1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Từ chỉ hiện tượng thiên nhiên hoa và xuân trong truyện kiều của nguyễn du

65 539 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 422,76 KB

Nội dung

Sự hiện thực hóa thuộc tính ngữ pháp của từ Chương 2: Từ chỉ hiện tượng thiên nhiên – hoa và xuân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du 2.1.. Sự hiện thực hóa ý nghĩa và thuộc tính ngữ pháp củ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN NGỮ VĂN

NGUYỄN MINH THƯ

TỪ CHỈ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN – HOA VÀ XUÂN – TRONG TRUYỆN KIỀU

Trang 2

1.4.3 Sự chuyển nghĩa của từ

1.5 Sự hiện thực hóa các bình diện của từ trong hoạt động

1.5.1 Sự hiện thực hóa chức năng của từ

1.5.2 Sự hiện thực hóa ý nghĩa của từ

1.5.3 Sự hiện thực hóa thuộc tính ngữ pháp của từ

Chương 2: Từ chỉ hiện tượng thiên nhiên – hoa và xuân trong Truyện

Kiều của Nguyễn Du 2.1 Đôi nét về Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

Trang 3

2.2 Từ chỉ hiện tượng thiên nhiên – hoa và xuân – trong Truyện Kiều của Nguyễn

Du 2.2.1 Thống kê từ chỉ hiện tượng thiên nhiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du 2.2.2 Sự hiện thực hóa ý nghĩa và thuộc tính ngữ pháp của từ chỉ hiện tượng thiên

nhiên – hoa và xuân trong Truyện Kiều

C Phần kết luận

Tài liệu tham khảo

Mục lục

Phụ lục

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

Nhận xét của giáo viên phản biện

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Như chúng ta đã biết mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa đặc trưng Một trong những nhân tố góp phần quan trọng làm nên những đặc trưng đó chính là dòng

chảy của văn học Nước ta tự hào với tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du Có thể

nói Truyện Kiều là sự kết tinh bề dày văn hóa của một nước, phô bày vẻ đẹp của một

thứ tiếng , biểu hiện tài hoa của một dân tộc Ở Truyện Kiều chúng ta không chỉ thấy

được giá trị nhân đạo và hiện thực vô cùng sâu sắc mà còn thấy được cả nghệ thuật sử

dụng ngôn từ độc đáo của Nguyễn Du Tiếp cận và khảo sát Truyện Kiều, người viết cảm nhận được sự bền bỉ, tỉ mỉ trong quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật ngôn từ

của Nguyễn Du Từng câu, từng từ được dùng đều có sự chọn lọc, gọt giũa một cách công phu của tác giả Và cũng chính điều này đã làm cho nghệ thuật sử dụng ngôn từ

trong Truyện Kiều của Nguyễn Du luôn là một mảnh đất màu mỡ cho những nhà nghiên cứu và những cả ai yêu mến Truyện Kiều

Trong suốt hai trăm năm qua kể từ khi ra đời cho đến nay đã có không biết bao

công trình nghiên cứu về Truyện Kiều ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ vấn đề Truyện Kiều là một bản dịch hay là một sáng tác cho đến nhiều vấn đề khác về nội dung tư

tưởng của tác phẩm Nhưng người viết nhận thấy, cho đến nay chưa có một công trình

nghiên cứu nào mang tính độc lập và toàn diện về “Từ chỉ hiện tượng thiên nhiên – hoa và xuân – trong Truyện Kiều của Nguyễn Du” Chọn đề tài này, người viết muốn

hòa mình vào khuynh hướng soi rọi tác phẩm văn chương dưới ánh sáng của ngôn ngữ học ngày càng phổ biến

Vốn dĩ đây là một vấn đề mới lạ lại có ít công trình nghiên cứu đề cập đến nên người viết cũng không tránh khỏi sự ngỡ ngàng và thiếu sót, nhưng với sự cố gắng của bản thân cùng với sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè, cuối cùng người viết cũng hoàn thành được đề tài của mình Hy vọng với những gì thu nhặt được sẽ giúp ích được

phần nào cho việc tiếp cận và nghiên cứu Truyện Kiều sau này

Trang 5

2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Truyện Kiều từ khi ra đời đến nay đã trở thành một món ăn tinh thần không thể

thiếu trong đời sống tâm hồn dân tộc Việt Nam nói chung và đời sống văn học nói

riêng Trải qua hơn hai trăm năm mà vấn đề nghiên cứu phê bình Truyện Kiều chưa

bao giờ được xem là kết thúc Tính đến nay đã có đến hàng trăm công trình nghiên cứu lớn nhỏ khác nhau Mỗi công trình đề cập đến một khía cạnh, một vấn đề khác nhau của tác phẩm nhưng mục đích cuối cùng vẫn chỉ là để chứng minh, giải thích làm sáng

tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều Đồng thời qua đó, các nhà nghiên cứu muốn khẳng định Truyện Kiều là viên ngọc quí, là tiếng nói, là tâm hồn của người dân Việt Có thể tổng kết lịch sử nghiên cứu Truyện Kiều thành bốn giai đoạn sau:

- Từ khi Truyện Kiều ra đời cho đến hết thế kỉ XX

hiện đại Vì vậy việc nghiên cứu và khảo sát Truyện Kiều trở nên khách quan và chính

xác hơn

Sau đây, người viết xin điểm qua một vài ý kiến của một số nhà nghiên cứu,

phê bình về ngôn ngữ Truyện Kiều và nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du:

Trong “Truyện Kiều và những lời bình”, Nguyên Lộc đã nhận xét: “Trong các vấn đề tranh luận về Truyện Kiều xưa nay, dường như một vấn đề duy nhất không có mấy ý kiến trái ngược Đó là vấn đề về ngôn ngữ văn học của Nguyễn Du trong Truyện Kiều Hầu như tất cả các nhà nghiên cứu bình luận Truyện Kiều đều khẳng định Nguyễn Du là bậc thầy của ngôn ngữ dân tộc, là tập đại thành về ngôn ngữ của thời đại ông, là người đã nâng ngôn ngữ văn học dân tộc lên một đỉnh cao chói lọi

Trang 6

tiếng Việt, và Truyện Kiều đã có công khai sáng cho nhiều nhà văn, nhà thơ đời sau về phương diện sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác văn chương”.[23; tr.434]

Đào Thản trong “Một vài đặc điểm của ngôn ngữ Truyện Kiều” đã có nhận định rằng: “Những người nghiên cứu Truyện Kiều từ trước tới nay đã nhất trí xác nhận thiên tài của Nguyễn Du về nghệ thuật, khẳng định công lao to lớn của nhà thơ đối với dân tộc Nguyễn Du là Puskin của Việt Nam, ngôn ngữ Truyện Kiều là đỉnh cao, là tinh hoa của ngôn ngữ dân tộc Ngôn ngữ Truyện Kiều có những yếu tố hay, đẹp và nổi bật mà trước đó chưa từng có”.[24; tr.208]

Và trong “Mấy lời bình luận về ngôn ngữ văn chương Truyện Kiều” thì Nguyễn Tường Tam đã đánh giá : “Nói đến cái hay của ngôn ngữ Truyện Kiều thì chưa biết thế nào mà kể hết được Ta chỉ nên nhận rằng ngôn ngữ Truyện Kiều có thể làm cái mẫu rất tốt cho ngôn ngữ văn chương quốc ngữ, và người làm văn nào cũng nên theo cách làm văn trong Truyện Kiều, vì những câu thơ đó đã tới được cực điểm Tôi xin nói quyết một lời rằng: Mong được một quyển truyện nào hay hơn Truyện Kiều

là mộng tưởng Cái trình độ ngôn ngữ thơ quốc ngữ đến như thế là tuyệt đích rồi”.[23;

tr.30]

Hay trong “Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực”, Lê Đình Kỵ đã đóng góp ý kiến như sau: “Ngôn ngữ văn chương Truyện Kiều kết hợp được cái diễm lệ, tao nhã của những áng ngâm tiêu biểu, cái gần gũi, chân chất mà vang vọng lạ lùng của ca dao với hàm súc thâm trầm trong hình ảnh suy tưởng của các thể thơ phú cổ điển Việt Nam cũng như Trung Quốc Và chưa bao giờ khả năng của tiếng Việt lại được biểu hiện như trong Truyện Kiều”.[7; tr.274]

Trong quyển “Giới thiệu Truyện Kiều” của Nguyễn Khắc Viện đã có đoạn viết: “Nguyễn Du đã thấm nhuần văn học cổ điển Trung Quốc cũng như Việt Nam, và kết hợp thành công ngôn ngữ dân gian và ngôn ngữ văn học cổ điển vào Truyện Kiều Ngôn ngữ Truyện Kiều đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong lịch sử tiếng Việt, nó

đã góp phần làm cho tiếng Việt thêm giàu, thêm uyển chuyển, trở nên chính xác và súc tích lạ thường”.[ 27; tr.235]

Còn Đào Duy Anh để kết luận tập “Khảo luận về Truyện Thúy Kiều” đã viết:

“Với Truyện Kiều của Nguyễn Du , có thể nói rằng ngôn ngữ văn học Việt Nam đã trải

Trang 7

qua một cuộc thay đổi về chất và tỏ rõ khả năng đầy đủ và sâu sắc của nó Qua ngôn ngữ Truyện Kiều Nguyễn Du đã gieo trong lòng ta một mối tin chắc chắn, một mối hy vọng dồi dào với tiếng Việt”.[ 1; tr.163]

Trên đây là những ý kiến của các nhà phê bình về ngôn ngữ Truyện Kiều Tiếp

theo, người viết xin dẫn một vài công trình nghiên cứu về từ tiếng Việt

Đỗ Hữu Châu trong công trình “Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt”, nhà xuất

bản Giáo dục, 1981, đã đi sâu nghiên cứu về các bình diện của từ tiếng Việt và ngữ nghĩa của từ tiếng Việt Ở vấn đề ngữ nghĩa của từ, tác giả phân tích rất tỉ mỉ về các thành phần ý nghĩa trong từ Theo Đỗ Hữu Châu thì một từ bao gồm ba thành phần ý nghĩa: nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm và nghĩa biểu thái Đồng thời ông chỉ rõ mối quan hệ giữa các thành phần ý nghĩa đó với nhau và mối quan hệ tương ứng giữa từng thành phần ý nghĩa với thế giới khách quan và tư duy Ông còn trình bày một cách hệ thống về hiện tượng nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ Trong phần này Đỗ Hữu Châu đã nêu lên khái niệm, nguyên nhân, các dạng chuyển nghĩa, phương thức và cơ chế chuyển nghĩa, phân biệt chuyển nghĩa từ vựng và chuyển nghĩa tu từ

Trong “Từ vựng học tiếng Việt”, nhà xuất bản Giáo dục, 1998 và “Nhận diện

từ tiếng Việt”, nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1999, Nguyễn Thiện Giáp đã đề cập đến

những vấn đề về từ tiếng Việt như: nhận diện từ , các đơn vị từ vựng, cơ cấu nghĩa của

từ, sự hình thành tồn tại và phát triển của từ tiếng Việt, và hiện tượng mất nghĩa của từ tiếng Việt ở trường hợp ghép và láy

Trong “Giáo Trình tiếng Việt”, nhà xuất bản Giáo Dục, 1987, Bùi Tất Tươm

đã nghiên cứu về hiện tượng nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ tiếng Việt Trong phần nghiên cứu về hiện tượng nhiều nghĩa thì tác giả trình bày về khái niệm, nguyên nhân hiện tượng nhiều nghĩa và phân loại nghĩa trong từ nhiều nghĩa Còn trong phần nghiên cứu về hiện tượng chuyển nghĩa thì Bùi Tất Tươm trình bày về khái niệm, phương thức và cơ chế chuyển nghĩa, phân biệt chuyển nghĩa từ vựng và chuyển nghĩa tu từ

Nhìn chung có rất nhiều công trình nghiên cứu về từ tiếng Việt cũng như

Truyện Kiều nhưng nhưng trực tiếp đề cập đến vấn đề từ chỉ hiện tượng thiên nhiên –

Trang 8

viết hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc khảo sát những thành công về mặt

nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều

3 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

Thực hiện đề tài “Từ chỉ hiện tượng thiên nhiên – hoa và xuân – trong Truyện Kiều của Nguyễn Du” người viết có dịp đi sâu khám phá và lý giải những nét độc đáo

mới lạ, những đóng góp mới về phương diện dùng từ của Nguyễn Du

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài còn góp phần khẳng định tầm quan trọng

của việc sử dụng các từ chỉ hiện tượng thiên nhiên – hoa và xuân trong việc tạo nên

những thành công về phương diện thể hiện nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật sử dụng ngôn từ một cách điêu luyện và tài tình của “người nghệ sĩ ngôn từ” Nguyễn Du

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Với đề tài “Từ chỉ hiện tượng thiên nhiên – hoa và xuân – trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”, trước tiên người viết tìm hiểu những vấn đề liên quan đến “từ” từ

một số tài liệu tham khảo Sau đó thu thập những tư liệu nghiên cứu về tác phẩm

Truyện Kiều của Nguyễn Du Trên cơ sở đó, người viết khảo sát và tìm hiểu về từ chỉ hiện tượng thiên nhiên – hoa và xuân trong tác phẩm

Về văn bản Truyện Kiều thì người viết chọn quyển “Truyện Kiều của Nguyễn Du”, do Hà Huy Giáp giới thiệu, Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú thích, nhà

xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để nghiên cứu đề tài “Từ chỉ hiện tượng thiên nhiên – hoa và xuân – trong Truyện Kiều của Nguyễn Du” , người viết đã vận dụng nhiều phương pháp kết hợp:

- Phương pháp thống kê: Người viết đọc Truyện Kiều và tìm những câu thơ

có chứa các từ chỉ hiện tượng thiên nhiên – hoa và xuân , nhặt những câu thơ đó ra để

làm ngữ liệu khảo sát

- Phương pháp phân tích: Để hiểu sâu hơn, làm rõ hơn đề tài người viết phải

phân tích để thấy được cái hay, cái độc đáo của từ chỉ hiện tượng thiên nhiên – hoa và xuân mà Nguyễn Du đã dùng trong Truyện Kiều

Trang 9

- Phương pháp hệ thống: Từ những gì đã phân tích người viết phải hệ thống

lại để làm nổi bật hơn những khía cạnh của đề tài

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Người viết còn sử dụng phương pháp so

sánh, đối chiếu để thấy được cái độc đáo của ngôn ngữ Truyện Kiều so với ngôn ngữ

dân tộc

Trang 10

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỪ TIẾNG VIỆT

1.1.Vấn đề quan niệm về từ tiếng Việt

Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về từ Tựu chung có hai khuynh hướng sau:

1.1.1 Từ tiếng Việt trùng với âm tiết (hay tiếng)

Tiêu biểu cho khuynh hướng này là M.B.Emeneau, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thiện Giáp

- Emeneau định nghĩa: “Từ bao giờ cũng tự do về mặt âm vị học, nghĩa là có

thể miêu tả bằng những danh từ của sự phân phối các âm vị và bằng những thanh điệu”.[5; tr.17]

- Cao Xuân Hạo: “Chúng ta hiểu tính đa dạng về tên gọi mà các tác giả khác

nhau đã đề nghị cho đơn vị khác thường đó của các ngôn ngữ đơn lập là: tiết vị (syllabophoneme), hình tiết (morphosyllabeme), từ tiết (wordsyllabe), đơn tiết (monosyllabe), hoặc đơn giản là từ (word) Thực ra, nó chính là âm, hình vị hoặc từ

và tất cả là đồng thời Nếu chúng ta so sánh với các ngôn ngữ Chân Âu về cơ cấu xoay quanh ba trục được tạo thành bởi các đơn vị cơ bản là âm vị, hình vị và từ, thì cơ cấu của từ Tiếng Việt hầu như là sự kết hợp ba trục đó thành một trục duy nhất, âm tiết”.[5; tr.18]

- Nguyễn Thiện Giáp: “Từ của Tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói; nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền”.[5;

tr.168]

1.1.2.Từ tiếng Việt không hoàn toàn trùng với âm tiết

- Nguyễn Văn Tu: “Từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lập, có hình thức vật chất (vỏ âm thanh là hình thức) và có nghĩa, có tính chất biện chứng và lịch sử”.[5; tr.20]

Trang 11

- Nguyễn Kim Thản: “Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ có thể tách khỏi đơn

vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ

âm, ý nghĩa (từ vựng, ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp”.[5; tr.20, 21]

- Hồ Lê: “Từ là đơn vị ngữ ngôn có chức năng định danh phi liên kết hiện thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc về cấu tạo và tính nhất thể về ý nghĩa”.[10; tr.104]

- Đái Xuân Ninh: “Từ là đơn vị cơ bản của cấu trúc ngôn ngữ ở giữa hình vị

và cụm từ Nó được cấu tạo bằng một hay nhiều đơn vị ở hàng ngay sau nó tức là hình

vị và lập thành một khối hoàn chỉnh”.[16; tr.24]

- Lưu Vân Lăng: “…Những đơn vị dùng tách biệt nhỏ nhất mới là từ Có thể nói từ là đơn vị tách biệt nhỏ nhất Nói cách khác, từ là ngữ đoạn (tĩnh) nhỏ nhất.[8; tr.213] Từ có thể gồm nhiều tiếng không tự do hoặc chỉ một tiếng tự do hay nhiều tiếng tự do kết hợp lại không theo quan niệm thuần cú pháp tiếng Việt”.[8; tr.214]

- Đỗ Hữu Châu: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, có một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức (hoặc kiểu cấu tạo) nhất định, tuân theo những kiểu ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất để tạo câu”.[2; tr.14]

Tóm lại, dù quan niệm về từ thế nào đi chăng nữa, các tác giả đều thống nhất với nhau ở những tiêu chí xác định Các tác giả đều dựa vào những đặc điểm “có nghĩa”, tính cố định sẵn có, bắt buộc và khả năng hoạt động tự do trong lời nói để xác định từ

1.2 Các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt

Trang 12

- Xét về mặt ý nghĩa, từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh hoạt của đời sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên, các quan

hệ gia đình, xã hội, các số đếm…

- Xét về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy (theo thống kê của A.Derode từ đơn chiếm 20% trong tổng số từ tiếng Việt) nhưng là những từ cơ bản nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong việc biểu thị các khái niệm có liên quan đến đời sống và là cơ sở để tạo từ mới cho tiếng Việt

- Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng

- Xét về mặt ý nghĩa giữa các thành tố có thể thấy:

+ Hoặc các thành tố đồng nghĩa nhau, trong đó:

* Có thể có một yếu tố thuần Việt và một yếu tố Hán Việt Ví dụ: bạn hữu, bụng dạ, máu huyết…

* Có thể cả hai yếu tố đều là Hán Việt Ví dụ: tư duy, thổ địa, cốt nhục…

* Có thể cả hai yếu tố đều là thuần Việt Ví dụ: đợi chờ, máu mủ, xinh đẹp…

* Có thể có một yếu tố toàn dân và một yếu tố vốn là từ địa phương Ví

dụ: chân cẳng, bát đọi, chợ búa…

+ Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau Ví dụ: thương nhớ, nhà cửa, áo quần,

ăn uống, đi đứng…

Trang 13

+ Hoặc các thành tố trái nghĩa nhau Ví dụ: đầu đuôi, sống chết, già trẻ, gần xa, trong ngoài…

- Xét về mặt nội dung, nói chung từ ghép đẳng lập thường gợi lên những phạm

vi sự vật mang ý nghĩa phi cá thể hay tổng hợp (tức biểu thị sự vật, tính chất hay hành động chung mang tính chất khái quát)

- Tuy có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp, nhưng không đưa đến ý nghĩa từ vựng của các thành tố trong từ đều có giá trị ngang nhau trong mọi trường hợp Như ta

đã thấy những trường hợp một trong hai thành tố phai mờ nghĩa xảy ra phổ biến trong

từ ghép đẳng lập

1.2.2.2 Từ ghép chính phụ

Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo nằm ở vị trí phụ thuộc vào thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này thường có một yếu tố

chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp Ví dụ: máy bay, máy may, làm ruộng, làm thợ, vui tai, vui mắt… Loại này có những đặc điểm sau:

- Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có khuynh hướng gợi lên các sự vật, tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp thì kiểu cấu tạo từ này có khuynh hướng nêu lên các sự vật mang ý nghĩa cụ thể

- Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật, đặc trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ thường được dùng để cụ thể hóa loại sự vật, hoạt động hoặc đặc trưng đó

1.2.3 Từ láy

Cho đến nay, nhiều vấn đề của từ láy vẫn còn để ngỏ Về phương thức cấu tạo của từ láy, tồn tại hai ý kiến:

- Từ láy là từ được hình thành do sự lặp lại của tiếng gốc có nghĩa

- Từ láy là từ được hình thành bằng cách ghép các tiếng dựa trên quan hệ ngữ

âm của các thành tố

Trang 14

Cả hai đều có mức độ đúng đắn của nó Ý kiến thứ nhất đã lý giải được những

gì từ láy có tiếng gốc Tuy nhiên bên cạnh những từ ấy còn rất nhiều từ hiện nay không

xác định được tiếng gốc (ví dụ: bâng khuâng, bủn rủn, lã chã,…), và những từ có dạng láy nhưng thực ra chúng vốn được tạo ra từ phương thức ghép ( ví dụ: hỏi han, chùa chiền, dông dài, tang tóc,…)

Có thể nói lặp lại tiếng gốc là một kiểu cấu tạo từ rất đặc thù của các ngôn ngữ đơn lập nói chung và của tiếng Việt nói riêng Do vậy ý kiến thứ nhất đã đề cập đến những từ láy chân chính trong tiếng Việt Tuy nhiên chưa đủ Do sự vận động và phát triển của ngôn ngữ trong quá trình lịch sử, nhiều từ ghép có dạng láy đã thay đổi nghĩa

và hòa lẫn với những từ láy chân chính Ngày nay đứng ở góc độ đồng đại người ta nhận thức nhiều trường hợp là từ láy Dẫu sao những từ này hiện nay cũng đã mang nhiều đặc điểm của từ láy (về mặt ngữ nghĩa cũng như ngữ âm)

Để có thể dung nạp được cả hai bộ phận (từ láy chân chính và từ ghép có dạng láy mất nghĩa) vào từ láy, ngày nay đứng trên quan điểm đồng đại có thể nói từ láy là những từ gồm nhiều tiếng, các tiếng được ghép lại dựa trên quan hệ ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa

1.2.4 Từ ngẫu kết (hay biệt lập)

Ngoại trừ các trường hợp trên, còn lại là các từ ngẫu hợp Đấy là trường hợp

mà giữa các tiếng không có quan hệ ngữ âm hay ngữ nghĩa Ví dụ: cổ hũ, mè nheo, ba láp, ba hoa, bồ hóng,… Ngoài ra, có thể xếp những từ như: cà phê, a xít, a pa tít,… vào loại này

1.3 Chức năng của từ

1.3.1 Chức năng miêu tả

Đó là chức năng biểu hiện các sự vật, hiện tượng mà con người nhận thức được Đó cũng là chức năng định danh các đối tượng đó, và biểu hiện những hiểu biết của con người về các đối tượng đó Các từ của tiếng Việt thiên về việc thực hiện chức năng này là các từ thuộc các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ Ý nghĩa từ vựng của các từ thuộc các từ loại này chính là cơ sở để chúng thực hiện được chức năng miêu tả

Trang 15

1.3.2 Chức năng dụng học

Đó là các chức năng “bộc lộ” các nhân vật giao tiếp về các mặt tình cảm, thái

độ, quan hệ của họ đối với nhau, và thái độ tình cảm của họ đối với sự vật, sự việc được nói tới, hay đối với chính hoạt động giao tiếp mà họ đang tiến hành Thực hiện chức năng này trước hết là các từ tình thái làm dấu hiệu bộc lộ trực tiếp các cảm xúc,

các trạng thái tâm lí như: ồ, ứ, ái, ôi, ối, chao, chao ôi, a, a ha…; các từ tình thái bộc

lộ thái độ đánh giá của người nói: Chính, đích, nhất là, đặc biệt là, thậm chí…; các từ

định vị (chỉ rõ tương quan về không gian và thời gian giữa sự vật và hiện tượng đang

được nói đến với vị trí do người nói lấy làm chuẩn): này, kia, ấy, nọ, đó, đây, đấy, nay, nãy…

1.3.4 Chức năng cú học

Đây là chức năng liên kết các từ trong câu tạo nên thông điệp Ta có các quan

hệ từ chuyên thực hiện chức năng này như : và, nhưng, song, hoặc, tại, bởi, do, vì, nên,

để, bằng, với, mà, của, cho…

1.4 Nghĩa của từ

1.4.1 Vấn đề quan niệm về nghĩa của từ

Có nhiều ý kiến khác nhau về nghĩa của từ Tựu chung có các nhóm ý kiến sau

- Nghĩa của từ là bản thể Gồm có các ý kiến sau:

+ Nghĩa của từ là đối tượng

+ Nghĩa của từ là những hiện tượng tâm lí (như biểu tượng, khái niệm, sự

Trang 16

+ Nghĩa của từ là chức năng

+ Nghĩa của từ là sự phản ứng đối với hiện thực

- Nghĩa của từ là quan hệ: theo khuynh hướng này có các ý kiến đáng chú ý sau:

+ Nghĩa của từ là quan hệ giữa tín hiệu và đối tượng

+ Nghĩa của từ là quan hệ giữa tín hiệu, khái niệm và đối tượng

Có thể hiểu về ý nghĩa của từ như sau: nghĩa của từ là nội dung tinh thần mà từ biểu hiện, nó được hình thành do sự kết hợp và tác động của nhiều nhân tố Trong số

đó có những nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ và những nhân tố nằm trong ngôn ngữ Nhân tố ngoài ngôn ngữ như: sự vật, hiện tượng, trong thực tế khách quan, tư duy và người sử dụng Nhân tố trong ngôn ngữ như: chức năng tín hiệu học, hệ thống (cấu trúc) của ngôn ngữ

1.4.2 Các thành phần nghĩa của từ

1.4.2.1 Nghĩa biểu vật

Những sự vật, quá trình, tính chất hoặc trạng thái mà từ biểu thị được gọi là nghĩa biểu vật của từ Hay nói cách khác, nghĩa biểu vật của từ là các ánh xạ của các

sự vật, thuộc tính ngoài ngôn ngữ vào ngôn ngữ

Có một điều cần chú ý là ánh xạ của các sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan được phản ánh vào ngôn ngữ không hoàn toàn đồng nhất với các ánh xạ được phản ánh trong tự nhiên Ánh xạ trong ngôn ngữ có sự cải tạo lại, sáng tạo những cái

có trong thực tế theo cách nhận thức của từng nhân vật Ta có thể chứng minh điều này dựa vào phạm vi biểu vật của các thực từ trong một ngôn ngữ cụ thể và dựa vào việc

so sánh, đối chiếu phạm vi biểu vật giữa các ngôn ngữ

- Biểu hiện thứ nhất của sự không trùng nhau đó là: trong thực tế, sự vật luôn luôn tồn tại trong dạng cá thể và cụ thể, còn nghĩa biểu vật trong ngôn ngữ lại mang tính đồng loạt, khái quát

Trang 17

- Biểu hiện thứ hai của sự không trùng nhau đó là: Sự chia cắt hiện thực khách quan khác nhau về nghĩa biểu vật của các ngôn ngữ

1.4.2.2 Nghĩa biểu niệm

Sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan có các thuộc tính, các thuộc tính

đó phản ánh vào tư duy hình thành các khái niệm Hay nói cách khác, khái niệm là một phạm trù của tư duy, được hình thành từ những hiểu biết trong thực tế Đấy là những dấu hiệu bản chất về sự vật, hiện tượng

Các thuộc tính đó phản ánh vào ngôn ngữ hình thành các nét nghĩa Tập hợp của các nét nghĩa đó trong ngôn ngữ, hình thành nghĩa biểu niệm Như vậy, nghĩa biểu niệm một mặt thông qua các nghĩa biểu vật mà liên hệ với hiện thực khách quan, mặt khác lại có quan hệ với khái niệm, qua khái niệm mà liên hệ với hiện thực ngoài ngôn ngữ

Các nét nghĩa bắt nguồn từ các thuộc tính của sự vật trong thực tế, tuy nhiên ngôn ngữ của mỗi dân tộc chỉ chọn một số thuộc tính cơ bản có tác dụng xác lập nghĩa của từ trong hệ thống

Phân loại các nét nghĩa:

- Nét nghĩa phạm trù (phạm trù vị): là nét nghĩa lớn nhất, không thuộc một loại nét nghĩa nào lớn hơn

- Nét nghĩa loại (loại vị): sự phân hóa tiếp theo của phạm trù vị là loại vị Đây là nét nghĩa cũng có ở nhiều từ nhưng nhỏ hơn phạm trù vị Hay nói cách khác, loại vị là sự cụ thể hóa của phạm trù vị

- Biệt vị: tương tự sự phân hóa ở loại vị, biệt vị là sự biệt hóa của loại vị Có hai loại biệt vị:

+ Biệt vị tận cùng: kết quả của sự phân hóa một loại vị nào đó ở mức thấp nhất

+ Biệt vị đặc hữu: Những nét nghĩa thấp nhất chỉ xuất hiện ở một từ, không phải là sự phân hóa của loại vị

Trang 18

Nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nét nghĩa chung và riêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định Giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định Tập hợp này ứng với một số nghĩa biểu vật của từ Chính vì nghĩa biểu niệm của từ là một tập hợp có tổ chức, có quan hệ, cho nên còn có thể gọi nó là cấu trúc biểu niệm

- Phân biệt nghĩa biểu niệm và khái niệm:

+ Khái niệm là sản phẩm của tư duy, do đó chung cho mọi dân tộc còn nghĩa của từ là riêng cho từng ngôn ngữ Chính vì vậy, có những nghĩa biểu niệm chỉ

có trong ngôn ngữ này mà không có trong ngôn ngữ kia

Ví dụ: Nghĩa của các từ ghép đẳng lập phi cá thể (chợ búa, con cái, gà qué,…) hay nghĩa của các từ ghép chính phụ sắc thái hóa (xanh lè, đỏ au, vàng chóe )

có trong tiếng Việt mà không có trong tiếng Nga, tiếng Pháp

+ Khái niệm có chức năng nhận thức nên tiêu chuẩn đánh giá nó là chân lý Những dấu hiệu trong khái niệm là những dấu hiệu phản ánh các thuộc tính bản chất của sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan, đồng thời mỗi khái niệm chỉ ứng với một và chỉ một sự vật, hiện tượng trong thực tế mà thôi Còn ngôn ngữ có chức năng giao tiếp và tư duy nên tiêu chuẩn đánh giá nó là sự phù hợp hay không phù hợp với hệ thống ngôn ngữ của từng dân tộc Nghĩa biểu niệm chỉ tiếp nhận những nét nghĩa nào cần thiết để lập nên cấu trúc nghĩa của từ trong mối quan hệ với toàn bộ từ vựng, do đó trong từ có cả hiện tượng nhiều nghĩa và đồng nghĩa

Ví dụ: Cắt trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ với các từ chặt, chém, cưa, thái, xẻ, ; đồng thời cắt không những chỉ có thể diễn đạt được những

hoạt động có tính chất vật lý mà còn có thể diễn đạt được những hoạt động xã hội

mang tính chất trừu tượng (trong cắt hộ khẩu, cắt quan hệ, )

Song điều vừa nói chỉ đúng với nghĩa biểu niệm của những từ thông thường Trường hợp thuật ngữ khoa học và kĩ thuật, nghĩa biểu niệm trùng với khái niệm

Tóm lại, nghĩa biểu niệm và khái niệm vừa giống nhưng cũng vừa khác nhau

Cả hai cùng sử dụng những vật liệu tinh thần mà tư duy con người đạt được Song nếu khái niệm bị chi phối bởi các quy luật của nhận thức thì nghĩa biểu niệm lại bị chi phối

Trang 19

bởi quy luật của giao tiếp và tư duy Có thể nói khái niệm quan hệ với nghĩa biểu niệm

ở chỗ nó cung cấp những “vật liệu” tinh thần để ngôn ngữ xây dựng nên nghĩa biểu

niệm theo những quy tắc cấu trúc của mình Do đó, tuy mọi dân tộc đều biết tư duy

nhưng hệ thống từ vựng ngữ nghĩa của các dân tộc đều khác nhau

1.4.2.3 Nghĩa biểu thái

Thuộc phạm vi nghĩa biểu thái của từ bao gồm những nhân tố đánh giá như:

to nhỏ, mạnh yếu, ; nhân tố cảm xúc như: dễ chịu, khó chịu, sợ hãi, ; nhân tố thái độ

như: trọng, khinh, yêu, ghét, ; mà từ gợi ra cho người nói và người nghe

1.4.3 Sự chuyển nghĩa của từ

Hiện tượng nhiều nghĩa là kết quả từ sự chuyển nghĩa của từ

1.4.3.1 Phương thức chuyển nghĩa của từ

a Phương thức ẩn dụ

Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên các sự vật b, c, d khi

giữa a, b, c, d có điểm giống nhau Hay nói cách khác, ẩn dụ là phương thức chuyển

nghĩa dựa vào quy luật liên tưởng tương đồng

- Có hai hình thức chuyển nghĩa:

+ Dùng cái cụ thể để nói cái cụ thể (ẩn dụ cụ thể - cụ thể)

+ Dùng cái cụ thể để gọi tên những cái trừu tượng (ẩn dụ cụ thể - trừu

tượng)

- Một số cơ chế chuyển nghĩa của phương thức ẩn dụ thường thấy:

+ Dựa vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật, hiện tượng

+ Dựa vào sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật, hiện tượng

+ Dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa hai hoạt động

+ Dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật, hiện tượng

Trang 20

+ Dựa vào sự giống nhau về tính chất, trạng thái hoặc kết quả giữa các đối tượng

Nhận xét: Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế trên không phải bao giờ cũng tách bạch, dứt khoát Trong rất nhiều trường hợp không chỉ một mà có nhiều nét nghĩa cùng tác động

b Phương thức hoán dụ

Là phương thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên cho sự vật b, c, d khi giữa a, b, c, d có một mối quan hệ gần nhau nào đó về không gian hay thời gian Hoán

dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liên tưởng tiếp cận

Các dạng chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ:

- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa bộ phận và toàn thể Dạng chuyển nghĩa này

có các cơ chế chuyển nghĩa cụ thể sau:

+ Lấy tên gọi của một bộ phận cơ thể gọi tên cho người hay cho cả toàn thể

+ Lấy tên gọi của tiếng kêu, đặc điểm hình dáng của đối tượng gọi tên cho đối tượng

+ Lấy tên gọi của đơn vị thời gian nhỏ gọi tên cho đơn vị thời gian lớn

+ Lấy tên gọi của toàn bộ gọi tên cho bộ phận

- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa vật chứa và vật bị chứa hay lượng vật chất được chứa

- Lấy tên nguyên liệu gọi tên cho hoạt động hoặc sản phẩm được chế ra từ nguyên liệu đó

- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa đồ dùng hoặc dụng cụ và người sử dụng hoặc ngành hoạt động sử dụng dụng cụ đó

- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa cơ quan chức năng và chức năng

Trang 21

- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tư thế cụ thể và hành vi hoặc trạng thái tâm, sinh lý đi kèm

- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa tác giả hoặc địa phương và tác phẩm hoặc sản phẩm của họ hoặc ngược lại

Tóm lại mỗi sự vật, hiện tượng có quan hệ với nhiều sự vật, hiện tượng khác chung quanh, do đó có thể có rất nhiều dạng hoán dụ Vấn đề quan trọng cần chú ý là phải biết lựa chọn quan hệ nào là cơ bản để chuyển đổi tên gọi một cách hợp lý

1.4.3.2 Phương thức chuyển nghĩa của từ trong hệ thống

Ẩn dụ và hoán dụ từ vựng chính là phương thức chuyển nghĩa của từ trong hệ thống Ẩn dụ và hoán dụ từ vựng có tác dụng tạo nghĩa mới cho hệ thống từ vựng - ngữ nghĩa của dân tộc, do đó sự chuyển nghĩa là sản phẩm của toàn dân được cố định hóa trong kho từ vựng tiếng Việt, được ghi vào từ điển như một nghĩa sẵn có, được tái dụng một cách tự do trong lời nói

Ví dụ: Từ mũi có nghĩa gốc là: 1) Bộ phận cơ thể người hoặc động vật có hình nhọn, nhô ra thường ở phần đầu, dùng để thở và để ngửi…

Dần dần, người Việt Nam nhận ra một số đối tượng khác có bộ phận nhọn, nhô ra (như mũi người hoặc động vật) nên dùng từ mũi để gọi tên các bộ phận ấy Kết quả là

từ mũi có nhiều nghĩa khác Các nghĩa này được cộng đồng người Việt chấp nhận, sử

dụng rộng rãi, lập đi lập lại trong giao tiếp và được ghi lại trong từ điển Đó là các nghĩa sau:

2) Bộ phận đầu nhọn, nhô ra của một số công cụ làm việc: Mũi dùi, mũi dao, mũi gươm, mũi kéo, mũi khoan, mũi tên…

3) Bộ phận đầu nhọn, nhô ra của tàu thuyền: Mũi tàu, mũi thuyền

4) Phần đất có hình dáng nhọn, nhô ra sông, ra biển: Mũi đất, mũi Cà Mau 5) Bộ phận quân đội hoặc lực lượng tiến công ở một hướng, một khu vực nhất định: Mũi quân bên trái, mũi tiến công…

Trang 22

Từ mũi đã chuyển nghĩa bằng phương thức ẩn dụ tu từ dựa trên qui luật liên tưởng tương đồng nên dù các nghĩa của từ mũi tuy có những nét nghĩa khác nhau, ứng

với các đối tượng khác nhau thuộc các phạm vi rất khác nhau nhưng vẫn có nét nghĩa

chung: Bộ phận nhọn, nhô ra

1.4.3.3 Phương thức chuyển nghĩa của từ trong hoạt động

Nếu phương thức chuyển nghĩa của từ trong hệ thống là ẩn dụ và hoán dụ từ vựng thì phương thức chuyển nghĩa của từ trong hoạt động là ẩn dụ và hoán dụ tu từ

Ẩn dụ và hoán dụ tu từ được sử dụng nhằm giúp cho sự diễn đạt tăng tính hình ảnh, biểu cảm, chứ không có tác dụng tạo nghĩa mới nhằm làm giàu cho hệ thống ngữ nghĩa của ngôn ngữ dân tộc Ẩn dụ và hoán dụ tu từ là sự sáng tạo của cá nhân do đó nghĩa

tu từ mang tính tạm thời, lệ thuộc hoàn toàn vào văn cảnh, tách khỏi văn cảnh, nghĩa tu

(Nguyễn Khoa Điềm)

Trong hai câu thơ trên từ “mặt trời” thứ nhất được dùng với nghĩa thông thường - vật thể mang lại ánh sáng và sự sống cho muôn loài Còn từ “mặt trời” thứ

hai thì được dùng với nghĩa mới – chỉ đứa con mà người mẹ yêu thương, là điều thiêng liêng , cần thiết nhất đối với người mẹ như sự quan trọng tuyệt đối của ánh sáng mặt trời với sự sinh tồn của bắp Và nghĩa này sẽ không còn giữ nguyên khi tách từ ra khỏi

ngữ cảnh Chẳng hạn như trong câu thơ sau, từ “mặt trời” lại có một ý nghĩa hoàn toàn

mới:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

(Viễn Phương)

Trang 23

Tương tự như hai câu thơ trước từ “mặt trời” trong đầu tiên cũng được sử dụng với nghĩa thông thường Nhưng từ “mặt trời” trong câu sau lại dùng để nói về

Bác Hồ – vị cha già kính yêu của dân tộc

Trong những câu thơ trên, các tác giả đã sử dụng phương thức ẩn dụ tu từ để

tạo ra những nghĩa mới cho từ “mặt trời” Đây là những nghĩa tu từ chỉ làm tăng thêm

cảm xúc thẩm mĩ cho người đọc và nó sẽ biến mất khi bị tách khỏi văn cảnh

1.5 Sự hiện thực hóa các bình diện của từ trong hoạt động

Khi chuyển từ trạng thái tĩnh, mang tính tiềm năng trong hệ thống ngôn ngữ sang trạng thái động trong giao tiếp, các yếu tố ngôn ngữ nói chung, và từ nói riêng, cũng đồng thời chuyển từ một dạng trừu tượng, khái quát sang một dạng cụ thể, sinh động Bởi vì sự hình thành và tồn tại của từ và các yếu tố ngôn ngữ khác trong hệ thống ngôn ngữ nhìn một cách tổng thể là để phục vụ cho toàn thể xã hội, cho mọi hoạt động tư duy và giao tiếp nói chung Nhưng trong thực tiễn của đời sống xã hội và

cá nhân, hoạt động giao tiếp lại luôn diễn ra trong những hoàn cảnh cụ thể, xác định

Vì thế, để phục vụ cho các hoạt động giao tiếp đó, các từ cần chuyển từ trạng thái chung, khái quát, trừu tượng sang trạng thái riêng, cụ thể Nói cách khác, khi tham gia vào hoạt động giao tiếp cụ thể, các từ hiện thực hóa các thuộc tính, các đặc điểm trừu tượng, mang tính tiềm năng của mình Sự hiện thực hóa đó diễn ra ngay trên các bình

diện của từ

1.5.1 Sự hiện thực hóa chức năng của từ

Ngoài những hiện tượng kiêm nhiệm chức năng của từ trong hệ thống ngôn ngữ, trong hoạt động giao tiếp còn diễn ra sự chuyển đổi chức năng của từ

Ví dụ 1: Để chỉ những người làm nghề dạy học, trong tiếng Việt có một số từ

như: giáo viên, nhà giáo, giảng viên, cán bộ giảng dạy, thầy giáo, cô giáo, giáo sư,…

Tất nhiên, các từ này có nét nghĩa khác nhau, nhưng tất cả đều có chức năng biểu vật:

chỉ người làm nghề dạy học (chức năng miêu tả) Trong số các từ đó có ba từ (thầy giáo, cô giáo, giáo sư) có thể chuyển hóa sang chức năng xưng hô, tuy chức năng này không thay thế chức năng biểu vật Người nói có thể tự xưng mình bằng từ thầy, cô; người giao tiếp lại cũng có thể gọi người đối thoại là thầy, cô Đôi khi từ nhà giáo,

Trang 24

cũng như từ giáo sư, có thể dùng trong chức năng hô (nhưng không dùng trong chức năng xưng), còn các từ khác như giáo viên, giảng viên, cán bộ giảng dạy thì không

được chuyển hóa sang chức năng xưng hô Trong ví dụ trên ta đã thấy được sự chuyển hóa của các từ vốn có chức năng miêu tả sang chức năng thuộc lĩnh vực phát ngôn

Ví dụ 2: “Ứ, con không đi đâu!” (lời đứa con nói với mẹ)

Từ “ứ” vốn có chức năng bộc lộ trạng thái tâm lý không vừa lòng, không thỏa mãn

trước một hiện tượng nào đó Nó thường được thốt ra ở đầu câu nói với một ngữ điệu

rõ rệt Nó được coi là một tình thái từ Như thế, “ứ” có chức năng chuyên biệt là chức

năng bộc lộ tình cảm, cảm xúc, thái độ (chức năng dụng học) Trái lại, nó không thể thực hiện chức miêu tả: Gọi tên trạng thái cảm xúc (không thể gọi tên trạng thái đó là trạng thái “ứ”, chỉ có thể gọi đó là trạng thái không hài lòng) nhưng trong câu này từ chỗ thực hiện chức năng trạng thái tâm lý không vừa lòng, từ “ứ” có thể chuyển hóa sang chức năng miêu tả Câu nói trên đây có thể được một đứa trẻ nói với giọng nũng

nịu, với nét mặt phụng phịu trước người mẹ như sau: “Con ứ đi đâu!” Như vậy từ

“ứ” đã chuyển đổi chức năng từ chức năng dụng học sang chức năng miêu tả

1.5.2 Sự hiện thực hóa ý nghĩa của từ

1.5.2.1 Thành phần nghĩa biểu thái thay đổi

Một từ chưa gắn với hoạt động có thể chưa bộc lộ thành phần nghĩa biểu thái Tuy nhiên, trong ngữ cảnh và tình huống nói năng cụ thể, người sử dụng ngôn ngữ lại gửi gắm vào đó ít nhiều thái độ, sự đánh giá của mình về đối tượng

Ví dụ: Trong thành ngữ “thân phận con sâu cái kiến” , danh từ “kiến” thể

hiện sự tự ti của người tự cho rằng mình ở một địa vị thấp kém, hoặc thể hiện thái độ coi thường đối với người bị xem là có thân phận hèn kém trong xã hội Còn trong

thành ngữ “kiến tha lâu cũng đầy tổ” , từ “kiến” có thể mang một ý nghĩa biểu thái

khác, chẳng hạn đó là sự coi trọng đối với một người chăm chỉ, cần cù, chịu khó

1.5.2.2 Thành phần nghĩa biểu vật chuyển thành nghĩa chiếu vật

Nghĩa biểu vật là sự khái quát hóa của hàng loạt sự vật, hiện tượng riêng lẻ tồn tại trong thực tế, do đó nghĩa biểu vật là nghĩa hệ thống, mang tính khái quát trừu

tượng Khi tham gia vào hoạt động giao tiếp, nghĩa của từ được đặt trong mối tương

Trang 25

quan với một đối tượng cụ thể, xác định, nghĩa là được quy chiếu vào một đối tượng (sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái,…) xác định trong hiện thực khách quan Sự hiện thực hóa ý nghĩa như thế của từ được gọi là sự chiếu vật Nhờ thế nghĩa của từ không còn chung chung, trừu tượng mà trở nên cụ thể, xác định Chính vì vậy, trong hoạt động giao tiếp nghĩa biểu vật của từ chuyển thành nghĩa chiếu vật

Ví dụ: Giả sử từ bàn trong tiếng Việt chỉ có một nghĩa: “Đồ dùng thường làm bằng gỗ, có mặt phẳng và chân đứng, để bày đồ đạc, thức ăn, để làm việc…” Với nghĩa này từ bàn vẫn là tên gọi của tất cả các vật có đặc tính như trên chứ không phải tên gọi của một cá thể nào Hơn nữa, nghĩa trên đây của từ bàn đã có phần nào trừu

tượng hóa khỏi nhiều thuộc tính cụ thể của nó: Có những cái bàn làm bằng các chất liệu khác nhau (gỗ, nhựa, đá, kim loại…), với các kích thước khác nhau (to, nhỏ, vừa…), với số lượng và hình dáng chân khác nhau (ba chân, bốn chân…) với màu sắc khác nhau (xanh, đỏ, vàng, tím…) và cả với chức năng khác nhau (bàn ăn, bàn học,

bàn làm việc…) Nhưng khi trong một lớp học cô giáo nói với học sinh:“ Hãy để viên phấn lên bàn cho cô” Nghĩa của từ bàn được cô giáo dùng trong phát ngôn chính là

nghĩa chiếu vật vì trong tình huống này nó xác định cho học sinh biết được cái bàn cô giáo đề cập đến là một cái bàn cụ thể với tất cả những thuộc tính cụ thể chứ không còn

trừu tượng như nghĩa của từ bàn được ghi trong từ điển

1.5.3 Sự hiện thực hóa thuộc tính ngữ pháp của từ

Cũng như ở bình diện ý nghĩa và chức năng , trong hoạt động giao tiếp, các thuộc tính ngữ pháp của từ không chỉ hiện thực hóa mà còn có thể biến đổi và chuyển hóa Sự biến đổi và chuyển hóa là thường xuyên diễn ra và hệ quả là từ có thêm những thuộc tính ngữ pháp khác Có những sự biến đổi và chuyển hóa đã diễn ra trong suốt lịch sử hoạt động lâu dài của tiếng Việt, làm hình thành ở từ những thuộc tính ngữ pháp mới Những thuộc tính này đã dần dần ổn định trong lịch sử hoạt động lâu dài của từ, được xã hội chấp nhận và song song tồn tại trong cùng một từ Kết quả là trong tiếng Việt hiện nay có nhiều từ mang thuộc tính ngữ pháp thuộc các từ loại khác nhau,

có bản chất ngữ pháp rất khác nhau

Ví dụ: Có hàng loạt từ trong tiếng Việt tồn tại song song các thuộc tính ngữ pháp của danh từ chỉ các công cụ làm việc và các thuộc tính ngữ pháp của động từ chỉ

Trang 26

các hoạt động được tiến hành bằng các công cụ ấy Đó là những từ như: cày, cuốc, bừa, cào, cưa , đục, khoan, bào…Như đã trình bày ở mục trên, khi chưa tham gia vào

hoạt động giao tiếp, các thuộc tính ngữ pháp của các từ thuộc loại trên đây chưa bộc lộ

ra Do đó ta khó có thể xác định được bản chất ngữ pháp của chúng Chỉ trong hoạt động giao tiếp, các thuộc tính ngữ pháp của chúng mới được hiện thực hóa, được bộc

lộ cụ thể:

- Các từ cày, cuốc, bừa, cào, cưa , đục, khoan, bào… khi kết hợp được với

các từ chỉ số lượng ở trước và các từ chỉ định ở sau tạo nên một cụm từ mới với ý

nghĩa sự vật Khi đó chúng bộc lộ các thuộc tính ngữ pháp của danh từ Ví dụ: Tất cả những cái cày này

- Còn khi chúng kết hợp với các phụ từ (nhất là các phụ từ chỉ mệnh lệnh) ở trước, và các từ chỉ đối tượng của hoạt động ở sau, tạo nên một cụm từ với ý nghĩa

hoạt động, thì chúng hiện thực hóa các thuộc tính ngữ pháp của động từ Ví dụ: Hãy cày cho xong thửa ruộng này

Song, có những sự biến đổi và chuyển hóa diễn ra có tính chất nhất thời, có thể còn mang tính chất cá nhân, tính chất độc nhất Chúng chưa được tái hiện thường xuyên trong hoạt động giao tiếp của cả cộng đồng ngôn ngữ Vì thế chúng chưa được người biên soạn từ điển ghi nhận trong từ điển như những thuộc tính ngữ pháp song song tồn tại của từ Tuy thế, chúng vẫn được những người tham gia hoạt động giao tiếp lĩnh hội và hiểu đúng

Trang 27

CHƯƠNG 2: TỪ CHỈ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN – HOA VÀ

XUÂN – TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

2.1 Đôi nét về Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều

2.1.1 Nguyễn Du

2.1.1.1 Thời đại

Nguyễn Du sinh ngày 23 tháng 11 năm Ất Dậu, tính ra dương lịch là ngày 3 tháng 1 năm 1766 tại kinh đô Thăng Long và lớn lên ở đấy Ông mất ngày 16 tháng 9 năm 1820 tại Huế Nhà thơ sống vào giai đoạn lịch sử xã hội Việt Nam có nhiều biến động dữ dội, nhất là khoảng 30 năm đầu của cuộc đời nhà thơ Nguyễn Du đã có dịp chứng kiến toàn bộ những biến cố lịch sử trọng đại nhất: sự sụp đổ thảm hại của tập đoàn phong kiến thống trị Lê – Trịnh, vận mệnh ngắn ngủi nhưng rạng rỡ của phong trào Tây Sơn với triều đại Quang Trung và công cuộc trung hưng của nhà Nguyễn

Ông đã sống trong một thời đại mà truyền thống nhân văn và tinh thần dân tộc kết tinh một cách rực rỡ Những biến cố xã hội, truyền thống nhân văn và tinh thần dân tộc của thời đại đã để lại những âm hưởng, những màu sắc trong nhân cách cũng như trong sáng tác của nhà thơ Nguyễn Du sống và sáng tác trong giai đoạn nền văn học đang hướng mạnh vào sự phê phán giai cấp thống trị, đấu tranh đòi quyền sống cho con người Thời đại văn chương ấy đã nâng đỡ ngòi bút Nguyễn Du rất nhiều

2.1.1.2 Gia đình

Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình phong kiến đại quý tộc, trí thức và có danh vọng vào loại bậc nhất đương thời Không những thế, gia đình này còn có một truyền thống về văn học

Gia đình Nguyễn Du có nhiều người đỗ đạt cao và làm quan to tại triều đình Thân sinh của Nguyễn Du đậu tiến sĩ giữ trọng trách trong triều đình, theo Phan Huy Chú thì Nguyễn Nghiễm khi làm tướng võ, lúc làm quan văn công danh cao vượt mọi người Nguyễn Khản, anh cùng cha khác mẹ với Nguyễn Du đậu tiến sĩ, giữ chức lớn

Trang 28

dưới cả hai thời Trịnh Sâm và Trịnh Tông Nguyễn Huệ, bác ruột của Nguyễn Du cũng đậu tiến sĩ Theo Phạm Đình Hổ thì dòng họ này có đến 12 tiến sĩ và 5 quận công

Hoàn cảnh gia đình đã để lại những dấu ấn vàng son trong tâm hồn nhà thơ và cũng chắc chắn rằng qua thực tiễn của gia đình, Nguyễn Du cũng đã nhận thức được nhiều điều về giới quan lại đương thời để rồi sau này ông có thể xây dựng thành công những hình tượng như Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến

Nhưng gia đình Nguyễn Du không phải chỉ có nhiều người làm quan mà còn

có nhiều người viết sách, làm văn, nghĩa là một gia đình có truyền thống về văn học Nguyễn Quỳnh – ông nội Nguyễn Du là một nhà triết học chuyên nghiên cứu Kinh Dịch Nguyễn Nghiễm là một sử gia, đồng thời là một nhà thơ Nguyễn Khản – anh cả Nguyễn Du thường hay làm thơ đối đáp với Trịnh Sâm Tương truyền ông là một trong

những người dịch Chinh phụ ngâm Nguyễn Thiện cháu gọi Nguyễn Du là chú ruột,

Nguyễn Hành – em ruột Nguyễn Thiện đều là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng Sống trong một gia đình như vậy, năng khiếu văn chương của Nguyễn Du sớm có điều kiện nẩy

nở, phát triển

2.1.1.3 Bản thân

Ông là một con người tài năng, và nhà thơ cũng rất ý thức được tài năng ấy Khi nói đến Liễu Tông Nguyên – một trong tám nhà thơ lớn đời Đường – Tống , thi hào đã tự nói về mình như sau:

“Tráng niên ngã diệt vi tài giả”

(Thời trai trẻ ta cũng là một kẻ tài năng)

Xuất thân trong một gia đình phong kiến đại quý tộc có danh vọng vào loại bậc nhất đương thời nhưng Nguyễn Du sống trong cuộc sống nhung lụa không được bao lâu Bởi vì nhà thơ lớn lên giữa lúc gia đình đang suy sụp nhanh chóng theo đà sụp

đổ của tập đoàn phong kiến thống trị Lê- Trịnh Nguyễn Du sớm phải đương đầu với những biến cố lớn lao của gia đình và xã hội Có lúc ông bị hất ra giữa cuộc đời, và ông đã phải trải qua nhiều nỗi bất hạnh Một thời gian dài khoảng 16 năm, nhà thơ sống vất vả ở quê vợ ở Thái Bình và quê cha ở Hà Tĩnh (1786-1796 sống lưu lạc trên đất Bắc, 1796-1802 ở ẩn ở quê nhà) Những năm bất hạnh này đã có ảnh hưởng trực

Trang 29

tiếp quyết định đến sự hình thành con người nghệ sĩ vĩ đại ở ông Nhờ có những năm tháng này mà Nguyễn Du có điều kiện gần gũi với với quần chúng lao động để thấu hiểu được nỗi khổ của họ, thông cảm được với khát vọng của họ và có thêm điều kiện

để học tập lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng

Nguyễn Du là một nhà thơ có tấm lòng nhân đạo sâu sắc Qua thơ chữ Hán, Văn chiêu hồn, Truyện Kiều ta thấy ông luôn day dứt về số phận con người, trong tác

phẩm của mình đã hơn một lần nhà thơ thốt lên: Đau đớn thay phận đàn bà

Đối với văn chương thì Nguyễn Du cho rằng chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài – Theo ông thì chữ tâm là yêu cầu muôn thuở của văn chương Không có nó khó trở thành nhà

thơ lớn được bởi văn chương chỉ dung hòa được với những tâm hồn giàu nhân ái

Nhìn một cách tổng quát có thể nói Nguyễn Du đã có đủ những yếu tố cơ bản để trở

thành một nghệ sĩ thiên tài: tài năng, tri thức, vốn sống, tâm hồn và tư tưởng tình cảm

2.1.2 Truyện Kiều

Truyện Kiều đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam Nó được đánh giá là

kiệt tác độc nhất vô nhị của nền văn chương nước nhà Sở dĩ, Truyện Kiều được đề cao

như vậy chính là nhờ vào giá trị nội dung tư tưởng sâu sắc và giá trị nghệ thuật độc đáo của tác phẩm

2.1.2.1 Giá trị nội dung

Tác phẩm Truyện Kiều đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời với

bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận đau khổ của những con người bị áp bức, đặc biệt là bi kịch của người phụ nữ Qua đó, tác giả thể hiện niềm thương cảm sâu sắc trước nỗi đau của con người và lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo, đã chà đạp lên quyền sống của những người thấp cổ bé họng

* Truyện Kiều – Tiếng khóc cho số phận con người

Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du đặt tên cho tác phẩm của ông là Đoạn Trường Tân Thanh Trong Truyện Kiều, bao nhiêu nỗi đau khổ trên đời trút xuống số

phận người con gái bất hạnh – Thúy Kiều đều được Nguyễn Du miêu tả cặn kẽ, khiến

Trang 30

người thiếu nữ phải tự nguyện cắt đứt mối tình đầu để đáp đền chữ hiếu Nỗi khổ của người con gái thông minh, tài sắc phải đem tấm thân ngà ngọc bán cho kẻ xa lạ Nỗi khổ của người vợ lẽ phải ngậm ngùi chấp nhận kiếp con hầu, đầy tớ mà vẫn bị vợ cả đánh ghen, đày đọa đến mức cất đầu chẳng lên

Truyện Kiều khóc cho tình cốt nhục bị lìa tan Suốt mười lăm năm lưu lạc,

không khi nào Kiều nguôi nhớ thương cha mẹ và các em Khi ở lầu Ngưng Bích thì:

Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh, những ai đó giờ?

Sân lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm

Lúc sống với Từ Hải, không lúc nào nàng không đau đáu nhớ về cha mẹ ở quê xa:

Xót thay huyên cỗi, xuân già, Tấm lòng thương nhớ biết là có nguôi?

Kiều phải chịu đựng nỗi khổ của kĩ nữ bất đắc dĩ chốn lầu xanh, bị giày vò đau

đớn cả tâm hồn lẫn thể xác trong những cuộc vui suốt sáng, trận cười thâu đêm để rồi: khi tỉnh rượu, lúc tàn canh – Giật mình, mình lại thương mình, xót xa! Kiều đau khổ tự

trách chỉ vì nhẹ dạ cả tin nên đã bị Hồ Tôn Hiến dụ dỗ lừa đảo, vô tình đã đẩy Từ Hải- người chồng và cũng là ân nhân lớn nhất đời mình vào cái chết bi thảm

Tất cả những điều đó được Nguyễn Du nói lên bằng những lời thơ chân thực

nhất, sâu sắc nhất Truyện Kiều là câu chuyện về con người bị chà đạp, áp bức, nhưng trước hết là câu chuyện của người phụ nữ bị áp bức, chà đạp Vì thế Truyện Kiều có ý

nghĩa là một thiên lệ sử mà bất cứ người phụ nữ nào cũng có thể tìm thấy một ít tương đồng về thân phận và cảnh ngộ của mình trong đó

Xã hội phong kiến trước mắt Nguyễn Du là một xã hội đầy áp bức bất công

với những người dân thấp cổ, bé họng Truyện Kiều vừa là tiếng kêu thương về quyền

sống cá nhân con người trong xã hội phong kiến, vừa thể hiện tấm lòng nhà thơ hiểu

Trang 31

thấu mọi cung bậc của nỗi đau nhân thế và qua đó khẳng định các giá trị nhân sinh đích thực

*Truyện Kiều – Bản cáo trạng đanh thép đối với các thế lực đen tối

Cùng với tiếng khóc đau đớn chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu xa, Truyện Kiều còn là bản cáo trạng đanh thép đối với các thế lực đen tối chà đạp nhân phẩm,

tước đoạt quyền sống của con người và lên án ma lực đồng tiền làm tha hóa con người

Trước hết, tác giả tố cáo tội ác của giai cấp phong kiến thống trị tước đoạt quyền sống của con người, đặc biệt là của phụ nữ Giai cấp thống trị vẫn thường dùng chiêu bài

đạo lí, nhân cách để che lấp tội ác Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã bóc trần bản chất

xấu xa của chúng trước dư luận ngàn đời

Bao nhiêu đau đớn, bất hạnh của con người được Nguyễn Du tập trung thể hiện trong nhân vật tiêu biểu là Thúy Kiều Bằng tài năng nghệ thuật kiệt xuất, ông đã làm cho nhân vật đáng mến, đáng thương, đáng khâm phục ấy sống mãi với thời gian

Cuộc đời trầm luân của Thúy Kiều thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần đến nay vẫn làm cho gan ruột người đọc quặn đau Sức sống của tác phẩm Truyện Kiều và

nhân vật Thúy Kiều sau mấy trăm năm mà vẫn nguyên vẹn như thuở ban đầu

Cô gái họ Vương tài sắc vẹn toàn, lại có thêm tâm hồn nhân hậu cao quý, biết thương mến và biết hy sinh, lẽ ra phải được sống một cuộc đời hạnh phúc, ấm êm, được làm vợ và làm mẹ Nhưng xã hội phong kiến bạo tàn đã nhẫn tâm đoạt lấy và vò nát tan tành đóa hoa tình yêu thơm ngát mà nàng vừa mới đưa tay ra hái Gia đình Kiều bỗng dưng bị thằng bán tơ vu oan dẫn đến cảnh tan tác, chia lìa và cách xử kiện

vô liêm sỉ của viên quan ba trăm lạng buộc Thúy Kiều phải bán thân chuộc cha, mở

đầu tấn bi kịch của đời nàng

Truyện Kiều tố cáo mọi thế lực đen tối trong xã hội phong kiến: Từ bọn nha lại

đầu trâu mặt ngựa đến tên quan xử kiện bỉ ổi, từ đám chủ chứa trâng tráo đến ả tiểu

thư họ Hoạn đáo để, cai nghiệt, đến tên quan tổng đốc trọng thần thâm hiểm Tất cả

đều ích kỉ, tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người Chúng hùa

nhau lôi Thúy Kiều ra khỏi cảnh êm đềm trướng rủ màn che và vòng tay nâng niu

Trang 32

xanh Hoạn nạn nọ chưa qua, tai ương khác đã đến, liên tiếp trong suốt mười lăm năm trời Có lúc tưởng như những thế lực hắc ám đã buôn tha Kiều và người con gái tội nghiệp vội mừng rỡ vì thoát nợ, nhưng liền ngay sau đó, giông tố lại nổi lên dữ dội hơn và bàn tay vô hình độc ác lại nhấn nàng chìm sâu hơn xuống bùn đen

Mấy phen Thúy Kiều cố vươn lên, tìm cách thoát khỏi cảnh đời ô nhục Lần đầu, nàng dùng dao để quyên sinh nhưng phản ứng nông nổi của nàng đã bị mưu mô xảo trá của mụ Tú Bà đánh bại Lần thứ hai, nàng đành nhắm mắt đưa chân, phó thác

số phận cho anh chàng si tình họ Thúc Nàng thừa biết đây nào phải là chuyện vợ chồng êm ấm Nhưng biết làm sao! Thà làm vợ lẽ vẫn còn hơn là sống cuộc đời khổ nhục ở lầu xanh Ấy vậy mà bao nhiêu toan tính của nàng đều sụp đổ, chút ước mong được sống bình yên với thân phận lẽ mọn cũng không thành

Lần thứ ba, sau khi được Từ Hải chuộc ra khỏi lầu xanh và cưới làm vợ, Thúy Kiều đường đường trở thành một bậc phu nhân cao sang, quyền quý Vì những lí lẽ ngon ngọt của Hồ Tôn Hiến nên nàng đã khuyên Từ Hải ra hàng Và còn một lí do nữa

là nàng mong thiên hạ thái bình để mong chóng được trở về với cha mẹ, với quê hương Ác nghiệt thay! Cái chế độ phong kiến thối nát thể hiện tập trung nhất ở tên tổng đốc trọng thần vừa bất tài, vừa đê tiện kia không chấp nhận một nguyện vọng bình thường nhỏ nhoi như thế

Hành động quyên sinh của Thúy Kiều ở sông Tiền Đường không chỉ chấm dứt một đoạn đời mười lăm năm lưu lạc của nàng mà còn là một cách kết án đanh thép của Nguyễn Du về cái xã hội vô nhân đạo, không tôn trọng tài hoa, đức hạnh, chà đạp lên nhân phẩm và không để cho con người được sống của con người

Không dừng lại ở đó, trong đoạn vĩ thanh Nguyễn Du đã để cho Kiều đoàn tụ với chàng Kim Với kiểu kết thúc tưởng như có hậu ấy, tác giả một lần nữa đã tố cáo chế độ vạn ác đương thời Bởi vì, một người con gái tài sắc vẹn toàn như Thúy Kiều lẽ

ra phải được hưởng hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình, nhưng rốt cuộc nàng lại phải sống cô đơn, mòn mỏi suốt quãng đời còn lại Không nỗi bất hạnh nào lớn hơn đối với người phụ nữ bằng điều đáng sợ ấy Nhà thơ Xuân Diệu nhận xét đây là bản cáo trạng cuối cùng của Nguyễn Du đối với chế độ phong kiến tàn bạo

Ngày đăng: 15/12/2015, 18:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh, Khảo luận về Truyện Thúy Kiều, NXB Văn Hóa, H - 1958 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo luận về Truyện Thúy Kiều
Nhà XB: NXB Văn Hóa
2. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, H - 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng - Ngữ nghĩa tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục
3. Đỗ Hữu Châu, Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H - 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
4. Xuân Diệu, Nhà thơ thiên tài dân tộc Nguyễn Du, NXB Văn học, H - 1944 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà thơ thiên tài dân tộc Nguyễn Du
Nhà XB: NXB Văn học
5. Nguyễn Thiện Giáp, Từ và nhận diện từ Tiếng Việt, NXB Giáo dục, H - 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ và nhận diện từ Tiếng Việt
Nhà XB: NXB Giáo dục
6. Trần Văn Giàu, Mấy đặc điểm lớn trong nội dung tư tưởng của tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, NXB Khoa học xã hội, H - 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy đặc điểm lớn trong nội dung tư tưởng của tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
7. Lê Đình Kỵ, Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực, NXB Giáo dục, H - 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực
Nhà XB: NXB Giáo dục
8. Lưu Vân Lăng, Ngôn ngữ và tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, H - 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ và tiếng Việt
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
9. Đặng Thanh Lê, Giảng văn Truyện Kiều, NXB Giáo dục, H - 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giảng văn Truyện Kiều
Nhà XB: NXB Giáo dục
10. Hồ Lê, Vấn đề cấu tạo từ vựng hiện đại, NXB Khoa học xã hội, H - 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề cấu tạo từ vựng hiện đại
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
11. Lê Xuân Lít (tuyển chọn), Hai trăm năm nghiên cứu - bàn luận Truyện Kiều, NXB Giáo dục, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hai trăm năm nghiên cứu - bàn luận Truyện Kiều
Nhà XB: NXB Giáo dục
12. Lê Xuân Lít, Tìm hiểu từ ngữ Truyện Kiều, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu từ ngữ Truyện Kiều
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh
13. Nguyên Lộc, Nguyễn Du - Con người và cuộc đời, NXB Đà Nẵng, 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Du - Con người và cuộc đời
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
14. Nguyễn Văn Lưu, Phong cách học và Truyện Kiều, NXB Văn học, H - 1995 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học và Truyện Kiều
Nhà XB: NXB Văn học
15. Đặng Thai Mai, Toàn tập Đặng Thai Mai, NXB Văn học, H - 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập Đặng Thai Mai
Nhà XB: NXB Văn học
16. Mấy vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H - 1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề ngôn ngữ học Việt Nam
Nhà XB: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp
17. Phan Ngọc, Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, NXB Khoa học xã hội, H – 1985 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
18. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, H - 1988 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
19. Hoài Phương (tuyển chọn), Truyện Kiều và những lời bình, NXB Văn hóa thông tin, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện Kiều và những lời bình
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
20. Phạm Đan Quế, Về những thủ pháp nghệ thuật trong văn chương Truyện Kiều, NXB Giáo dục, H - 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về những thủ pháp nghệ thuật trong văn chương Truyện Kiều
Nhà XB: NXB Giáo dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w