1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm sinh học, sinh thái một số loài lưỡng cư trong hệ sinh thái đồng ruộng diễn châu nghệ an

99 904 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 32,51 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH 000 ---TRƯƠNG THỊ THỦY MINH ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI MỘT SỐ LOÀI LƯỠNG CƯ TRONG HỆ SIINH THÁI ĐỒNG RUỘNG DIỄN CHÂU - NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

000

-TRƯƠNG THỊ THỦY MINH

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI MỘT SỐ LOÀI LƯỠNG CƯ TRONG HỆ SIINH THÁI ĐỒNG RUỘNG DIỄN CHÂU - NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

VINH - 2010

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

000

-TRƯƠNG THỊ THỦY MINH

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI MỘT SỐ LOÀI LƯỠNG CƯ TRONG HỆ SIINH THÁI

ĐỒNG RUỘNG DIỄN CHÂU - NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: ĐỘNG VẬT HỌC

MÃ SỐ: 60 42 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hướng dẫn khoa học: TS Cao Tiến Trung

PGS TS Hoàng Xuân Quang

VINH - 2010

Trang 4

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ

Trang 5

2.3.3 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

3.1 Thành phần loài Lưỡng cư trên đồng ruộng

xã Diễn Trường – Diễn Châu – Nghệ an

17

3.2 Đặc điểm hình thái các loài Lưỡng cư trên đồng ruộng

xã Diễn Trường – Diễn Châu – Nghệ An

Trang 6

3.3.3 Mật độ Lưỡng cư trên đồng ruộng

Trang 9

DANH LỤC BẢNG

TrangBảng 1.1 Một số dẫn liệu khí hậu ở Diễn Châu - Nghệ An năm 2009

10Bảng 3.1 Hệ thống phân loại các loài Lưỡng cư trên đồng ruộng Diễn

Trường - Diễn Châu - Nghệ An

17

Bảng 3.2 Đặc điểm hình thái quần thể Ngoé Limnonectes limnocharis

ở Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An

19

Bảng 3.3 Đặc điểm hình thái quần thể Cóc nước sần Occidozyga lima

ở Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An

20

Bảng 3.4 Đặc điểm hình thái quần thể Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus

ở Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An

22

Bảng 3.5 Đặc điểm hình thái quần thể Chẫu chuộc Rana guentheri

trên đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An

24

Bảng 3.6 Đặc điểm hình thái quần thể Cóc nhà Bufo melanostictus

ở Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An

26Bảng 3.7 Sự phân bố theo sinh cảnh của các loài Lưỡng cư trên

đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An

Trang 10

31 Bảng 3.8 Mật độ của các loài Lưỡng cư ở các vi sinh cảnh trên

đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An

32Bảng 3.9 Thành phần loài và tần số gặp thức ăn của Ngóe trên

đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An

33Bảng 3.10 Thành phần thức ăn của Cóc nhà trên đồng ruộng Diễn

37Bảng 3.11 Thành phần thức ăn của Cóc nước sần trên đồng ruộng Diễn

Trường - Diễn Châu - Nghệ An

39Bảng 3.12 Thành phần thức ăn của Chẫu chuộc trên đồng ruộng ở Diễn

41Bảng 3.13 Thành phần thức ăn của Ếch đồng trên đồng ruộng

ở Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An

43Bảng 3.14 Diễn biến mật độ lưỡng cư và sâu hại trên đồng ruộng Diễn

Châu – Nghệ An vụ đông xuân 2009

46Bảng 3.15 Biến động mật độ Lưỡng cư trên đồng ruộng Diễn Trường -

Diễn Châu - Nghệ An theo giai đoạn phát triển của cây lúa vụ

Trang 11

51Bảng 3.16 Biến động mật độ sâu hại theo giai đoạn phát triển của cây

lúa trên đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An

51Bảng 3.17 Diễn biến mật độ lưỡng cư và sâu hại trên đồng ruộng Diễn

Châu – Nghệ An vụ đông xuân 2010

53Bảng 3.18 Biến động mật độ Lưỡng cư trên đồng ruộng Diễn Trường -

Diễn Châu - Nghệ An theo giai đoạn phát triển của cây lúa

58Bảng 3.19 Biến động mật độ sâu hại theo giai đoạn phát triển của cây

lúa trên đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An

58Bảng 3.20 Diễn biến mật độ sâu hại và mật độ lưỡng cư trên đồng ruộng

61Bảng 3.21 Biến động mật độ Lưỡng cư theo giai đoạn phát triển của cây lúa

trên đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An vụ hè

66Bảng 3.22 Biến động mật độ sâu hại theo giai đoạn phát triển của cây lúa

trên đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An vụ hè thu

Trang 12

năm 2010.

66Bảng 3.23 Hệ số tương quan (R) giữa Ngoé và sâu hại lúa chủ yếu trên đồng

ruộng Diễn Trường - Diễn Châu – Nghệ An vụ Đông xuân 2009

69 Bảng 3.24 Hệ số tương quan (R) giữa Cóc nhà và sâu hại lúa chủ yếu trên

đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu – Nghệ An vụ Đông

70Bảng 3.25 Hệ số tương quan (R) giữa Cóc nước sần và sâu hại lúa chủ yếu trên

đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu – Nghệ An vụ Đông

71Bảng 3.26 Hệ số tương quan (R) giữa Ngoé và sâu hại lúa chủ yếu trên đồng

ruộng Diễn Trường - Diễn Châu – Nghệ An vụ Đông xuân 2010

72 Bảng 3.27 Hệ số tương quan (R) giữa Cóc nhà và sâu hại lúa chủ yếu trên

đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu – Nghệ An vụ Đông

73Bảng 3.28 Hệ số tương quan (R) giữa Cóc nước sần và sâu hại lúa chủ yếu trên

đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu – Nghệ An vụ Đông

74Bảng 3.29 Hệ số tương quan (R) giữa Ngoé và sâu hại lúa chủ yếu trên đồng

Trang 13

ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An vụ Hè thu 2010

75 Bảng 3.30 Hệ số tương quan (R) giữa Cóc nhà và sâu hại lúa chủ yếu trên

đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An vụ Hè thu 2010

76Bảng 3.31 Hệ số tương quan (R) giữa Cóc nước sần và sâu hại lúa chủ yếu trên

đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An vụ Hè thu 2010

77Bảng 3.32 Hệ số tương quan (R) giữa tập hợp Lưỡng cư và tập hợp sâu hại

lúa chủ yếu trên đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu –

77

Trang 14

DANH LỤC HÌNH

TrangHình 1.1 Bản đồ huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An và địa điểm nghiên cứu

11Hinh 2.1 Sơ đồ đo Lưỡng cư không đuôi

27Hình 3.7 Bờ ruộng lớn với đường đi nội đồng

28Hình 3.8 Bờ mương bê tông

29Hình 3.9 Đường ven làng

29Hình 3.10 Cánh đồng lúa xã Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An

30Hình 3.11 Diễn biến mật độ Ngóe và sâu hại theo tuần trên đồng ruộng

Diễn Trường - Diễn Châu – Nghệ An vụ Đông xuân 2009

Trang 15

47Hình 3.12 Diễn biến mật độ Cóc nhà và sâu hại theo tuần trên đồng ruộng

Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An vụ Đông xuân năm 2009

48Hình 3.13 Diễn biến mật độ Cóc nước sần và sâu hại theo tuần trên đồng

ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An vụ đông xuân 2009

49Hình 3.14 Diễn biến mật độ tổng thiên địch và tổng sâu hại theo tuần trên

đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An vụ đông

50Hình 3.15 Biến động mật độ tổng Lưỡng cư và tổng sâu hại trên đồng

ruộng Diễn Ttrường - Diễn Châu - Nghệ An theo giai đoạn phát triển của cây lúa vụ đông xuân 2009

52Hình 3.16 Diễn biến mật độ Ngóe và sâu hại theo tuần trên đồng ruộng

Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An vụ Đông xuân 2010

54Hình 3.17 Diễn biến mật độ Cóc nhà và sâu hại theo tuần trên đồng ruộng

Diễn Trường - Diễn Châu – Nghệ An vụ Đông xuân năm 2010

55Hình 3.18 Diễn biến mật độ Cóc nước sần và sâu hại theo tuần trên đồng

ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An vụ đông xuân 2010

56

Trang 16

Hình 3.19 Diễn biến mật độ tổng thiên địch và tổng sâu hại theo tuần trên

đồng ruộng Diễn Châu - Nghệ An vụ đông xuân 2010

57Hình 3.20 Biến động mật độ tổng Lưỡng cư và tổng sâu hại trên đồng

ruộng Diễn Trường - Diễn Châu – Nghệ An theo giai đoạn phát triển của cây lúa vụ đông xuân 2010

59Hình 3.21 Diễm biến mật độ Ngóe và sâu hại theo tuần trên đồng ruộng

Diễn Trường - Diễn Châu – Nghệ An vụ hè thu năm 2010

62Hình 3.22 Diễn biến mật độ Cóc nhà và sâu hại theo tuần trên đồng

ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An vụ hè thu năm 2010

63Hình 3.23 Diễn biến mật độ Cóc nước sần và sâu hại theo tuần trên đồng

ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An hè thu 2010

64Hình 3.24 Diễn biến mật độ tổng thiên địch và tổng sâu hại theo tuần trên

đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu – Nghệ An vụ hè thu

65Hình 3.25 Biến động mật độ tổng Lưỡng cư và tổng sâu hại trên đồng

ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An theo giai đoạn phát triển của cây lúa vụ Hè thu năm 2010

67

Trang 17

MỞ ĐẦU

Việt Nam là một trong những quốc gia nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, vì vậy nơi đây có tính đa dạng sinh học cao, đặc biệt là nhóm Lưỡng cư Bò sát

Lưỡng cư có vai trò quan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp, đặc biệt

là trong quản lý tổng hợp dịch hại (IPM) Sự suy giảm về số lượng cũng như thành phần loài Lưỡng cư đang diễn ra ngày càng gay gắt đe dọa tính ổn định của hệ sinh thái nông nghiệp Để phòng trừ sâu hại tổng hợp theo quan điểm của IPM cần dựa trên mối quan hệ qua lại giữa các loài cây trồng, sâu hại và thiên địch Thiên địch thường hạn chế số lượng các loài sâu hại chính của cây trồng, trong đó Lưỡng cư là một thành phần quan trọng Trong hệ sinh thái nông nghiệp Lưỡng cư, Bò sát là mắt xích quan trọng trong cân bằng sinh học, duy trì và phát triển bền vững đa dạng sinh học

Bởi vậy, cần tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa sâu hại và Lưỡng cư

Bò sát thiên địch làm cơ sở để bảo vệ và lợi dụng quần thể các loài thiên địch, nhằm tăng cường sự cân bằng tự nhiên, hạn chế số lượng sâu hại, giảm bớt việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.Lưỡng cư Bò sát là nhóm động vật có ích cho con người Cùng với các loài thiên địch khác, chúng góp phần khống chế sự phát triển của sâu hại (Theo Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quốc Thắng, 1977) "Ếch nhái

là đội quân hùng hậu, phong phú về số lượng tích cực tiêu diệt côn trùng phá hại mùa màng" [13]

Quá trình công nhiệp hoá – hiện đại hoá của đất nước thì công nghiệp hoá nông nghiệp cũng được kéo theo, cùng với các biện pháp cơ giới, canh tác con người đã lạm dụng các loại thuốc hoá học làm cho môi trường bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật, làm giảm số lượng cá thể cũng như số lượng các loài thiên địch Bên cạnh đó, do ý thức bảo vệ đa dạng sinh học của con người còn kém, nhu cầu dùng Lưỡng cư làm thức ăn ngày

Trang 18

càng tăng đã tác động mạnh mẽ đến các mắt xích tự nhiên trong hệ sinh thái đồng ruộng Lưỡng cư là mắt trong chuỗi, mạng lưới thức ăn xích bị tác động rõ rệt trong hệ sinh thái đó.

Trong những năm qua công tác nghiên cứu Lưỡng cư đã được tiến hành

ở nhiều địa điểm khác nhau và được nhiều tác giả quan tâm nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về bảo vệ nguồn lợi Lưỡng cư và mối quan hệ giữa chúng với côn trùng trong hệ sinh thái đồng ruộng ở vùng đồng bằng Nghệ An Vì vậy nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái quần thể Lưỡng cư

Bò sát (là nhóm thiên địch quan trọng) có ý nghĩa cần thiết đối với việc xây dựng cơ sở khoa học cho công tác duy trì, bảo vệ các loài thiên địch, đặc biệt

là trong hệ sinh thái đồng ruộng, nơi đây sự đa dạng sinh học đang ngày càng

suy thoái rõ rệt Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài "Đặc điểm sinh học, sinh thái một số loài Lưỡng cư trong hệ sinh thái đồng ruộng xã Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An".

+Bổ sung thêm tài liệu tham khảo về Lưỡng cư ở nước ta

* Nghiên cứu các loài Lưỡng cư phổ biến trong hệ sinh thái đồng ruộng giới hạn trong các nội dung sau:

+ Đặc điểm hình thái

+ Đặc điểm về sự phân bố theo sinh cảnh

+ Đặc điểm dinh dưỡng

+ Mối quan hệ giữa các loài Lưỡng cư và sâu hại chính ở các giai đoạn phát triển của cây lúa

Trang 19

CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.1 Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của đề tài

1.1.1 Cơ sở khoa học

Cùng với sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ở Việt Nam, công nghiệp hoá nông nghiệp cũng được đẩy mạnh, nhằm nâng cao năng suất cây trồng, đáp ứng nhu cầu lương thực và xuất khẩu Kèm theo đó

là việc sử dụng thuốc hoá học trong bảo vệ thực vật quá mức đã gây ô nhiễm môi trường, làm giảm số lượng các loài thiên địch có ích cho hệ sinh thái nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống con người

Quan điểm quản lý tổng hợp dịch hại cây trồng (IPM) cho rằng "Phục hồi và sử dụng thiên địch tự nhiên nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng của các loài sâu hại, hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là biện pháp cốt lõi của phòng trừ sâu hại" và mối quan hệ này được thiết lập dựa trên mối quan

hệ cân bằng giữa: Sâu hại - Thiên địch - Cây lúa Lưỡng cư thiên địch sử dụng sâu hại làm thức ăn và mối quan hệ này chủ yếu là quan hệ vật ăn thịt - con mồi, trong mối quan hệ này, mật độ vật ăn thịt phụ thuộc chặt chẽ vào mật độ con mồi Sự gia tăng số lượng con mồi kéo theo sự gia tăng số lượng của các loài ăn thịt, sự gia tăng này đến mức độ nhất định sẽ kìm hãm số lượng và làm suy giảm mật độ con mồi Số lượng cá thể của bất kỳ một loài nào đều không ổn định mà có sự thay đổi theo mùa, theo năm, phụ thuộc vào yếu tố nội tại của quần thể và điều kiện môi trường (Trần Kiên, 1976) [12]

Số lượng cá thể của bất cứ loài nào cũng không giảm tới mức biến mất và cũng không tăng tới mức vô tận, khuynh hướng này được hình thành nhờ quá trình điều hoà tự nhiên trong một môi trường không bị phá vỡ

Trong quan hệ ăn thịt, con mồi có vai trò lớn đối với hệ sinh thái nông nghiệp góp phần ổn định năng suất và giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh gây ra (Phạm Văn Lầm, 1992) [18] Trong hệ sinh thái nông nghiệp, các nhóm Lưỡng cư, Bò sát rất phổ biến, chúng sử dụng các loài động vật nhỏ hơn làm

Trang 20

thức ăn trong đó có các nhóm sâu hại [13], các nhóm Lưỡng cư, Bò sát thích ứng với các sinh cảnh khác nhau, hoạt động theo các giờ khác nhau góp phần khống chế các nhóm côn trùng.

1.1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài tại khu vực xã Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An, nơi đây đang mở mang đường sá liên xã, liên huyện phục vụ cho giao thông, giao thương Các công trình xây dựng khác cũng ồ ạt mọc lên như: trường học, chợ, trung tâm thương mại, nhà ở, khu du lịch, làm cho diện tích đất canh tác đang bị thu hẹp ảnh hưởng đến môi trường sống của Lưỡng

cư Thói quen dùng Lưỡng cư, Bò sát làm thức ăn đặc sản cho con người và thức ăn cho gia súc, gia cầm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự suy giảm mật

độ Lưỡng cư trong hệ sinh thái nông nghiệp Bên cạnh đó, sự tác động của các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ đã ảnh hưởng tới môi trường sống của Lưỡng cư trên đồng ruộng

Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài Lưỡng cư là cấp thiết nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc bảo vệ, duy trì và phát triển bền vững quần thể các loài Lưỡng cư, Bò sát

là những loài góp phần không nhỏ cân bằng hệ sinh thái nông nghiệp

1.2 Lược sử nghiên cứu Lưỡng cư, Bò sát ở Việt Nam

Những công trình nghiên cứu Lưỡng cư, Bò sát ở Việt Nam được bắt đầu vào những năm cuối thế kỉ XIX Các công trình nghiên cứu thời kỳ này do các nhà khoa học nước ngoài thực hiện như Tirant (1885), Boulenger (1903), Smith (1921, 1923, 1924), Parker (1934) Đáng chú ý là công trình của Bourret R và các cộng sự trong khoảng thời gian từ 1934 đến 1944, đã thống

kê, mô tả 177 loài và phụ loài Thằn lằn, 245 loài và phụ loài Rắn, 44 loài và phụ loài Rùa trên toàn Đông Dương, trong đó có nhiều loài ở miền Bắc Việt Nam, (dẫn theo Hoàng Xuân Quang, 1993) [21]

Trang 21

Từ năm 1954 trở về sau, nhiều công trình nghiên cứu về Lưỡng cư, Bò sát do các nhà khoa học Việt Nam thực hiện đã được công bố.

Năm 1956, Đào Văn Tiến điều tra tại khu vực Vĩnh Linh (Quảng Trị), đã thống kê được 7 loài Rắn, 4 loài Thằn lằn, 2 loài Rùa (Đào Văn Tiến 1957, 1960) [32] Đến năm 1962 Đào Văn Tiến công bố thêm 2 loài Bò sát là Trăn đất và Ba ba gai sưu tầm được ở Đình Cả (Thái Nguyên), năm 1961, đoàn điều tra động vật khoa sinh học trường Đại học Tổng Hợp đã sưu tầm được 7 loài Bò sát khi tiến hành nghiên cứu ở Ba Bể (Bắc Thái) (dẫn theo Hoàng Xuân Quang, 1993) [21]

Năm 1977, Đào Văn Tiến xây dựng đặc điểm phân loại và khoá định loại Lưỡng cư ở Việt Nam [32]

Năm 1981, công trình nghiên cứu : "Kết quả điều tra cơ bản Ếch nhái, Bò sát miền Bắc Việt Nam", Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc đã thống

kê miền Bắc có 159 loài Bò sát thuộc 72 giống, 19 họ, 2 bộ, 69 loài Ếch nhái thuộc 16 giống, 9họ, 3 bộ [14]

Năm 1985, Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, công bố danh sách Ếch nhái, Bò sát Việt Nam gồm 260 loài trong đó đã đưa vào danh sách 6 loài mới [15]

Năm 1993, Hoàng Xuân Quang đã thống kê danh sách Lưỡng cư, Bò sát ở khu vực Bắc Trung Bộ, gồm 128 loài kèm theo phân tích về sự phân bố địa hình, sinh cảnh, đặc điểm sinh học của các nhóm và quan hệ thành phần loài với các khu phân bố Lưỡng cư, Bò sát trong nước và các khu vực lân cận [21]

Năm 1995, Ngô Đắc Chứng nghiên cứu thành phần loài Ếch nhái, Bò sát ở vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) đã thống kê 19 loài Lưỡng cư, 30 loài Bò sát Có 3 loài Bò sát và 8 loài Lưỡng cư quý hiếm cần được bảo vệ [6].Năm 1998, Lê Nguyên Ngật đã công bố kết quả sơ bộ thành phần loài Lưỡng cư, Bò sát ở khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn (Thanh Sơn – Phú

Trang 22

Thọ) gồm 16 loài Lưỡng cư thuộc 5 họ, 1 bộ và 30 loài Bò sát thuộc 11 họ 2

bộ (dẫn theo Chu Văn Sơn, 2009) [30]

Năm 2002, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc nghiên cứu thành phần loài

Bò sát, Lưỡng cư của vườn quốc gia Cát Tiên đã xác định có 121 loài thuộc

23 họ, 5 bộ thuộc 2 lớp Trong đó có 3 loài đặc hữu của Việt Nam, 30 loài quý hiếm ghi trong Sách Đỏ Việt Nam [28]

Trong những năm qua, việc nghiên cứu Lưỡng cư, Bò sát ở Việt Nam vẫn tiếp tục được tiến hành, đặc biệt là ở các Vườn Quốc Gia, khu bảo tồn thiên nhiên Nghiên cứu về Lưỡng cư ở vườn Quốc gia Bạch Mã như các tác giả Võ Văn Phú, Lê Trọng Sơn, Lê Vũ Khôi, Ngô Đắc Chứng (2003) [1], nghiên cứu thành phần loài Bò sát, Lưỡng cư ở các tỉnh phía tây miền Đông Nam Bộ gồm Bình Dương, Bình Phước và Tây Ninh của Ngô Đắc Chứng, Hoàng Xuân Quang, Phạm Văn Hòa (2004) [1] Nghiên cứu đa dạng thành phần loài Lưỡng cư, Bò sát khu vực núi Hoàng Liên, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quảng Trường, Hồ Thu Cúc (2004) [1] Hoàng Xuân Quang và cộng sự (2008) nghiên cứu đa dạng thành phần loài và đặc điểm phân bố theo sinh cảnh của Lưỡng cư, Bò sát vùng đệm Vườn Quốc gia Pù Mát [25], đã ghi nhận 41 loài, bổ sung 7 loài Lưỡng cư và 8 loài Bò sát cho danh sách loài vùng này

Năm 2005, Nguyễn Văn Sáng, Hồ Thu Cúc, công bố danh sách Lưỡng

cư Bò sát Việt Nam gồm 256 loài Bò sát, 82 loài Lưỡng cư (chưa kể 14 loài

Bò sát và 5 loài Lưỡng cư chưa xếp vào danh lục) [29]

1.3 Một số nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học Lưỡng cư, Bò sát

ở Việt Nam

Tiến hành song song với việc nghiên cứu về khu hệ thành phần loài Lưỡng cư, Bò sát là việc nghiên cứu hình thái, sinh thái học quần thể Lưỡng

cư, Bò sát

Trang 23

Công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học Ếch đồng của tác giả Đào Văn Tiến, Lê Vũ Khôi (1965) [31], tài liệu chuyên khảo về “Đời sống Ếch nhái” của Trần Kiên, Nguyễn Văn Sáng, Nguyễn Quốc Thắng (1977) [13].Năm 1985, Trần Kiên đã nghiên cứu về sinh thái học và ý nghĩa kinh tế của

rắn hổ mang Châu Á (Naja naja Linnaeus, 1758) ở đồng bằng miền Bắc Việt

Nam Ngoài những đặc điểm hình thái chủ yếu, tác giả đã nghiên cứu những dấu hiệu giải phẩu về sinh dục, mô học, ngoài ra còn tiến hành một số thí nghiệm ở trại Rắn giống Vĩnh Sơn (dẫn theo Hoàng Xuân Quang, 1993) [21]

Năm 1995, Ngô Đắc Chứng “Bước đầu nghiên cứu thành phần loài Ếch nhái, Bò sát ở Vườn Quốc gia Bạch Mã”, Tuyển tập công trình nghiên cứu hội thảo ĐDSH Bắc Trường Sơn [6]

Năm 1999, Nguyễn Kim Tiến đã có kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh

thái học Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus Weigmann, 1835 trong điều

kiện nuôi (theo Nguyễn Xuân Hương 2007) [11]

Ngô Thái Lan, Trần Kiên (2000) nghiên cứu về đặc điểm hình thái của 3

quần thể Thạch sùng đuôi sần Hemidactylus frenatus ở Vĩnh Phúc, Sóc Sơn

(Hà Nội) (theo Nguyễn Thị Bích Mẫu) [20]

Cao Tiến Trung, Hoàng Xuân Quang (2000) nghiên cứu đặc điểm sinh

thái học quần thể Nhông cát Leiolepis reevesii (Gray, 1831) ở vùng cát

ven biển Nghệ An [34]

Trần Kiên và cộng sự (2002) bước đầu nghiên cứu thành phần loài Lưỡng cư và mật độ của chúng ở đồng ruộng và khu dân cư của thành phố Vinh và huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An [16]

Ngô Đắc Chứng, Phạm Văn Hòa (2002) phân bố của các loài Lưỡng cư

và Bò sát theo độ cao và sinh cảnh ở vùng núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh [7].Hoàng Xuân Quang và cộng sự (2002) tìm hiểu mối quan hệ giữa Ếch nhái thiên địch và sâu hại trên ruộng lúa của xã Vinh Tân trong vụ Đông xuân và Hè thu, năm 2001 [23]

Trang 24

Hoàng Xuân Quang, Trần Ngọc Lân, Cao Tiến Trung và cộng sự (2002) tiến hành nghiên cứu cơ sở phục hồi và phát triển một số động vật thiên địch nhóm Bò sát, Lưỡng cư trên hệ sinh thái đồng ruộng khu vực Quỳnh Lưu, Vinh, thị xã Hồng Lĩnh và xã Cẩm Mỹ thuộc hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đã xác định được 10 loài Lưỡng cư, thuộc 5 họ, 1 bộ và 18 loài Bò sát thuộc 6 họ,

1 bộ Bên cạnh đó các tác giả đã nghiên cứu mối tương quan giữa mật độ các loài thiên địch – sâu hại và đánh giá vai trò của thiên địch Lưỡng cư, Bò sát trong việc phòng trừ tổng hợp dịch hại trên hệ sinh thái nông nghiệp, đề xuất các biện pháp bảo vệ và phục hồi đa dạng thiên địch Lưỡng cư, Bò sát [24].Năm 2004, Hoàng Xuân Quang, Ông Vĩnh An, Hoàng Ngọc Thảo đã

công bố về quá trình lột xác của Rắn ráo trâu – Ptyas mucosus (Linnaeus,

1758) trong điều kiện nuôi tại thị xã Cửa Lò - Nghệ An (theo Nguyễn Thị Hường 2005) [10]

Năm 2004, Nguyễn Thị Thanh Hà tiến hành nghiên cứu Ếch nhái thiên địch trên đồng ruộng Hà Huy Tập - Vinh - Nghệ An có 12 loài Lưỡng cư thuộc 5 họ, 1 bộ [9] Năm 2005, Nguyễn Thị Hường tiến hành nghiên cứu đặc

điểm sinh học, sinh thái quần thể Ngóe Limnonectes limnocharis (Bioe, 1834)

trên hệ sinh thái đồng ruộng Đông Sơn - Thanh Hóa [10]

Năm 2007, Nguyễn Xuân Hương tiến hành nghiên cứu thành phần loài

và đặc điểm sinh học, sinh thái của Lưỡng cư trên đồng ruộng Sầm Sơn - Thanh Hóa [11]

Năm 2009, Chu Văn Sơn nghiên cứu đặc điểm sinh học một số loài Lưỡng cư trên hệ sinh thái đồng ruộng Yên Thành - Nghệ An [30]

Như vậy các tác giả trên đã có những nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái Lưỡng cư, Bò sát trong tự nhiên và trong điều kiện nuôi, vai trò của Lưỡng cư, Bò sát trong phòng trừ dịch hại cây trồng trên đồng ruộng một số khu vực ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ

Trang 25

Diễn Châu là một huyện đồng bằng ven biển Nghệ An, nơi đây có diện tích trồng lúa nước khá lớn (>16.000 ha) Tuy nhiên những nghiên cứu về Lưỡng cư, Bò sát ở đây chưa nhiều Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm góp phần cung cấp cơ sở khoa học để bổ sung hoàn thiện hệ thống các đối tượng thiên địch và biện pháp phòng trừ tổng hợp sâu hại.

1.4 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

Diễn Châu là huyện đồng bằng thuộc tỉnh Nghệ An, hiện nay Diễn Châu

có 39 đơn vị hành chính gồm 38 xã và 1 thị trấn Dân số: 217.277 người

Vị trí địa lí: Diễn Châu nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Nghệ An Phía Nam

giáp huyện Nghi Lộc, phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Tây giáp huyện Yên Thành, phía Đông giáp biển Đông (hình 1.1)

Đặc điểm khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây – Nam khô và nóng (từ tháng IV đến tháng VIII) và gió mùa Đông Bắc lạnh (từ tháng XI đến tháng III năm sau) Lượng mưa trung bình năm là 1800mm, độ ẩm tương đối từ 83 – 86% Ở đây khí hậu phân thành bốn mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông [39] Một số dẫn liệu khí hậu ở Diễn Châu năm 2009 và 2010 được trình bày ở bảng 1.1

Diện tích tự nhiên 304,92 km2; trừ khu vực Tây Bắc giáp Yên Thành và Quỳnh Lưu là đồi núi thấp, còn lại phần lớn diện tích của huyện là đồng bằng trồng các loại cây lương thực như (lúa, ngô, khoai…), cây công nghiệp như (lạc, đậu, mía…), nuôi trông thuỷ sản Đây là huyện có diện tích gieo trồng lúa lớn nhất Nghệ An (trên 16.000 ha), sản lượng hàng năm 72.000 tấn Diện tích trồng màu 3.300 ha, sản lượng 9.600 tấn

Trang 26

Bảng 1.1 Một số dẫn liệu khí hậu ở Diễn Châu - Nghệ An năm 2009 và 2010.

Trang 27

Hình 1.1 Bản đồ huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An và địa điểm nghiên cứu

(*)

Địa điểm nghiên cứu (*)

Trang 28

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Các loài Lưỡng cư phổ biến trên đồng ruộng, đảm bảo số lượng mẫu thống kê để phân tích:

+ Ngóe (Limnonectes limnocharis Bioe in Weigmann, 1834).

+ Chẫu chuộc (Rana guentheri Boulenger, 1882).

+ Cóc nước sần (Occidozyga lima Gravenhorst, 1829).

+ Cóc nhà (Bufo melanostictus Schneider, 1799)

+ Ếch đồng (Hoplobatrachus rugulosus Weigmann, 1835)

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Xác định sinh cảnh nghiên cứu

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Phương pháp nghiên cứu côn trùng trên ruộng lúa theo "phương pháp điều tra sâu hại cây trồng" của cục Bảo vệ thực vật (1986) [2] cụ thể như sau:

- Thu mẫu các loài côn trùng

+ Thu mẫu định tính: Sử dụng vợt, ống nghiệm, bắt bằng tay, thu thập các loài côn trùng trên đồng ruộng Xác định sự có mặt của chúng vào các thời điểm khác nhau trong vụ lúa, thời gian hoạt động của chúng trong ngày

Trang 29

+ Thu mẫu định lượng:

Theo dõi định kỳ mỗi tuần một lần trên ba thửa ruộng khác nhau, mỗi thửa điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1 m2 (trung bình 42 khóm lúa) Các điểm thu mẫu lần sau không trùng với lần trước Cố định thời gian thu mẫu trong ngày (từ 18h - 22h)

- Thu mẫu các loài Lưỡng cư

+ Thu mẫu định tính:

Thu mẫu các loài Lưỡng cư trên các sinh cảnh nghiên cứu, xác định sự

có mặt của chúng vào các thời điểm khác nhau trong vụ lúa, thời gian hoạt động của chúng trong ngày

Ở mỗi vi sinh cảnh và trong từng thời điểm, thu với số lượng đủ để xử lí thống kê Ghi chép thời gian, địa điểm, nhiệt độ, độ ẩm cho mỗi lần thu

+ Thu mẫu định lượng:

Mật độ được tính: đếm số cá thể mỗi loài trên các dải đường đi có diện tích như sau:

* Phương pháp nghiên cứu sinh thái học Lưỡng cư trên đồng ruộng

+ Quan sát nơi ở và nơi đẻ trứng của Lưỡng cư trên đồng ruộng

+ Nghiên cứu hoạt động ngày đêm và hoạt động mùa

Chọn thời điểm nghiên cứu bằng cách chia ra 4 khoảng thời gian:

18h30 – 19h30; 19h30- 20h30; 20h30 – 21h30; 21h30 – 22h30

Tiến hành đếm mật độ và thu mẫu xác định thức ăn

Trang 30

2.3.3 Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

+ Đặc điểm dinh dưỡng:

Thu mẫu Lưỡng cư hàng tháng từ 18h30 – 22h30 Cố định dạ dày ngay sau khi bắt bằng cồn 700 Mổ, cân trọng lượng dạ dày, trọng lượng thức ăn, phân tích thành phần thức ăn có trong dạ dày

Xác định thành phần thức ăn theo tài liệu của Nguyễn Viết Tùng (2006) [33], tính tần số gặp thức ăn trong dạ dày

Xác định mối quan hệ thiên địch – sâu hại qua thành phần thức ăn và mật

độ sâu hại – thiên địch qua các giai đoạn phát triển của cây lúa

+ Định loại các loài Lưỡng cư, theo tài liệu của Đào Văn Tiến, (1977) [32] và theo tài liệu thực tập thiên nhiên của Hoàng Xuân Quang (1998) [22]+ Đặc điểm hình thái:

- Phân tích các chỉ tiêu hình thái Lưỡng cư theo Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo (2006) [26], gồm các chỉ tiêu sau:

Đo kích thước các phần của cơ thể, đơn vị tính: mm (hình 2.1)

1 Dài thân (L.): từ mút mõm đến khe huyệt

2 Dài đầu (L.c.): từ mút mõm đến chẫm

3 Rộng đầu (l.c.): bề rộng nhất của đầu, thường là khoảng cách hai góc sau của hàm

4 Dài mõm (L.r.): khoảng cách từ mút mõm đến bờ trước của mắt

5 Gian mũi (i.n.): khoảng cách bờ trong hai lỗ mũi

6 Đường kính mắt (D.o.): Bề dài lớn nhất của ổ mắt

7 Gian mí mắt (Sp.p.): khoảng cách bé nhất giữa hai bờ trong của mí mắt trên

8 Rộng mí mắt trên (L.p): bề rộng nhất của mí mắt trên

9 Dài màng nhĩ (L.tym.): bề dài nhất của màng nhĩ

10 Dài đùi (F.): từ khe huyệt đến khớp gối

11 Dài ống chân (T.): từ khớp gối đến cuối khớp ống - cổ

12 Rộng ống chân (L.T.): bề rộng nhất của ống chân

Trang 31

13 Dài cổ chân (L.ta.): từ khớp ống - cổ đến khớp cổ - bàn.

14 Dài củ bàn trong (C.int.): bề dài củ bàn trong (đo ở gốc)

15 Dài ngón chân I (L.orI.): từ bề ngoài củ bàn trong đến mút ngón chân I

17 Dài chi sau (L.t.)

18 Cân trọng lượng (P) tính bằng gam (g)

Hình 2.1: Sơ đồ đo Lưỡng cư không đuôi

Trang 32

m: Số dạ dày có mẫu thức ăn.

M: Số dạ dày nghiên cứu

- Tần số gặp thức ăn cho tổng các lần thu mẫu được thống kê theo công thức xác suất đầy đủ:

N

n S

F = ∑ i i

F: Tần số gặp thức ăn cho tổng số lần thu mẫu

ni: số lần thu mẫu thứ i có gặp thức ăn

Si: Tần số gặp thức ăn ở lần thu mẫu thứ i

N: Số lần thu mẫu

- Xác định mối quan hệ dinh dưỡng giữa cá thể với các thành phần thức

ăn của chúng theo công thức tính hệ số tương quan

n xi

yi xi

n yi xi

1

2

1

2 1

2

1 2

1 1

1

Trong đó: xi, yi là cặp số liệu quan sát thứ i

R = 0 Chúng có mối quan hệ độc lập nhau

R =1 chúng có mối quan hệ hàm số tuyến tính

0 < R < 0,5: Quan hệ tuyến tính yếu

0,5 < R < 0,7: Quan hệ tuyến tính vừa

0,7 < R < 0,8: Quan hệ tuyến tính tương đối chặt

0,8 < R < 0,9: Quan hệ tuyến tính chặt

0,9 < R < 1,0: Quan hệ tuyến tính rất chặt

Trang 33

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Thành phần loài Lưỡng cư trên đồng ruộng xã Diễn Trường - Diễn Châu – Nghệ An

Bảng 3.1 Hệ thống phân loại các loài Lưỡng cư trên đồng ruộng

Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An

TT Tên Việt Nam Tên khoa học

Lớp Lưỡng cư Amphibia

Bộ Không đuôi Anura

1 Cóc nhà Bufo melanostictus Schneider,1799

II Họ Ếch nhái Ranidae

3 Cóc nước sần Occidozyga lima Gravenhorst,1829

4 Chẫu chuộc Rana guentheri Boulenger, 1882

5 Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus Weigmann, 1835

III Họ Nhái bầu Microhylidae

6 Ễnh ương Kaloula pulchra Gray, 1831

Qua nghiên cứu trên các vi sinh cảnh đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An, hiện biết 6 loài Lưỡng cư thuộc 3 họ, 1 bộ (bảng 3.1) Thành phần loài Lưỡng cư trên đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An tương đối đa dạng

3.2 Đặc điểm hình thái các loài Lưỡng cư trên đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An

3.2.1 Đặc điểm hình thái quần thể Ngoé Limnonectes limnocharis Boie in

Weigmann, 1835 (hình 3.1)

Trang 34

Kết quả phân tích các đặc điểm hình thái của qần thể Ngoé ở đồng ruộng Diễn Châu - Nghệ An được thể hiện ở bảng 3.2.

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 17 tính trạng ở quần thể Ngóe Diễn Châu cho thấy, tính trạng dài chi sau có biên độ dao động lớn nhất (mx = 2,00), tiếp đến là tính trạng dài thân (mx = 1,16), rộng mí mắt trên (mx = 1,00) Các tính trạng khác có biên độ dao động thấp, trong đó thấp nhất là dài củ bàn trong (mx = 0,05), gian mũi và dài màng nhĩ (mx = 0,10), gian mí mắt (mx = 0,11), dài ngón chân I (mx = 0,15) Những tính trạng có biên độ giao động hẹp chứng tỏ chúng ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường và lứa tuổi

So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hà (2004) ở Hà Huy Tập – Vinh [9] Nguyễn Xuân Hương (2007) [11], ở Sầm Sơn - Thanh Hoá, Chu văn Sơn (2009) [30] ở Yên Thành - Nghệ An thì các tính trạng Ngoé ở khu vực nghiên cứu có sự sai khác nhưng không nhiều

Hình 3.1 Ngoé Limnonectes limnocharis

Bảng 3.2 Đặc điểm hình thái quần thể Ngoé Limnonectes limnocharis ở

Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An

1 Dài thân (L.) 55,74 24,86 34,87 6,378 1,16

Trang 35

13 Dài cổ chân (L.ta.) 14,87 6,87 10,13 1,88 0,34

14 Dài củ bàn trong (C.int.) 2,17 1,05 1,65 0,29 0,05

15 Dài ngón chân I (L.orI.) 6,09 2,78 4,00 0,85 0,15

16 Dài bàn chân (L.meta.) 27,83 11,37 18,14 3,42 0,63

17 Dài chi sau (L.t.) 86,61 41,46 55,64 3,96 2,00

X : Giá trị trung bình mẫu, SD: độ lệch chuẩn, mx: Sai số trung bình

3.2.2 Đặc điểm hình thái quần thể Cóc nước sần Occidozyga lima

Gravenhorst, 1829 (hình 3.2)

Các chỉ tiêu hình thái quần thể Cóc nước sần được tổng hợp ở bảng 3.3Đây là loài Lưỡng cư có kích thước nhỏ, các tính trạng hình thái đều có biên độ giao động hẹp, quanh giá trị trung bình X Điều này chứng tỏ các tính trạng hình thái của Cóc nước sần ở Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An

ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường, sự thay đổi theo lứa tuổi hoặc giới tính Trong đó các tính trạng dài chi sau (mx = 0,90), dài thân (mx = 0,67), dài ngón chân I (mx = 0,47), dài đùi (mx = 0,45) có phổ biến dị rộng hơn so cới các tính trạng còn lại So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Mẫu (2002) ở Quỳnh Lưu - Nghệ An [20] có các tính trạng như dài thân (mx = 2,58), dài đầu (mx = 0,82), rộng đầu (mx = 1,3), dài mõm (mx = 0,65), gian mũi (mx = 0,82), đường kính mắt (mx = 1,12), dài đùi (mx = 2,0), dài ống chân (mx = 0,61), dài cổ chân (mx = 1,21), dài ngón chân (mx = 0,71), dài

Trang 36

bàn chân (mx = 1,9), thì các tính trạng Cóc nước sần ở khu vực nghiên cứu phổ biến dị hẹp hơn.

Bảng 3.3 Đặc điểm hình thái quần thể Cóc nước sần Occidozyga lima ở

Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An

13 Dài cổ chân (L.ta.) 7,48 3,82 5,75 0,89 0,16

14 Dài củ bàn trong (C.int.) 1,95 0,94 1,41 0,30 0,06

15 Dài ngón chân I (L.orI.) 13,58 4,03 10,04 2,58 0,47

16 Dài bàn chân (L.meta.) 15,90 10,01 12,66 1,66 0,30

17 Dài chi sau (L.t.) 46,78 25,91 36,54 4,94 0,90

X : Giá trị trung bình mẫu, SD: độ lệch chuẩn, mx: Sai số trung bình

Trang 37

Hình 3.2 Cóc nước sần Occidozyga lima

3.2.3 Đặc điểm hình thái quần thể Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus

Weigmann, 1835 (hình 3.3)

Hình 3.3 Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus

Các chỉ tiêu hình thái quần thể Ếch đồng được tổng hợp ở bảng 3.4

Bảng 3.4 Đặc điểm hình thái quần thể Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus ở

Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An

13 Dài cổ chân (L.ta.) 16,35 5,89 9,43 1,12 0,57

14 Dài củ bàn trong (C.int.) 8,27 1,16 2,26 1,85 0,34

Trang 38

15 Dài ngón chân I (L.orI.) 7,57 2,11 4,49 1,56 0,28

16 Dài bàn chân (L.meta.) 29,22 12,06 17,45 3,24 0,96

17 Dài chi sau (L.t.) 85,55 4,73 48,29 2,11 3,86

X : Giá trị trung bình mẫu, SD: độ lệch chuẩn, mx: Sai số trung bìnhTrong 17 tính trạng nghiên cứu, tính trạng dài chi sau (mx = 3,86), dài thân (mx = 1,85), dài bàn chân (mx = 0,96), tính trạng dài ống chân (mx = 0,91), tính trạng dài đùi (mx = 0,90) là những tính trạng có biên độ dao động lớn Những tính trạng như rộng mí mắt trên (mx = 0,12), gian mũi (mx = 0,13), gian mí mắt và dài màng nhĩ (mx = 0,15), là những tính trạng có biên

độ giao động hẹp Như vậy các tính trạng dài thân, dài đầu, dài đùi, dài bàn chân, rộng đầu, dài chi sau có sự sai khác rõ rệt, chứng tỏ những tính trạng này chịu ảnh hưởng của lứa tuổi, các tính trạng còn lại có sự sai khác không lớn lắm

So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hương, 2007 [11] ở Sầm Sơn - Thanh Hoá có các tính trạng như: dài chi sau (mx = 1,17), dài thân (mx = 1,13), dài bàn chân (mx = 0,83) thì các tính trạng của quần thể Ếch đồng ở Diễn Châu - Nghệ An có phổ biến dị rộng hơn

3.2.4 Đặc điểm quần thể Chẫu chuộc Rana guentheri Boulenger, 1882

(hình 3.4)

Trang 39

Hình 3.4 Chẫu chuộc Rana guentheri

Nghiên cứu đặc điểm quần thể Chẫu chuộc được thể hiện ở bảng 3.5Kết quả nghiên cứu 17 tính trạng quần thể Chẫu chuộc trên đồng ruộng Diễn Châu - Nghệ An cho thấy, tính trạng dài chi sau (mx = 7,20), dài thân (mx = 3,82), dài bàn chân (mx = 2,18) có biên độ dao động lớn Các tính trạng như dài củ bàn trong (mx = 0,14), gian mí mắt và dài màng nhĩ (mx = 0,19), đường kính mắt (mx = 0,23) có biên độ dao động hẹp Như vậy các tính trạng dài thân, dài chi sau ở Chẫu chuộc có phổ biến dị rộng và chịu nhiều ảnh hưởng của lứa tuổi Các tính trạng còn lại có phổ biến dị hẹp chứng tỏ các tính trạng đó ít bị ảnh hưởng của điều kiện sống cũng như thay đổi theo lứa tuổi hay giới tính

So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hương (2007) [11], các tính trạng như: dài chi sau (X = 131,9), dài thân (X = 80,9), dài ống chân (X

= 42,5) thì các tính trạng trên của Chẫu Chuộc ở khu vực nghiên cứu thấp hơn

Bảng 3.5 Đặc điểm hình thái quần thể Chẫu chuộc Rana guentheri trên

đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An

Trang 40

13 Dài cổ chân (L.ta.) 23,73 11,41 16,50 5,77 1,05

14 Dài củ bàn trong (C.int.) 3,59 1,96 2,57 0,77 0,14

15 Dài ngón chân I (L.orI.) 9,78 4,51 6,99 2,47 0,45

16 Dài bàn chân (L.meta.) 45,84 19,79 31,37 11,96 2,18

17 Dài chi sau (L.t.) 144,18 59,65 95,08 39,43 7,20

X : Giá trị trung bình mẫu, SD: độ lệch chuẩn, mx: Sai số trung bình

3.2.5 Đặc điểm hình thái quần thể Cóc nhà Bufo melanostictus

Schneider, 1979 (hình 3.5)

Kết quả nghiên cứu 17 tính trạng Cóc nhà qua bảng 3.6 cho thấy:

Các tính trạng dài chi sau (mx = 2,69), dài đùi (mx = 0,95), dài thân và dài bàn chân (mx = 0,84) có biên độ dao động lớn Những tính trạng có phổ dao động hẹp hơn như: Dài củ bàn trong (mx = 0,09), gian mũi (mx = 0,14), dài màng nhĩ (mx = 0,16), rộng mí mắt trên (mx = 0,17)

Hình 3.5 Cóc nhà Bufo melanostictus

So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Mẫu (2002) [19] ở Quỳnh Lưu - Nghệ An có các tính trạng dài thân ( X = 56,47), dài đùi (X =

16,9), dài bàn chân (X = 20,5) như vậy các tính trạng của quần thể Cóc nhà ở

Quỳnh Lưu nhỏ hơn so với các tính trạng quần thể Cóc nhà ở Diễn Châu, song lại có biên độ giao động cao hơn Còn so với kết quả nghiên cứu của Chu Văn Sơn, (2009) ở Yên Thành – Nghệ An [30] các tính trạng như: dài thân (

Ngày đăng: 15/12/2015, 06:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w