1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học

108 1,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 49,17 MB

Nội dung

Năm 2008, Lê Thị Thu nghiên cứu nòng nọc các loài lưỡng cư ở hệ sinh thái rừng Tây Nghệ An đã xác định nòng nọc của 15 loài lưỡng cư, đồng thời đưa ra các dẫn liệu về sinh học, sinh thái

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

- 000

-LÊ THÀNH THẮNG

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC NÒNG NỌC MỘT SỐ LOÀI

LƯỠNG CƯ Ở TÂY NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

VINH - 2011

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

- 000

-LÊ THÀNH THẮNG

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC NÒNG NỌC MỘT SỐ LOÀI

LƯỠNG CƯ Ở TÂY NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH: ĐỘNG VẬT HỌC

MÃ SỐ: 60.42.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Hướng dẫn khoa học: PGS TS Hoàng Xuân Quang

TS Hoàng Ngọc Thảo

VINH - 2011

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, Tôi đã nhận đợc sự hớng dẫn khoa học, sự chỉ bảo tận tình của Thầy giáo, PGS TS Hoàng Xuân Quang Xin đợc kính gửi tới Thầy tình cảm thiêng liêng và lòng biết ơn sâu sắc

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo, T S Hoàng Ngọc Thảo đã tận tình chỉ bảo, hớng dẫn Tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Tôi cũng rất cảm ơn Ban Chủ Nhiệm Khoa Sau đại học, Khoa Sinh học và Tổ

bộ môn Động vật - Sinh lý đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và ngời thân đã động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này!

Vình, tháng 12 năm 2011

Tác giả

Lê Thành Thắng

Trang 5

Lời cảm ơn ii

Danh lục các chữ viết tắt iii

Danh lục các biểu đồ iV Danh lục các bảng V Danh lục các hình Vi Danh mục các phụ lục Vii MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Lược sử nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư 3

1.1.1 Lược sử nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư trên thế giới 3

1.1.2 Lược sử nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư ở việt nam 5

1.2 Khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 7

1.2.1 Địa hình, địa chất 7

1.2.2 Khí hậu, thủy văn 8

1.2.3 Tài nguyên rừng 8

1.2.4 Tình hình dân sinh .10

CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

2.1 Địa điểm, thời gian 11

2.2 Tư liệu .11

2.3 Phương pháp nghiên cứu .12

2.3.1.Nghiên cứu thực địa 12

2.3.2 Phương pháp quản lí và bảo quản mẫu vật 14

2.3.3 Dụng cụ hóa chất 14

2.3.4 Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 14

2.3.4.1 Phân tích đặc điểm hình thái nòng nọc 14

2.3.4.2 Phương pháp phân tích đặc điểm hình thái nòng nọc 17

Trang 6

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20 3.1 Đa dạng nòng nọc các loài lưỡng cư ở Tây Nghệ An 20

3.2 Đặc điểm hình thái và các giai đoạn phát triển nòng nọc các loài lưỡng cư 21

3.2.2.7 Leptolalax sp 38

3.2.2.8 Cóc mắt bên Xenophrys major (Boulenger, 1908) 41 3.2.2.9 Nhái bầu bút lơ Microhyla butleri Boulenger,

Trang 7

3.2.2.15 Rana

sp 56

3.2.2.16 Ếch cây lớn Rhacophorus cf maximus (Gunther, 1858) 58

3.2.3 Nhận xét về vị trí phân loại nòng nọc các loài 61

3.2.4 Đặc điểm biến dị quần thể nòng nọc lưỡng cư một số loài 68

3.2.5 Đặc điểm các giai đoạn phát triển nòng nọc các loài lưỡng cư 70

3.3 Đặc điểm môi trường sống và phân bố nòng nọc các loài lưỡng cư 75

3.4 Đặc điểm hình thái nòng nọc thích nghi với môi trường sống 80

3.4.1 Hình thái nòng nọc thích nghi với thủy vực nước chảy- nước đứng 80

3.4.2 Hình thái nòng nọc thích nghi với các tầng nước 80

3.5 Phân bố các loài nòng nọc theo độ cao 82

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Các điểm thu mẫu nòng nọc ở Tây Nghệ An 11

Bảng 3.1 Danh lục nòng nọc các loài lưỡng cư ở Tây Nghệ An 20

Bảng 3.2 Khóa định loại nòng nọc các loài lưỡng cư ở Tây Nghệ An 21 Bảng 3.3 Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Ingerophrynus gleatus 24

Bảng 3.4 Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Leptobrachium cf banae 27

Bảng 3.5 Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Leptobrachium chapaense 30

Bảng 3.6 Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Leptobrachium cf echinatum 32

Bảng 3.7 Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Leptobrachium sp 35

iv

Trang 8

Bảng 3.9 Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Leptolalax sp 40

Bảng 3.10 Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Xenophrys

major 42

Bảng 3.11 Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Microhyla butleri 44

Bảng 3.12 Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Fejervarya

maximus 60

Bảng 3.19 So sánh đặc điểm của nòng nọc các loài trong giống Leptobrachium 61Bảng 3.20 So sánh nòng nọc giữa hai loài trong giống Leptolalax 63

Bảng 3.21 So sánh nòng nọc giữa hai loài trong giống Limnonectes 64

Bảng 3.22 So sánh nòng nọc giữa hai loài trong giống Rana 64

Bảng 3.23 So sánh nòng nọc Ingerophrynus galeatus ở các vùng 68

vùng 69

Bảng 3.25 So sánh nòng nọc Fejervarya limnocharis ở các vùng 69 Bảng 3.26 So sánh nòng nọc Limnonectes kuhlii ở các vùng 70

Bảng 3.27 Tỉ lệ giữa chiều dài thân và chiều dài chi sau ở các giai đoạn của nòng nọc

71

Trang 9

Bảng 3.29 Tổng hợp tỉ lệ giữa các phần cơ thể nòng nọc các loài ở VNC

74

Bảng 3.30 Phân bố của nòng nọc theo độ cao

82

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 So sánh các tỉ lệ giữa bốn loài

Leptobrachium cf banae, Leptobrachium chapaense, Leptobrachium cf echinatum và

Biểu đồ 3.4 So sánh các tỉ lệ giữa hai loài

Rana johnsi và Rana sp 69

Biểu đồ 3.5 Biểu diễn mối quan hệ về tỉ lệ chiều dài thân/dài chi sau của nọc một số

loài trong VNC 72

Trang 11

15Hình 2.5 Cấu tạo đĩa miệng của nòng nọc

15Hình 2.6 Các dạng gai thịt ở nòng nọc

16Hình 2.7 Các dạng bao hàm ở nòng nọc

16Hình 2.8 Các kiểu lỗ thở và vị trí lỗ thở ở nòng nọc lưỡng cư

Trang 12

Hình 3.9 Đĩa miệng nòng nọc của Nhái bầu bút lơ Microhyla butleri 44

limnocharis 46

dabanus 48

nhẽo Limnonectes kuhlii 50

Phụ lục 1: Ảnh các loài nòng nọc các loài lưỡng cư VNC

Phụ lục 2: Ảnh đĩa miệng nòng nọc các loài lưỡng cư VNC

Phụ lục 3: Ảnh sinh cảnh nơi thu mẫu nòng nọc các loài lưỡng cư VNC

Phụ lục 4 Danh sách nòng nọc các loài lưỡng cư hiện biết ở Tây Nghệ An

vii

Trang 13

Phụ lục 6 Bảng tỉ lệ giữa các phần cơ thể nòng nọc các loài lưỡng cư.Phụ lục 7 Thống kê điều kiện môi trường ở các lần thu mẫu.

Trang 14

có hệ thống

Khu vực Tây Nghệ An có diện tích rừng tự nhiên rộng lớn với độ che phủ cao nên khu vực này có sự đa dạng sinh học rất cao Trong khu vực hiện có VQG Pù Mát, KBTTN Pù Huống, KĐX Pù Hoạt, năm 2007 khu vực này đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới miền Tây Nghệ An Khu hệ Lưỡng cư ở đây được xác định là có tính đa dạng sinh học cao, hiện biết 42 loài (Hoàng Xuân Quang,

1997, 1998, 2006, 2008)[6,7,8,9] Năm 2008, Lê Thị Thu nghiên cứu nòng nọc các loài lưỡng cư ở hệ sinh thái rừng Tây Nghệ An đã xác định nòng nọc của 15 loài lưỡng cư, đồng thời đưa ra các dẫn liệu về sinh học, sinh thái và đặc điểm phát triển các giai đoạn của nòng nọc một số loài [12]

Tuy nhiên với các nét riêng biệt, đặc trưng về điều kiện khí hậu cùng với địa hình phức tạp ở các độ cao khác nhau ( đến 2700m ), số lượng loài lưỡng cư ở đây chắc chắn chưa được ghi nhân hết Vì vậy nghiên cứu nòng nọc các loài lưỡng cư sẽ góp phần bổ sung các dấu hiệu về hình thái nòng nọc, các giai đoạn phát triển của nòng nọc trong năm, đặc điểm sinh cảnh cũng như bổ sung các thông tin còn thiếu

về sự phân bố, đánh giá được tình trạng Lưỡng cư ở khu vực này đồng thời góp phần vào công tác bảo tồn chúng

Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở Tây Nghệ An”.

1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đặc điểm hình thái nòng nọc một số loài lưỡng cư ở Tây Nghệ An làm cơ sở góp phần xây dựng các biện pháp bảo tồn sinh cảnh, bảo tồn loài, đồng thời bổ sung tư liệu cho bộ môn Herpetology ở nước ta

Trang 15

2 Nội dung nghiên cứu

- Sự đa dạng thành phần loài nòng nọc lưỡng cư ở Tây Nghệ An

- Đặc điểm hình thái nòng nọc các loài lưỡng cư và các giai đoạn phát triển nòng nọc một số loài ở khu vực nghiên cứu

- Đặc điểm môi trường sống, sự phân bố nòng nọc các loài theo sinh cảnh và độ cao địa hình ở khu vực nghiên cứu

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

- Bổ sung tư liệu về thành phần loài, đặc điểm hình thái và các giai đoạn phát triển nòng nọc các loài lưỡng cư ở Tây Nghệ An

- Cung cấp thông tin về địa điểm phân bố, sinh cảnh sống làm cơ sở cho việc xây dựng bản đồ phân bố các loài lưỡng cư ở vùng nghiên cứu, phục vụ cho công tác bảo tồn

Trang 16

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lược sử nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư

1.1.1 Lược sử nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư trên thế giới

Từ những năm cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16 các nghiên cứu về nòng nọc lưỡng

cư trên thế giới đã được thực hiện Tác giả Gosner (1551 - 1604) trong tác phẩm

"Historiae Animalium" (1579) đã mô tả nòng nọc và cá thể trưởng thành Lưỡng cư,

tác giả Rosel Von Rosenhof (1753 - 1758) lần đầu tiên đã mô tả sự phát triển của nhiều loài lưỡng cư từ ấu trùng đến trưởng thành [37]

Những nghiên cứu, mô tả về đĩa miệng nòng nọc của các loài, các giai đoạn phát triển chi trước, chi sau, sự phân bố của các răng sừng của nòng nọc đã được đề cập đến đầu tiên như của Swammerdam (1737 - 1738), Saint-Ange (1831), Duges (1834), Keiffer (1888), Gutzeit (1889) [37]

Năm 1916, Smith M A đã mô tả nòng nọc của 5 loài thuộc các giống Microhyla, Rana và Bufo ở khu vực Thái Lan và Singapore, tiếp đó năm 1917 tác giả tiếp tục mô tả nòng nọc của 16 loài thuộc các giống Rana, Rhacophorus, Microhyla, Megophrys và Bufo ở Thái Lan [41] Năm 1924 Smith M A đã công bố danh lục,

mô tả các loài nòng nọc Lưỡng cư ở Ấn Độ và Đông Dương [42]

Năm 1929, Noble, K.G nghiên cứu tính thích ứng và sự phát triển phôi nòng nọc của 2 giống Hoplophry ở khu vực châu Á [39]

Năm 1960, Gosner K L đã có công trình nghiên cứu có tính hệ thống và đầy

đủ về các giai đoạn phát triển của nòng nọc lưỡng cư Trong đó tác giả đã phân chia quá trình phát triển nòng nọc lưỡng cư thành 46 giai đoạn từ khi thụ tinh đến khi hoàn thiện biến thái [20]

Heyer R W (1971) đã mô tả hình thái, cấu trúc răng nòng nọc của 19 loài thuộc các họ Bufonidae, Microhylidae, Ranidae và Rhacophoridae ở Thái Lan [27] Năm 1973 Heyer R.W tiếp tục nghiên cứu đặc điểm sinh thái của nòng nọc thích ứng với chu kỳ mùa của rừng nhiệt đới thái lan Năm 1974 tác giả phân tích đặc điểm lỗ thở, sự khác biệt giữa các loài, sự thích ứng của lỗ thở theo sinh cảnh [28]Altig.R., 1975, đã nghiên cứu, phân tích mật độ quần thể và cấu trúc tuổi của nòng nọc của 3 loài lưỡng cư thuộc họ Hylidae [16]

Trang 17

Sự thích nghi về hình thái nòng nọc, đặc điểm sinh học, giải phẩu với môi trường sống đã được nhiều tác giả tiến hành nghiên sau đó ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới như: Wassersug R J., Frogner K J., Inger R F., (1981) nghiên cứu sự thích nghi trong đời sống của 2 loài ếch cây đẻ trứng trong các hốc cây, sự phát triển của chúng, hình thái nòng nọc của 2 loài này liên hệ với sinh cảnh sống của chúng [44]

Những nghiên cứu đầu tiên về nòng nọc Lưỡng cư ở khu vực Đông Nam Á được tác giả Inger R F thực hiện năm (1983, 1985) [29,30] Qua đó tác giả đã mô tả, xây dựng khóa định loại, phân tích đặc điểm sinh thái của các loài nòng nọc Lưỡng

Bên cạnh việc nghiên cứu nòng nọc trong tự nhiên, năm 1985 Tác giả Relak I.,

đã tiến hành nghiên cứu, mô tả trứng, nòng nọc, con non và con trưởng thành trong

điều kiện nuôi 12 cá thể trong 6 năm của loài Paramesotriton deloustali.

Sau năm 1990, các nghiên cứu về nòng nọc lưỡng cư ở khu vực này bắt đầu phát triển cả về nghiên cứu hình thái, sinh học và sinh thái

Năm 1997, Wen-hao Chou và Jun-yi Lin có nghiên cứu về nòng nọc của Đài Loan, đã xây dựng khoá định loại, mô tả đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu miệng nòng nọc của 29 loài của 10 giống thuộc các họ Bufonidae, Hylidae, Microhylidae, Ranidae và Rhacophoridae [43] Grosjean S., Vences M., Dubois A (2004) có phân tích về hình thái, giải phẫu đĩa miệng của các loài trong giống

Hoplobatrachus [22] Năm 2008, Haas A và Das I có nghiên cứu về đặc điểm hình thái và giải phẫu miệng, cấu tạo, cách sắp xếp răng sừng của Ansonia hanitschi và Polypedates colletti ở Malaysia [23]

Kam Y C., Chuang I S., Yen C F., 1996, 1999 [32,33] nghiên cứu đặc điểm sinh sản, sự lựa chọn sinh cảnh đẻ trứng trên các ngọn tre cắt ngang tại Đài Loan của các loài ếch cây

Tác giả Leong T M., Chou L M (1998 - 2000) nghiên cứu nòng nọc của lưỡng

cư ở Singapore, đã mô tả và xây dựng khoá định loại cho 25 loài thuộc 14 giống, 5

họ, phân tích sự phát triển qua các giai đoạn, hướng sinh sản của các loài cũng như về phân bố của các loài theo sinh cảnh [33, 34, 35]

Trang 18

Năm 2004, Leong T M có mô tả nòng nọc của 6 loài lưỡng cư thuộc các giống

Microhyla, Limnonectes và Rhacophorus ở bán đảo Malaysia [36]

Bên cạnh các nghiên cứu về hình thái, các tác giả đồng thời cũng đưa ra những nghiên cứu về giải phẫu phần miệng của các loài

Năm 2005 , Delorme M và cs đã có nghiên cứu tu chỉnh nòng nọc của các loài trong 2 họ Ranidae và Rhacophoridae cũng như xây dựng cây phân loại các loài trong giống Aquixalus [18]

Inthara C và cộng sự (2005), đã mô tả về cấu trúc đĩa miệng và phân bố về nòng nọc của 44 loài lưỡng cư ở Thái Lan [31]

Phân tích biến dị hình thái qua các giai đoạn phát triển nòng nọc lưỡng cư trên

đối tượng Rana nigrovitata từ giai đoạn 26 đến 38 được Grosjeans S., nghiên cứu

Năm 2005 [22]

Bên cạnh đó, từ các nghiên cứu về nòng nọc, nhiều loài mới cho khoa học được

công bố như loài Limnonectes megastomias (họ Dicroglossidae) ở Thái Lan theo mô

tả của McLeod D S (2008) [38]

Có thể nói, nghiên cứu về nòng nọc các loài lưỡng cư trên thế giới đã được tiến hành kỹ lưỡng về cả hình thái, giải phẫu cũng như sinh học, sinh thái, phát triển của các loài Điển hình như chuyên khảo về nòng nọc lưỡng cư của McDiamid R W và Altig R (1999) [37]

1.1.2 Lược sử nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư ở Việt Nam

Những nghiên cứu đầu tiên về nòng nọc lưỡng cư ở Việt Nam được tiến hành

từ những năm đầu của thế kỷ 19 Tác giả Smith M A (1924) là người đầu tiên

nghiên cứu thu thập về nòng nọc ở cao nguyên Langbiang Đà Lạt của loài Rana johnsi thu từ năm 1917 ở độ cao 1.000m [41]

Bourret R (1941, 1942) là tác giả đầu tiên nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về lưỡng cư vùng Đông Dương, tác giả đã mô tả và xây dựng khoá định loại cho nòng nọc của 62 loài lưỡng cư, trong đó có các loài của Việt Nam [17]

Từ sau năm 1990 những nghiên cứu về nòng nọc đã được các nhà khoa học của Việt Nam ở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật tiến hành như Hồ Thu Cúc (1983) [1] Đáng chú ý là nghiên cứu trên ếch đồng của Nguyễn Kim Tiến (2000) [15], tác

Trang 19

giả đã bổ sung thêm 6 giai đoạn phát triển so với phân chia của Gosner (1960) và đưa

ra ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát triển biến thái của nòng nọc ếch đồng Trên cơ sở hợp tác với các nhà khoa học nước ngoài, những nghiên cứu tiếp theo về nòng nọc đã được tiến hành ở nhiều vùng, nhiều địa phương khác nhau trên khắp cả nước

Grosjean S (2001) [21] mô tả nòng nọc loài Leptobrachium echiiratum ở

KBTTN Hoàng Liên tỉnh Lào Cai và so sánh đặc điểm các loài trong giống

Leptobrachium ở Việt Nam

Delomer M và cs (2005) [18] đã xây dựng cây phát sinh các loài thuộc 2 họ Ranidae và Rhacophoridae ở Việt Nam dựa trên mẫu vật nòng nọc các loài thuộc 2

họ này

Hendrix và cộng sự [24] có mô tả về nòng nọc của loài Rhacophorus annamensis (2007) và loài Microhyla fissipes ở VQG Phong Nha Kẻ Bàng tỉnh

Quảng Bình (2008) [22]

Cũng với các mẫu thu được ở VQG Phong Nha Kẻ Bàng, Hendrix và cs (2009)

đã có phân tích về đặc điểm hình thái và sinh thái nòng nọc loài Cóc rừng

Ingerophrynus galeatus [26]

Năm 2008, Lê Thị Thu nghiên cứu nòng nọc các loài lưỡng cư ở hệ sinh thái rừng Tây Nghệ An đã xác định nòng nọc của 15 loài lưỡng cư, đồng thời đưa ra các dẫn liệu về sinh học, sinh thái và đặc điểm phát triển các giai đoạn của nòng nọc một

số loài [12] Trên cơ sở đó đã bổ sung 2 loài cho vùng nghiên cứu Với mục đích đánh giá được tính đa dạng của các loài Lưỡng cư cho vùng nghiên cứu từ những dẫn liệu ban đầu đó, tác giả đã có nghiên cứu tiếp tục về nòng nọc các loài trong giống

Limnonectes Fitzinger (2008) [13] và họ Megophryidae ở miền núi Tây Nghệ An

(2009) [14]

Năm 2010, Lê Thị Qúy nghiên cứu nòng nọc các loài lưỡng cư ở VQG Bạch

Mã đã xác định nòng nọc của 18 loài lưỡng cư, đồng thời đưa ra các dẫn liệu về sinh học, sinh thái và đặc điểm phát triển các giai đoạn của nòng nọc một số loài [10] Các nghiên cứu về nòng nọc các loài trong điều kiện nuôi đối những loài quý, hiếm và có giá trị khoa học đã được tiến hành như là một giải pháp bảo tồn ngoại vi nhằm bổ sung cho các quần thể tự nhiên, khai thác sử dụng và xuất khẩu đã được

Trang 20

thực hiện Theo hướng này, các tác giả Lê Vũ Khôi, Đặng Tất Thế, Hà Thị Tuyết Nga (2009) đã nghiên cứu về sinh trưởng và phát triển của Chẫu chàng xanh đốm

Polypedates dennysi trong điều kiện nuôi tại Trại thực nghiệm Từ Liêm, Hà Nội [2].

Như vậy, nghiên cứu nòng nọc lưỡng cư ở Việt Nam chưa nhiều và chưa có tính hệ thống, riêng ở Tây Nghệ An hiện tại chỉ mới có một nghiên cứu của Lê Thi Thu [12] về nòng nọc các loài lưỡng cư ở đây, nhưng tác giả mới chỉ nghiên cứu trên một vùng nhỏ ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống và Vườn quốc gia Pù Mát Vì vậy, nội dung nghiên cứu của đề tài là cần thiết và có ý nghĩa thực khoa học và thực tiễn

1.2 Khái quát về điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

1.2.1 Địa hình, địa chất

Địa hình: Khu vực Tây Nghệ An có địa hình tương đối đa dạng và phức tạp, chủ

yếu là đồi núi dốc bao gồm các đỉnh núi cao, vùng đồi núi thấp và một phần núi đá vôi Độ cao của địa hình nhìn chung thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Bậc địa hình cao nhất phân bố dọc theo biên giới Việt – Lào thành một dải dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam với các sống núi bị chia cắt phức tạp Trong vùng có nhiều đỉnh núi cao trên 1.000m như Pù Lon (1.447m) Pù Mát (2357m) nằm ở phần cuối phía Tây Bắc của dãy núi, đỉnh Pù Huống (1.200m) và nhiều đỉnh cao từ 1.311 - 1.148m Dải núi chính Pù Lon - Pù Huống và Phuxalaileg - Pù mát cũng chính là dải núi phân cách các huyện Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp.Trong vùng cũng thường gặp một số dãy núi đá vôi nằm rải rác thuộc các huyện Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tân Kỳ là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi cao với các vùng đồi có độ cao 200 - 300m Khu vực đồi núi thấp kéo dài từ các huyện miền núi Anh Sơn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn xuống các huyện đồng bằng với độ cao trên dưới 200m

Địa chất: Đất đai trong khu vực thuộc các nhóm đất sau.

- Đất đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét, phân bố rộng khắp các huyện,

có ở hầu hết các loại địa hình nhưng nhưng tập trung chủ yếu ở vùng núi thấp, độ dốc lớn

- Đất vàng nhạt phát triển trên sa thạch và cuộc kết, phân bố rải rác theo dải hẹp xen giữa các dải đất phiến thạch, kéo dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, có thành phần cơ giới nhẹ nên dễ bị xói mòn mạnh

Trang 21

- Đất vàng đỏ phát triển trên các đá axit, phân bố rải rác ở các huyện Con Cuông, Quỳ Châu… , có thành phần cơ giới nhẹ, dễ rữa trôi, nghèo dinh dưỡng, có

- Đất phù sa: phân bố rải rác ở ven các sông

1.2.2 Khí hậu, thủy văn

Khí hậu: Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng

sâu sắc của gió mùa Đông Bắc và Tây Nam Do địa hình của dãy Trường Sơn ảnh hưởng mạnh đến hoàn lưu khí quyển đã tạo nên sự khác biệt lớn trong phân hóa khí hậu khu vực Trong vùng có một số hiện tượng thời tiết đặc trưng: Đây là vùng chịu ảnh hưởng có gió Tây khô nóng Hoạt động của gió Tây thường gây nên hạn hán trong thời kỳ đầu và giữa mùa hè (tháng 5-7) Trong những ngày này nhiệt tối cao có thể vượt quá 40oC và độ ẩm thấp xuống dưới 30% Khu vực này ít chịu ảnh hưởng của bão, nhưng có lượng mưa lớn và thường xảy ra lũ lụt Sự yếu dần của gió mùa Đông Bắc ở sườn Bắc và sự mạnh lên của gió mùa Tây Nam lên sườn Nam của Pù Huống tạo nên những nét riêng cho Pù Huống, chính các nhân tố này đã tạo nên sự khác biệt: ở hai triền núi cao trên 1.000m thường xuyên có mây mù bao phủ và độ ẩm cao hơn tại vùng ranh giới chân núi Ở Pù Hoạt chế độ mưa, nhiệt ẩm tương đối đồng nhất ở vùng thấp 400m trở xuống nhưng càng về phía Tây tức độ cao càng tăng, lượng mưa có tăng lên và nhiệt độ có giảm đi tạo nên các đai khí hậu

Thủy văn: Mạng lưới sông ngòi ở đây phần lớn chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam phù hợp với độ dốc và sự chia cắt địa hình Địa hình chia cắt mạnh và sâu trong khu vực đã tạo nên các sông suối dày đặc, ngắn, dốc, lòng hẹp, chảy xiết và hiểm trở Mạng suối dày đặc này chính là đầu nguồn của sông Cả và sông Hiếu Sông suối trong vùng chủ yếu thuộc hệ thống sông Cả; sông Hiếu là phù lưu lớn nhất của sông Cả, bắt nguồn từ vùng núi Pù Hoạt ở biên giới Việt - Lào, với các suối Nậm

Trang 22

Việc, Nậm Giải, Nậm Quang Các hệ suối chính kể trên đều chảy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cách nhau từ 10 – 25 km Dòng chảy mạnh, thường xuyên có nước cả mùa khô, mật độ suối nhánh từ 2 – 4 km/suối Do địa hình chia cắt sâu, đôi chỗ do đứt gẫy mạnh đã hình thành nên nhiều thác nước cao, sau đó đổi theo hướng Đông Bắc - Tây Nam từ khu vực Quỳ Châu và nhập vào sông Cả ở phần nam của tỉnh Nghệ An tạo nên lưu vực chính sông Cả

1.2.3.Tài nguyên rừng

a Hiện trạng tài nguyên rừng

Khu vực nghiên cứu có các kiểu rừng sau:

Rừng nguyên sinh: gặp chủ yếu ở đỉnh cao dãy Phù Huống, Phù Hoạt Thành phần

thực vật chủ yếu gặp Sến, Táu, Chò chỉ, Dẻ ……ở tầng cao và Cọ phèn (Protium serratum), Giang, Song, Mây ở tầng thấp.

Rừng lùn: Kiểu rừng chỉ gặp ở khu vực tam giác Pù Huống những nơi có độ cao trên 1500m, diện tích hẹp Thân cây cằn cỗi, có nhiều rêu, phong lan bám Các loại

cây điển hình gồm Đỗ quyên (Rhododendron arboreum), Sơn liễu (Clethra sp), Sặt gai nam chúc (Lioma ovaolifinia) Tầng rừng này cao không quá 5m, đường kính thân

gỗ dưới 30cm Có tầng thảm mục chưa phân hóa, có thể dày 40 – 60 cm, khí hậu ẩm ướt và lạnh

Rừng thứ sinh: Chủ yếu thuộc các huyện Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong và Con Cuông Địa hình dốc và hiểm trở Đặc điểm của kiểu rừng này là thảm thực vật

có nhiều kiểu hình với nhiều tầng tán, các loài cây gỗ lớn và vừa còn khá nhiều như Sến, Táu mật, Táu muối, Dổi… diện tích che phủ lớn Thường gặp ở độ cao trên 300m Tác động của con người lên vùng rừng này chủ yếu là các hoạt động khai thác

gỗ và các sản phẩm phi gỗ như Song, Mây, săn bắt động vật rừng…

Rừng tre nứa: Kiểu rừng này có ở nhiều nơi, rải rác khắp hai bên sườn núi, nằm xen lẫn với các loại rừng khác

Rừng trồng: Có diện tích khá lớn trong vùng, nhất là những nơi có chính sách giao rừng cho người dân Bên cạnh đó, những diện tích đất trồng đồi núi trọc hiện cũng đang được thay thế bằng những loại cây công nghiệp có giá trị như Tràm, Bạch đàn, Keo

Trang 23

Rừng phục hồi sau nương rẫy: Là khu vực bị bỏ hoang của người dân sau canh tác Các khu vực này thường đã không còn tái sử dụng do giá trị sản lượng canh tác kém Thành phần thực vật chủ yếu là các loại cây Ràng ràng, Bời lời, Côm, Bộp.Một

số khu vực có thời gian bỏ hoang khá dài từ 5-6 năm nên hệ thực vật khá cao với nhiều loài như Bộp, Tre, Nứa, Dẻ bạc, Cà ổi, Ngát, Tro

b Hiện trạng thảm thực vật rừng

Thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới nguyên sinh: Thành phần thực vật phong phú

và rất đa dạng với nhiều tầng khác nhau, tầng cao chủ yếu là Sến mật (Madhuca pasquieri), Táu (Vatica), Giổi (Michelia mediocris), Trường (Amesiodendron chinense), Chò chỉ (Parashorea chinensis), Dẻ (Castanopsis sp), Trâm núi (Syzygium sp.), một số khu vực cao có các loài thực vật quí như Pơ mu (Fokienia hodginsii), Sa mộc dầu (Cunninghamia konishii), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Thông lông gà (Dacrycarpus imbricatus), Kim giao (Nageia fleuryi) Thực

vật tầng thấp nhiều loài dây leo, Tre, Nứa…

Thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới thứ sinh: Đây là thảm thực vật rừng được hình thành sau khi khai thác từ rừng nguyên sinh, thành phần thực vật còn tương đối đa dạng và phong phú với các loài như Táu, Giỗi, Sến, Bời lời, Côm, Ràng ràng, Sim, Mua

Thảm thực vật dọc theo khe suối:Thành phần thực vật chủ yếu là Chuối rừng

(Musa coccinea), Tre nứa (Neohouzeaua), Chò nước (Platanus kerri), Tô hạp (Altingia excelsa)…

Thảm thực vật nương rẫy và sau nương rẫy:Thành phần thực vật ở nương rẫy chủ yếu là Lúa nước, Lúa nương, Ngô, Đậu, Sắn và một số các loại cây khác Thành phần thực vật ở các nương rẫy bỏ hoang sau đó được phục hồi 1 đến 2 năm chủ yếu là loại

cây Ràng ràng (Ormosia pinnata), Bời lời ba vì (Litsea baviensis), Côm

Trang 24

vùng Người Thái ở Nghệ An có 3 nhóm chủ yếu Tày Mường hay Tày Chiềng (người Thái trắng), Tày Thanh hay Tày Man (chủ yếu là người Thái đen) và Tày Mười (có nguồn gốc chủ yếu từ người Thái ở vùng Mường Muỗi thuộc tỉnh Lai Châu) Người Thái tập trung chủ yếu ở huyện Quế Phong (chiếm 80% dân số của huyện), Quỳ Hợp ( 74% dân số của huyện)…Bên cạnh đó còn có các dân tộc khác cùng sinh sống trong khu vực như người Thổ ( tên khác là Thổ Cát Mộng, Thổ Lâm La, Thổ Quỳ Hợp) cư trú ở các huyện Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn….

Nền kinh tế của người dân thiểu số gắn liền với làm ruộng nước, chăn nuôi gia súc, gia cầm, làm nghề thủ công (dệt, đan lát)…Bên cạnh đó một phần lớn người dân tộc thiểu số vẫn còn gắn với tập tục đốt rừng làm nường rẫy Mật độ dân số tương đối thấp: Con Cuông 40 người/km2; Quế phong 34 người/km2

Trang 25

CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm, thời gian

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 07 năm 2010 đến tháng 8/2011 ở Tây Nghệ

An, gồm 4 đợt thực địa điều tra thu mẫu:

- Đợt 1: tháng 07 năm 2010

- Đợt 2: tháng 11 năm 2011

- Đợt 3: tháng 3 năm 2011

- Đợt 4: tháng 5 năm 2011 Các điểm thu mẫu trên thực địa (bảng 2.1, hình 2.1):

Bảng 2.1 Các điểm thu mẫu nòng nọc ở Tây NGhệ An

Khu vực nương rẫy - bản

Mường Loong – xã Tri lễ -

huyện Quế Phong

Trang 26

- Nhật kí ghi chép trên thực địa trong các đợt thu mẫu.

- Các tài liệu có liên quan đến đề tài luận văn

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Nghiên cứu thực địa

- Mẫu được thu bằng vợt, bắt bằng tay, bằng bẫy hoặc bằng chài vào các thời gian khác nhau trong năm

- Thu thập các dẫn liệu liên quan đến môi trường, sinh cảnh sống:

+ Loại hình thuỷ vực: khe suối, các vũng nước đọng

+ Đặc điểm thuỷ vực: khe suối có nước chảy yếu hay mạnh, vùng nước quẩn; diện tích vực nước; độ sâu vực nước, độ sâu nơi thu mẫu nòng nọc

+ Đặc điểm nền đáy thuỷ vực: nền cát, đá cuội, lá mục

+ Thành phần thực vật thuỷ sinh

+ Vị trí nơi thu mẫu: ven khe suối, giữa suối

+ Nhiệt độ, độ ẩm môi trường; nhiệt độ nước; pH nước

Trang 27

Hình 2.1 Bản đồ các địa điểm thu mẫu ở Tây Nghệ An

Huyện Quế Phong

Trang 28

Huyện Con Cuông

Trang 29

2.3.2 Phương pháp xử lí và bảo quản mẫu vật

- Mẫu thu được cố định trong cồn 900 trong 1 giờ, sau đó chuyển sang bảo quản trong dung dịch hỗn hợp gồm cồn 700 + formalin 10% với tỉ lệ 50 : 50

- Đối với các mẫu còn nghi ngờ về vị trí phân loại được bảo quản trong cồn 750

- Mẫu thu ở mỗi vị trí được đánh số và bảo quản trong hộp nhựa riêng

2.3.3 Dụng cụ hoá chất

- Vợt: được lằm bằng vải màn mềm để tránh mẫu bị cọ xát dẫn đến hư hỏng

- Dụng cụ đo nhiệt độ, độ ẩm môi trường, nhiệt độ nước, pH nước, GPS, Kính lúp soi nổi

- Hộp nhựa đựng mẫu

- Formalin 35 - 40%, 10%; cồn 900, 700

2.3.4 Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm

2.3.4.1 Phân tích đặc điểm hình thái nòng nọc

- Hình dạng cơ thể: thân hình tròn, oval hoặc elíp tuỳ từng loài và nhóm loài

Thân cao nếu chiều cao thân lớn hơn chiều rộng thân (H > W), thân trung bình (H = W), thân dẹp (H < W)

- Mắt: lớn, nhỏ hay trung bình so với kích thước cơ thể; vị trí mắt ở mặt bên

hay mặt trên (hình 2.2)

Hình 2.2 Vị trí mắt của nòng nọc (theo McDiarmid R W., Altig R., 1999)[37]

a Phía bên; b Phía trên

- Mũi: vị trí ở phía bên, phía trên hoặc trước.

- Đĩa miệng: hình dạng đĩa miệng: tròn hay elíp, bầu dục ; đĩa miệng có dạng

thuỳ bám, dạng phễu hút, dạng ăn mặt nước, dạng bám đáy (hình 2.3)

Hình 2.3 Các dạng đĩa miệng ở nòng nọc [10]

Trang 30

(a Dạng thuỳ bám - Quasipaa; b Dạng phễu - Leptolalax; c Dạng ăn mặt nước -

Megophrys; d Dạng bám đáy - Amolops)

- Vị trí đĩa miệng: ở trên (1800), dưới (00), trước (900) hoặc trước dưới (hình 2.4)

Hình 2.4 Vị trí của đĩa miệng ở nòng nọc lưỡng cư [10]

a Miệng trên (Megophrys longipes); b Miệng dưới (Amolops rickettii); c Miệng trước (Microhyla fissipes); d Miệng trước dưới (Leptobrachium sp.)

- Răng sừng: công thức răng (LTRF): số lượng răng sừng nguyên, chia ở môi

trên, môi dưới; hướng của răng sừng, hình dạng (hình 2.5)

Hình 2.5 Cấu tạo đĩa miệng của nòng nọc[10]

AL: môi trên; A-1 và A-2: hàng răng sừng đầu tiên và thứ hai; A-2 GAP: khoảng trống giữa hàng răng thứ hai của môi trên; LJ: bao hàm dưới; LP: khía bên của bao hàm trên; M: miệng; MP: gai thịt ở phía bên; OD: đĩa miệng; PL: môi dưới; P-1, P-2, và P-3: hàng răng đầu tiên, thứ hai và thứ ba của môi dưới; SM: gai thịt gần mép; UJ: bao hàm trên.

- Gai thịt:

+ Hoàn toàn (bao quanh đĩa miệng); đứt đoạn (có ở phía bên, có ở trên, có ở phía dưới, có ở phía bên và phía dưới ); hoặc không có (hình 2.6)

Trang 31

A b c d

Hình 2.6 Các dạng gai thịt ở nòng nọc

Gai thịt hoàn toàn (a); gai thịt viền hai bên và phía dưới (b), viền hai bên

(c), không có gai thịt (d)+ Hình dạng gai thịt, mật độ, khoảng cách giữa các gai thịt; hướng của các gai thịt, số hàng gai thịt

- Bao hàm: hình dạng, độ lớn của bao hàm trên, bao hàm dưới (hình 2.7)

Hình 2.7 Các dạng bao hàm ở nòng nọc [37]

(theo McDiarmid R W., Altig R., 1999)

B Meristogenys arphnocnemis (Ranidae); C Hyla femoralis (Hylodae); D Rana sphenocephala (Ranidae); E Ceratophrys cornuta (Leptodactylidae); F Plectrohyla ixil (Hylidae); G Mantidactylus lugubris (Rhacohporidae); H Hyla pictipes (Hylidae); I Ansonia longidigita (Bufonidae); J Heleophrynae

(Heleophrynidae)

- Lỗ thở: có dạng đơn (ở phía bên hoặc phía bụng) hoặc kép (trước - giữa - sau

bụng) (hình 2.8)

- Đuôi: hình dạng vây đuôi (thấp/ cao), nếp trên vây đuôi, nếp dưới vây đuôi;

cơ đuôi tròn/ dẹp/ dạng sợi , dày hay mỏng

- Màu sắc: khi sống, màu sắc bảo quản

Trang 32

Hình 2.8 Các kiểu lỗ thở và vị trí lỗ thở ở nòng nọc lưỡng cư [37]

(theo McDiarmid R W., Altig R., 1999)

A Lỗ thở đơn, bên trái (Dendrobates tinctorius); B Lỗ thở đơn, bên trái với ống dài (Otophryne pyburni); C Lỗ thở kép, phía bên (Lepidobatrachus

llanensis); D Lỗ thở kép, phía bên - bụng (Rhinophrynus dorsalis); E Lỗ thở đơn, phía bụng sau (Kaloula pulchra); F Lỗ thở đơn, giữa bụng (Ascaphus

truei)

2.3.4.2 Phương pháp phân tích đặc điểm hình thái nòng nọc

Đặc điểm hình thái nòng nọc được phân tích theo Grosjean S (2001) và được

mô tả ở hình 2.9

Hình 2.9 Phương pháp đo nòng nọc (theo Grosjean S., 2001 có bổ sung) [21]

Kí hiệu: bl: Dài thân (đo chiều dài từ mút mõm đến gốc đuôi); bh: Cao thân (đo

ở vị trí cao nhất của thân); bw: Rộng thân (đo ở vị trí rộng nhất của thân); ed:

Trang 33

Đường kính mắt (đo chiều dài lớn nhất của mắt); ht: Cao đuôi (đo ở vị trí cao nhất của đuôi); lf: Chiều cao lớn nhất nếp dưới vây đuôi (đo ở vị trí cao nhất nếp dưới vây đuôi từ mép dưới của cơ vây đuôi); nn: Khoảng cách 2 mũi (đo khoảng cách giữa hai lỗ mũi); np: Khoảng cách mắt - mũi (đo khoảng cách từ mũi đến giữa mắt); odw: Rộng miệng (đo chiều rộng lớn nhất của đĩa miệng, kể cả viền miệng); pp: Khoảng cách giữa hai mắt (đo khoảng cách giữa hai bờ của mắt); rn: Khoảng cách

từ mũi đến mõm (đo khoảng cách từ mút mõm đến mũi); ss: Khoảng cách từ lỗ thở đến mõm (đo khoảng cách từ mút mõm đến mép trong lỗ thở); su: Khoảng cách mút

mõm - nếp trên vây đuôi (đo khoảng cách từ mút mõm đến khởi điểm nếp trên vây

đuôi); tl: Chiều dài từ mút mõm - đuôi (đo chiều dài từ mút mõm đến mút đuôi); tail: Chiều dài đuôi (đo chiều dài từ gốc vây lưng đến mút đuôi); uf: Chiều cao lớn nhất

nếp trên vây đuôi (đo ở vị trí cao nhất nếp trên vây đuôi kể từ mép trên của cơ vây

đuôi); vt: Chiều dài bụng - mút đuôi (đo chiều dài từ lỗ hậu môn đến mút đuôi); tmh: Chiều cao cơ đuôi (đo ở vị trí cao nhất của cơ đuôi); tmw: Dày đuôi (đo ở vị trí rộng nhất tại gốc đuôi); fl: Dài chi trước (đo chiều dài từ gốc chi trước đến mút ngón tay dài nhất); hl: Dài chi sau (đo chiều dài từ gốc đùi đến mút ngón chân dài nhất); svl: chiều dài mõm - bụng (từ mút mõm đến lỗ mở của ống hậu môn); LTRF: Công thức

răng Đơn vị đo: mm

Các chỉ tiêu hình thái được đo bằng thước kẹp hiện số có độ chính xác đến 0,01mm dưới kính lúp điện tử soi nổi

2.3.4.3 Phương pháp định loại

- Xác định các loài nòng nọc dựa vào tài liệu của Bourret R (1942) [17] và các tài liệu nghiên cứu về nòng nọc lưỡng cư [27, 31, 34, 43]

- Tên khoa học các loài theo Nguyen Van Sang et al (2009) [40]

- Có 1 loài thu được mẫu của con non tại vị trí thu mẫu nòng nọc

2.3.4.4 Xác định các giai đoạn phát triển của nòng nọc

Các giai đoạn phát triển của nòng nọc (hình 2.10) được xác định theo Gosner (1960) Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học

Trang 34

Hình 2.10 Các giai đoạn phát triển của ấu trùng và biến thái của nòng nọc (26 -

46) theo Gosner, 1960 [20]

Trang 35

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Đa dạng nòng nọc các loài lưỡng cư ở Tây Nghệ An

Đã xác định được nòng nọc của 16 loài lưỡng cư thuộc 10 giống, 6 họ ở Tây Nghệ An , trong đó có 3 loài chưa xác định được do thiếu dẫn liệu Danh sách nòng nọc các loài lưỡng cư ở VNC được dẫn ra trong bảng 3.1

Bảng 3.1 Danh lục nòng nọc các loài lưỡng cư ở Tây Nghệ An

1. Ingerophrynus galeatus (Gunther,

2 Leptobrachium cf banae Lathrop, Murphy, Orlovrho, 1998 Cóc mày ba na Khe Nậm Bành, Khe Húi Tiêu

3 Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937) Cóc mày sa pa Khe Kèm

4 Leptobrachium cf echinatum Dubois

6 Leptolalax pelodytoides (Boulenger, 1893) Cóc mày bùn

Mường Loong, Khe Nậm Bành, Khe Húi Tiêu

8 Xenophrys major (Boulenger, 1908) Cóc mắt bên Khe kèm, Khe Nậm Bành, Khe Húi Tiêu

9 Microhyla butleri Boulenger, 1900 Nhái bầu bút lơ Khe Nậm Bành

4 Dicroglossidae Dicroglossidae Họ

10 Fejervarya limnocharis

Bản Tông, Đồn Biên Phòng 519

11 Limnonectes dabanus (Smith, 1922) Ếch gáy dô Khe Nậm Bành

12 Limnonectes kuhlii (Tschudi, 1838) Ếch nhẽo Mường Loong

Trang 36

TT Tên khoa học Tên phổ thông Phân bố

16 Rhacophorus cf maximus (Gunther, 1858) Ếch cây lớn Mường loong

Trong số nòng nọc của 16 loài lưỡng cư đã xác đinh:

+ Có 1 loài ghi nhận bổ sung cho VQG Pù Mát là Cóc mày sa pa Leptobrachium chapaense

+ Có 3 loài bổ sung cho Khu đề xuất Pù Hoạt là Leptobrachium cf banae, Leptobrachium cf echinatum và Limnonectes dabanus

Về phân bố loài Leptobrachium cf banae mới có phân bố ở Gia Lai và Thừa Thiên Huế, loài Leptobrachium cf echinatum ở Sa Pa (Lào Cai), loài Limnonectes dabanus phân bố ở phía Nam ( Đắk Nông, Đắk Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai), nhưng

về đặc điểm hình thái thì mẫu của các loài thu ở VNC là giống với mô tả của các tác giả trước đây Tuy nhiên cần có những nghiên cứu tiếp theo về cá thể trưởng thành để khẳng định chắc chắn sự có mặt của những loài trên ở VNC

+ So với nghiên cứu của Lê Thị Thu [12] bổ sung thêm 10 loài nòng nọc lưỡng cư cho khu vực Tây Nghệ An (phụ lục 4)

3.2 Đặc điểm hình thái và các giai đoạn phát triển nòng nọc các loài lưỡng cư

3.2.1 Bảng định loại

Trên cơ sở các phân tích các mẫu vật thu được, bước đầu xây dựng bảng định loại cho nòng nọc các loài lưỡng cư ở Tây Nghệ An (bảng 3.2)

Bảng 3.2 Bảng định loại nòng nọc các loài lưỡng cư ở Tây Nghệ An

1 a Lỗ thở ở phía bụng, gần lỗ mở của ống hậu môn… Microhyla butleri

b Lỗ thở đơn, ở bên trái……… 2

Trang 37

b Miệng hướng xuống phía dưới, viền quanh miệng có gai thịt……… 4

4 a Vây đuôi và cơ đuôi có nhiều chấm đen, giai đoạn 37 (bl/bh= 2,41; tail/ht = 4,97) Leptolalax pelodytoides

b Vây đuôi và cơ đuôi không có chấm, giai đoạn 37

(bl/bh= 2,77; tail/ht = 4,32) Leptolalax sp.

6 a Gai thịt viền hoàn toàn, có một khoảng trống nhỏ ở giữa viền môi trên……… 7

7 a Đuôi màu trắng đục, không có chấm đen……… Leptobrachium sp.

8 a Môi dưới không có phần lồi ở giữa LTRF: I(7+7)(8+8)/(6+6)(7+7)I, giai đoạn 36 (tail/bl: 1,8; tail/ht:

3,32; uf/lf: 1,11)

Leptobrachium cf banae

10 a LTRF: I(6+6)-(8+8) / (5+5)-(7+7)I, giai đoạn 36 (tail/bl: 1,5; tail/ht: 2,80; uf/lf: 1,28) Leptobrachium chapaense

b LTRF: I(5+5)(6+6)/(4+4),(5+5)I, 2,04; tail/ht: 3,04; uf/lf: 1,16) giai đoạn 36 (tail/bl: Leptobrachium cf

echinatum

11 a Gai thịt viền môi dưới không có khoảng trống, môi

trên có 2 hàng răng sừng………

Hylarana cf guentheri

b Gai thịt viền môi dưới có một khoảng trống nhỏ ở giữa, môi trên có 5 hàng răng sừng……… Rhacophorus cf maximus

12 a Gai thịt viền hai bên đĩa miệng, lỗ mở ống hậu môn ở giữa……… Ingerophrynus gleatus

b Gai thịt viền hai bên và phía dưới đĩa miệng, lỗ mở

14 a Đuôi có các chấm đen nhạt, nhỏ……… Limnonectes dabanus

Trang 38

b Đuôi có các viền màu xám đen ngang đuôi xen lẫn

sáng………

Limnonectes kuhlii

15 a Đuôi dài(tail/bl: 2,60) , không có hoa văn……… Rana johnsi

b Đuôi trung bình(tail/bl: 2,04) , có hoa văn………… Rana sp.

3.2.2 Đặc điểm hình thái phân loại nòng nọc các loài lưỡng cư

( Ảnh các loài nòng nọc lưỡng cư VNC ở phụ lục 1; Ảnh đĩa miệng các loài nòng nọc lưỡng cư ở VNC ở phụ lục 2)

3.2.2.1 Cóc rừng Ingerophrynus galeatus (Gunther, 1864)

Bufo galeatus A C L G Gunther, 1864, Rept Brit India, London: 421 [40].

Tên phổ thông: Cóc rừng (Việt)

Tên tiếng Anh: Gamboja toad.

Mẫu vật: 9 mẫu, ở các giai đoạn 35, 36 và 37

Địa điểm thu mẫu: Khe bản Tông (Con Cuông)

Đặc điểm chẩn loại:

Đầu và thân nhìn từ trên có hình oval, thân rộng và hơi dẹp theo hướng trên dưới Mắt trung bình, nằm ở mặt trên Miệng trung bình, nằm ở phía trước dưới Gai thịt một hàng viền hai bên, gai thịt dạng tròn, nhỏ; bao hàm trung bình, có khía răng cưa nhỏ Công thức răng LTRF: I(1+1)/III Lỗ mũi hình oval nằm giữa mút mõm và mắt; lỗ thở đơn, bên trái, nằm giữa mút mõm và lỗ mở ống hậu môn Lỗ mở ống hậu môn nằm ở giữa Cơ đuôi trung bình, vây đuôi thấp, mút đuôi nhọn Đầu và thân có màu đen, bụng nhạt hơn, cơ đuôi có màu sẫm, vây đuôi có màu trắng đục

Mô tả:

Đầu và thân nhìn từ phía trên có hình oval, thân rộng và hơi dẹp theo hướng trên dưới, chiều rộng thân bằng 1,27 lần chiều cao thân (bw/bh: 1,22 – 1,30) và bằng 0,64 lần chiều dài thân (bw/bl: 0,60 - 0,68) Mắt trung bình, ở phía trên; đường kính mắt bằng 0,16 lần chiều dài thân (ed/bl: 0,16 - 0,17), mõm tròn Lỗ mũi hình oval, hướng về phía bên nằm giữa mút mõm và mắt, khoảng cách mũi - mõm bằng 0,78 lần khoảng cách giữa mũi - mắt (rn/np: 0,61 - 0,88) Khoảng cách giữa hai mũi hẹp bằng 0,50 lần khoảng cách giữa hai mắt (nn/pp: 0,48 - 0,53)

Trang 39

Lỗ thở bên trái, hướng ra sau và lên trên, nằm gần mút mõm hơn lỗ mở ống hậu môn, khoảng cách từ mút mõm đến lỗ thở bằng 0,63 lần chiều dài từ mút mõm đến lỗ

mở của ống hậu môn (ss/svl: 0,61 - 0,640) và bằng 0,65 lần dài thân (ss/bl: 0,60 – 0,72)

Cơ đuôi trung bình, chiều cao lớn nhất cơ đuôi bằng 0,39 lần chiều cao lớn nhất của thân (tmh/bh: 0,38 - 0,43) và bằng 0,44 lần chiều cao đuôi (tmh/ht: 0,42 - 0,46) Vây đuôi thấp, chiều cao đuôi lớn nhất bằng 0,89 lần chiều cao thân (ht/bh: 0,86 – 0,92) Chiều cao nếp trên vây đuôi bằng 0,35 lần chiều cao đuôi (uf/ht: 0,34 - 0,37); chiều cao nếp dưới vây đuôi bằng 0,36 lần chiều cao đuôi (lf/ht: 0,33 - 0,38), nếp trên vây đuôi và nếp dưới vây đuôi cao gần bằng nhau (uf/lf: 0,90 – 1,04) Mút đuôi nhọn

Lỗ mở ống hậu môn mở ra ở giữa và hướng về sau

Đĩa miệng (hình 3.1):

Đĩa miệng trung bình, hướng dưới, chiều rộng đĩa miệng bằng 0,42 lần chiều rộng thân (odw/bw: 0,40 - 0,43) và bằng 0,27 lần chiều dài thân (odw/bl: 0,25 - 0,27) Gai thịt viền hai bên, dạng tròn, nhỏ, nằm tập trung thành một hàng viền ngoài, bên trong ít, nằm rải rác Bao hàm có kích thước nhỏ, mảnh, đen hoàn toàn Bao hàm trên cong hình cung, lớn hơn bao hàm dưới một chút; bao hàm dưới có hình chữ V nông

Công thức răng LTRF: I(1+1)/III.

Môi trên có 2 hàng răng sừng, hàng đầu tiên nguyên, dài nhất, cong theo viền môi trên và dài hơn viền môi trên một chút; 1 hàng chia ngắn hơn, được phân cách nhau bởi bao hàm trên Môi dưới 3 hàng răng dài gần bằng nhau, nguyên

Hình 3.1 Đĩa miệng nòng nọc Cóc rừng Ingerophrynus galeatus [10]

Màu sắc bảo quản:

Đầu và thân có màu đen, bụng nhạt hơn, cơ đuôi có màu sẫm, vây đuôi có màu trắng đục

Trang 40

Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của nòng nọc Cóc rừng Ingerophrynus galeatus

Russ Jour Herpetol.,5(1):58 [40]

Tên phổ thông: Cóc mày ba na

Tên tiếng Anh: Bana spadefoot toad

Mẫu vật: 50 ở các giai đoạn 26, 27, 28, 35, 36, 37, 38, 39, 41, 42, 43, 44 và 45

Địa điểm thu mẫu: Khe Nậm Bành (Quế Phong).

Đặc điểm chẩn loại:

Miệng có dạng bám, hướng phía trước dưới; gai thịt viền hoàn toàn, viền trên

có một đoạn khuyết nhỏ ở giữa; bao hàm lớn, dày, bao hàm dưới lớn hơn bao hàm trên; công thức răng LTRF: I(7+7)(8+8)/(6+6)(7+7)I Cơ thể dạng hình trụ Mắt trung bình; lỗ mũi tròn, nhỏ , hướng về trước, nằm giữa mút mõm và mắt Lỗ thở đơn, bên trái Vây lưng cao, cơ đuôi dày, khoẻ, mút đuôi nhọn Mặt trên của đầu và thân màu nâu, mặt bụng sáng Cơ đuôi màu nâu sáng, vây đuôi có màu trắng đục, trên cơ đuôi

và vây đuôi có nhiều chấm đen

Mô tả:

Thân nhìn trên xuống có hình elip Cơ thể dài, có dạng hình trụ, chiều rộng thân bằng 1,15 lần chiều cao thân (bw/bh từ 1,00-1,33) và bằng 0,51 lần chiều dài thân

Ngày đăng: 18/12/2013, 10:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Lê Thị Thu, 2008. Dẫn liệu hình thái nòng nọc giống Limnonectes Fitzinger, 1843 (Amphibia: Anura: Ranidae) ở miền núi Tây Nghệ An. Tạp chí khoa học, Trường Đại học Vinh. Tập XXXVII (4A): 64 - 69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Limnonectes
15. Nguyễn Kim Tiến, 2000. Nghiên cứu sự phát triển biến thái của ếch đồng Rana rugulosa Weigmann, 1835. Luận án Tiến sĩ Sinh học, 158 trTiếng nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rana rugulosa
16. Altig R., Matt R.W and Taylor C.L, 2007. What do tadpoles really eat? Assessing the trophic status of an understudid and imperiled group of comsumers in freswater habitats. Freshwater Biology Journal 52:386 -395 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Freshwater Biology Journal
19. Gawor A., Hendrix R., Vences M., Bohme W. &amp; Ziegler T., 2009. Larval morphology in four species of Hylarana from Vietnam and Thailand with comments on the taxonomy of H. nigrovittata sensu latu (Anura: Ranidae).Zootaxa 2051: 1 - 25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: H. nigrovittata
21. Grosjean S., 2001. The tadpole of Leptobrachium (Vibrissaphora) echinatum (Amphibia, Anura, Megophryidae). Zoosystema 23 (1): 143-156 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Leptobrachium (Vibrissaphora) echinatum
23. Grosjean S., 2005. The choice of external morphological characters and developmental stages for tadpole-based anuran taxonomy: a case study in Rana (Sylvirana) nigrovittata (Blyth, 1855) (Amphibia, Anura, Ranidae).Contributions to Zoology, 74 (1/2) 61-76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rana (Sylvirana) nigrovittata
24. Hendrix R., Grosjean S., Quyet L. K., Vences M., Thanh V. N. &amp; Ziegler T., 2007. Molecular identification and description of the tadpole of the Annam Flying Frog, Rhacophorus annamensis Smith, 1924 (Anura: Rhacophoridae).Salamandra 43(1): 11 - 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rhacophorus annamensis
25. Hendrix R., Gawor A., Vences M. &amp; Ziegler T., 2008. The tadpole of the Narrow-mouthed Frog Microhyla fissipes from Vietnam (Anura: Microhylidae).Zootaxa 1675: 67 - 68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Microhyla fissipes
26. Hendrix R., Bửhme W. and Ziegler T., 2009. The tadpole of the Helmeted Toad, Ingerophrynus galeatus (Günther, 1864), from Vietnam (Anura: Bufonidae).Herpetology Notes, volume 2: 155-160 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ingerophrynus galeatus
32. Kam Yeong Choy, Chen Yi-Huey, Chen Te-Chin and Tsai I-Ru (1999) Maternal brood care of an Arboredl breeder, Chirixalus eiffingeri ( Rhacophoridae), From Taiwan. Journal of herpetology, Vol 30, No.1:52-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chirixalus eiffingeri "( Rhacophoridae), From Taiwan". Journal of herpetology
35. Leong T. M. and Chou L. M., 2000. Tadpole of the Celebes toad Bufo celebensis Gunther (Bufonidae: Anura: Amphibia) from northeast Sulawesi.The Raffles bulletin of Zoology, 48(2): 297 - 300 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bufo celebensis
39. Noble G.K.(1929) The adaptive modifications of the Arboreal tadpoles of Hoplophryne and Torrent Tadpoles of Staurois. Bullentin of theAmerican Museum of Natural History Vol. LVIII:291-334 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bullentin of theAmerican Museum of Natural History
42. Smith M. A. (1924) Descriptions of Indian and Indo – Chinese tadpoles. Records of the Indian museuum. Calcutta. Vol XXVI, Part II: 137 – 144 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Records of the Indian museuum. Calcutta. Vol XXVI, Part II
44. Wassersug Richard., Karl J. Frogner and Robert F. Inger ,1981. Adaptations for life in tree holes by Racophorid tadpoles from Thailand. Journal of herpetology 15(1):41-52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of herpetology
14. Lê Thị Thu, Hoàng Xuân Quang, Cao Tiến Trung, Hoàng Ngọc Thảo, Jodi Rowley, 2009. Dẫn liệu hình thái nòng nọc các loài thuộc họ Megophryidae (Amphibia: Anura) ở miền núi Tây Nghệ An. Báo cáo khoa học Hội thảo Quốc gia về Lưỡng cư và Bò sát ở Việt Nam (lần thứ nhất). NXB Đại học Huế: 146 - 152 Khác
17. Bourret R., 1942. Les Batriciens de l’Indochine: 517pp. Gouv. Gén. Indoch, Hanoi Khác
18. Delorme M., Dubois A., Grosjean S., Ohler A., 2005. Une nouvelle classification générique et subgénérique de la tribu des Philautini (Amphibia, Anura, Ranidae, Rhacophorinae). Nouveautes Taxonomiques. Bul. mens. Soc.linn. Lyon, 74(5): 165 -171 Khác
20. Gosner K. L., 1960. A Simplified Table for Staging Anuran Embryos and Larvae with Notes on Identification. Herpetologica, Vol. 16, No. 3, pp. 183-190 Khác
27. Heyer R. W., 1971. Descriptions of Some Tadpoles From Thailand. Fieldiana Zoology. Field Museum of Natural History, Vol. 58, No. 7, pp. 83 - 91 Khác
28. Heyer R. W., 1974. Niche measurements of frog seasonal tropical location in Thailand. Ecology, Vol. 55, Issue 3: 651-656 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Bản đồ các địa điểm thu mẫu ở Tây Nghệ An - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Hình 2.1. Bản đồ các địa điểm thu mẫu ở Tây Nghệ An (Trang 27)
Hình 2.7. Các dạng bao hàm ở nòng nọc [37] - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Hình 2.7. Các dạng bao hàm ở nòng nọc [37] (Trang 31)
Hình 2.8. Các kiểu lỗ thở và vị trí lỗ thở ở nòng nọc lưỡng cư [37] - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Hình 2.8. Các kiểu lỗ thở và vị trí lỗ thở ở nòng nọc lưỡng cư [37] (Trang 32)
Hình 2.9. Phương pháp đo nòng nọc (theo Grosjean S., 2001 có bổ sung) [21] - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Hình 2.9. Phương pháp đo nòng nọc (theo Grosjean S., 2001 có bổ sung) [21] (Trang 32)
Hình 2.10. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng và biến thái của nòng nọc (26 -  46) theo Gosner, 1960 [20] - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Hình 2.10. Các giai đoạn phát triển của ấu trùng và biến thái của nòng nọc (26 - 46) theo Gosner, 1960 [20] (Trang 34)
3.2.1. Bảng định loại - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
3.2.1. Bảng định loại (Trang 36)
Bảng 3.2. Bảng định loại nòng nọc các loài lưỡng cư ở Tây Nghệ An - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Bảng 3.2. Bảng định loại nòng nọc các loài lưỡng cư ở Tây Nghệ An (Trang 36)
Bảng 3.3.  Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Ingerophrynus galeatus (n = 9) - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Ingerophrynus galeatus (n = 9) (Trang 40)
Hình 3.2. Đĩa miệng nòng nọc của Leptobrachium cf. banae - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Hình 3.2. Đĩa miệng nòng nọc của Leptobrachium cf. banae (Trang 41)
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Leptobrachium cf. banae  (n = 50) - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Leptobrachium cf. banae (n = 50) (Trang 42)
Hình 3.3. Đĩa miệng nòng nọc của Cóc mày sa pa Leptobrachium chapaense - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Hình 3.3. Đĩa miệng nòng nọc của Cóc mày sa pa Leptobrachium chapaense (Trang 44)
Bảng 3.5 .  Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Leptobrachium chapaense  (n = 50) - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Bảng 3.5 Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Leptobrachium chapaense (n = 50) (Trang 45)
Hình 3.4. Đĩa miệng nòng nọc của Leptobrachium cf. echinatum Công thức răng: I(5+5)(6+6)/(4+4),(5+5)I - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Hình 3.4. Đĩa miệng nòng nọc của Leptobrachium cf. echinatum Công thức răng: I(5+5)(6+6)/(4+4),(5+5)I (Trang 47)
Bảng 3.6. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Leptobrachium cf. echinatum - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Bảng 3.6. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Leptobrachium cf. echinatum (Trang 48)
Hình 3.5. Đĩa miệng nòng nọc của Cóc mày Leptobrachium sp. - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Hình 3.5. Đĩa miệng nòng nọc của Cóc mày Leptobrachium sp (Trang 50)
Bảng 3.7. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Cóc mày Leptobrachium sp . - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Bảng 3.7. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Cóc mày Leptobrachium sp (Trang 50)
Hình 3.6. Đĩa miệng nòng nọc của Cóc mày bùn Leptolalax pelodytoides [10] - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Hình 3.6. Đĩa miệng nòng nọc của Cóc mày bùn Leptolalax pelodytoides [10] (Trang 52)
Hình 3.7. Đĩa miệng nòng nọc của Leptolalax sp. - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Hình 3.7. Đĩa miệng nòng nọc của Leptolalax sp (Trang 56)
Bảng 3.10. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Megophrys major  (n = 26) - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Bảng 3.10. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Megophrys major (n = 26) (Trang 58)
Hình 3.13. Đĩa miệng nòng nọc của Chẫu Hylarana cf. guentheri  Công thức răng LTRF: I(1+1)/(1+1)II. - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Hình 3.13. Đĩa miệng nòng nọc của Chẫu Hylarana cf. guentheri Công thức răng LTRF: I(1+1)/(1+1)II (Trang 69)
Bảng 3.15. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Chẫu Hylarana cf. guentheri  (n = 4) GĐ - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Bảng 3.15. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Chẫu Hylarana cf. guentheri (n = 4) GĐ (Trang 69)
Bảng 3.16. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của chàng Rana johnsi (n = 15) - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Bảng 3.16. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của chàng Rana johnsi (n = 15) (Trang 72)
Bảng 3.17. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Rana sp. (n =19 ) - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Bảng 3.17. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc của Rana sp. (n =19 ) (Trang 74)
Hình 3.15 . Đĩa miệng nòng nọc của Rana sp. - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Hình 3.15 Đĩa miệng nòng nọc của Rana sp (Trang 74)
Bảng 3.18. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc Ếch cây lớn Rhacophorus cf. maximus  (n = 13) - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Bảng 3.18. Các chỉ tiêu hình thái nòng nọc Ếch cây lớn Rhacophorus cf. maximus (n = 13) (Trang 77)
Bảng 3.28. Hệ số tương quan giữa tỉ lệ giữa chiều dài thân và chiều dài chi sau  qua các giai đoạn của nòng nọc một số loài lưỡng cư - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Bảng 3.28. Hệ số tương quan giữa tỉ lệ giữa chiều dài thân và chiều dài chi sau qua các giai đoạn của nòng nọc một số loài lưỡng cư (Trang 89)
Bảng 3.29. Tổng hợp tỉ lệ giữa các phần cơ thể nòng nọc các loài ở VNC - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Bảng 3.29. Tổng hợp tỉ lệ giữa các phần cơ thể nòng nọc các loài ở VNC (Trang 91)
3.4.2. Hình thái nòng nọc thích nghi với các tầng nước - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
3.4.2. Hình thái nòng nọc thích nghi với các tầng nước (Trang 98)
Hình 3.19. Đĩa miệng các loài thích nghi với ăn đáy - Đặc điểm sinh học nòng nọc một số loài lưỡng cư ở tây nghệ an luận văn thạc sĩ sinh học
Hình 3.19. Đĩa miệng các loài thích nghi với ăn đáy (Trang 99)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w