KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT I KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái một số loài lưỡng cư trong hệ sinh thái đồng ruộng diễn châu nghệ an (Trang 91 - 93)

I Họ Cóc Bufonidae

5 Ếch đồng Hoplobatrachus rugulosus 0,032 0,08 0,024 0,011 0,

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT I KẾT LUẬN

I. KẾT LUẬN

1. Trên đồng ruộng ở Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An hiện biết 6 loài Lưỡng cư thuộc 3 họ, 1 bộ. Trong số đó: ở bờ ruộng lớn và đường ven làng gặp 5 loài (chiếm 83,33%), ở bờ mương bê tông và bờ ruộng bé gặp 4 loài (chiếm 66,67%).

2. Mật độ các loài Lưỡng cư trên đồng ruộng Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An thay đổi theo các vi sinh cảnh: ở bờ ruộng bé có mật độ cao nhất (0,806 con/m2), giảm ở bờ ruộng lớn (0,604 con/m2), ở bờ mương bê tông (0,387 con/m2) và thấp nhất ở đường ven làng (0,351 con/m2).

3. Thành phần thức ăn của các loài Lưỡng cư trên đồng ruộng ở Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An thay đổi theo loài:

Thành phần thức ăn của Ngóe đa dạng nhất gồm 12 bộ côn trùng, ngoài ra còn có Ốc, Sên, Thực vật và Sạn. Trong đó, bộ Cánh cứng Coleoptera có tỷ lệ lớn nhất là (43,95); thấp nhất là bộ Chuồn chuồn Odonata (0,81%).

Thức ăn của Ếch đồng gồm 10 bộ côn trùng. Trong đó, bộ Nhện lớn Araneidae chiếm tỷ lệ cao nhất (39,01%) và thấp nhất bộ Gián Blattoptera (1,26%), ngoài ra còn có lớp Giáp xác (23,91%), lớp Cá xương (20,13%), Ốc (18,88%).

Thành phần thức ăn của Chẫu chuộc gồm 9 bộ côn trùng, bộ Cánh cứng Coleoptera chiếm tỷ lệ cao nhất (42,01%), thấp nhất là bộ Gián Blattoptera (2,47%), ngoài ra còn có thức ăn khác như: Thực vật, Sên.

Thành phần thức ăn của Cóc nhà nhà gồm 9 bộ côn trùng. Trong đó bộ có tỷ lệ lớn nhất là bộ Cánh màng Hymenoptera (56,64%) và nhỏ nhất là bộ Gián Blattoptera (0,29%), ngoài ra còn có Ốc, Bò sát, sạn, Thực vật.

Thành phần thức ăn của Cóc nước sần gồm 6 bộ côn trùng, chiếm tỷ lệ lớn nhất là Nhện lớn Araneidae (42%), thấp nhất là bộ Hai cánh Diptera (9%), ngoài ra còn có bộ Không đuôi Anura và Thực vật.

4. Diễn biến mật độ Lưỡng cư và sâu hại ở vụ Đông xuân 2009 cao nhất vào giai đoạn lúa đứng cái (0,68 con/m2), sâu hại (10,08 con/m2). Vụ Đông xuân 2010, vào giai đoạn lúa đứng cái, mật độ Lưỡng cư (0,44 con/m2) và sâu hại đạt đỉnh cao (10,71 con/m2). Ở vụ Hè thu mật độ Lưỡng cư đạt đỉnh cao ở giai đoạn lúa làm đòng (1,37 con/m2), mật độ sâu hại đạt đỉnh cao ở giai đoạn lúa đứng cái (29,54 con/m2).

5. Tương quan mật độ Lưỡng cư thiên địch và sâu hại trên đồng ruông Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An cho thấy: vụ Đông xuân 2009 ( R =

0,76) chúng có mối quan hệ tương đối chặt, vụ Đông xuân 2010 ( R = 0,78) chứng tỏ chúng có mối quan hệ tuyến tính tương đối chặt, vụ Hè thu 2010 (

R = 0,83) chúng có mối quan hệ tuyến tính chặt.

II. ĐỀ XUẤT

1. Khu hệ Lưỡng cư trên đồng ruộng rất đa dạng và phong phú, nên cần tiếp tục nghiên cứu lợi dụng Lưỡng cư, Bò sát để thiết lập, duy trì trạng thái cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng và sử dụng hiệu quả công tác phòng trừ sâu hại.

2. Lưỡng cư trên đồng ruộng ngoài ý nghĩa về mặt sinh học còn là thực phẩm cho con người, nhưng để hệ sinh thái phát triển cân bằng và bền vững cần giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật và giảm đánh bắt quá mức, hạn chế bê tông hóa trên đồng ruộng, thực hiện nghiên cứu khoanh nuôi kết hợp khai thác hợp lý để không làm ảnh hưởng đến các loài Lưỡng cư có lợi.

3. Vai trò của Lưỡng cư thiên địch chỉ mới được nghiên cứu ở những giai đoạn ghi nhận. Theo chúng tôi cần có những nghiên cứu định hướng về thành phần thức ăn của các loài Lưỡng cư trên đồng ruộng; đồng thời nghiên cứu quan hệ giữa Lưỡng cư thiên địch và côn trùng để thấy rõ quan hệ cân bằng giữa các nhóm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái một số loài lưỡng cư trong hệ sinh thái đồng ruộng diễn châu nghệ an (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w