Mục đích nghiên cứu Xây dựng hệ thống bài tập phần “ Quang học” nhằm phát triển tư duy và nănglực sáng tạo của học sinh trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí ở cấp THCS.. Nếu xâ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯƠNG THỊ MỘNG THU
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HỌC
SINH GIỎI PHẦN QUANG HỌC CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp giảng dạy Vật lý
Mã số: 60 14.01.11
Nghệ An, 2013
LỜI CẢM ƠN
Trang 2Lời nói đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫnPGS.TS Nguyễn Đình Thước đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời giannghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Vật lý, bộ môn phương pháp giảng dạy khoaVật lý, Trường Đại học Vinh
Xin cảm ơn sự nhiệt tình của Ban Giám Hiệu và các thầy cô bộ môn Vật lý củatrường THCS Đồng Khởi đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hànhthực nghiệm sư phạm của luận văn
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã độngviên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn này
Tp Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2013
Tác giả Trương Thị Mộng Thu
BẢNG VIẾT TẮT
Trang 3Viết tắt Cụm từ
BTST Bài tập sáng tạoBTVL Bài tập vật lý
GD&ĐT Giáo dục và đào tạoHSG Học sinh giỏi
KTKN Kiến thức kỹ năngNXB Nhà xuất bản
SGK Sách giáo khoaTHCS Trung học cơ sởTHPT Trung học phổ thông
HS Học sinh
GV Giáo viên
Trang 4
MỞ ĐẦU 01
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VẬT LÝ. 1.1 Vấn đề bồi dưỡng nhân tài trong nhà trường Việt Nam……… 05
1.2 Bồi dưỡng học sinh giỏi – một hình thức dạy học phân hóa……….07
1.2.1 Khái niệm dạy học phân hóa……… 07
1.2.2 Bồi dưỡng HSG Vật lý ở trường phổ thông- Hình thức dạy học phân hóa theo năng lực……….08
1.2.3 Khái niệm học sinh năng khiếu, học sinh giỏi………09
1.2.4 Những dấu hiệu của học sinh giỏi Vật lý……… 10
1.2.5 Thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý ở nước ta hiện nay……… 12
1.2.6 Thực trạng bồi dưỡng HSG Vật lý ở Quận Tân Phú-thành phố Hồ Chí Minh và một số trường THCS thuộc quận Tân Phú………12
1.3 Bài tập Vật lý với việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi………18
1.3.1 Chức năng lý luận dạy học của bài tập Vật lý……… 18
1.3.2 Phân loại bài tập Vật lý theo mục đích bồi dưỡng học sinh giỏi……….19
1.3.3 Bài tập Vật lý với việc bồi dưỡng học sinh giỏi……… 20
1.3.4 Quy trình xây dựng hệ thống bài tập Vật lý bồi dưỡng HSG Vật lý………… 22
1.4 Các phương án dạy học bài tập bồi dưỡng HSG……… 23
1.4.1 Bài tập tại lớp……… 24
1.4.2 Luyện tập giải bài tập cá nhân tại nhà……….……24
Trang 51.4.4 Luyện tập giải đề thi thử tuyển chọn HSG Vật lý……… 27
Kết luận chương 1……….28
CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC DÙNG CHO BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VẬT LÝ CẤP THCS. 2.1 Phân tích mục tiêu nội dung dạy học phần Quang học cấp THCS theo chuẩn kiến thức kỹ năng……… 30
2.1.1 Mục tiêu dạy học phần Quang học cấp THCS………
30 2.1.2 Nội dung trọng tâm phần Quang học cấp THCS………32
2.1.3 Cấu trúc nội dung của các chương trong phần Quang học cấp THCS……… 33
2.2 Phân tích bài tập Quang học trong một số đề thi chọn HSG các cấp từ năm 2009 đến năm 2011……… 34
2.2.1 Đề thi học sinh giỏi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp thành phố………34
2.2.2 Đề thi học sinh giỏi cấp Quận của một số Quận trong thành phố ……… 36
2.2.3 Phân tích các đề thi các cấp……… 39
2.3 Lựa chọn các kiến thức, kỹ năng nâng cao phần Quang học bồi dưỡng học sinh giỏi………39
2.4 Khảo sát trình độ đội tuyển HSG Vật lý trường THCS Đồng Khởi quận Tân Phú năm học 2012-2013……… 42
2.5 Xây dựng hệ thống bài tập phần Quang học Vật lý bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý trường THCS Đồng Khởi năm học 2012-2013……… 43
Trang 62.5.2 Hiện tượng khúc xạ ánh sáng – Mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ….46
2.5.3 Thấu kính hội tụ - Thấu kính phân kỳ……… 46
2.6 Dạy học với hệ thống bài tập đã xây dựng cho đội tuyển HSG Vật lý trường THCS Đồng Khởi quận Tân Phú năm học 2012-2013……… 48
2.6.1 Dạy học với hệ thống bài tập đã xây dựng………48
2.6.2 Đề thi thử học sinh giỏi vật lý ……… p3 Kết luận chương 2………79
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm………81
3.2 Nhiệm vụ ………
81 3.3 Đối tượng………82
3.4 Phương pháp tiến hành……… 82
3.5 Đánh giá kết quả thực nghiệm……….… 87
Kết luận chương 3……….…… 88
Kết luận chung……… 89 Tài liệu tham khảo………p1
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay chúng ta đang ở những năm đầu thế kỷ 21, đã bước vào kỷ nguyêncủa thời đại bùng nổ thông tin với nền kinh tế tri thức Hòa nhập với xu thế chung vềđổi mới của nước ta, ngành giáo dục và đào tạo đang tích cực đổi mới về mọi mặt.Tạibáo cáo của Ban chấp hành TW toàn quốc lần thứ IV đã chỉ rõ ” nâng cao chất lượnggiáo dục nhằm mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách XHCN của thế hệ trẻ, đàotạo đội ngũ lao động có văn hóa, có kỹ thuật và giàu tính sáng tạo, đồng bộ về ngànhnghề, phù hợp với phân công lao động của xã hội.”
Hằng năm Bộ GD&ĐT chỉ đạo toàn ngành thực hiện hóa mục tiêu này” Đẩymạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu nhằm tạo tiền đề chocông tác bồi dưỡng nhân tài….đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước ở mỗitỉnh, mỗi thành phố”
Việc phát hiện và bồi dưỡng nhân tài được khởi đầu từ công tác phát hiện vàbồi dưỡng HSG từ các trường THPT Chuyên và không chuyên có ảnh hưởng to lớnrất to lớn trong nền giáo dục Tuy nhiên nhân tài không phải là bất biến mà cần phảiđược bồi dưỡng, tạo điều kiện cho các em nghiên cứu học tập trong suốt khoảng thờigian ngồi trên ghế nhà trường
Trong chương trình Vật lý cấp THCS lượng kiến thức được đưa ra khá nhiềunhưng chỉ dừng lại ở mức độ thông hiểu là chính, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi làcông tác giáo dục có tính mũi nhọn, luôn mang tính cấp thiết và là vấn đề quan tâmcủa toàn xã hội
Nhưng vấn đề đặt ra là người giáo viên giảng dạy bộ môn Vật lý cần làm nhưthế nào để nâng cao được khả năng tư duy, kỹ năng giải quyết những vấn đề thuộcloại khó cho học sinh giỏi Để đáp ứng các yêu cầu đặt ra ở trên, hoạt động học và giảibài tập Vật lý là một trong những cách làm hiệu quả nhất
Trang 8Bên cạnh đó qua hệ thống bài tập hợp lý, bước đầu người thầy có thể phát hiệnđược học sinh có năng khiếu vật lý, từ đó có các bước bồi dưỡng thích hợp.
Hiện nay đa số giáo viên giảng dạy ở mảng này còn gặp nhiều khó khăn, lúngtúng, con đường thực hiện mang tính chất tự phát, dựa vào kinh nghiệm là chính
Nhằm đáp ứng được yêu cầu thành lập đội tuyển học sinh giỏi môn vật lý vàgóp phần xây dựng đội tuyển học sinh giỏi đạt hiệu quả cao trong các kỳ thi tuyển,giáo viên cần khai thác tối đa hệ thống bài tập để bồi dưỡng các em học sinh có năngkhiếu về bộ môn Với những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
là: “Xây dựng hệ thống bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi cấp Trung học cơ sở về
phần Quang học”.
2 Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập phần “ Quang học” nhằm phát triển tư duy và nănglực sáng tạo của học sinh trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi vật lí ở cấp THCS
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu
Quá trình dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý cấp THCS
- Phạm vi nghiên cứu
Bài tập Quang học dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS
4 Giả thuyết khoa học.
Nếu xây dựng được hệ thống bài tập về Quang học cấp THCS, bảo đảm tínhkhoa học, đáp ứng yêu cầu dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi thì sẽ góp phần phát triển
tư duy và năng lực sáng tạo của các em học sinh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu.
Trang 95.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học phân hóa, bồi dưỡng HSG, HS năngkhiếu vật lý ở trường phổ thông.
5.2 Tìm hiểu thực trạng bồi dưỡng HSG các cấp ở nước ta, ở thành phố HồChí Minh và ở một số trường trong Quận Tân Phú, tài liệu bồi dưỡng, đề thi HSG cáccấp, thực trạng dạy bồi dưỡng
5.3 Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học BTVL
5.4 Nghiên cứu các tiêu chí của bài tập bồi dưỡng HSG
5.5 Nghiên cứu nội dung dạy học phần “Quang học” cấp THCS
5.6 Xây dựng hệ thống bài tập luyện tập và BTST phần Quang học cấp THCSdùng cho bồi dưỡng HSG
5.7 Xây dựng phương án giảng dạy hệ thống bài tập đã xây dựng để bồi dưỡngHSG cấp THCS
5.8 Thực nghiệm sư phạm
6 Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp quan sát- điều tra
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp thống kê toán học dùng để xử lý số liệu
7 Đóng góp luận văn
- Về mặt lý thuyết: Luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận về những khái niệm:học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu về vật lý; tiêu chí về học sinh giỏi vật lý Vaitrò, chức năng của bài tập Vật lý trong hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi
Trang 10- Về ứng dụng: Hệ thống bài tập phần Quang học sử dụng vào hoạt động bồidưỡng HSG Vật lí ở trường THCS.
8 Cấu trúc luận văn.
Luận văn gồm các phần sau:
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có cấu trúc 03chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng bài tập bồi dưỡng học sinh giỏiVật lý
- Chương 2: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập phần” Quang học” dùng chobồi dưỡng học sinh giỏi vật lý cấp THCS
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
- Kết luận
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
Trang 11CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN SỬ DỤNG BÀI TẬP BỒI
DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VẬT LÝ
Trường phổ thông là nơi khởi đầu cho việc phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻtrong mục tiêu giáo dục của nước ta, nhiệm vụ này được thực hiện thông qua việcgiảng dạy các môn học ở các lớp chuyên và các lớp không chuyên Với phương tiện là
hệ thống bài tập giúp giáo viên phát hiện và bồi dưỡng những đối tượng học sinh cónăng khiếu và các học sinh có năng lực học tập tốt Phần cơ sở lí luận và thực tiễn giảiquyết các vấn đề sau:
- Vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi ở nước ta
- Thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi
- Bài tập vật lý với việc bồi dưỡng học sinh giỏi
- Phương án dạy học bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi
1.1 Vấn đề bồi dưỡng nhân tài trong nhà trường Việt Nam
Từ xa xưa, cha ông chúng ta đã quan tâm đến việc phát hiện, bồi dưỡng và sửdụng những người có tài năng Khẳng định điều đó, trong văn bia thời Lê ThánhTông, năm 1442 có ghi:” Hiền tài là nguyên khí của quốc gia…, vì vậy các bậc thánh
đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, ovun trồng
là việc làm đầu tiên”
Trong lịch sử dân tộc, vai trò cá nhân những tài năng đã đóng góp đặc biệttrong nhiều lĩnh vực để đất nước hưng thịnh và phát triển
Để có được nhiều tài năng cho đất nước, theo Quyết định của Hội đồng chínhphủ, số 198/CP, ngày 04/09/1965, Bộ Giáo Dục đã mở các lớp chuyên toán THPTtrực thuộc các trường đại học: Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội, Đại học Sư phạm
Hà Nội, Đại học Sư phạm Vinh và trực thuộc một số cơ sở giáo dục và đào tạo phía
Trang 12nhiều địa phương đã xây dựng được các trường THCS chuyên Có thể thấy, 50 nămqua hệ thống trường chuyên của nước ta phát triển lớn về qui mô và về chất lượnggiảng dạy.
Tại hội nghị tổng kết hệ thống trường chuyên diễn ra tại Hải Phòng ngày14/9/2007 đưa ra chương trình quốc gia bồi dưỡng nhân tài giai đoạn 2008-2020 baogồm 9 chương các mục tiêu khá cụ thể (xem phụ lục 2)
Bên cạnh hệ thống trường chuyên THPT, THCS; ở các trường phổ thông ViệtNam cũng luôn quan tâm coi trọng công tác phát hiện – bồi dưỡng học sinh giỏi đốivới các môn học Hoạt động bồi dưỡng HSG là hoạt động giáo dục “ mũi nhọn” củanhà trường ngoài hoạt động giáo dục “ đại trà”
Trong 5 thập niên vừa qua, bồi dưỡng HSG môn Vật lí được tổ chức trong hai
hệ thống giáo dục như đã nêu trên đã được những thành tích đáng kể Hàng năm cóthêm nhiều HSG cấp tỉnh, thành phố, Quốc gia, khu vực Châu Á Thái Bình Dương vàquốc tế về các môn học trong đó có môn Vật lí
Đội ngũ HSG của trường phổ thông là nguồn sinh viên cho các trường đại họchàng đầu trong nước hoặc được gửi đi đào tạo nước ngoài, đây là nguồn nhân lực bậccao phục vụ trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội của đất nước
Ở bậc đại học nhiều trường đã tuyển chọn sinh viên giỏi đào tạo các khóa” kỹ
sư tài năng”, “ cử nhân tài năng” Hệ thống các trường đại học còn đào tạo hệ sau đạihọc Hàng năm có hàng ngàn học viên cao học và nghiên cứu sinh nhận bằng Thạc sĩ,Tiến sĩ
Có thể khẳng định, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong nhà trường nước ta
đã được nhà nước và nhân dân quan tâm, coi trọng Các hình thức bồi dưỡng vàphương pháp bồi dưỡng bước đầu đã có hiệu quả, phù hợp với thực tiễn Việt Nam
Bên cạnh những thành tích đáng kể, hoạt động bồi dưỡng HSG ở trường phổthông bộc lộ nhiều hạn chế, như: thiếu cơ sở lý luận, thực tiễn bồi dưỡng HSG chủyếu là dạy bài tập Vật lí thiếu về phức tạp hóa việc tính toán, ít quan tâm đến bản chất
Trang 13vật lí, vật lí với thực tiễn và kỹ thuật chưa chú ý đến việc phát triển tư duy sáng tạotrong quá trình bồi dưỡng ở trường phổ thông
1.2 Bồi dưỡng học sinh giỏi - một hình thức dạy học phân hóa.[9],[11]
1.2.1 Khái niệm dạy học phân hóa
Dạy học phân hóa là gì?
- Dạy học phân hóa ( Thuật ngữ viết gọn của dạy học phân hóa theo đối tượng,nội dung và phương pháp) là quá trình dạy học quán triệt nguyên tắc vừa sức đảm bảophù hợp nhận thức, sở trường, hứng thú của mỗi cá nhân học sinh
Vì sao thực hiện dạy học phân hóa?
“ Phân hóa trong giaó dục là một đòi hỏi khách quan Tính khách quan đó đượcgiải thích dựa trên những điểm sau:
- Nhu cầu của xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực vừa có điểm giốngnhau về nhân cách người lao động trong cùng xã hội, lại vừa có sự khác nhau về trình
độ phát triển, về khuynh hướng và tài năng
- Học sinh trong cùng độ tuổi vừa có sự giống nhau, lại vừa có sự khác nhau vềkhả năng tư duy, nhân cách và hoàn cảnh gia đình, nề nếp gia đình, khả năng kinh tế,nhận thức của cha mẹ về giáo dục….”
Ta chia phân hóa trong dạy học theo các cấp độ sau:
- Cấp vĩ mô:
+ Phân ban
+ Tự chọn
+ Trường chuyên
Trang 14- Cấp vi mô:
+ Phân hóa trong các giờ học chính khóa
+ Ngoại khóa
+ Bồi dưỡng học sinh giỏi
+ Phụ đạo học sinh yếu kém Trong đề tài này chúng tôi giới hạn nghiên cứudạy học phân hóa ở cấp độ vi mô với hình thức bồi dưỡng HSG vật lý
1.2.2 Bồi dưỡng HSG Vật lý ở trường phổ thông – Hình thức dạy học phân hóa theo năng lực
Bồi dưỡng HSG Vật lý một mặt được tiến hành trong những giờ học đồng loạtbằng những biện pháp phân hóa( phân hóa trong giờ học chính khóa), mặt khác được thực hiện bằng cách bồi dưỡng tách riêng diên này theo nguyên tắc tự nghuyện hình thực này gọi là hình thực bồi dưỡng HSG
Nhóm HSG Vật lý gồm các học sinh cùng một lớp hoặc cùng một khối lớp có năng lực và yêu thích nghiên cứu vật lý tự nguyện hoặc được tuyển chọn để được bồi dưỡng nâng cao kiến thức vật lý Để quá trình học tập của các đối tượng học sinh này không bị lệch thì các em phải đảm bảo các môn học khác không có kết quả trung bình
HSG được xem là lực lượng nòng cốt và kết quả được xem là chất lượng mũi nhọn của nhà trường
- Mục đích bồi dưỡng HSG này là nâng cao niềm đam mê và yêu thích Vật lý, đào sâu, mở rộng các tri thức và ứng dụng vật lý trong khoa học kỹ thuật cũng như trong đời sống Bồi dưỡng năng lực tư duy, tự học và phương pháp nghiên cứu khoa học cho học sinh
- Mục tiêu tuyển chọn học sinh dự thi Olympic Vật lý các cấp: Tỉnh, thành phố,quốc gia, khu vực, quốc tế
Trang 15- Nội dung bồi dưỡng HSG vật lý bổ sung, mở rộng các kiến thức chương trình chính khóa.
- Giải các bài tập nâng cao nhằm:
+ Rèn luyện kỹ năng tính toán, lập luận
+ Bồi dưỡng phát triển năng lực tư duy ( tư duy vật lý, tư duy sáng tạo)
+ Bồi dưỡng thực hành các chuyên đề vật lý
- Tham quan ứng dụng thực tế
1.2.3 Khái niệm học sinh năng khiếu, học sinh giỏi
1.2.3.1 Khái niệm học sinh năng khiếu [11]
Năng khiếu là biểu hiện sớm của trẻ em về một tài năng nào đó thì đứa trẻ chưatiếp xúc với hệ thống giáo dục có tổ chức thời gian hoạt động tương ứng Năng khiếu
có tính bám sát, là điều kiện tâm sinh lý cho năng lực phát triển thuận lợi
Học sinh năng khiếu có năng lực tiềm tàng cho hoạt động nào đó, nhưng chưa bộc lộ ở thành tích cao vì chưa qua tập dượt, rèn luyện nên còn thiếu hiểu biết và chưathành thạo trong lĩnh vực hoạt động nào đó
Tiêu chí để phát hiện học sinh có năng khiếu Vật lý
- Trắc nghiệm chỉ số IQ ở mức cao
- Có tư duy lô gic tốt thể hiện năng lực vận hành các thao tác tư duy nhanh, chính xác và bộc lộ những ưu điểm về phẩm chất tư duy
- Bộc lộ được đặc trưng của năng lực tư duy sáng tạo
- Học sinh có hứng thú yêu thích môn học, có khả năng tập trung cao, ổn định
và nghiêm túc trong học tập
Trang 161.2.3.2 Khái niệm học sinh giỏi.
HSG một môn học nào đó là học sinh đạt và vượt chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học đó Đối với môn vật lý, HSG phải là học sinh nắm bắt kiến thức kỹ năng của môn học ở mức độ phân tích, tổng hợp, đánh giá Có tư duy lô gic, tư duy toán học, tưduy vật lý tốt, có niềm đam mê vật lý học, tự học và tìm tòi sáng tạo
Ở nước ta, trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc phổ thông có hai khái niệm HSG đó là HSG toàn diện và HSG môn học các cấp HSG toàn diện là học sinh đạt điểm trung bình chung học tập từ 8.0 trở lên trong đó có môn Toán và Văn phải đạt 6.5 trở lên
HSG môn học là học sinh đạt các giải thưởng tương ứng ở môn học đó Ví dụ HSG cấp thành phố môn Vật lý là học sinh đạt giải thưởng trong kỳ thi chọn HSG cấpthành phố ở mỗi năm học
Thứ bậc đạt giải tương ứng với điểm thi của bài thi đạt giải Như vậy HSG được đánh giá qua điểm số của bài kiểm tra , bài thi qua các kỳ kiểm tra và thi Học sinh đạt điểm càng cao thì càng giỏi
Rõ ràng đề kiểm tra và thi là khâu vô cùng quan trọng để đo lường thành tích học tập của học sinh; để đánh giá đúng năng lực học sinh phù hợp với khái niệm HSG
là học sinh vừa có kiến thức vững vàng vừa có tư duy tốt và niềm đam mê tự học tìm tòi và sáng tạo
1.2.4 Những dấu hiệu của học sinh giỏi Vật lý
Trong quá trình học tập bộ môn, có những học sinh trình độ kiến thức, kỹ năng
tư duy vượt trội lên trên các học sinh khác, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ môn họcmột cách dễ dàng, đó là HSG giỏi bộ môn Đưa ra dấu hiệu nhận biết HSG vật lý là một vấn đề mới và khó.Chưa có tài liệu nào bàn về vấn đề này Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi đưa ra những dấu hiệu sau về HSG vật lý
Trang 17- Có năng lực tư duy sáng tạo trong vật lý, trước hết học sinh phải nắm chắc lý thuyết, dù rằng đề thi HSG không có câu hỏi lý thuyết nhưng bài làm của HSG đòi hỏiphải cósự hiểu biết về vật lý khi giải quyết các bài toán đặt ra.
Học sinh phải phân tích hiện tượng, sự kiện, biết vận dụng kiến thức đã học để đưa bài toán phức tạp thành bài toán đơn giản, qui hiện tượng mới lạ về hiện tượng quen thuộc Các em không bị lúng túng khi gặp các bài toán vật lý có hiện tượng mới lạ
- Có năng lực toán học, học sinh biết sử dụng công cụ toán học ( các phép tính vec tơ, khảo sát hàm số, đạo hàm, đồ thị, …) để giải bài tập vật lý
- Có kỹ năng thực hành vật lý Trong đề thi HSG cấp quốc gia, khu vực, quốc
tế luôn có bài tập về lập phương án thí nghiệm Đây là vấn đề mới cũng là một điểm hạn chế của học sinh nước ta hiện nay Học sinh phải nắm được cách sử dụng ác dụng
cụ thí nghiệm cơ bản, biết lựa chọn dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho yêu cầu của phép
đo, nắm được nguyên tắc, nội dung lý thuyết để thiết kế phương pháp đo Ngoài ra học sinh cũng phải biết cách đánh giá sai số của phép đo
- Có thói quen tự học, tự nghiên cứu qua tài liệu sách, tạp chí bộ môn Nếu học sinh chỉ học và biết những gì giáo viên dạy mà không mày mò nghiên cứu thêm tài liệu, sách báo thì thực sự còn nhiều thiếu sót, khó trở thành HSG thực thụ
Thông qua hoạt động giải BTVL giáo viên có thể phát hiện học sinh có năng khiếu vật lý dựa trên 4 biểu hiện nêu trên Trong hoạt động giải bài tập các học sinh này luôn là học sinh có độ nhanh nhạy trong việc phát hiện vấn đề, nhanh chóng tìm
ra những dữ kiện ần ( trong kho tàng kiến thức đã học) cần cho giải bài tập tìm ra mốiliên hệ giữa các dữ kiên với nhau, tốc độ tính toán và đổi đơn vị Giáo viên đánh giá được độ linh hoạt trong tư duy của các em thông qua việc tìm lời giải hay, ngắn gọn
Ngoài ra một dấu hiệu có thể xem là dấu hiệu quan trọng nữa là khả năng học ngoại ngữ, bởi vì khi đó học sinh mở rộng khả năng tìm và đọc tài liệu
Trang 18Việc bồi dưỡng HSG ở thành phố Hồ Chí Minh rất được chú trọng tuy nhiên tùy thuộc vào đặc thù từng quận và đặc thù dân cư mà công tác này được phổ biến vớitừng thời điểm khác nhau, số tiết bồi dưỡng HSG cũng khác nhau, phù thuộc vào kinh phí của các trường Ví dụ, trường Đồng Khởi quận Tân Phú bồi dưỡng HSG Vật lý (3 tiết/ tuần), trường Lê Anh Xuân (6 tiết/ tuần) Phòng Giáo dục quyết định nội dung chương trình thi cấp Quận gồm bao nhiều phần và thời điểm thi Ví dụ Quận Tân Bình
đề thi tuyển học sinh giỏi cấp Quận gồm Cơ, Nhiệt, Điện, Quang và thời điểm thi vào tháng 5 sau khi kết thúc năm học nhưng quận Gò Vấp thì có thể thi vào tháng 8
Mỗi Quận đều tổ chức kỳ thi tuyển chọn HSG cấp Quận để tuyển chọn đội tuyển HSG các môn học sau đó tiếp tục bồi dưỡng các em để tiếp tục dự tuyển kỳ thi HSG cấp thành phố vào cuối tháng ba hằng năm Thành tích của các em HSG đạt giải cấp thành phố sẽ đánh giá phần nào chất lượng đào tạo của các trường và của các Quận Đồng thời thành tích đạt được của HS đánh giá tay nghề của giáo viên bồi dưỡng Bởi đây là công tác đầy khó khăn, thử thách đối với một giáo viên đòi hỏi sự bản lĩnh, lòng nhiệt huyết, không ngừng học hỏi và sự nỗ lực không ngừng nhằm tìm
ra và lựa chọn phương pháp và hệ thống bài tập phù hợp cho HSG
1.2.6 Thực trạng bồi dưỡng học sinh giỏi ở một trường trong quận Tân phú- thành phố Hồ Chí Minh
1.2.6.1 Thuận lợi và khó khăn trong công tác bồi dưỡng ở các trường trong quận Tân Phú
* Thuận lợi.
- Thành tích của HS trong các kỳ thi HSG cấp Quận, cấp thành phố, cấp quốc gia phần nào đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường và là một trong những mũi nhọn của giáo dục do đó công tác bồi dưỡng HSG rất được sự quan tâm và chỉ đạo sâusát của Ban giám hiệu nhà trường
- Bên cạnh đó HS theo học bồi dưỡng phải là HS ngoan, có tinh thần hiếu học, kiên trì theo đuổi mục tiêu đến cùng Bởi vì trong quá trình theo học bồi dưỡng đòi
Trang 19trong học tập và tính tích cực HS phải thật sự ham thích, hứng thú về bộ môn nên các
em sẽ đeo đuổi đến cùng với những mục tiêu mà GV đề ra
- Đồng thời việc theo học bồi dưỡng của HS phải có sự ủng hộ rất lớn từ phía phụ huynh Họ phải quan tâm, đôn đốc, nhắc nhở con em về việc học
- Đội ngũ giáo viên dạy học bồi dưỡng HSG phải là những người có tay nghề cao, có sự tận tâm, nhiệt tình, không ngừng học hỏi
đó các em sẽ ứng dụng vào chương trình vật lý cấp ba, cho nên trong nhận thức chúng
ta cần nhận định sự đầu tư cho giáo dục là sự đầu tư lâu dài không thể nào thấy kết quả ngay lập tức mà phải cần có thời gian đầu tư, sự nỗ lực không ngừng nghỉ
- Chương trình nặng nề, quá tải về lượng kiến thức, trong khi thời lượng học tập bộ môn còn quá ít (khối 6,7,8 1 tiết vật lý/ tuần, riêng khối 9 thì 2 tiết vật lý /tuần) nên khó làm cho HS yêu thích bộ môn vật lý và thời gian học bồi dưỡng HS phải học trái buổi trùng với lịch học phụ đạo hay học thêm các môn khác cũng không có thời gian sắp xếp theo học đội tuyển
- Kinh phí bồi dưỡng cho GV dạy đội tuyển còn khá eo hẹp
* Kết luận
Trang 20- Tất cả những thuận lợi và khó khăn trong quá trình công tác bồi dưỡng HSG
đó là những thử thách đối với cả HS và GV nhưng vượt lên trên tất cả là sự nỗ lực và lao động không ngừng nghỉ của thầy và trò để vì một tương lai tốt đẹp cho HS và khẳng định lại lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm của người GV hoàn thành nhiệm
vụ được giao
1.2.6.2 Phát hiện học sinh có năng khiếu bộ môn Vật lý
Xác định đây là khâu rất quan trọng góp phần khá lớn vào việc thành công trong kế hoạch thực hiện công tác bồi dưỡng Từ đó GV vạch ra giải pháp là phải chọn được những HS thật sự yêu thích học tập bộ môn Vật lý
Muốn chọn được HSG thật sự là điều hết sức khó khăn bởi lẽ đa phần đa số HSG đều chọn bộ môn Toán, Văn, Anh văn để theo học Hơn nữa đối với học sinh thông minh, có khả năng tư duy tốt ở các môn khoa học tự nhiên thì thích chọn môn Toán hơn Vật lý Do vấn đề thi tuyển sinh đầu vào lớp 10 là các bộ môn Toán, Văn, Anh văn nên một số phụ huynh và giáo viên xem nhẹ tầm quan trọng của bộ môn Vật
lý Vậy làm thế nào để HS yêu thích và lựa chọn học bồi dưỡng môn Vật lý?
Khi sinh hoạt với nhóm bộ môn, GV bồi dưỡng thường trao đổi với các GV đồng nghiệp nhằm nắm bắt các em HS có năng khiếu , có kỹ năng, có tư duy tốt Trong quá trình giảng dạy các GV thường xuyên quan tâm chú ý đến HS ham thích học bộ môn GV phải tạo tính hứng thú cho HS, phải nhấn mạnh tầm quan trọng, ứng dụng của bộ môn trong thực tế Từ đó GV lập danh sách các em HS tự nguyện theo học bồi dưỡng và chuẩn bị kế hoạch thực hiện công tác giảng dạy
Nhìn chung khâu phát hiện HSG môn Lý rất quan trọng, đòi hỏi một quá trình nhiều năm học trước khi chính thức bước vào giai đoạn bồi dưỡng tập trung
1.2.6.3 Định hướng trong công tác bồi dưỡng HSG
a Xác định nội dung và yêu cầu của bộ môn nhằm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
GV giảng dạy cần nắm rõ nội dung thi từng phần bộ môn và yêu cầu của bộ
Trang 21nội dung trọng tâm, nắm bắt được lượng kiến thức từng chương, biết mở rộng phần nào, nội dung nào?
b Phương pháp dạy của GV bồi dưỡng
- Khai thác triệt để, sâu sát các nội dung kiến thức SGK
- Đưa ra hệ thống bài tập phù hợp với khả năng tư duy của HSG và từ từ nâng dần độ khó của bài tập nâng cao
- HS làm quen với các dạng đề thi, các bài toán khó, các bài tập tổng hợp kiến thức
1.2.6.4 Thực trạng dạy bồi dưỡng HSG-Vai trò của việc xây dựng hệ thống bài tập phần Quang học
Các em HS khối 8 có năng khiếu, đam mê về Vật lý sau thi tham gia đội tuyển Vật lý của trường thì các em được bồi dưỡng kiến thức phần Cơ, nhiệt, điện Và thời điểm bắt đầu giảng dạy là sau khi kết thức HK1 của năm học này đến tháng 8 của nămhọc sau các em sẽ tham dự kỳ thi đội tuyển cấp Quận Sau đó các em học ôn tập đến tháng 3 năm sau thì sẽ được tham dự kỳ thi tuyển cấp thành phố và nội dung thi bao gồm 4 phần: Cơ, nhiệt, điện, quang Như vậy trong quá trình bồi dưỡng ở Quận và kếthợp ở trường các em sẽ được làm quen trước nội dung kiến thức phần Quang học trước so với nội dung phân phối chương trình Do đó việc xây dựng và lựa chọn hệ thống bài tập để bồi dưỡng các em là việc làm hết sức quan trọng Bởi vì nội dung kiến thức phần Quang học các em đã làm quen ở lớp 7 với những nội dung nằm trong chuẩn kiến thức, kỹ năng Trong chương trình Vật lý 9 Phần Quang học, các em HS chưa được học đến và đến kỳ thi tuyển thành phố thì kiến thức phần Quang học các
em chỉ được làm quen đến bài tập thấu kính hội tụ, không đủ để tham gia kỳ thi tuyển,lượng kiến thức của HS còn hạn chế Do đó nhiệm vụ GV bồi dưỡng hết sức quan trọng là phải định hướng kiến thức cho HS đồng thời phải lựa chọn hệ thống bài tập phù hợp cho công tác bồi dưỡng.Việc lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập để truyền đạt cho HSG phụ thuộc vào nội dung kiến thức trọng tâm trong các đề thi của các kỳ
Trang 22thi tuyển nhằm bám sát kiến thức cho HS và đạt hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng.
1.2.6.5 Tài liệu bồi dưỡng HSG Vật lý
Tài liệu dùng cho việc bồi dưỡng HSG trong quận Tân Phú mà giáo viên sử dụng đa số là các sách xuất bản từ NXB Giáo dục, một số chuyên đề bồi dưỡng HSG, một số chuyên đề nâng cao cho học sinh THCS Hiện nay tài liệu về thực hành, thí nghiệm dùng cho bồi dưỡng HSG còn thiếu, chỉ tập trung vào các dạng bài tập có mức
độ khó và nâng cao và chưa chú trọng vào dạng bài tập sáng tạo Một số giáo viên tham gia trong quá trình bồi dưỡng, tham khảo tài liệu trên website, tuyển tập 500 bài Vật lý THCS,… đồng thời trao đổi tư liệu, kinh nghiệm đối với những GV có kinh nghiệm lâu năm
Từ những vấn đề trên qua khảo sát thực tế cho thấy kết quả HSG bộ môn Vật
lý của Quận Tân Phú qua các kỳ thi thành phố ….chưa cao so với các Quận khác Quận Tân Phú đó là một trong những quận mới thành lập so với các quận khác, nhưngđội ngũ GV không ngừng học hỏi để nâng cao thành tích của Quận so với mặt bằng chung của thành phố
1.2.6.6 Kết quả đạt được của bộ môn Vật lý của các trường trong quận Tân Phú trong một số năm học:
HSG cấp Quận
2006-2007
2008
2007- 2009
2008- 2010
2009- 2011
2010- 2012
Trang 232007- 2009
2008- 2010
2009- 2011
2010- 2012
1.3 Bài tập vật lý với việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi
1.3.1 Chức năng lý luận dạy học của bài tập Vật lý [9],[11]
1.3.1.1 Khái niệm bài tập vật lý
Bài tập vật lý là một vấn đề được giải quyết bởi tư duy vật lý với các suy luận lôgic, các phép toán cơ sở từ các định luật, hiện tượng vật lý Trong dạy học BTVL được hiểu là vấn đề đặt ra cần phải giải quyết nhờ sự suy luận lôgic, tính toán, làm thí nghiệm và sử dụng các thao tác tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa trên cơ sở các định luật và phương pháp vật lý
Trang 24- BTVL như một phương tiện nghiên cứu tài liệu mới khi trang bị kiến thức mới cho học sinh, đảm bảo cho học sinh lĩnh hội kiến thức mới một cách sâu sắc.
- BTVL rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức, liên hễ giữa lý thuyết, những điều học sinh trên lớp với thực tiễn cuộc sống, vấn đề cần giải quyết
- BTVL là phương tiện để giáo viên bổ sung những gì mà giờ lý thuyết không thể trình bày hết được
- BTVL là dịp để học sinh hệ thống lại những kiến thức đã học qua nhiều bài học, chương, phần khác nhau, giải những bài tập mang tính tổng hợp và khái quát cao
- BTVL cũng là phương tiện để đánh gí khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của học sinh Qua đó, giáo viên thu nhận và đánh giá thông tin phản hồi từ đó có hướng điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học
- BTVL là phương tiện rèn luyện tưu duy, bồi dưỡng phương pháp nghiên cứu khoa học, phát triển tư duy vật lý, tư duy lô gic, tư duy sáng tạo, năng lực làm việc độc lập cho học sinh, tinh thần tự lập, tính cẩn thận, kiên trì trong công việc
1.3.2 Phân loại bài tập Vật lý theo mục đích bồi dưỡng học sinh giỏi
BTVL rất đa dạng và phong phú cho nên có rất nhiều cách phân loại khác nhau Dựa vào mục đích dạy học, về tiêu chí giải mà người ta phân loại các dạng BTVL như phân loại theo nội dung, theo mục đích dạy học, theo độ khó, theo đặc điểm, phương pháp nghiên cứu vấn đề, theo phương thức giải hay phương thức cho điều kiện và theo hình thức lập luận lôgic
Với mục đích bồi dưỡng HSG theo PGS.TS Phạm Thị Phú chia BTVL theo cácloại sau:
* Loại 1: Bài tập nâng cao kiến thức
- Mục tiêu: Bổ túc thêm kiến thức cho học sinh để có thể thi Olympic các cấp hoặc quốc gia Thông qua các loại bài tập này giáo viên bổ sung cho học sinh một số
Trang 25tập trung cao độ và đồng thời phải huy động kiến thức vật lý cũng như toán học ở mức
độ cao và phức tạp như vi phân, tích phân….Bên cạnh đó học sinh khi giải cần phải có
tư duy, tổng hợp và khái quát hóa vấn đề ở múc độ cao Vì vậy trong quá trình bồi dưỡng loại bài tập này ta cần chú trọng và ưu tiên về thời gian, số lượng để học sinh tiếp cận và rèn luyện
* Loại 2: Bài tập luyện tập nâng cao
- Mục tiêu: Rèn luyện kỹ năng sử dụng các phương pháp quen thuộc để giải cácbài tập tổng hợp nhiều kiến thức, phải vận dụng nhiều khái niệm, định luật… Những bài tập được dùng đề rèn luyện cho học sinh kỹ năng áp dụng những kiến thức xác định để giải bài tập theo một khuôn mẫu đã có, loại bài tập này không đòi hỏi nhiều ề
tư duy sáng tạo của học sinh Tính chất tái hiện của tư duy thể hiện ở chỗ: Học sinh sosánh bài tập cần giải với các dạng bài tập đã biết, trong đề bài các dữ kiện đã hàm chứa an-gô-rit giải Bồi dưỡng loại bài tập này cho học sinh sẽ giúp học sinh rèn luyện
kỹ năng tính toán, lập luận lô gic tính cẩn thận kiên trì, tự lực và khả năng chịu áp lựccao
* Loại 3: Bài tập sáng tạo
- Mục tiêu: Bồi dưỡng tư duy sáng tạo và đòi hỏi trả lời câu hỏi:”Làm thế nào” tương tự với “sáng chế” tong sáng tạo khoa học kỹ thuật Có nhiều BTVL không chỉ dừng lại phạm vi vận dụng những kiến thức đã học mà còn giúp cho học sinh tư duy sáng tạo Đặc biệt là những bài tập giải thích hiện tượng, bài tập thí nghiệm, bài tập thiết kế dụng cụ nó rất có ích cho mặt này Đây là loại bài tập rất đặc trưng của môn vật lý đòi hỏi người giải cần có tính nhạy bén sáng tạo, óc quan sát, trí tưởng tượng, trực giác kỹ thuật , bồi dưỡng niềm đam mê tìm tòi sáng tạo và hứng thú với môn học
1.3.3 Bài tập vật lý với việc bồi dưỡng học sinh giỏi
Sử dụng BTVL trong việc bồi dưỡng HSG là một trong những quá trình cá biệthóa học sinh với mức độ nội dung của bài tập nâng cao và sáng tạo, vấn đề giải quyết, phạm vi và tính phức hợp trong bài rộng Các thao tác tư duy lô gic đều được huy
Trang 26bảo đủ lớn Bài tập bồi dưỡng HSG vật lý phải giải được 3 loại nói trên và đạt được các tiêu chí sau:
1.3.3.1 Tiêu chí bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi
Theo Phạm Thị Phú ngoài các yêu cầu chung của hệ thống bài tập dùng trong dạy học một chương, một phần thì bài tập bồi dưỡng HSG phải đạt các tiêu chí sau:
-Tiêu chí 1: Hệ thống bài tập được chọn theo chủ đề, các bài tập trong cùng một chủ đề phải đảm bảo 3 loại: Bài tập nâng cao kiến thức, bài tập luyện tập nâng cao, bài tập sáng tạo
-Tiêu chí 2: Bài tập nâng cao kiến thức phải bổ túc cho học sinh phổ thông kiếnthức nằm ngoài chuẩn kiến thức kỹ năng nhưng trong phạm vi mà trong các đề thi HSG các cấp tương ứng đề cập đến
-Tiêu chí 3: Bài tập luyện tập nâng cao phải là những bài tập tổng hợp sử dụng
từ 3 đơn vị kiến thức trở lên ở cấp thấp nhất (cấp trường), từ HSG cấp tỉnh trở lên loại bài tập này phải sử dụng tối thiểu 4 đơn vị kiến thức cơ bản Bài tập nâng cao phải đa dạng: Bài tập định tính, bài tập định lượng, bài tập đồ thị
-Tiêu chí 4: Bài tập sáng tạo phải là những bài tập gắn với tình huống thực tế nhằm bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạovà niềm đam mê yêu thích môn vật lý học
Với những tiêu chí trên hệ thống bài tập được xây dựng gồm: Bài tập nâng cao kiến thức, Bài tập luyện tập nâng cao, Bài tập có nội dung thực tế, lịch sử, kỹ thuật trong đó có một số thuộc dạng BTST
1.3.3.2 Bài tập luyện tập bồi dưỡng học sinh giỏi
Những bài tập được dùng rèn luyện cho học sinh kỹ năng áp dụng những kiến thức xác định để giải theo mẫu đã có Loại bài tập này không đòi hỏi tư duy sáng tạo của học sinh mà chủ yếu rèn luyện cho học sinh nắm vững cách giải đối với từng loại
Trang 27bài tập cần giải và các dạng bài tập đã biết, trong đề bài các dữ kiện đã hàm chứa an- gô- rit giải Loại bài tập này có tác dụng đặc biệt giúp cho học sinh đào sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng áp dụng phương pháp đã biết cho bài tập tương tự.
1.3.3.3 Bài tập sáng tạo cho học sinh giỏi [9], [11], [12]
Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có đồng thời tính mới và tính lợi ích
“Tính mới” là bất kỳ sự khác biệt nào của đối tượng tìm ra so với đối tượng ban đầu
* Bài tập sáng tạo vật lý: Theo V.G Razumo6pxki (Nga) thì đó là bài tập mà giả thuyết không có thông tin đầy đủ liên quan đến hiện tượng quá trình vật lý được ẩndấu, điều kiện bài toán không chứa đựng chỉ dẫn trực tiếp mà gián tiếp về an-gô-rit giải hay kiến thức vật lý cần sử dụng
Loại bài tập này dùng cho việc bồi dưỡng các phẩm chất của tư duy sáng tạo: tính linh hoạt, mềm dẻo, độc đáo, nhạy cảm Tính chất sáng tạo thể hiện ở chỗ không
có an-gô-rit cho việc giải bài tập, đề bài che dấu dữ kiện khiến cho người giải không thể liên hệ tới một an-gô-rit đã có Với BTST, người giải phải vận dụng kiến thức linh hoạt trong tình huống mới ( chưa biết), phát hiện điều mới ( về kiến thức, kỹ năng hoạt động hoặc thái độ ứng xử mới), phải có những đề xuất độc lập mới mẻ, không thểsuy luận đơn thuần từ kiến thức đã học
Giải BTST không những đòi hỏi học sinh phải có kiến thức sâu rộng mà phải vận dụng kiến thức một cách linh hoạt, việc đề xuất ra các phương án và các hình thứcthực hiện các phương án phải có tính sáng tạo, BTST là một trong những phương tiện giúp cho giáo viên phát hiện và bồi dưỡng HSG vật lí, loại bài tập này còn bồi dưỡng cho học sinh niềm yêu thích khoa học vật lý
1.3.4 Quy trình xây dựng hệ thống bài tập Vật lý bồi dưỡng HSG Vật lý
Mục đích cơ bản đặt ra khi hướng dẫn học sinh giải BTVL là làm cho học sinh hiểu sâu sắc hơn những quy luật vật lý, biết phân tích và ứng dụng chúng vào những vấn đề của thực tiễn, vào tính toán của kỹ thuật và cuối cùng là phát triển được năng
Trang 28Dựa trên tiêu chí hệ thống bài tập bồi dưỡng HSG, chúng tôi sử dụng qui trình xây dựng bài tập bồi dưỡng HSG vật lý cho mỗi phần, mỗi chương, mỗi chủ đề (sau đây gọi chung là chủ đề ) hư đề xuất của PGS.TS Phạm Thị Phú sau đây:
1 Xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng của chủ đề ( Đây là mức độ tối thiểu của học sinh đại trà, HSG phải vượt qua chuẩn này theo mức độ khá trở lên)
2 Khảo sát đề thi HSG cấp tương ứng trong 5 năm gần đây của địa phươngvà của một số địa phương khác (Cấp tương ứng nghĩa là bồi dưỡng HSG cấp nào thì khảo sát đề thi HSG cấp đó: Đội tuyển HSG Tỉnh thì khảo sát đề thi HSG Tỉnh,…)
Việc khảo sát đề thi HSG nhằm:
- Xác định phổ kiến thức của chủ đề được sử dụng trong các đề thi, mức độ vượt qua khỏi chuẩn của kiến thức và kỹ năng làm cơ sở xác định kiến thức cần bổ túccho HSG thông qua bài tập nâng cao kiến thức
- Xác định mức độ phức tạp của bài tập luyện tập nâng cao làm cơ sở thiết kế các kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh trong các bài tập luyện tập nâng cao
- Xác định tần suất và các dấu hiệu bài tập sáng tạo được sử dụng
3 Đánh giá kiến thức kỹ năng và năng lực tư duy của đội tuyển HSG ( xác địnhtrình độ hiện thời, đầu vào của đối tượng HSG) nhằm xây dựng bài tập phù hợp với vùng phát triển gần nhất của học sinh được bồi dưỡng
4 Xây dựng mục tiêu dạy học của hệ thống bài tập bồi dưỡng HSG trên cơ sở các kết quả của các bước 1,2,3 trong quá trình
5 Xây dựng hệ thống bài tập thỏa mãn các tiêu chí bài tập bồi dưỡng HSG nhằm đạt mục tiêu ở bước 4
6 Xây dựng phương án sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng
7 Thực nghiệm các phương án, đánh giá hiệu quả bài tập đã xây dựng
Trang 298 Điều chỉnh, bổ sung bài tập qua từng đợt bồi dưỡng.
1.4 Các phương án dạy học bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi
Theo qui định giải một BTVL thực chất là một qui trình tìm hiểu điều kiện của bài tập, xem xét hiện tượng vật lý được đề cập và dựa trên kiến thức vật lý toán học đểsuy nghĩ đến những mối quan hệ có thể có cái đã cho và cái đi tìm sao cho có thể thấy được cái phải tìm có thể liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với cái đã cho Từ đó tìm ra mối liên hệ tường minh giữa cái cần tìm và cái đã biết, tức là tìm ra lời giải
Từ đó, sơ đồ định hướng chung để giải BTVL gồm:
- Bước 1: Tìm hiểu đầu bài, xác định dữ kiện, ẩn số của bài tập
- Bước 2: Xác định mối liên hệ cơ bản giữa các dữ kiện đã cho và ẩn số
- Bước 3: Rút ra kết quả cần tìm
- Bước 4: Kiểm tra kết quả, nhận xét, tìm hướng giải khác (nếu có thể)
Trong hoạt động dạy bài tập còn tùy thuộc vào đối tượng thụ hưởng và nội dung bài tập, giáo viên có thể đưa ra hệ thống câu hỏi định hướng tư duy sao cho phù hợp với đối tượng thụ hưởng Việc định hướng quá trình này phải xuất phát từ mục đích sư phạm cụ thể để có thể đưa ra các kiểu hướng dẫn phù hợp và quan trọng nhất
là định hướng một cách đúng đắn để đưa ra được phương pháp cụ thể bằng cách vận dụng các thao tác tư duy để giải quyết BTVL
Trang 30Dưới sự hướng dẫn của giáo viên thông qua các câu hỏi định hướng kết hợp với những định hướng chung và khả năng tự lực của học sinh tiến hành giải bài tập tìm ra kết quả.
Bài tập tại lớp phải đạt được mục tiêu:
- Bổ sung kiến thức mới
- Hệ thống hóa các dạng bài tập luyện tập và phương pháp giải tương ứng
- Hình thành các bước giải khái quát giải bài tập sáng tạo
- Giáo dục nhân cách: Cẩn thận, kiên trì, độc lập tư duy, tìm tòi, khám phá, niềm vui sáng tạo yêu thích vật lý
1.4.2 Luyện tập giải bài tập ở nhà
Trong lúc học ở nhà, giáo viên cho học sinh những bài tập luyện tập các nôi dung các bài tập có thể nâng cao nhưng ngược lại học sinh đã được cung cấp tài liệu, an-gô-rit giải hoặc hệ thống câu hỏi định hướng tư duy Trên cơ sở đó học sinh với năng lực tự học kết hợp cùng với các thao tác tư duy để hoàn thành bài tập được giao
Để giải bài tập cá nhân ở nhà học sinh vận dụng một số bước như sau:
- Vận dụng các bước định hướng chung của việc giải BTVL
- Tổng hợp nguồn tài liệu mà học sinh sẵn có
-Dựa vào hệ thống câu hỏi định hướng tư duy và các kỹ năng để tìm a kết quả.Trong hoạt động này không có sự hướng dẫn trực tiếp và giám sát của giáo viên nên học sinh phải phát huy hết năng lực tự học của mình, vì vậy qua hoạt động này học sinh rèn luyện được năng lực tự học rất cao, cho nên trong quá trình bồi dưỡng giáo viên không nên xem nhẹ Giáo viên định thời gian để hoàn thành bài tập
có thể trong ngày, trong tuần, sau khi học sinh giải bài tập xong thì giáo viên kiểm tra
và chỉnh sửa cho hoàn chỉnh
Trang 31Hai hoạt động có tính chất quyết định chất lượng giải bài tập cá nhân ở nhà:
- Câu hỏi hướng dẫn sau mỗi bài tập
- Kiểm tra và đánh giá việc giải bài tập ở nhà của học sinh
Câu hỏi hướng dẫn giúp định hướng tư duy của học sinh về phía trả lời đúng, hạn chế việc học sinh bế tắc không giải bài tập
Kiểm tra và đánh giá cho điểm bài làm ở nhà của học sinh biểu dương và phê bình kịp thời đối với từng học sinh có tác dụng tích cực động viên khích lệ học sinh tựhọc- điều đặc biệt quan trọng trong công tác bồi dưỡng HSG
Bài tập luyện tập ở nhà phải đạt được mục tiêu:
- Thành thạo kỹ năng giải bài tập theo phương pháp đã biết (giải bài tập tương
tự ở mức độ phức tạp ngày càng tăng)
- Bồi dưỡng phát triển óc quan sát tìm tòi khám phá niềm vui sáng tạo yêu thích vật lý học
1.4.3 Giải bài tập theo nhóm
Phương pháp làm việc theo nhóm hiện nay rất chú trọng, trong quá trình làm việc mỗi cá nhân trong nhóm đều có vai trò quan trọng như nhau Ở dạng bài tập này thường yêu cầu thiết kế, chế tạo một thiết bị kỹ thuật nào đó với những dụng cụ đã cho Ta có thể xây dựng phương án giải bài tập như sau:
- Kiểm tra dụng cụ, thiết bị đã cho với yêu cầu đặt ra đề bài
- Tìm mối liên hệ giữa các thiết bị, dụng cụ với đại lượng cần tìm
- Xác định tham số vật lý, các đại lượng cần tìm
-Tiến hành thiết kế sao cho phù hợp, tìm ra những bước thí nghiệm trung gian
Trang 32Sau khi giải quyết xong bài tập cả nhóm phải phân tích cách giải hay, độc đáo, đưa ra điều dễ mắc sai lầm, qua đó cá nhân học hỏi được những kinh nghiệm của các thành viên trong nhóm.
Học sinh có thể sử dụng công nghệ thông tin như một số phần mềm mô phỏng
để hỗ trợ cho việc thiết kế, đo đạt….để có sản phẩm hợp lí trước khi thực hiện sản phẩm thực và hoàn chỉnh
Giải bài tập theo nhóm được sử dụng nhằm khai thác vốn kiến thức mà các em
đã tích lũy, những hiểu biết thực tế trong đời sống hoặc vận dụng kiến thức vào cuộc sống lao động sản xuất
Giải bài tập theo nhóm phải đạt các mục tiêu:
- Củng cố, khắc sâu kiến thức và kỹ năng bài tập được bồi dưỡng
- Tăng cường động cơ học tập, năng lục tự học qua hoạt động trao đổi nhóm phát huy tính tích cực, vai trò chủ thể sáng tạo
- Bồi dưỡng kỹ năng ghi nhớ, biết đưa ra ý tưởng của mình trong môi trường phối hợp, giải thích, phát triển sự tự tin
1.4.4 Luyện tập giải đề thi thử tuyển chọn học sinh giỏi Vật lý
Qua khảo sát các đề thi HSG các cấp trong nước, trong khu vực quốc tế thì có thể nói rằng đề thi luôn có hướng mới hiện đại, sáng tạo và chia 2 phần lý thuyết và thực nghiệm, liên hệ với những vấn đề hay gặp trong thực tế đời sống có liên quan cáchiện tượng được mô hình hóa một cách hợp lý và đơn giản Đề bài phần thí nghiệm cóthể có những phần dẫn cụ thể các bước thí nghiệm hoặc là chỉ nêu mục đích thí
nghiệm, hướng dẫn những điều chủ yếu để học sinh có thể tư duy sáng tạo tìm ra các bước thí nghiệm trung gian và phương pháp giải
Đề thi tuyển chọn HSG phải đạt những yêu cầu sau:
- Gồm hai phần: lý thuyết và thí nghiệm hoặc bài tập thiết kế, chế tạo
Trang 33- Bài tập của đề thi phải đảm bảo độ khó nhưng không vượt ra ngoài nội dung chương trình đã nêu trong quy chế của kỳ thi.
- Bài tập của đề thi luôn mang tính sáng tạo
- Mức độ phân hóa cao
Ngoài ra đề thi còn đề cập đến những vấn đề thường gặp trong thực tế
Để đội tuyển HSG đạt được mục tiêu giành giài cao của kỳ thi HSG cấp tương ứng thì tổ chức thi thử HSG là một phương án bồi dưỡng HSG tương đối thiết thực và hiệu quả vì các lí do sau đây:
Học sinh được làm quen với đề thi HSG để khi thi không bị choáng, không còn
bỡ ngỡ , tâm lý thi cử được cọ xát thường xuyên từ đó tạo sự tự tin cho học sinh khi bước vào kỳ thi chính thức
Kết quả thi thử HSG của mỗi học sinh qua mỗi chặng, đợt là thước đo kết quả bồi dưỡng trong từng đợt đó Nếu đội tuyển HSG bồi dưỡng một kỳ chia thành đợt thìthi thử có thể tổ chức 3 lần
Lần thứ nhất ngay trước kỳ bồi dưỡng
Lần thứ hai giữa đợt bồi dưỡng
Lần thứ ba khi kết thúc kỳ bồi dưỡng
Đề thi của 3 lần thi thử phải có độ phức tạp độ khó tương đương nhau và tươngđương độ khó đề thi HSG cấp tương ứng
Đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh qua điểm số mỗi lần thi thử cũng là đánhgiá hiệu quả của tác động sư phạm của giáo viên qua 4 hình thức bồi dưỡng HSG đã nêu
Trang 34Trong chương 2 chúng tôi thực nghiệm với 4 hình thức sư phạm này cho đội tuyển HSG trường THCS Đồng Khởi quận Tân Phú thành phố Hồ Chí Minh năm học 2012-2013, chủ đề Quang học.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Bồi dưỡng HSG môn Vật lý là thục hiện dạy học phân hóa, cấp độ vi mô ở trường phổ thông, được thực hiện khá phổ biến hiên nay ở nước ta Là hoạt động chuyên môn có tính chất mũi nhọn của các trường phổ thông Mỗi giáo viên cần phải
tự học tích lũy kiến thức kỹ năng bồi dưỡng HSG – một thành tố của chuẩn nghề nghiệp giáo viên vật lý
Bồi dưỡng HSG có thể thực hiện theo 4 nội dung:
- Bồi dưỡng theo chuyên đề
- Tham quan thực hành ứng dụng thực tế
- Mở rộng kiến thức
- Bài tập nâng cao
Trong đề tài này chúng tôi chọn nội dung bồi dưỡng HSG là giải bài tập nâng cao
Trong môn vật lý bài tập là phương tiện quan trọng và được dùng bồi dưỡng HSG Hệ thống bài tập bồi dưỡng HSG phải đạt các tiêu chí:
- Hệ thống bài tập được chọn theo chủ đề, các bài tập trong cùng chủ đề phải đảm bảo đủ 3 loại: Bài tập nâng cao kiến thức, bài tập luyện tập nâng cao, Bài tập sáng tạo Bài tập gắn với tình huống thực tế nhằm bồi dưỡng cho học sinh năng lực sáng tạo niềm yêu thích vật lý học
Qui trình xây dựng hệ thống bài tập:
- Xác định chuẩn kiến thức kỹ năng theo chủ đề
Trang 35- Khảo sát đề thi HSG cấp trung học cơ sở tương ứng trong 5 năm gần đây của thành phố và một vài địa phương khác.
- Xác định mục tiêu dạy học của hệ thống bài tập
- Đánh giá kiến thức kỹ năng và năng lực tư duy của đội tuyển HSG
- Xây dựng hệ thống bài tập thỏa mãn tiêu chí bài tập bồi dưỡng HSG
- Xây dựng phương án sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng
Chương 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN QUANG HỌC DÙNG CHO BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
- Phản xạ ánh sáng: Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản
Trang 36chung về ảnh của vật tạo bởi gương phẳng: đó là ảnh ảo có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau.
- Gương cầu: Nêu được những đặc điểm của ảnh tạo bởi gương cầu lồi và ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng và ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kỳ thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song
- Khúc xạ ánh sáng: Mô tả lại hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại Chỉ ra được tia tới, tia khúc xạ, góc khúc xạ, góc tới
- Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ: Nhận biết được thấu kính hội
tụ, thấu kính phân kỳ Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ Nêu được tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính là gì Nêu được đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ
- Máy ảnh, mắt, kính lúp: Nêu được máy ảnh dùng phim có các bộ phận chính
là vật kính, buồng tối, chỗ đặt phim Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thủy tinh và màng lưới Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìm rõ các vật ở các vị trí xa gần khác nhau Nêu được đặc điểm của mắt lão, mắt cận và cách sửa Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và dùng để quan sát những vật nhỏ Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có độ bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn
- Ánh sáng trắng và ánh sáng màu: Kể tên một vài nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng thông thường, nguồn phát ra ánh sáng màu và nêu được tác dụng của tấm lọc ánh sáng màu Nêu được chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khácnhau và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu
- Các tác dụng của ánh sáng: Nhận biết được rằng khi có nhiều ánh sáng màu
Trang 37được trộn với nhau và cho ra một màu khác hẳn, có thể trộn một số ánh sáng màu thích hợp với nhau để thu được ánh sáng trắng Nhận biết được rằng vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác Vật màu trắng
có khả năng tán xạ mạnh tất cả các ánh sáng màu, vật màu đen không có khả năng tán
xạ bất kỳ ánh sáng màu nào Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt, sinh học và quang điện của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng đối với mỗi tác dụng này
* Kỹ năng
- Sự truyền thẳng ánh sáng: Biểu diễn được đường truyền của ánh sáng (tia sáng) bằng đoạn thẳng có mũi tên Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực,……
- Phản xạ ánh sáng: Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng
- Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ: Xác định được thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kỳ qua việc quan sát trực tiếp thấu kính này và qua quan sát ảnh của một vật tạo bởi các thấu kính đó Vẽ được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ Dựng được ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ bằng việc sử dụng các tia sáng đặc biệt Xác định được tiêu cự của thấu kính hội tụ bằng thí nghiệm
2.1.2 Nội dung trọng tâm phần Quang học cấp THCS
- Sự truyền thẳng ánh sáng: Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền thẳng vào mắt ta Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng Nhận biết được ba loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ,
Trang 38- Phản xạ ánh sáng: Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản
xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng Nêu được đặc điểm chung về ảnh của vật tạo bởi gương phẳng: đó là ảnh ảo có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau
- Khúc xạ ánh sáng: Mô tả lại hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại Chỉ ra được tia tới, tia khúc xạ, góc khúc xạ, góc tới
- Ảnh tạo bởi thấu kính hội tự, thấu kính phân kỳ: Nhận biết được thấu kính hội
tụ, thấu kính phân kỳ Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ Nêu được tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính là gì Nêu được đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ
2.1.3 Cấu trúc nội dung của các chương trong phần Quang học cấp THCS
Chương trình vật lý 7 có nội dung kiến thức:
- Sự truyền thẳng ánh sáng: Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền thẳng vào mắt ta Phát biểu được định luật truyền thẳng ánh sáng Nhận biết được ba loại chùm sáng: chùm sáng song song, chùm sáng hội tụ, chùm sáng phân kỳ
- Phản xạ ánh sáng: Nêu được ví dụ về hiện tượng phản xạ ánh sáng Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản
xạ, pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng Nêu được đặc điểm chung về ảnh của vật tạo bởi gương phẳng: đó là ảnh ảo có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và ảnh bằng nhau
- Gương cầu: Nêu được những đặc điểm của ảnh tạo bởi gương cầu lồi và ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng và ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một
Trang 39chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm, hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phân kỳ thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
Chương trình vật lý 9 có nội dung kiến thức:
- Khúc xạ ánh sáng: Mô tả lại hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại Chỉ ra được tia tới, tia khúc xạ, góc khúc xạ, góc tới
- Ảnh tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ: Nhận biết được thấu kính hội
tụ, thấu kính phân kỳ Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ Nêu được tiêu điểm, tiêu cự của thấu kính là gì Nêu được đặc điểm về ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ, thấu kính phân kỳ
- Máy ảnh, mắt, kính lúp: Nêu được máy ảnh dùng phim có các bộ phận chính
là vật kính, buồng tối, chỗ đặt phim Nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thủy tinh và màng lưới Nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh Nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìm rõ các vật ở các vị trí xa gần khác nhau Nêu được đặc điểm của mắt lão, mắt cận và cách sửa Nêu được kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn và dùng để quan sát những vật nhỏ Nêu được số ghi trên kính lúp là số bội giác của kính lúp và khi dùng kính lúp có độ bội giác càng lớn thì quan sát thấy ảnh càng lớn
- Ánh sáng trắng và ánh sáng màu: Kể tên một vài nguồn sáng phát ra ánh sáng trắng thông thường, nguồn phát ra ánh sáng màu và nêu được tác dụng của tấm lọc ánh sáng màu Nêu được chùm ánh sáng trắng có chứa nhiều chùm ánh sáng màu khácnhau và mô tả được cách phân tích ánh sáng trắng thành các ánh sáng màu
- Các tác dụng của ánh sáng: Nhận biết được rằng khi có nhiều ánh sáng màu được chiếu vào cùng một chỗ trên màn ảnh trắng hoặc đồng thời đi vào mắt thì chúng được trộn với nhau và cho ra một màu khác hẳn, có thể trộn một số ánh sáng màu thích hợp với nhau để thu được ánh sáng trắng Nhận biết được rằng vật tán xạ mạnh ánh sáng màu nào thì có màu đó và tán xạ kém các ánh sáng màu khác Vật màu trắng
Trang 40xạ bất kỳ ánh sáng màu nào Nêu được ví dụ thực tế về tác dụng nhiệt, sinh học và quang điện của ánh sáng và chỉ ra được sự biến đổi năng lượng đối với mỗi tác dụng này.
2.2 Phân tích bài tập Quang học trong một số đề thi chọn HSG các cấp từ năm
2009 đến năm 2011
2.2.1 Đề thi học sinh giỏi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp thành phố
1 Một thấu kính hội tụ có tiêu cự = 20cm Một vật sáng A có dạng mũi tên được đặt trước thấu kính, vuông góc với trục chính, điểm A nằm trên trục chính của thấu kính Một màn M đặt vuông góc với trục chính phía sau thấu kính, ở cách vật mộtđoạn L
a) Cho L = 90cm Thấu kính ở vị trí sao cho ảnh A’B’ của AB qua thấu kính hiện
rõ trên màn Vẽ hính mô tả sự tạo ảnh của AB trên màn Sử dụng hình vẽ và các phép tính hình học, tìm khoảng cách thấu kính đến vật AB
b) Tìm điều kiện về giá trị khoảng cách L đề có được vị trí của thấu kính trong khoảng cách giữa vật AB và màn sao cho ảnh A’B’ hiện rõ trên màn
(Trích đề thi chính thức 2009-2010).
2 Một thấu kính có tiêu cự Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt trướcthấu kính, vuông góc với trục chính, điểm A nằm trên trục chính của thấu kính Một màn ảnh đặt vuông góc trục chính sau thấu kính Cho biết ảnh A’B’ của AB là ảnh thật hiện rõ trên màn và cao gấp hai lần AB Khoảng cách từ vật AB đến màn là 72cm
a) Hãy cho biết thấu kính là thấu kính hội tụ hay thấu kính phân kì?
b) Vẽ hình mô tả sự tạo ảnh của AB Sử dụng hình vẽ và các phép tính hình học, tìm tiêu cự của thấu kính
(Trích đề thi chính thức 2010-2011)