng chảy gom chất thải vào giữa ao. Cho tôm ăn vào hành lang sạch giúp tôm bắt mồi tốt hơn và tránh lảng phí.
Tuỳ vào kích cỡ thức ăn mà ta có cách cho ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm và hiệu quả nhất.
- Với thức ăn cỡ nhỏ 00,01,...: lúc cho ăn ta cho một lượng nước vào xô trộn đều rồi dùng ca tạt đều khắp ao.
- Với thức ăn cỡ lớn : Tuỳ vào thời điểm nuôi mà trộn với chất phụ gia để 30 phút cho các loại thuốc ngấm vào thức ăn dùng ca tạt đều khắp ao.
Cách phối trộn thức ăn : Sau khi xác định tỷ lệ, lượng thức ăn ở mỗi lần cho ăn và loại thuốc bổ sung cần thiết chúng ta tiến hành xác định khối lượng nước cần để pha thuốc trộn với thức ăn theo công thức
Khối lượg nước = 20% khối lượng thức ăn.
Sau đó tiến hành hoà tan các loại thuốc bổ vào nước và trộn đều với thức ăn.
Khi chuyển mã số thức ăn thì chuyển một cách từ từ (chuyển 3 – 5 ngày) để tránh hiện tượng tôm nhỏ bị bỏ đói hoặc giảm phân đàn, để tránh sự chênh lệch về kích thước tôm.
Với phương pháp cho ăn này thì thức ăn được rãi đều khắp ao tôm sử dụng hết tránh hiện tượng thức ăn dư thừa gây lãng phí và ô nhiễm đáy ao.
4.2.3.3 Quản lý thức ăn
Quản lý thức ăn là khâu rất quan trọng trong nuôi tôm Thẻ chân trắng, quản lý tốt thức ăn sẽ giảm được giá thành sản phẩm, và có ý nghĩa hơn cả là quản lý được môi trường nước.
* Quản lý thức ăn thông qua nhá
Để theo dõi khả năng sử dụng thức ăn của tôm người ta thường dùng nhá (vó) cho ăn để kiểm soát lượng thức ăn hàng ngày:
Hình 4.1 : Vó (nhá) kiểm tra thức ăn
Nhá đặt sát đáy quanh bờ ao và cách bờ ao khoảng 1.5 – 2m.Tránh đặt nhá ở các góc ao vì đây có thể là nơi tập trung nhiều chất thải sẽ hạn chế sự vào nhá của tôm hoặc nếu tôm có vào ăn ở nhá đặt nơi nhiều chất thải sẽ làm tôm bị bệnh. Nhá thường đặt cách máy quạt nước từ 10 – 13 m không đặt trước máy quạt nước do sức nước sẽ cuốn thức ăn ra khỏi nhá.
Tại cơ sở thực tập thì cứ mỗi ao sẽ có 1 nhá để kiểm tra thức ăn, lượng thức ăn cho vào nhá tuỳ thuộc vào tuổi và khối lượng tôm. Nhá bắt đầu đặt từ tuần thứ 3 để tập cho tôm vào nhá.
Lượng thức ăn vào nhá = trọng lượng tôm(1,2,3...) x lượng thức ăn cho từng bữa.
Sau khoảng 2,5 giờ tiến hành kéo nhá kiểm tra. Số lượng tôm, số lượng thức ăn còn lại trong nhá và kích cỡ tôm vào là căn cứ để xác định thức ăn đủ hoặc thiếu. Lượng thức ăn còn lại trong nhá tại thời điểm kiểm tra còn khoảng 7 – 10% lượng thức ăn cho vào nhá là được.
23
Thông thường nếu cho tôm ăn thiếu tôm sẽ tập trung vào nhá đông tôm lớn vào nhá nhiều do lượng thức ăn rải ngoài nhá không đủ.
Khi kiểm tra nhá có thể kết hợp kiểm tra độ no bằng cách quan sát lượng thức ăn trong đường tiêu hoá của tôm. Độ no được chia theo thang 5 cấp từ cấp 0 - đến cấp 4.
Cấp 0 – rất đói: Dạ dày và ruột tôm hoàn toàn không có thức ăn.
Cấp 1 – đói: Dạ dày có thức ăn nhưng không đầy, ruột không có thức ăn.
Cấp 2 – trung bình: Dạ dày đầy thức ăn ruột không có thức ăn.
Cấp 3 – no: dạ Dày đầy thức ăn, ruột có thức ăn nhưng không đầy.
Cấp 4 – rất no: Dạ dày và ruột đầy thức ăn.
Đây là một căn cứ quan trọng để xác định lượng thức ăn đủ hoặc thiếu, đánh giá tình trạng sử dụng thức ăn của tôm trong ao. Bên cạnh việc quan sát ruột tôm, theo dõi lượng tôm vào nhá cần quan tâm đến độ dài ngắn và màu sắc của phân tôm trên nhá. Nếu phân tôm có màu thức ăn và tỉ lệ phân này trên nhá chiếm tỉ lệ lớn thì tôm ăn no. Và ngược lại, phân tôm có màu sẫm đen thì tôm còn đói. Nếu độ dài phân liên tục thì tôm ăn vừa đủ. Những phân đứt đoạn chứng tỏ tôm thiếu ăn, những phân vừa tôm phải tranh giành thức ăn.
Khi kiểm tra nhá ta dựa vào lượng thức ăn còn lại sau khi kiểm tra nhá để điều chỉnh lượng thức ăn cho mỗi buổi ăn sau.
Thức ăn trong nhá hết tăng 10%.
Thức ăn trong nhá còn 10 - 15% giữ nguyên.
Thức ăn trong nhá còn 20 - 30% giảm 10%.
Thức ăn trong nhá còn 50% cắt bữa sau.
Bảng 4.3 : Điều chỉnh thức ăn Thức ăn
còn lại (%) Chi tiết quan sát trong nhã Bữa kế tiếp Tăng (%) Giảm (%)
0 Tôm nhiều 5
0 Số lượng vừa phải, phân trong nhá dài 10
0 ít tôm ,phân trong nhá ngắn 20
0 Không có tôm, phân ngắn và khác màu thức ăn 30
25 Lột xác, tảo tàn, thời tiết xấu 5
50 Lột xác tảo tàn, thời tiết xấu 30
75 Lột xác tảo tàn, thời tiết xấu 50
100 Lột xác tảo tàn, thời tiết xấu Bỏ bửa Thông qua việc đặt nhá này thì cũng cho chúng ta biết được chất lượng nước ở trong ao. Khi chất lượng nước bẩn nhiều chất thải tôm sẽ kém bắt mồi và khi chất lượng nước tốt thì tôm bắt mồi tốt.