Quản lý dịch bệnh trong nuôi thương phẩm tôm Thẻ chân trắng

Một phần của tài liệu Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng(P.vannamei) công nghiệp tại công ty cổ phần Phú - Thành - Đạt, Bố Trạch - Quảng Bình (Trang 39 - 42)

4.1. Một số hệ thống công trình phụ trong quá trình nuôi

4.2.6 Quản lý dịch bệnh trong nuôi thương phẩm tôm Thẻ chân trắng

Bệnh đen mang:

Dấu hiệu: mang, thân, chân và bụng có đốm màu đen. Tôm giảm ăn, giảm vận động, thân tôm ốm. Khi bị nặng tôm nổi đầu, kéo đàn bơi quanh bờ, dạt bờ chết rải rác

Nguyên nhân: Đáy ao bẩn, cải tạo không kĩ, do chất thải của tôm, thức ăn thừa, xác tảo tồn đọng đáy ao tạo nên các hợp chất hữu cơ và kim loại nặng làm nước xấu.

Cách xử lí: Dùng BKC với nồng độ 0,3 – 0,6 ppm và đánh xuống ao vào lúc trưa nắng.

Bệnh đóng rong, đóng nhơt, tảo sợi nấm

Dấu hiệu: Tôm ăn yếu, hoạt động chậm chạp. Trên thân tôm đóng một lớp nhớt, vỏ dày, khó khăn trong việc lột xác để sinh trưởng, tôm chậm lớn, có hiện tượng phân đàn, phát triển không đồng đều. Khi bị nặng tốm có hiện tượng dạt vào bờ chết rải rác.

Nguyên nhân: Do quản lý chất nước không tốt, một số loài tảo, nguyên sinh động vật bám trên thân tôm, khiến tôm khó khăn trong việc lột xác để sinh trưởng. Do đáy ao bẩn nên tôm ít hoạt động tác nhân gây bệnh bám vào. Môi trường không đủ dinh dưỡng để tôm lột xác bình thường.

Cách xử lý: Quản lý tốt môi trường ao nuôi. Tăng cường thuốc bổ cho tôm như Vitamin C. Dùng Zeolite 150-200kg/ha nhằm tẩy sạch môi trường nước và bẩn ở đáy ao. Tăng cường thêm vi sinh xuống ao nuôi.

Bệnh cong thân

Dấu hiệu: Thân tôm cong , chậm lớn. Vỏ mềm.

Nguyên nhân: Do thay đổi môi truờng đột ngột. Tôm bị sốc Cách xử lý:

- Vuốt nhẹ thân tôm. Các động tác nhẹ nhàng tránh tôm bị sốc.

- Dùng dolomite với liều lượng 150-200kg/ha cứ 1 tuần dùng một lần để tăng hệ đệm cho nước làm tôm cứng vỏ.

Bệnh mềm vỏ.

39

Dấu hiệu: Hoạt động chậm chạp, bắt mồi kém. Tôm không lột xác được, chậm lớn, tôm bẩn. Vỏ và thịt tôm tách ra

Nguyên nhân: Chất đáy xấu, chất nước kém, thời gian lột xác kéo dài.

Cách xứ lý: Đánh vôi CaCO3 với liều 100-200kg/ha cung cấp caxi cho tôm mau cứng vỏ

Hiện tượng tôm nổi - Do thiếu Ôxy

Thường phát sinh vào ban đêm hoặc sáng sớm, cách giải quyết rất đơn giản:

bật máy sục khí.

Trường hợp tôm nổi quá nhiều, phải kết hợp sử dụng thuốc tạo khí như oxi già, oxi hạt, vitaminC . Nếu tôm nổi vì thiếu ôxy thì ngay khi áp dụng mấy cách thức trên, tôm sẽ không nổi nữa.

- Do thiếu thức ăn

Trong trường hợp này, tôm sẽ quây tụ thành đàn, có thể quan sát ruột tôm và tiến hành cho ăn kịp thời.

- Do trúng độc

Tôm cũng di chuyển thành đàn trên mặt ao và tầng nước giữa. Chất ô nhiễm dưới đáy ao quá nhiều tạo nên khí nitơ-amoniac và sun-phua-hiđrô, lúc này, ngoài việc mở máy sục khí để tăng lượng dưỡng khí hoà tan, còn phải tích cực thay nước, sử dụng vôi tôi và dấm tươi.

Điều đáng chú ý là phải ngừng cho tôm ăn, vì khi trúng độc, tôm thường có xu hướng bỏ ăn, nếu cứ tiếp tục cung cấp thức ăn sẽ tạo nên sự ô nhiễm mới. Chỉ khi tôm đã hồi phục hoàn toàn mới tiến hành cho ăn.

4.2.7. Thu hoạch và hoạch toán kinh tế

* Thu hoạch

Sau khoảng 3 tháng nuôi, tôm đạt kích cỡ 100 – 110 con/kg thì tiến hành thu hoạch. Thời điểm thu hoạch tuỳ vào giá cả thị trường, chọn thời điểm tôm lột vỏ xong cứng vỏ, chắc thịt thì thu hoạch.

Thời gian thu hoạch: sáng sớm.

Phương pháp thu hoạch : Nếu thu tôm sống thì giữ nguyên mực nước, thu trong 2 – 3 ngày. Khi bắt tôm lên bờ thì nhúng qua thùng nước đá trước khi

chuyển lên xe đông lạnh. Mục đích là để gây mê tôm, giảm tỷ lệ tôm chết trong quá trình vận chuyển tôm từ ao đến nơi cân tôm.

Do thả nuôi với mật độ cao (160 con/m2) và trong thời gian thực tập thời tiết lạnh nên tôm nuôi trong 3 tháng chỉ đạt 8g - 9g/con.

Hoạch toán kinh tế:

Bảng 4.13 : Hoạch toán kinh tế

Các loại chi phí Thành tiền (đồng)

Con giống 84.000.000

Thức ăn 233.900.000

Năng lượng 30.000.000

Lao động 30.000.000

Thuốc và các sản phẩm khác 25.000.000 Khấu hao tài sản cố định 45.000.000

Chi phí khác 100.000.000

Tổng chi 547.900.000

Doanh thu 870.700.000

Lợi nhuận 322.800.000

Nhận xét:

Với lợi nhuận thu được 322,8 triệu đồng thì đây là một vụ nuôi khá thành công. Lợi nhuận cao cũng một phần do tôm bán được giá (105.000 đồng). Tuy nhiên chi phí sản xuất và giá thành sản xuất tại công ty là khá lớn, đông nghĩa với rủi ro sẽ cao.

V : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41

Một phần của tài liệu Quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng(P.vannamei) công nghiệp tại công ty cổ phần Phú - Thành - Đạt, Bố Trạch - Quảng Bình (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w