I Họ Cóc Bufonidae
5 Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus 0,032 0,08 0,024 0,011 0,
3.5.2.2. Diễn biến mật độ Cóc nhà và sâu hại theo tuần trên đồng ruộng Diễn Trường Diễn Châu Nghệ An vụ Đông xuân
Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An vụ Đông xuân 2010
Hình 3.17. Diễn biến mật độ Cóc nhà và sâu hại theo tuần trên đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu – Nghệ An vụ Đông xuân năm 2010
Cóc nhà đạt đỉnh cao (0,06 con/m2) ở giai đoạn lúa đẻ nhánh vào tuần thứ 5 của vụ lúa và giai đoạn lúa chín, trong khi đó mật độ Châu chấu đạt đỉnh cao ở giai đoạn lúa đứng cái (7.21 con/m2) vào tuần thứ 9 của vụ lúa và giai đoạn lúa chín, còn mật độ của Sâu cuốn lá nhỏ đạt đỉnh cao ở giai đoạn lúa đứng cái (2.01 con/m2) ở tuần thứ 7 của vụ lúa, như vậy mật độ của Châu chấu và Sâu cuốn lá nhỏ biến động chậm pha hơn so với mật độ Cóc nhà từ 2 đến 4 tuần. Mối quan hệ giữa Cóc nhà và sâu hại phản ánh vai trò khác nhau của chúng, phù hợp với từng sinh cảnh và các giai đoạn phát triển khác nhau của cây lúa. Qua đó cho thấy, Châu chấu và Sâu cuốn lá nhỏ không phải là thức ăn ưa thích của Cóc nhà. Theo chúng tôi ở mỗi giai đoạn phát triển khác
nhau của cây lúa, quan hệ giữa Cóc nhà và Sâu cuốn lá nhỏ cũng như Châu chấu thể hiện mối quan hệ về số lượng tuơng đồng chứ không phản ánh rõ nét mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi. Nguyên nhân là do vùng phân bố của Cóc nhà, Sâu cuốn lá nhỏ và Châu chấu ở hai sinh cảnh khác nhau. Cóc nhà phân bố nhiều ở khu vực bờ ruộng lớn và ven làng còn sâu hại phân bố chủ yếu ở ruộng lúa.
3.5.2.3. Diễn biến mật độ Cóc nước sần và sâu hại theo tuần trên đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An vụ Đông xuân 2010 ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An vụ Đông xuân 2010
Hình 3.18. Diễn biến mật độ Cóc nước sần và sâu hại theo tuần trên đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An vụ Đông xuân 2010
Qua kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.17 và hình 3.18 cho thấy: Cóc nước sần đạt đỉnh cao ở giai đoạn lúa đứng cái (0,12 con/m2) ở tuần thứ 7. Như vậy Cóc nước sần biến động trùng pha với Sâu cuốn lá nhỏ và sớm pha hơn Châu chấu 2 tuần. Điều này chứng tỏ thời kỳ lúa đang non, phù hợp với sự bắt mồi ở tầng thấp của Cóc nước sần nên chúng thể hiện rõ mối quan hệ
vật ăn thịt - con mồi. Khi cây lúa già hơn có chiều cao lớn hơn, mật độ Châu chấu tăng, mật độ Sâu cuốn lá nhỏ giảm nhưng mật độ Cóc nước sần tăng ít.
3.5.2.4. Diễn biến tổng mật độ thiên địch và sâu hại theo tuần trên đồng ruộng Diễn Trường – Diễn Châu – Nghệ An vụ Đông xuân 2010 ruộng Diễn Trường – Diễn Châu – Nghệ An vụ Đông xuân 2010
Hình 3.19. Diễn biến mật độ tổng thiên địch và tổng sâu hại theo tuần trên đồng ruộng Diễn Châu - Nghệ An vụ Đông xuân 2010
Diễn biến mật độ thiên địch và sâu hại vụ Đông xuân năm 2010 được thể hiện ở hình 3.19 và bảng 3.17: Mật độ Lưỡng cư thiên địch và sâu hại biến đổi qua các tuần, từ đầu đến cuối vụ mật độ sâu hại tăng thì mật độ thiên địch cũng tăng, mật độ sâu hại giảm thì mật độ thiên địch cũng giảm. Điều này cho thấy vật ăn thịt có khả năng hạn chế số lượng con mồi, khi thức ăn nhiều thì điều kiện sống của vật ăn thịt thuận lợi làm cho số lượng của chúng tăng cao làm hạn chế số lượng con mồi. Khi số lượng con mồi giảm thì số lượng vật ăn thịt cũng giảm theo, qua đó thể hiện mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi khá rõ nhưng so với vụ Đông xuân 2009 thì vụ này quan hệ vật ăn thịt – con mồi chặt hơn .
Tuy nhiên so sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Mẫu (2002) ở Quỳnh Lưu [19] mật độ sâu hại chỉ đạt đỉnh cao (8,04 con/m2) thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi (9,17 con/m2) cao hơn. Điều này chứng tỏ khả năng gây bệnh của sâu hại ở đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu là rất cao.