III Họ Nhái bầu Microhylidae
3.3.1. Môi trường sống
Sinh cảnh đồng ruộng:
Sinh cảnh bờ ruộng nơi tiến hành nghiên cứu đếm các loài Lưỡng cư thiên địch có diện tích (150m x 3m đối với bờ ruộng lớn là đường đi nội đồng, hình 3.7) và (150m x 0.5m đối với bờ ruộng bé, hình 3.6), thành phần thực vật chủ yếu là cỏ dại thấp như cỏ Ấu, cỏ Mực, cỏ Chỉ, cỏ Sữa, cỏ Nọc Rắn, cỏ Lùng, cỏ Xước…, không có loài thực vật chiều cao lớn. Hai bên là ruộng lúa, thuận lơi cho sự phân cư và kiếm ăn của Lưỡng cư.
Hình 3.7. Bờ ruộng lớn với đường đi nội đồng * Bờ mương bê tông (đường đi nội đồng có mương bê tông):
Sinh cảnh bờ mương bê tông có diện tích (150m x 3m). Thành phần thực vật gồm các loại cỏ thấp như cỏ như ở bờ ruộng lớn. Tuy nhiên ở đây người dân trồng thêm cỏ Sữa để chăn nuôi. Bờ mương bê tông được xây dựng với bờ đất hai bên, đã làm ảnh hưởng lớn đến nơi cư trú và cản trở sự di chuyển của Lưỡng cư (hình 3.8).
* Đường ven làng:
Đường ven làng có diện tích (150m x 2.5m). Thành phần thực vật khu vực ven làng gồm nhiều loại cây khác nhau, cây ăn quả (Chuối, Mía…), Tre…, thỉnh thoảng có các bụi rậm xen kẽ các bức tường rào trước đây là thực vật tuy nhiên nay được thay bằng tường xây. Phía tiếp giáp với ruộng lúa có các loại cây cỏ thấp như cỏ Lùng, cỏ Nhám, cây Mùng, rau Bợ, cỏ Sữa được trồng để chăn nuôi gia súc, ở đây có sự tác động của con người nên ảnh hưởng đến sự di cư các loài Lưỡng cư (hình 3.9).
Hình 3.8. Bờ mương bê tông
Hình 3.10. Cánh đồng lúa xã Diễn Trường - Diễn Châu - Nghệ An vụ Đông xuân 2010