+ Đặc điểm dinh dưỡng:
Thu mẫu Lưỡng cư hàng tháng từ 18h30 – 22h30. Cố định dạ dày ngay sau khi bắt bằng cồn 700. Mổ, cân trọng lượng dạ dày, trọng lượng thức ăn, phân tích thành phần thức ăn có trong dạ dày.
Xác định thành phần thức ăn theo tài liệu của Nguyễn Viết Tùng (2006) [33], tính tần số gặp thức ăn trong dạ dày.
Xác định mối quan hệ thiên địch – sâu hại qua thành phần thức ăn và mật độ sâu hại – thiên địch qua các giai đoạn phát triển của cây lúa.
+ Định loại các loài Lưỡng cư, theo tài liệu của Đào Văn Tiến, (1977) [32] và theo tài liệu thực tập thiên nhiên của Hoàng Xuân Quang (1998) [22]
+ Đặc điểm hình thái:
- Phân tích các chỉ tiêu hình thái Lưỡng cư theo Hoàng Xuân Quang, Hoàng Ngọc Thảo (2006) [26], gồm các chỉ tiêu sau:
Đo kích thước các phần của cơ thể, đơn vị tính: mm (hình 2.1) 1. Dài thân (L.): từ mút mõm đến khe huyệt.
2. Dài đầu (L.c.): từ mút mõm đến chẫm.
3. Rộng đầu (l.c.): bề rộng nhất của đầu, thường là khoảng cách hai góc sau của hàm.
4. Dài mõm (L.r.): khoảng cách từ mút mõm đến bờ trước của mắt. 5. Gian mũi (i.n.): khoảng cách bờ trong hai lỗ mũi.
6. Đường kính mắt (D.o.): Bề dài lớn nhất của ổ mắt.
7. Gian mí mắt (Sp.p.): khoảng cách bé nhất giữa hai bờ trong của mí mắt trên.
8. Rộng mí mắt trên (L.p): bề rộng nhất của mí mắt trên. 9. Dài màng nhĩ (L.tym.): bề dài nhất của màng nhĩ. 10. Dài đùi (F.): từ khe huyệt đến khớp gối.
11. Dài ống chân (T.): từ khớp gối đến cuối khớp ống - cổ. 12. Rộng ống chân (L.T.): bề rộng nhất của ống chân.
13. Dài cổ chân (L.ta.): từ khớp ống - cổ đến khớp cổ - bàn. 14. Dài củ bàn trong (C.int.): bề dài củ bàn trong (đo ở gốc).
15. Dài ngón chân I (L.orI.): từ bề ngoài củ bàn trong đến mút ngón chân I. 17. Dài chi sau (L.t.).
18. Cân trọng lượng (P) tính bằng gam (g).