1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề bạo lực học đường ở các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông ở Trà Vinh

24 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 687,5 KB

Nội dung

2 Bạo lực học đường Đó là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu quảnghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường, nếu nhìn từ góc độ lấy học sinhlàm trung tâm thì bạ

Trang 1

CHƯƠNG I: LỜI GIỚI THIỆU

1 Lý do chọn đề tài

Tuổi học trò được xem là lứa tuổi tươi đẹp và hồn nhiên nhất Ở mỗi thời kỳtrong đời sống con người, sự phát triển về thể chất và tâm lý và cả nhân cách có quyluật riêng Tuổi vị thành niên là lứa tuổi thiếu niên nhưng đây là giai đoạn phát triểnrất cao về thể chất và có những biến chuyển tâm lý hết sức phức tạp Chính yếu tốtâm lý cũng như thể chất và nhân cách chưa hoàn thiện một cách đầy đủ này khiếncho trẻ em trong lứa tuổi vị thành niên hay bị khủng hoảng về tâm lý, dần đếnnhững suy nghĩ và hành động sai lệch

Giáo dục là một trong những quốc sách hàng đầu của Nhà nước, việc pháttriển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế- xãhội Điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng, vậy mà nạn bạo lực học đường ngàycàng ra tăng với số lượng chóng mặt điều đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đàotạo và phát triển con người của đất nước Chốn học đường thường được xem là môitrường an toàn nhưng giờ đây đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng học sinhhành xử theo kiểu xã hội đen Nạn bạo lực học đường đang khiến nhiều người longại Là ranh giữa những hành động côn đồ và tội phạm là rất mong manh Vấn nạnnày đã khiến các ngành chức năng hết sức quan tâm, nỗi lo lắng của gia đình, và cảmột thế hệ tương lai của đất nước

Với những lý do trên thì việc khẩn trương đưa ra các giải pháp của các ngànhchức năng, nhà trường, gia đình và toàn thể xã hội vào vấn nạn bạo lực học đường

là hết sức cần thiết Thế nên nhóm tác giả quyết định chọn đề tài: “ VẤN ĐỀ BẠOLỰC HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌCPHỔ THÔNG TẠI TRÀ VINH” để tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như thựctrạng và đóng góp một số giải pháp phòng chống và hạn chế nạn bạo lực học đường

Trang 2

2 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích thực trạng bạo lực xảy ra tại các trường học

Xây dựng những giải pháp phòng chống và hạn chế thấp nhất nạn bạo lựchọc đường

Nội dung nghiên cứu của đề tài

Xác định nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường

Đánh giá hậu quả của bạo lực học đường đến sự phát triển của xã hội

Đề ra những giải pháp phòng chống và hạn chế thấp nhất bạo lực học đường

Trang 3

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I Khái niệm

1) Bạo lực

Là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân,người khác hoặc đối với nhóm người hay một cộng đồng người mà gây ra hay làmgia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sựphát triển hay gây ra sự mất mát cho những người bị hại (Theo WHO,http://tailieu.vn/xem-tailieu/thaoluande-tai-bao-luc-hoc-duong.903229.html, ngày05/10/2012)

2) Bạo lực học đường

Đó là những hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu quảnghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà trường, nếu nhìn từ góc độ lấy học sinhlàm trung tâm thì bạo lực học đường là sự xâm hại của học sinh đối với học sinh, sựxâm hại của học sinh đối với người bên ngoài nhà trường và ngược lại, là sự xâmhại của giáo viên đối với học sinh và ngược lại…Bạo lực ấy xâm phạm đến sứckhoẻ hoặc danh dự của người bị hại, hoặc xâm phạm đến tính mạng và nhân phẩmcủa người bị hại Bạo lực không chỉ xảy ra trong phạm vi nhà trường mà nhiều khixảy ra bên ngoài nhà trường (theo giaoan.violet.vn/present/show/entry-id/4477682ngày truy cập 5.10.2012)

II Điều luật đối với người chưa thành niên phạm tội

Điều 12 Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm

2 Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm

Trang 4

hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Điều 68 Áp dụng Bộ luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội

Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịutrách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này (chương X: những quyđịnh đối với người chưa thành niên phạm tội), đồng thời theo những quy định kháccủa phần chung Bộ luật không trái với những quy định của chương này

Điều 69 Nguyên tắc xử lý với người chưa thành niên phạm tội

1.Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp

đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân tốt cho xã hội

Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của ngườichưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhậnthức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân

và điều kiện gây ra tội phạm

2 Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự,nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn cónhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáodục

3 Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và ápdụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn

cứ theo tính chất hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân than và yêu cầucủa việc phòng ngừa tội phạm

4 Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với ngườichưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp được quyđịnh tại Điều 70 của Bộ luật này

Trang 5

5 Không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niênphạm tội.

Khi áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội cần hạn chế

áp dụng hình phạt tù Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niênphạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niênphạm tội tương ứng

Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độtuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi

6 Án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi,thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm

Điều 70 Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạmtội

Đối với người chưa thành niên phạm tội, Tòa án có thể quyết định áp dụngmột trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa sau đây:

a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

b) Đưa vào trường giáo dưỡng

2 Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ mộtnăm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tộinghiêm trọng

Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải chấp hành đầy đủ nhữngnghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục củachính quyền xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội được tòa án giao trách nhiệm

3 Tòa án có thể áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ một nămđến hai năm đối với người chưa thành niên phạm tội, nếu thấy do tính chất nghiêm

Trang 6

trọng của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cầnđưa người đó vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ.

4 Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc người được đưa vàotrường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn do Tòa án quyết định và cónhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của tổ chức, cơ quan, nhà trường được giao tráchnhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại

xã, phường, thị trấn hoặc thời hạn ở trường giáo dưỡng

Điều 71 Các hình phạt được áp dụng đối với người chưa thành niên phạmtội

Người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sauđây đối với mỗi tội phạm:

1 Cảnh cáo

2 Phạt tiền

3 Cải tạo không giam giữ

4 Tù có thời hạn

III Các hình thức bạo lực học đường

Biểu hiện của hành động bạo lực học đường có thể xảy ra dưới nhiều hìnhthức như:

Xúc phạm, lăng mạ, xỉ nhục, đay nghiến, chà đạp nhân phẩm, làm tổnthương về mặt tinh thần con người thông qua lời nói

Đánh đập, tra tấn, hành hạ, làm tổn hại về sức khỏe, xâm phạm cơ thể conngười thông qua những hành vi bạo lực

Trang 7

Lập nên các nhóm hội hoạt động đánh nhau có tổ chức.

IV Thực trạng bạo lực học đường ở các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông

1) Thực trạng bạo lực học đường trên thế giới

Bạo lực học đường đang trở thành vấn nạn tại nhiều quốc gia

Tại Philippines, trung tâm Hỗ trợ bạo lực học đường đã được thành lập banăm qua và hoạt động như một cơ quan chính phủ Tình trạng bạo lực học đường ởđất nước này rất đáng báo động Đặc biệt tại đây các vụ bạo lực có nguyên nhân khánhiều từ bất đồng tôn giáo của học sinh Chính vì thế, Chính phủ Philippines đãphải xây dựng cả một chiến lược rộng lớn để giải quyết vấn đề này

Không chỉ tại các nước đang phát triển, rất nhiều quốc gia phát triển cũngđang phải đau đầu với vấn đề bạo lực học đường Người đứng đầu cơ quan giáo dụcbang Queensland, Úc hồi tháng 7.2009 cho biết tình trạng bạo lực học đường ởnước này đang gia tăng một cách đáng sợ Riêng trong năm 2008, 55.000 học sinhtrong đó gần một nửa là nữ bị đình chỉ học tập vì vấn đề bạo lực

Tuy nhiên, Mỹ mới là quốc gia báo động đỏ về tình trạng bạo lực học đường.Hàng năm nước Mỹ đều chất đống những vụ học sinh nổ súng trong nhà trường.Theo thống kê của cơ quan quản lý giáo dục nước này, năm 2009 có 12,4% học sinhtừng đánh nhau hoặc thậm chí gây thương tích nặng cho người khác tại trường học

Và đáng sợ hơn là 5,9% học sinh có mang theo vũ khí sát thương (như dao, súng…)khi tới trường Đặc biệt, tỷ lệ bạo lực liên quan tới nữ sinh ngày càng cao.Nạn bạolực học đường được ngành giáo dục nhiều quốc gia coi là một vấn đề trầm trọngtrong trường học.( theo Thanh Minh tổng hợp http://www baomoi.com/Bao-luc-hoc-duong-Van-nan-toan-cau/59/4076732.epi)

2) Tình hình bạo lực học đường trong nước

Tình trạng học sinh mang hung khí tới trường và sẵn sàng đánh nhau để giảiquyết mâu thuẫn xuất hiện ngày càng nhiều trong các trường phổ thông trên toànquốc Thực tế này được báo động tại Hội thảo về giải pháp, nâng cao hiệu quả côngtác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tội phạm, bạo lực học đường do BộGD-ĐT tổ chức ngày 25/11/2009 Ngành Giáo dục đang phải đối mặt với tình trạng

Trang 8

bạo lực học đường ngày càng có xu hướng gia tăng và tính chất vụ việc ngày càngnguy hiểm

Nạn bạo lực học đường không chỉ gia tăng về số lượng và mức độ, hậu quảcủa nó còn nghiêm trọng gấp nhiều lần Không chỉ còn là những cuộc ẩu đả, đánhnhau thông thường giữa các “anh hùng rơm” mà hiện nay xuất hiện ngày càng nhiềucủa các hung khí, vũ khí đó như là: gậy, gộc rùi dao, kiếm, mã tấu, và có khi còn làsúng hoa cải trong các cuộc ẩu đả đó Nghiêm trọng nhất trong số đó là vụ dùngsúng hoa bắn chết bạn ngay đằng sau trường của Trần Văn Mạnh học sinh lớp 11trường Dân lập Hạ Long khiến bạn tử vong tại chỗ khiến cho dư luân hết sức xônxao Bên cạnh đó còn có một vụ cũng nghiêm trọng tại trường THPT Bãi Cháy vớiviệc thuê bảo kê đánh bạn trên đường về khiến nạn nhân tử vong Ngoài ra tại một

số trường khác cũng có những vụ nghiêm trọng gây thương tật và ảnh hưởng lớnđến sức khỏe của các nạn nhân Với những vụ việc bạo lực học đường nghiêm trọngnày thì thẩm quyền xét xử thuộc về phía cơ quan công an, chứ không còn nằm trongcác hình thức xử lý của nhà trường nữa Hơn thế nữa, không chỉ là bạo lực tronghọc sinh mà còn là hiện tượng học sinh đánh cả giáo viên, cán bộ trong trường tạitrường Dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hạ Long)

Hình 2.1: Những hung khí mà cơ quan công an thu giữ được trong vụ đánh nhau của học sinh trườngTHPT Vũ Văn Hiếu (Hạ Long)

Trang 9

Hình 2.2: Ba học sinh của trường THPT Lý Tự Trọng đang chờ xét hỏi tại cơ quan điều tra.

Hơn thế nữa, chúng ta thường quen với những “nam tử hán đại trượng phu”, vậy mà giờ đây bạo lực học đường xuất hiện khá phổ biến ở các bạn nữ, với

xu hướng đánh tập thể, đánh hội đồng và mức độ của những sự việc cũng không

“thua kém” gì các bạn nam Nghiêm trọng nhất đó là việc bị chính các bạn cùng lớp

lột quần áo, lôi vào nhà vệ sinh đánh, đá vào bộ phận sinh dục khiến cho bạn họcsinh đó phải đi cấp cứu tại bệnh viện Tỉnh Quảng Ninh

Hình 2.3: Cuộc ẩu đả, làm nhục nhau của 2 em học sinh nữ nơi công cộng

Ngoài ra bạo lực học đường còn diễn ra với nhiều những hình thức như :hiện tượng cô lập trong lớp của một số cá nhân khiến cho các bạn học sinh bị cô lập

Trang 10

rơi vào tình trạng rối loạn về tâm lý ảnh hưởng rất lớn đến học tập và sinh hoạt, cótrường hợp còn dẫn đến hiện tượng bị trầm cảm, hay tự tử; hiện tượng bạo lực vềkinh tế, việc xin tiền tiêu vặt của một số những anh chị máu mặt trong trường nếu

không sẽ dọa đánh…( theo Bích Hợp http://vietbao.vn/The-gioi-tre, theo Trịnh Khắc http://www.quangninh.gov.vn, ngày 05/10/2012).

2 Tình hình bạo lực học đường trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Trong năm 2011, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã xảy ra nhiều vụ đánh nhau,

có sử dụng hung khí của các nhóm học sinh Nổi cộm nhất là trường hợp củaNguyễn Hoàng Nam (ngụ xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè) Tuy mới học lớp 10 nhưngNam đã có những biểu hiện chẳng khác gì dân giang hồ “xăm mình” và “lận daobấm đến trường” Nhiều lần bị nhà trường cảnh cáo nhưng Nam vẫn chứng nào tậtnấy, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ đã rút dao đâm chết bạn học Đêm 17/12/11 sau chầunhậu tại nhà, Nam cùng hai người bạn là Đôn (học sinh lớp 12, ấp Ngọc Hồ cùng xãTam Ngãi) và Thanh (18 tuổi, khóm 7, thị trấn Cầu Kè) đến uống nước ở một quán

cà phê gần nhà Lúc này ở quán có Trần Trung Tín và Nguyễn Minh Cảnh (cùng 15tuổi, là học sinh lớp 10, ấp Bưng Lớn, xã Tam Ngãi) Cho rằng nhóm của Cảnh nhìnđểu mình, nhóm của Nam đã xông vào đánh Trong lúc xô xác, Nam rút dao đâmTín trọng thương và tử vong trên đường cấp cứu

Vào tháng 9/2011, tại trường THCS Minh Trí 2 (P.6, TP Trà Vinh, tỉnh TràVinh), lực lượng công an cũng đã xử lý một vụ thanh toán nghiêm trọng Đối tượngphạm tội là Trần Phước Sang – một học sinh cá biệt lớp 7, thường lận dao trongcặp, đánh bạn học gây thương tích Chiều ngày 19/9/2011, nhóm Sang bị nhómThạch Hoàng Nam (SN 1999, ngụ P.9, TP Trà Vinh) chặn đánh trước cổng trườngsau giờ tan học Bị tấn công, Sang rút dao trong cặp chém Nam bị thương Bất ngờnhóm Nam xuất hiện thêm 2 đối tượng cầm thanh sắt, rượt chém nhóm Sang gâynáo loạn trên đường phố Sự việc chỉ dừng lại khi có sự can thiệp của lực lượngCông an P.6

Trang 11

V Hậu quả bạo lực học đường tại các trường trung học

Trước tiên hậu quả sẽ thuộc về chính các em học sinh cả những em sử dụngbạo lực và những em là nạn nhân của bạo lực Khi bạo lực xảy ra, đặc biệt là bạolực thể xác kiểu gì cũng gây tổn thương đến thể xác của cả hai bên đặc biệt là nạnnhân có nhiều trường hợp có thể gây đến tử vong Với những thủ phạm đó thì sẽ làmột khoảng đen trước tương lai Ngoài ra còn ảnh hưởng đến tinh thần, đó là sựhoảng loạn, sự chán và sợ hãi không dám đi học và lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến kếtquả học tập và có thể mắc một số bệnh về tâm thần như: tự kỷ, trầm cảm…Đối vớimột số em, những di chứng của thời niên thiếu bị bắt nạt kéo dài cho tới khi trưởngthành

Trước thực trạng bạo lực học đường gia tăng chóng mặt như vậy khiến chokhông ít các bậc phụ huynh mất ăn mất ngủ vì lo cho con cái họ Rồi bao gia đìnhđứng trước tình trạng tan vỡ hạnh phúc do con hư, thường xuyên đánh nhau gây gổvới bạn Rồi thì “trẻ con mất lòng người lớn” từ những xích mích của trẻ con màcác bậc phụ huynh phải to tiếng, mất tình làng nghĩa xóm

Nhà trường vốn là môi trường an toàn nhưng giờ đây thì đã khác rất nhiều.Cảnh bạo lực diễn ra nhiều nơi, ngay trong lớp, trong giờ học, ngoài sân trường, nhà

vệ sinh, trước cổng trường, đằng sau trường…Trước tình trạng đó ảnh hưởng rấtnhiều đến kết quả học tập chung của toàn trường cũng như các hoạt động khác

VI Thống kê số liệu bạo lực học đường tai các trường trung học

1) Thế giới

Theo kết quả khảo sát của Quỹ phòng chống bạo lực thanh thiếu niên HànQuốc tháng 11 và 12 năm 2009, trong số 4.073 học sinh tại 64 trường tiểu học vàtrung học, 20% thừa nhận từng bị bắt nạt ở trường 63% nạn nhân phải “nếm” đònbạo lực ngay khi mới học tiểu học Con số này cao hơn 6 - 7% so với số liệu thống

Trang 12

kê năm 2007( 56,1%) và năm 2008( 56,8%).

Bộ Giáo dục Mỹ cho biết, cứ 3 học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 tại nước này thì

có một em báo cáo đã bị bắt nạt tại trường Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểmsoát Bệnh tật Mỹ (CDC), mỗi ngày tại nước này có 160.000 học sinh không dám đihọc, vì các em sợ bị bắt nạt ở trường

Tại miền Nam nước Úc, trong năm 2008 có 175 vụ bạo lực nghiêm trọng đãxảy ra liên quan tới học sinh (theo Vũ Anh Tuấn http://www.baomoi.com/The-gioi-tim-giai-phap-cho-bao-luc-hoc-duong/59/5775916.epi, 05/10/2012)

2) Trong nước

Theo bảng thống kê, năm học qua có 384 học sinh đánh nhau, với số lượngnhiều nhất thuộc về Quảng Ninh (169 em) Tây Ninh cũng là tỉnh có số lượng họcsinh tham gia các vụ ẩu đả, bạo lực học đường lớn với 126 em, tiếp theo là LạngSơn (54 em), Bà Rịa Vũng Tàu (17 em).Về số lượng học sinh vi phạm và bị kỷ luật,Lạng Sơn đứng đầu với 151 em, tiếp theo là Bà Rịa Vũng Tàu với 132 em, TâyNinh có 83 em Tổng 12 tỉnh thành có 376 em đã bị kỷ luật vì vi phạm trong nămhọc 2011-2012

Những con số trên cũng đã phần nào phản ánh thực tế khá rõ ràng về nạn bạolực học đường gia tăng trong các năm học gần đây Liên tiếp các vụ nữ sinh đánhnhau, nam sinh gây án mạng được cập nhật khiến dư luận lo lắng về sự xuống cấpcủa đạo đức trong giới trẻ cũng như đòi hỏi phải có mối quan hệ mật thiết hơn nữagiữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục các em (theo Infonethttp://ione.vnexpress.net/tin-tuc/hoc-duong/cong-truong/2012/05/28850-quang-ninh-dung-dau-cac-tinh-thanh-ve-bao-luc-hoc-duong.html, ngày 05/10/2012)

VII Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường

Có nhiều nguyên nhân gây ra Song, xuất phát từ thực tiễn công tác đấu tranh

Ngày đăng: 12/01/2016, 23:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w