Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái một số loài lưỡng cư trong hệ sinh thái đồng ruộng diễn châu nghệ an (Trang 28 - 30)

Phương pháp nghiên cứu côn trùng trên ruộng lúa theo "phương pháp điều tra sâu hại cây trồng" của cục Bảo vệ thực vật (1986) [2] cụ thể như sau: - Thu mẫu các loài côn trùng.

+ Thu mẫu định tính: Sử dụng vợt, ống nghiệm, bắt bằng tay, thu thập các loài côn trùng trên đồng ruộng. Xác định sự có mặt của chúng vào các thời điểm khác nhau trong vụ lúa, thời gian hoạt động của chúng trong ngày.

+ Thu mẫu định lượng:

Theo dõi định kỳ mỗi tuần một lần trên ba thửa ruộng khác nhau, mỗi thửa điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1 m2 (trung bình 42 khóm lúa). Các điểm thu mẫu lần sau không trùng với lần trước. Cố định thời gian thu mẫu trong ngày (từ 18h - 22h).

- Thu mẫu các loài Lưỡng cư + Thu mẫu định tính:

Thu mẫu các loài Lưỡng cư trên các sinh cảnh nghiên cứu, xác định sự có mặt của chúng vào các thời điểm khác nhau trong vụ lúa, thời gian hoạt động của chúng trong ngày.

Ở mỗi vi sinh cảnh và trong từng thời điểm, thu với số lượng đủ để xử lí thống kê. Ghi chép thời gian, địa điểm, nhiệt độ, độ ẩm cho mỗi lần thu.

+ Thu mẫu định lượng:

Mật độ được tính: đếm số cá thể mỗi loài trên các dải đường đi có diện tích như sau:

+ Bờ ruộng lớn: (150m x 3m). + Bờ ruộng bé: (150m x 0,5m). + Bờ mương bê tông: (150m x 3m). + Đường ven làng: (150m x 2,5m).

Cố định thời gian đếm trong ngày từ 18h30 – 22h30. Định kỳ thời gian đếm mỗi tuần 1 lần.

* Phương pháp nghiên cứu sinh thái học Lưỡng cư trên đồng ruộng

+ Quan sát nơi ở và nơi đẻ trứng của Lưỡng cư trên đồng ruộng. + Nghiên cứu hoạt động ngày đêm và hoạt động mùa.

Chọn thời điểm nghiên cứu bằng cách chia ra 4 khoảng thời gian: 18h30 – 19h30; 19h30- 20h30; 20h30 – 21h30; 21h30 – 22h30. Tiến hành đếm mật độ và thu mẫu xác định thức ăn.

Một phần của tài liệu Đặc điểm sinh học, sinh thái một số loài lưỡng cư trong hệ sinh thái đồng ruộng diễn châu nghệ an (Trang 28 - 30)