1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Bạo lực học đường ở các trường chuyên biệt khiếm thính tại TP hồ chí minh (TS đặng thị mỹ phương)

6 440 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 581,85 KB

Nội dung

Bạo lực học đường ở các trường chuyên biệt khiếm thính tại TP hồ chí minh (TS đặng thị mỹ phương) Bạo lực học đường ở các trường chuyên biệt khiếm thính tại TP hồ chí minh (TS đặng thị mỹ phương) Bạo lực học đường ở các trường chuyên biệt khiếm thính tại TP hồ chí minh (TS đặng thị mỹ phương) Bạo lực học đường ở các trường chuyên biệt khiếm thính tại TP hồ chí minh (TS đặng thị mỹ phương) Bạo lực học đường ở các trường chuyên biệt khiếm thính tại TP hồ chí minh (TS đặng thị mỹ phương) Bạo lực học đường ở các trường chuyên biệt khiếm thính tại TP hồ chí minh (TS đặng thị mỹ phương) Bạo lực học đường ở các trường chuyên biệt khiếm thính tại TP hồ chí minh (TS đặng thị mỹ phương) Bạo lực học đường ở các trường chuyên biệt khiếm thính tại TP hồ chí minh (TS đặng thị mỹ phương)

Trang 1

BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG CHUYÊN BIỆT KHIẾM THÍNH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TS Đặng Thị Mỹ Phương*

Bạo lực học đường là vấn đề nóng trong giai đoạn hiện nay Hiện tượng học sinh đánh nhau, Thầy đánh trò, trò đánh Thầy trong trường học, thường xuyên được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng Bạo lực học đường đã gây nên tác hại nặng nề, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý, học tập sinh hoạt của học sinh, các chuẩn mực đạo đức của Xã hội Vấn đề này không chỉ phát sinh ở trường phổ thông mà tồn tại khách quan ở cả các trường khuyết tật vốn có nhiều cấp học từ mẫu giáo đến trung học phổ thông, độ tuổi học sinh từ 3 đến 18 tuổi Đặc biệt là các trường chuyên biệt về khiếm thính khi mà ngôn ngữ thể hiện chính của trẻ là cử chỉ điệu bộ Các em cũng có những nhu cầu như mọi người, cũng muốn thể hiện bản thân, muốn làm “anh chị”, bắt trẻ nhỏ hơn phải phục tùng, cũng biết trấn lột thô bạo, đe dọa Hành vi bạo lực học đường ở đây được biểu hiện qua nét mặt, ngôn ngữ kí hiệu, qua từng cử chỉ điệu bộ Những trẻ em bị hại không hề phản ứng, răm rắp chấp hành mọi yêu cầu của “thủ lĩnh” Giáo viên gần như ít quan tâm đến việc ngăn chặn bạo lực học đường ở các trường chuyên biệt, chỉ xử lí vụ việc khi có phản ánh của phụ huynh

“Con tôi thường xuyên bị mất dụng cụ học tập”, “Bạn H lấy tiền con, không cho con nói với mẹ và cô ”, “Con không đi học đâu, các bạn không ai chơi với con” Nhìn chung chưa có trường hợp nào giáo viên bị phản ánh bạo hành với trẻ khiếm thính Tuy nhiên, đối với trẻ khuyết tật trí tuệ ngày 21/7/2014 trên báo VnExpress đưa tin

“Giáo viên trường không phép bạo hành trẻ tự kỷ” nêu lên hành vi giáo viên đối xử thô bạo với trẻ tự kỷ

Hành vi bạo lực học đường ở trường chuyên biệt khiếm thính chỉ phát sinh ở trong trường, ngoài giờ học hầu hết các em được phụ huynh đưa đón Đã có nhiều công trình nghiên cứu về bạo lực học đường ở trường phổ thông trong và ngoài nước như: Dan Olweus, nhà tâm lý học Na Uy, viết về vấn đề bắt nạt trong trường học như:

Gây hấn trong trường học: những kẻ bắt nạt và những cậu bé chuyên gây rối (1978), bắt nạt trong trường học, chúng ta biết gì và chúng ta có thể làm gì (1993) nghiên cứu của

các nhà tâm lý học khác Harper, F.D và Ibrahim, F.A (2000) với Violence and school

in the USA hay Bắt nạt học đường: Làm thế nào để có thể can thiệp thành công?

(2004) do là Peter Smith (Mỹ) chủ bút, Debra Pepler (Canada), và Kenneth Rigby (Australia) đồng sáng tác

Công trình nghiên cứu trong nước về bạo lực học đường của Báo Pháp Luật TP.HCM năm 2010 và đề tài nghiên cứu cấp Bộ của tác giả Lê Vân Anh “Giải pháp ngăn ngừa các hành vi bạo lực trong học sinh trung học phổ thông” phản ánh tình trạng

*

Trang 2

bạo lực học đường xảy ra thường xuyên ở trường phổ thông và có xu hướng ngày càng gia tăng Nguyên nhân là do cha mẹ thiếu quan tâm, nhà trường chưa thực hiện tốt việc dạy người, ảnh hưởng xấu từ games, phim ảnh có tính bạo lực, pháp luật chưa nghiêm, bản thân học sinh nhận thức và thái độ của về vấn đề này vẫn chưa cao Hầu như chưa

có công trình nào đi sâu vào lĩnh vực bạo hành ở các trường khuyết tật

Bài viết đưa ra bức tranh chung về hiện trạng bạo lực học đường ở trường chuyên biệt khiếm thính Từ đó, đưa ra các biện pháp nhằm ngăn ngừa bạo lực, cải thiện môi trường học tập của học sinh khiếm thính tại thành phố Hồ Chí Minh

Theo tự điển Tiếng Việt: Bạo lực là sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấn áp hoặc

lật đổ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng: hành vi bạo lực là “cố ý dùng sức mạnh

thể chất hoặc uy quyền để đe dọa hoặc thực hiện hành vi chống lại bản thân, người khác hoặc nhóm người hay một cộng đồng, làm gây ra hay làm gia tăng khả năng gây

ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng về sự phát triển hay gây ra sự mất mát”

Học đường là nhà trường Như vậy, bạo lực học đường là hành vi bạo lực giữa

các thành viên trong nhà trường như các học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên nhằm thực hiện các ý đồ nào đó trong phạm vi trong nhà trường

Ở trường khiếm thính tiểu học, (từ 3 -18) đa số học sinh đi học so với tuổi, nhất

là trẻ khiếm thính điếc sâu không được can thiệp sớm gặp khó khăn trong nghe nói và tiếp nhận thông tin Với nhiều độ tuổi và mức chênh lệch tuổi tác như trên, nảy sinh nhiều vấn đề khác nhau trong sự phát triển tâm sinh lí, tình trạng các em lớn bắt nạt trẻ nhỏ hơn là không tránh khỏi Hơn nữa, trẻ khiếm thính bản tính nóng nảy, dễ cáu gắt một số trẻ ở độ tuổi dậy thì 11 – 15, có những biến đổi trong cơ thể liên quan đến sự phát triển giới tính, tâm sinh lý có nhiều biến động và rất phức tạp, trẻ gặp nhiều khó khăn trong mối quan hệ với những người xung quanh Ngoài ra, các em còn phát sinh những nhu cầu tâm lý mới như: khuynh hướng muốn làm người lớn, nhu cầu tự khẳng định mình Tình cảm rất phức tạp, mạnh mẽ, dễ đưa đến kiểu hành động quá khích, gây hấn Vì vậy, việc giáo dục cho học sinh có kỹ năng chung sống và cách ứng xử hòa thuận, nhã nhặn, lịch sự với bạn bè, biết thể hiện đúng giá trị phẩm chất và năng lực trong trường là vấn đề vô cùng quan trọng

Những biểu hiện hành vi bạo lực học đường thường xảy ra trong trường khiếm thính:

- Thông qua ngôn ngữ, cử chỉ lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bắt nạt

- Sử dụng hình ảnh để trêu chọc, miệt thị, làm nhục bạn

- Tác động tâm lý biểu hiện ở việc nói xấu, lôi kéo người khác xa lánh, cô lập làm cho người bị hại cảm thấy cô đơn, sợ hãi, thiếu tự tin khi tiếp xúc với những người khác

- Dùng sức mạnh, vũ lực như đánh đấm, xô đẩy, giật tóc, ném đồ vật,

Trang 3

trên như: muốn thể hiện bản thân với người khác, muốn trả thù, bêu xấu bạn, muốn

đoạt tiền để tiêu xài hoặc lấy cắp viết, hộp màu làm của riêng Ở trẻ lớn hơn hành vi bạo lực nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của bản thân Giá trị vật chất mà các em chiếm đoạt tuy không lớn nhưng nếu không ngăn chặn kịp thời, mức độ phát triển sẽ ngày càng cao, nặng nề hơn Trong khi đó, một số giáo viên chủ quan không quan tâm nhiều đến vấn đề bạo lực cho rằng: trẻ nhỏ lại khuyết tật, đánh nhau là chuyện thường , một số khác ít gắn bó với trẻ do hạn chế về ngôn ngữ giao tiếp, làm cho việc ngăn ngừa bạo lực học đường ở các trường chuyên biệt càng gặp nhiều khó khăn Nước ta gia nhập WTO, việc hội nhập quốc tế tạo nên cơ hội đồng thời cũng tạo

ra nhiều thách thức, các vấn đề văn hóa - xã hội phát sinh cùng với sự phát triển kinh

tế trong khi các lực lượng giáo dục trong Nhà trường chưa phát huy hết vai trò của mình Nội dung và hình thức giáo dục đạo đức, lối sống còn xem nhẹ Các hoạt động trong trường quá tải, giáo viên thiếu thời gian quan tâm, chia sẻ với học sinh, một số trường thiếu không gian hoạt động, nguồn kinh phí cho công tác hạn hẹp Hình thức giáo dục trong gia đình còn mang tính tiêu cực như dọa nạt, đánh đập, “Thương cho roi, cho vọt ” đặc biệt các cư xử của người lớn bên ngoài xã hội còn thiếu gương mẫu, cách hành xử thô bạo của người lớn với nhau cũng ảnh hưởng lớn đến tâm hồn non nớt của trẻ, gây cản trở lớn cho công tác ngăn chặn bạo lực trong học đường Hơn nữa, hành vi bạo lực còn xuất phát từ việc trẻ tiếp nhận các phim ảnh, game, sách, báo chí… có tính chất bạo lực trên cách trang mạng xã hội qua phương tiện phổ biến như điện thoại, laptop, Ipad Trong khi đó, trẻ khiếm thính chủ yếu tri giác qua kênh nhìn,

tư duy bằng trực quan hay bắt chước Kẻ xấu thường lợi dụng điểm này để lôi kéo trẻ vào các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật

Hành vi bạo lực dù ở dạng bạo lực thể xác, tinh thần, tài chính, tình dục hay ở mức độ nào đều gây tổn thương về thể chất, bất ổn về tinh thần, ảnh hưởng đến học tập của người bị hại Vì vậy, công tác ngăn chặn bạo lực học đường trong các trường chuyên biệt cần phải được đẩy mạnh để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra Bài viết đề xuất 4 giải pháp sau:

Một là nâng cao nhận thức cộng đồng Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho giáo

viên, học sinh, phụ huynh kiến thức, kỹ năng nhận biết những biểu hiện hành vi bạo lực, hệ lụy mà bạo lực học đường gây ra đối với học sinh, phương thức ngăn ngừa bạo lực học đường trong các trường khiếm thính

Hình thức tuyên truyền đa dạng phù hợp với từng đối tượng qua các kênh thông tin đại chúng, bản tin trường, hình ảnh, video, báo cáo chuyên đề về văn hóa, giáo dục, pháp luật; nêu gương người tốt, việc tốt; tổ chức hội thảo hội nghị để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giáo dục giữa các giáo viên, phụ huynh học sinh và các trường khác Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình trong giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường Tham vấn phương pháp giáo dục cho phụ huynh học sinh, nâng cao vai trò của

họ trong ngăn ngừa bạo lực học đường

Trang 4

Đưa nội dung bạo lực học đường vào các buổi sinh hoạt chuyên đề, câu lạc bộ của người điếc hàng tuần, hàng tháng, thường xuyên theo dõi, kiểm tra hoạt động câu lạc bộ Phổ biến, hỗ trợ học sinh chọn lọc trong tiếp nhận các kênh văn hóa – giải trí Phát hiện điểm mạnh của học sinh cá biệt, tạo điều kiện cho trẻ phát huy vai trò của mình trong tập thể Khen thưởng, nêu gương kịp thời khi trẻ có biểu hiện tiến bộ Đưa nội dung phòng ngừa bạo lực học đường vào một trong các tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng của lớp, trường các hoạt động đội thiếu niên Tiền phong

Hơn thế nữa Giáo viên cần gần gũi, thân thiện lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học sinh, học và sử dụng ngôn ngữ kí hiệu để giao tiếp hiệu quả với trẻ khiếm thính, xây dựng môi trường thân thiện để “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui” Từ đó, tích hợp nội dung giáo dục ngăn ngừa bạo lực học đường qua các môn học, tạo cơ hội cho trẻ khám phá và giải quyết các tình huống bạo lực cụ thể trong học đường

Hai là phối hợp chặt chẽ các cơ quan chức năng liên quan như Truyền thông, Y

tế, Thương binh - xã hội, cùng tuyên truyền, phổ biến pháp luật ngăn ngừa bạo lực học đường Tạo điều kiện cho mọi người hiểu biết đúng đắn về bạo lực học đường Bạo lực

là hành vi sai trái, vi phạm pháp luật kiên quyết loại bỏ dù ở mức độ nào Cơ quan lãnh đạo, quản lý địa phương tổ chức thực hiện hoạt động tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân nâng cao ý thức trong việc ngăn ngừa bạo lực học đường

Để tạo môi trường sống lành mạnh, cơ quan chức năng cần ban hành các quy định, điều luật về truyền thông, loại bỏ những hoạt động truyền thông mang tính bạo lực, có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm, kiểm duyệt chặt chẽ nội dung trước khi đưa ra công chúng các ấn phẩm văn hóa

Ba là tăng cường sự kiểm tra, giám sát của gia đình đối với hoạt động vui chơi

giải trí của trẻ Thường xuyên kiểm soát thời gian học tập và vui chơi sao cho phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, tình trạng khiếm khuyết của trẻ khiếm thính Thân thiện, gần gũi kịp thời phát hiện những hành vi sai trái để kịp thời uốn nắn sửa đổi, nghiêm khắc nhưng không thô bạo, nhẹ nhàng dùng tình cảm thuyết phục trong khi giáo dục Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, với khu phố trong việc xây dựng môi trường xã hội lành mạnh nơi gia đình sống Cần phát huy tốt vai trò cũng như sự phối hợp với nhà trường của lực lượng bảo vệ dân phố, công an khu vực trong hoạt động ngăn chặn bạo lực học đường tại địa phương

Bốn là đối với bản thân trẻ khiếm thính Theo Unesco, bốn trụ cột của việc học

ngày nay, học để biết, học để làm, học để khẳng định mình và học để chung sống Với trẻ khiếm thính để có thể chung sống với mọi người xung quanh còn nhiều bất cập do rào cản ngôn ngữ Vì vậy, ngoài việc tiếp thu kiến thức trên lớp, việc rèn kĩ năng phục

vụ, kĩ năng sống chung là vấn đề vô cùng cần thiết Theo Unicef kĩ năng sống gồm 3 nhóm: nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình; nhóm kỹ năng nhận biết và sống với người khác; nhóm kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả Nhà trường, giáo viên cần thường xuyên tổ chức học tập, để các em có điều kiện tiếp cận các kỹ

Trang 5

Để phòng ngừa được bạo lực học đường ngoài các nhóm kỹ năng trẻ khiếm thính còn phải tham gia các chương trình giáo dục giới tính, tránh tình trạng bị xâm hại tình dục do thiếu hiểu biết về lĩnh vực này, cũng như biết tìm kiếm sự giúp đỡ khi bị xâm hại, biết cách sống phù hợp với pháp luật và các chuẩn mực xã hội, không để kẻ xấu lối kéo, lợi dụng dẫn tới hành động phi pháp

Bản thân trẻ khiếm thính cần nhận thức rõ về bạo lực học đường và hậu quả của

nó, rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc, để hóa giải các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình giao tiếp với người xung quanh Cùng nhau xây dựng môi trường học tập thân thiện, nếp sống lành mạnh, đoàn kết, hỗ trợ nhau trong học tập, sinh hoạt ở lớp, trường học Phối hợp với nhà trường trong công tác ngăn ngừa bạo lực học đường, tránh xa các yếu tố có thễ dẫn đến hành vi bạo lực như game bạo lực, phim ảnh hành động, các văn hóa phẩm độc hại

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện tượng bạo lực trong trường học có nhiều diễn biến phức tạp và đa dạng, biểu hiện ở nhiều mức độ, hậu quả ngày càng trầm trọng không chỉ riêng ở trường phổ thông, mà có cả ở các trường chuyên biệt nơi tập trung những trẻ vốn đã chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội còn phải gánh chịu thêm bạo lực học đường Vấn đề bạo lực học đường là vấn đề lớn của xã hội mang tính chất toàn cầu, ảnh hưởng lớn sự phát triển tâm sinh lí và kết quả học tập của thế hệ trẻ hiện nay

và thu hút sự quan tâm không chỉ của một số nhà nghiên cứu mà còn nhận được sự quan tâm của toàn thể xã hội cùng nhau "Chung tay chung sức chấm dứt bạo hành

trong nhà trường”

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Vân Anh(2013), “Giải pháp ngăn ngừa các hành vi bạo lực trong học sinh trung học phổ thông”, Đề tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ, Hà Nội

[2] Lý Thị Minh Hằng (2009), “Bạo lực gia đình và hậu quả tâm lý đối với nạn

nhân của bạo lực gia đình”, Tạp chí Tâm lý học, (Số 125), tr 45-47

[3] Hoàng Bá Thịnh (2009), “Bạo lực học đường, một vấn đề xã hội”, Kỷ yếu hội

thảo khoa học quốc tế về nhu cầu, định hướng và đào tạo tâm lý học đường Việt Nam, Hà Nội, 3-4/8/2009, tr 16-27

[4] Huyền Trang (2010), ”Đối mặt với những hành vi cà khịa của trẻ” NXB Phụ

nữ

[5] Quốc Việt (2012),“Bạo lực xuất phát từ xã hội”,http://phapluattp.vn,

21/09/2012

[6] Buccoliero, E and Darbo, M (2001), Anonynmous questionaire on bullying,

No Violenza a scuola rete Europea di scambi, European commision – Education and culture – connect program

Trang 6

Kho Ebook miễn phí

ebookfree247.blogspot.com

thuvienhoithao.blogspot.com thuvienthamluan.blogspot.com

CHIA SẺ TRI THỨC

Ngày đăng: 14/12/2015, 18:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w