Chính vì lẽ đó mà năng lực chỉ đạo chuyên môn là năng lực chủ đạo, giữ vai trò quyết định về vai trò lãnh đạo của hiệu trưởng ở trường THPT.. Năng lực chỉ đạo chuyên môn là khả năng đưa
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐBCLĐT & NCPTGD
-* -BÀI TẬP CUỐI KHOÁ MÔN: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
ĐỀ TÀI:
“ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN
Giảng viên giảng dạy : Học viên:
Lớp:
Khóa:
TP.HCM, 05-2015
Trang 2PHỤ LỤC
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Các khái niệm liên quan: 1
2.1 Năng lực lãnh đạo 2.2 Năng lực chỉ đạo chuyên môn 3 Cơ sở lựa chọn 2
4 Phương pháp thu thập thông tin 2
5 Đánh giá bộ công cụ 2
6 Bộ công cụ đánh giá năng lực chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng……… 2
7 Xử lý dữ liệu 6
8 Tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm
9 Tài liệu tham khảo
Trang 3Đề tài: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN
CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THPT
1) Lý do chọn đề tài: Hoạt động chuyên môn và hoạt động phong trào là hai hoạt động
chủ yếu của diễn ra hàng ngày trong nhà trường nói chung và trong cấp THPT nói riêng Trong
đó hoạt động chuyên môn giữ vai trò trọng tâm, chủ đạo Hoạt động chuyên môn tạo nên bộ mặt chung cho nhà trường và là hoạt động mà xã hội rất quan tâm Chính vì vậy mà công tác chỉ đạo chuyên môn có một vị trí quan trọng trong nhà trường Chỉ có chỉ đạo chuyên môn tốt thì mới có thể tạo nên một kết quả tốt về mặt chuyên môn cho nhà trường.
Chính vì lẽ đó mà năng lực chỉ đạo chuyên môn là năng lực chủ đạo, giữ vai trò quyết định về vai trò lãnh đạo của hiệu trưởng ở trường THPT.
Và vấn đề đặt ra là đánh giá năng lực chỉ đạo chuyên môn của hiệu trưởng bằng cách nào? Bằng cái gì? Do đó nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng bộ công cụ để giải quyết vấn đề này.
2) Các khái niệm có liên quan:
2.1 Năng lực lãnh đạo là gì?
Con người đã bàn về năng lực lãnh đạo nhiều thế kỉ nay và người ta vẫn sẽ còn tiếp tục nghiên cứu về nó chừng nào con người còn phải đối mặt với những thử thách mới Lịch sử đã biết đến rất nhiều nhà lãnh đạo, nhiều kẻ trong số họ điên khùng, thiếu óc hài hước, bất công, bạo ngược, đểu cáng nhưng cũng có những học giả lỗi lạc và những cá nhân xuất chúng Có lẽ mỗi hoàn cảnh đòi hỏi người lãnh đạo phải có những phẩm chất riêng; kiểu người lãnh đạo phù hợp cho mỗi hoàn cảnh do tình thế quyết định; cũng như ý nghĩa (của một từ) phụ thuộc chủ yếu vào ngữ cảnh.
Dưới đây là một vài mô tả về năng lực lãnh đạo:
• Năng lực lãnh đạo là khả năng tạo ra động lực và hứng khởi cho bản thân và sau nữa là truyền sự hứng khởi cho người khác.
• Năng lực lãnh đạo là khả năng giành được sự ủng hộ và nỗ lực tối đa từ nhóm.
• Năng lực lãnh đạo là khả năng nhìn ra vấn đề, nhận thức được nó, vạch ra giải pháp và thực hiện giải pháp đó mà không cần người khác thúc đẩy.
• Năng lực lãnh đạo là sự nâng tầm nhìn của con người lên một tầm cao mới, nâng thành tích của con người lên một tiêu chuẩn mới, và bồi đắp một nhân cách vượt xa mọi giới hạn thông thường.
Trang 4• Năng lực lãnh đạo là khả năng khiến mọi người muốn làm những điều mà bình thường
họ không nghĩ mình sẽ làm; là khả năng khiến mọi người coi mục tiêu của doanh nghiệp như mục tiêu của chính mình.
Mặc dù có rất nhiều định nghĩa về “năng lực lãnh đạo” nhưng chức năng của sự lãnh đạo có thể tạm coi là sự kết hợp giữa uy tín và tính chủ động, nhờ đó, ý chí của một người có thể tác động đến cả nhóm để đạt được một mục đích nào đó.
Năng lực lãnh đạo là cả một quá trình mà tại đó một cá nhân có ảnh hưởng lên những người khác để họ hoàn thành một mục tiêu, nhiệm vụ nào đó theo phương cách nối kết, liên hoàn sao cho có hiệu quả nhất Các nhà lãnh đạo thực hiện quá trình này bằng chính các kỹ năng lãnh đạo của mình, như niềm tin, sự tôn trọng con người, cách thức xử thế, tính cách cá nhân, kiến thức và kỹ năng chuyên môn…
2.2 Năng lực chỉ đạo chuyên môn là khả năng đưa ra những hướng dẫn theo đường
hướng, chủ trương nhất định cho hoạt động dạy và học ở nhà trường.
3) Cơ sở lựa chọn :
- Mặc dù, với vai trò là nhà lãnh đạo, quản lý cho phép bạn có đủ thẩm quyền để chỉ đạo người khác nhưng điều đó chỉ giúp bạn thành “sếp” mà thôi Năng lực lãnh đạo là sự khác biệt
vì nó tự khiến bản thân nhân viên mong muốn đạt được những mục tiêu cao hơn Chính vì vậy, học thuyết lãnh đạo quản trị khoa học của Chester Barnard trên cơ sở phát huy học thuyết của Weber chỉ ra rằng, tổ chức là sự gắn kết của ba yếu tố cơ bản: sự sẵn sàng hợp tác, có mục tiêu chung, có sự thông đạt Quyền hành chính là sự xuất phát từ sự thông đạt của cấp dưới Điều đó chỉ thực hiện với 4 điều kiện: cấp dưới hiểu rõ mệnh lệnh, nội dung ra lệnh phải phù hợp với mục tiêu của tổ chức, nội dung ra lệnh phải phù hợp với lợi ích cấp dưới và cấp dưới có khả năng thực hiện mệnh lệnh đó
- Theo lý thuyết lãnh đạo quản trị hiện đại: hoạt động quản lý thực hiện ba chức năng cơ bản là : kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng con người và kỹ năng nhận thức vận dụng linh hoạt ba kỹ năng này sẽ giúp người lãnh đạo có những quyết định đúng đắn, Trong công tác chỉ đạo, nếu nắm vững chuyên môn, bết những ưu thế mạnh của từng giáo viên và nhận biết được mỗi người
sẽ thích hợp với công việc, chuyên môn gì thì việc chỉ đạo sẽ có cơ sở và giáo viên sẽ thông đạt
ý kiến chỉ đạo để thực hiện tốt nhiêm vụ được giao.
- Học thuyết Z của tiến sỹ W Ouchi.
Trang 5- Quy định chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, THPT và THPT nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2009/TT-BGD-ĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
4) Phương pháp thu thập thông tin: điều tra bằng bảng hỏi.
5) Đánh giá bộ công cụ: đi điều tra thử (hỏi thử 10 người) để điều chỉnh bảng hỏi Sau đó
tiến hành điều tra bằng bảng hỏi chính thức.
6) Sử dụng thang đo Likert
Mức độ trả lời cho các câu hỏi khảo sát
Mức 0: Hoàn toàn không đồng ý Mức 1: Đồng ý ở mức độ thấp Mức 2: Đồng ý ở mức độ vừa phải Mức 3: Đồng ý ở mức độ cao Mức 4: Hoàn toàn đồng ý (hoàn toàn nhất trí)
* Đối tượng được khảo sát: Cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
Khả năng
so sánh, nhận
biết sự phù
hợp hoặc thiếu
phù hợp giữa
chương trình
học tập hiện
hành với mục
tiêu, sứ mệnh
và tầm nhìn
của nhà
trường.
- Nắm vững chương trình học tập hiện hành.
- Nắm rõ việc phân ban và đặc thù các môn học.
1) Hiệu trưởng phân công giáo viên giảng dạy phù hợp cho từng ban.
2) Hiệu trưởng chỉ đạo các hình thức đánh giá kết quả học tập của HS phù hợp với từng môn học.
- Xác định mục tiêu,
sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường.
- Lập kế hoạch năm năm,
kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn.
3) Kế hoạch giảng dạy được triển khai đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, kịp thời
4) Kế hoạch năm năm thể hiện được mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường.
5) Kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn đã góp phần thực hiện mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường.
- Đánh giá sự phù hợp giữa chương trình học tập hiện hành với mục tiêu sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường.
- Thống kê tỉ
lệ học lực, hạnh kiểm từng học
kì, từng năm học.
6) Số liệu thống kê tỉ lệ học lực, hạnh kiểm từng học kì, từng năm học thể hiện chính xác, cụ thể.
- Lấy ý kiến của GV, phụ huynh, học sinh
về chương trình học tập hiện hành.
7) Anh/chị thường xuyên đóng góp ý kiến về chương trình học tập hiện hành 8) Phụ huynh tích cực đóng góp ý kiến
về chương trình học tập hiện hành.
9) Giáo viên có nhận thông tin phản hồi
từ học sinh về nội dung chương trình học
Trang 6Tiêu chuẩn Tiêu chí Chỉ báo Câu hỏi khảo sát
tập hiện hành.
- Kiểm tra và điều chỉnh công tác dạy và học hàng tháng.
10) Hiệu trưởng có dự giờ mỗi giáo viên
01 tiết/năm học.
11) Hiệu trưởng kiểm tra hồ sơ sổ sách từng GV mỗi học kì.
12) Hiệu trưởng lên kế hoạch tăng tiết, dạy bù theo học kì
13) Hiệu trưởng rất quan tâm đến công tác phụ đạo học sinh yếu kém.
Khả năng
cung cấp
thông tin thời
sự về những
đổi mới trong
phương pháp
và nội dung
chương trình
giảng dạy.
- Các kênh để hiệu trưởng cung cấp thông tin cho GV về những đổi mới trong phương pháp và nội dung chương trình giảng dạy.
- Thông tin qua: phát và niêm yết văn bản chỉ đạo, email, website.
1) Anh/chị thường xuyên nhận được thông tin về những đổi mới trong phương pháp và nội dung chương trình giảng dạy
từ hiệu trưởng (qua văn bản chỉ đạo, email, website)
- Hình thức, cách thức triển khai các thông tin.
- Triển khai trực tiếp cho
GV qua các cuộc họp HĐ, hội thảo hoặc triển khai gián tiếp qua tổ trưởng chuyên môn.
2) Hiệu trưởng đã cập nhật cho GV về những đổi mới trong phương pháp và nội dung chương trình giảng dạy qua các cuộc họp hội đồng.
- Tính thời sự của thông tin.
- Tính thời sự của thông tin.
3) Anh/chị nắm bắt kịp thời về những đổi mới trong phương pháp và nội dung chương trình giảng dạy của ngành.
Khả năng
xác định nhu
cầu cho những
chương trình
giáo dục đặc
- Hiểu rõ nhu cầu giáo dục đặc biệt ở địa phương.
- Nắm được trình độ dân trí, nhu cầu về các ngành nghề tại địa phương.
1) Hiệu trưởng đã xác định được nhu cầu giáo dục phổ cập THPT ở địa phương 2) Phần lớn học viên sau khi tốt nghiệp
có được việc làm phù hợp với chuyên môn được đào tạo.
biệt cần thiết
cho học sinh
địa phương và
khởi xướng
thực hiện
những chương
trình này.
- Đề ra giải pháp để đáp ứng nhu cầu giáo dục đặc biệt ở địa phương.
- Tiến hành bồi dưỡng văn hoá, ngoại ngữ, tin học, dạy nghề… thường xuyên và định kì
3) Hàng năm, hiệu trưởng chỉ đạo mở các lớp bồi dưỡng văn hoá, ngoại ngữ, tin học, dạy nghề… đầy đủ theo kế hoạch.
Trang 7Tiêu chuẩn Tiêu chí Chỉ báo Câu hỏi khảo sát
- Đề xuất ý kiến lên
cơ quan chức năng có liên quan ở địa phương.
- Tham gia ý kiến trong các cuộc họp với lãnh đạo địa phương.
4) Các ý kiến của hiệu trưởng được cụ thể hoá trong kế hoạch phát triển kinh tế,
XH địa phương.
Năng lực
xây dựng kế
hoạch giảng
dạy, đảm bảo
đúng và đủ
theo chương
trình giảng
dạy.
- Nắm vững chương trình học tập hiện hành.
- Lập và triển khai kế hoạch giảng dạy cho từng môn học.
1) Việc xây dựng kế hoạch giảng dạy cho từng môn học dựa trên căn cứ khoa học, thực tiễn
- Kế hoạch giảng dạy đáp ứng các mục tiêu
GD của môn học, cấp học
- Học sinh phát triển toàn diện về tri thức,
về nhân cách.
2) Học sinh nắm được những tri thức tự nhiên, xã hội một cách cơ bản.
3) Học sinh có được ý thức, thái độ, hành động phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
4) Học sinh có khả năng giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống một cách hợp lí.
- Kế hoạch giảng dạy đảm bảo đủ nội dung
và đúng tiến độ.
- Kế hoạch giảng dạy đảm bảo đủ nội dung
và đúng tiến độ.
5) Theo anh/chị thời gian tổ chức các kì thi học kì của nhà trường so với kế hoạch giảng dạy là hợp lí.
Trang 8ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
Kính gửi: Thầy/ Cô
Chúng tôi trân trọng gửi tới Thầy/ Cô phiếu hỏi “Đánh giá năng lực chỉ đạo chuyên môn của
hiệu trưởng trường THPT” Chúng tôi rất mong nhận được các câu trả lời của Thầy/ Cô cho các câu
hỏi đặt ra trong phiếu Các câu trả lời của Thầy/ Cô sẽ giúp chúng tôi có được những thông tin quí báu để hoàn thành nghiên cứu của chúng tôi Chúng tôi sẽ giữ kín các thông tin về người trả lời, vì vậy xin Thầy/ Cô hãy trả lời một cách thẳng thắn và khách quan các câu hỏi
Xin Thầy/ Cô vui lòng gởi lại Bảng hỏi trước ngày 08/05/2010.
Nếu Thầy/ Cô có thắc mắc hoặc trao đổi gì, xin liên hệ theo địa chỉ ở cuối bảng hỏi này.
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của Thầy/ Cô.
Phần 1: Thông tin cá nhân
C 1: Trường đang dạy: Tỉnh/ Thành phố:
C 2: Tuổi (tính đến năm 2010) Dưới 35 tuổi Từ 35 – 50 tuổi Trên 50 tuổi
C 3: Thâm niên Dưới 5 năm Từ 5 – 15 năm Trên 15 năm
C 4: Giới tính Nam Nữ
C 5: Bằng cấp cao nhất CĐ ĐH Sau đại học
Xin vui lòng đánh dấu X vào số phù hợp với ý kiến của Thầy/Cô.
* Mức độ trả lời cho các câu hỏi khảo sát
Mức 0: Hoàn toàn không đồng ý Mức 1: Đồng ý ở mức độ thấp Mức 2: Đồng ý ở mức độ vừa phải Mức 3: Đồng ý ở mức độ cao Mức 4: Hoàn toàn đồng ý (hoàn toàn nhất trí)
Phần 2: Đánh giá năng lực chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng
1 Hiệu trưởng phân công giáo viên giảng dạy phù hợp cho từng ban.
2 Hiệu trưởng chỉ đạo các hình thức đánh giá kết quả học tập của HS phù hợp với từng môn
học.
3 Kế hoạch giảng dạy được triển khai đầy đủ, rõ ràng, cụ thể, kịp thời
4 Kế hoạch năm năm thể hiện được mục tiêu, sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường.
5 Kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn đã góp phần thực hiện mục tiêu, sứ mệnh và
tầm nhìn của nhà trường.
Trang 9C 8: Đánh giá sự phù hợp giữa chương trình học tập hiện hành với mục tiêu sứ mệnh và tầm nhìn của nhà trường.
6 Số liệu thống kê tỉ lệ học lực, hạnh kiểm từng học kì, từng năm học thể hiện chính xác,
cụ thể.
7 Thầy/cô thường xuyên đóng góp ý kiến về chương trình học tập hiện hành.
8 Phụ huynh tích cực đóng góp ý kiến về chương trình học tập hiện hành.
9 Giáo viên có nhận thông tin phản hồi từ học sinh về nội dung chương trình học tập hiện
hành.
10 Hiệu trưởng có dự giờ mỗi giáo viên 01 tiết/năm học.
11 Hiệu trưởng kiểm tra hồ sơ sổ sách từng GV mỗi học kì.
12 Hiệu trưởng lên kế hoạch tăng tiết, dạy bù theo học kì
13 Hiệu trưởng rất quan tâm đến công tác phụ đạo học sinh yếu kém.
nội dung chương trình giảng dạy.
14 Thầy/cô thường xuyên nhận được thông tin về những đổi mới trong phương pháp và nội
dung chương trình giảng dạy từ hiệu trưởng (qua văn bản chỉ đạo, email, website)
15 Hiệu trưởng đã cập nhật cho GV về những đổi mới trong phương pháp và nội dung
chương trình giảng dạy qua các cuộc họp hội đồng.
16.Thầy/cô nắm bắt kịp thời về những đổi mới trong phương pháp và nội dung chương trình
giảng dạy của ngành.
17 Hiệu trưởng đã xác định được nhu cầu giáo dục phổ cập THPT ở địa phương.
18 Phần lớn học viên sau khi tốt nghiệp có được việc làm phù hợp với chuyên môn được
đào tạo.
19 Hàng năm, hiệu trưởng chỉ đạo mở các lớp bồi dưỡng văn hoá, ngoại ngữ, tin học, dạy
nghề… đầy đủ theo kế hoạch.
20 Các ý kiến của hiệu trưởng được cụ thể hoá trong kế hoạch phát triển kinh tế, XH địa
phương.
21 Việc xây dựng kế hoạch giảng dạy cho từng môn học dựa trên căn cứ khoa học, thực tiễn
Trang 10C 16: Kế hoạch giảng dạy đáp ứng các mục tiêu GD của môn học, cấp học.
22 Học sinh nắm được những tri thức tự nhiên, xã hội một cách cơ bản.
23 Học sinh có được ý thức, thái độ, hành động phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp
luật.
24 Học sinh có khả năng giải quyết những vấn đề thực tiễn cuộc sống một cách hợp lí.
25 Theo thầy/cô thời gian tổ chức các kì thi học kì của nhà trường so với kế hoạch giảng
dạy là hợp lí.
C 18 Các ý kiến khác:
………
………
………
………
………
………
Xin chân thành cảm ơn!
Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Thị Nga - Nhóm nghiên cứu lớp ĐGĐL09
Trung tâm KT & đánh giá chất lượng đào tạo Tp Hồ Chí Minh
Email: nga_dhpvd@yahoo.com.vn
Mobile: 01653773234