Trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên là do tổ chứcbồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởng trường tiểu học chưathực hiện kịp thời, chặt chẽ đi vào duy trì theo
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-NGUYỄN THẾ ANH
TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝCHUYÊN MÔN CHO HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNGTIỂU HỌC HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNHGIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2020
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Trịnh Văn Tùng
THÁI NGUYÊN - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướngdẫn khoa học của TS Trịnh Văn Tùng
Các tài liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảotính khách quan, khoa học, mọi kết quả đều dựa vào quá trình khảo sát và thựcđịa trên thực tế Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm./
Tác giả
Nguyễn Thế Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Trịnh Văn Tùng, người thầy đã tận tình giúp đỡ, định hướng khoa học vàluôn động viên, khích lệ em hoàn thành luận văn
-Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu, tập thể các thầy, côgiáo Khoa Tâm lý - Giáo dục; Phòng Đào tạo trường Đại học Sư phạm TháiNguyên đã trực tiếp giảng dạy, chỉ đạo trong quá trình học tập và nghiên cứu
Cuối cùng, xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồngnghiệp đã quan tâm, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng,tâm huyết và trách nhiệm, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót.Kính mong các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp chỉ dẫn, góp ý
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Thế Anh
Trang 52 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Phạm vi nghiên cứu 3
6 Giả thuyết khoa học 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc của đề tài 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN CHO HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 6
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 6
1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 8
1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 12
1.2.1 Hiệu trưởng trường tiểu học 12
1.2.2 Năng lực quản lý chuyên môn 12
1.2.3 Tổ chức, bồi dưỡng, tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyênmôn cho hiệu trưởng 14
1.3 Định hướng đổi mới chương trình giáo dục tiểu học và yêu cầu đốivới năng lực quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường tiểu học 17
Trang 61.3.1 Định hướng đổi mới chương trình giáo dục tiểu học 17
1.3.2 Yêu cầu đối với năng lực quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường tiểu học 18
1.4 Hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởng trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 22
1.4.1 Mục tiêu bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởng trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 22
1.4.2 Nội dung bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởng trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 23
1.4.3 Phương pháp và hình thức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môncho hiệu trưởng trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 24
1.5 Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởng trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 25
1.5.1 Chủ thể tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởng trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 25
1.5.2 Nội dung tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởng trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 26
1.6 Các yếu tổ ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyênmôn cho hiệu trưởng trường tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trìnhgiáo dục phổ thông mới 31
2.1 Đặc điểm giáo dục tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh 37
Trang 72.3.1 Thực trạng năng lực quản lý chuyên môn của hiệu trưởng 42
2.3.2 Thực trạng bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởng 46
2.3.3 Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn chohiệu trưởng các trường tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh 50
2.3.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng năng lựcquản lý chuyên môn cho hiệu trưởng 66
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lýchuyên môn cho Hiệu trưởng trường Tiểu học huyện Lương Tài tỉnhBắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới 72
3.2 Đề xuất biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môncho Hiệu trưởng trường Tiểu học huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninhđáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới 74
Trang 83.2.3 Đổi mới hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môncho Hiệu trưởng trường Tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninhđáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới 82
3.2.4 Thành lập đội ngũ cốt cán, nhóm hiệu trưởng giỏi để trao đổi kinhnghiệm, chia sẻ phương pháp quản lý chuyên môn đáp ứng chươngtrình giáo dục phổ thông mới 85
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lýchuyên môn cho Hiệu trưởng trường Tiểu học huyện Lương Tài tỉnhBắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới 87
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất 88
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện phápđề xuất 88
3.4.2 Nội dung và cách tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thicủa các biện pháp đề xuất 88
3.4.3 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất
89Kết luận chương 3 94
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC 105
Trang 9DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Cán bộ quản lý giáo dục CBQLGD
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH,HĐH
Trang 10học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh 42Bảng 2.4 Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch tổ chức bồi dưỡng
năng lực quản lý chuyên môn cho Hiệu trưởng trường Tiểuhọc huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh (Khảo sát 37 hiệutrưởng, phó hiệu trưởng) 50Bảng 2.5 Thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện nội dung, phương
pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lýchuyên môn cho hiệu trưởng trường tiểu học đáp ứng yêucầu đổi mới giáo dục 52Bảng 2.6 Thực trạng công tác tổ chức việc thực hiện nội dung tổ chức
bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho Hiệu trưởngtrường Tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đáp ứngyêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới 56Bảng 2.7 Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về quản lý hoạt động
của chủ thể tổ chức bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học 59Bảng 2.8 Thực trạng chỉ đạo hoạt động tự bồi dưỡng của hiệu trưởng 61Bảng 2.9 Thực trạng quản lý điều kiện bảo đảm cho tổ chức bồi
dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởng trườngtiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 63Bảng 2.10 Thực trạng tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức bồi
dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởng trườngtiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 64
Trang 11Bảng 2.11 Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức bồi dưỡng năng lực
quản lý chuyên môn cho hiệu trưởng 66Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp 89Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 91
Trang 12Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng tiếp tục khẳng định:“Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu giáodục và đào tạo” [27, tr.117] Quán triệt quan điểm, tư tưởng của Đảng, ngày29/3/2007 Đảng ủy quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) đã raNghị quyết số 86-NQ/ĐUQSTW xác định rõ một trong những giải pháp chủyếu để phát triển giáo dục và đào tạo trong tình hình mới đó là: “Kiện toàn vàphát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục” Đây là vấn đề cấp thiếtđổi mới quản lý giáo dục và đào tạo nói chung và xây dựng, phát triển, hoànthiện phẩm chất, năng lực cho cán bộ quản lý giáo dục ở các nhà trường quânđội nói riêng Xuất phát từ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của cán bộ quản lý giáodục, tổ chức tốt hoạt động bồi dưỡng là tất yếu tạo ra nền tảng để giáo dục vàđào tạo được phát triển bền vững trong tương lai.
Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở trường tiểu học huyện Lương Tài,tỉnh Bắc Ninh là bộ phận quan trọng trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy và tổ chức cácnhiệm vụ giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng các đối tượng học sinh của các nhà
Trang 13trường Mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của các trường tiểuhọc trong giai đoạn hiện nay rất quan trọng đặt ra yêu cầu ngày càng cao vềphẩm chất, năng lực đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Trong những nămqua, nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, lãnhđạo các ban ngành địa phương huyện Lương Tài đã thường xuyên chăm lo xâydựng, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất và năng lực toàn diện cho đội ngũ hiệutrưởng Do vậy, trình độ, năng lực của hiệu trưởng có nhiều chuyển biến tíchcực Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ thì vẫn còn những bất cập, hạn chếnhất định trong quản lý, tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý chuyênmôn cho hiệu trưởng Hơn nữa tính chủ động, nhạy bén và sáng tạo của hiệutrưởng chưa cao, ảnh hưởng trực tiếp đến hoàn thành nhiệm vụ của các nhàtrường Trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên là do tổ chứcbồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởng trường tiểu học chưathực hiện kịp thời, chặt chẽ đi vào duy trì theo nền nếp.
Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với việc thực hiện thay sách giáokhoa, đổi mới hình thức đánh giá học sinh bằng trắc nghiệm khách quan, đổimới phương pháp dạy học, sử dụng phương tiện hiện đại trong giảng dạy, kỹnăng cập nhật thông tin bằng internet, những yêu cầu của việc thực hiện thànhcông chương trình giáo dục phổ thông mới thì việc tổ chức bồi dưỡng nănglực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởng trường tiểu học nâng cao phẩm chấtđạo đức, ý thức chính trị, trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng lãnh đạo quản
lý càng trở lên cấp bách Chính vì lý do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Tổ chức bồidưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho Hiệu trưởng Trường tiểu họchuyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dụcphổ thông mới” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất các biện pháp tổ chức bồidưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởng các trường Tiểu họctại
Trang 14huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổthông mới nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng, qua đó góp phầnnâng cao chất lượng thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên
môn cho hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý
chuyên môn cho hiệu trưởng trường Tiểu học tại huyện Lương Tài, tỉnh BắcNinh đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn choHiệu trưởng trường Tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổthông mới
- Khảo sát đánh giá thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môncho Hiệu trưởng trường Tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêucầu chương trình giáo dục phổ thông mới
- Đề xuất biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý cho Hiệu trưởngcác trường Tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu chươngtrình giáo dục phổ thông mới
5 Phạm vi nghiên cứu
Khách thể khảo sát: Cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên ở các trường
Tiểu học tại huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh
Thời gian khảo sát: Giai đoạn từ năm 2019-2020
6 Giả thuyết khoa học
Chất lượng đội ngũ và chất lượng hoạt động bồi dưỡng năng lực cho độingũ cán bộ quản lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nếu đề xuất được cácbiện pháp khoa học, đảm bảo tính cần thiết và khả thi trong tổ chức bồi dưỡngnăng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởng các trường tiểu học huyện
Trang 15Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh thông qua kế hoạch hóa hoạt động bồi dưỡng; đổimới nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng; huy động các lực lượng,tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho hoạt động bồi dưỡng… sẽ củng cố, pháttriển hoàn thiện năng lực cán bộ quản lý giáo dục góp phần nâng cao chấtlượng giáo dục và đào tạo của huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêucầu chương trình giáo dục phổ thông mới.
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:Kết hợp phương pháp phân tích tổng hợp với phương pháp thu thậpthông tin khoa học thông qua đọc sách báo tài liệu, nhằm mục đích hệ thốngnhững khái niệm, những tư tưởng cơ bản làm cơ sở lý luận, hình thành giảthuyết khoa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xâydựng những mô hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu cho vấn đề nghiên cứu
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích các dữ liệu, kết quả củacác biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho Hiệu trưởngđã thực hiện để từ đó phát hiện vấn đề và đưa ra những khuyến nghị, nhữngbiện pháp quản lý hoạt động tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môncho Hiệu trưởng phù hợp áp dụng vào thực tiễn
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm:+ Phương pháp điều tra bằng Anket: Trưng cầu ý kiến của cán bộ quảnlý, giáo viên ở các trường tiểu học, các đồng chí lãnh đạo chuyên viên phòngGD&ĐT về các vấn đề liên quan đến tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lýchuyên môn cho hiệu trưởng
+ Phương pháp quan sát Quan sát hoạt động tổ chức bồi dưỡng năng lựcquản lý chuyên môn cho Hiệu trưởng của các chủ thể
+ Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn Cán bộ quản lý và giáo viên vềcác nội dung liên quan đến năng lực quản lý chuyên môn của hiệu trưởng, bồidưỡng năng lực chuyên môn cho hiệu trưởng trường tiểu học
Trang 16+ Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến các chuyên gia có nhiều kinhnghiệm trong lý luận và thực tiễn quản lý giáo dục, trong việc đề xuất cácbiện pháp quản lý hoạt động tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyênmôn cho Hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học ở huyệnLương Tài.
- Phương pháp thống kê: Sử dụng toán thống kê như một công cụ xửlý các dữ liệu (xử lý các thông tin định lượng như các con số, bảng số liệu vàcác thông tin định tính bằng biểu đồ) đã thu thập từ các phương pháp nghiêncứu
8 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu thamkhảo, luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1 Cơ sở lý luận về tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên
môn cho hiệu trưởng trường tiểu học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dụcphổ thổng mới
Chương 2 Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn
cho Hiệu trưởng trường Tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêucầu chương trình giáo dục phổ thổng mới
Chương 3 Biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn
cho Hiệu trưởng trường Tiểu học huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêucầu chương trình giáo dục phổ thổng mới
Trang 17Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC QUẢN
LÝ CHUYÊN MÔN CHO HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌCĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
MỚI1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Ở Nhật Bản, việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho cán bộ quản lý nóichung và cho hiệu trưởng nói riêng là nhiệm vụ bắt buộc đối với người laođộng sư phạm Ở Thái Lan, việc bồi dưỡng cán bộ quản lý và hiệu trưởngtrường tiểu học được tiến hành ở các trung tâm học tập cộng đồng
Ở Triều Tiên, đã có chính sách thiết thực về bồi dưỡng và đào tạo lạiđội ngũ hiệu trưởng và cán bộ quản lý Tất cả hiệu trưởng và cán bộ quản lýphải tham gia học tập đầy đủ các nội dung chương trình về nâng cao trìnhđộ, Nhà nước cũng đưa ra “Chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng mới” để bồidưỡng hiệu trưởng mới được bổ nhiệm và “Chương trình trao đổi” để đưahiệu trưởng và cán bộ quản lý đi tập huấn tại nước ngoài [58, tr.156]
Ngày 18/7/2005, Cộng đồng Châu Âu và chính phủ Việt Nam ký kếtHiệp định tài chính AIDCO/VNM/2004/016-841 tại Brussel và bắt đầu triểnkhai Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM) với mục tiêu hỗ trợ BộGD&ĐT thực hiện mục tiêu đề ra trong chiến lược phát triển giáo dục ViệtNam giai đoạn 2010-2020, trong đó có hoạt động chính là đào tạo về quản lýgiáo dục cho hiệu trưởng trường phổ thông, qua đó cho thấy tầm quan trọngcủa đội ngũ CBQLGD trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo
Bên cạnh đó trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý giáodục khác của các tác giả như: “Những vấn đề về quản lý trường học” (P.VZimin, M.I Kônđakốp), “Quản lý vấn đề quốc dân trên địa bàn huyện” (M.IKônđakốp) Nhà giáo dục học Xô-viết V.A Xukhomlinxki khi tổng kết những
Trang 18kinh nghiệm quản lý chuyên môn trong vai trò là hiệu trưởng nhà trường chorằng “Kết quả hoạt động của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào công việc tổchức đúng đắn các hoạt động dạy học” Cùng với nhiều tác giả khác ông đãnhấn mạnh đến sự phân công, sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất quản lý giữahiệu trưởng và phó hiệu trưởng để đạt được mục tiêu đề ra Mô hình quản lýtrường học ưu việt SEM, đề cập đến lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo tài năng:“Người lãnh đạo phải nêu gương sáng, có khả năng lãnh đạo, hiểu rõ mục đích,tôn trọng, khuyến khích nhân viên Một người lãnh đạo lĩnh hội được sứ mệnhcủa trường học với các mục tiêu cụ thể, năng lực lãnh đạo tốt, và sự thông cảmcũng như tôn trọng đồng nghiệp sẽ là động lực cho những người khác noi theo.Với vai trò của minh, hiệu trưởng phải vạch ra một tầm nhìn đối với nhữngthành tích, kết quả dự định đạt được và tạo ra một môi trường học tập lý tưởngcho học sinh và cả giáo viên Hiệu trưởng cần duy trì liên tục mục đích tăngcường năng lực cho giáo viên để đối 8 mặt với thử thách hiện tại và tương laivà luôn phấn đấu vì sự phát triển để hướng tới nền giáo dục toàn diện cho họcsinh và giáo viên” [68, tr.145] Trong mô hình này, lãnh đạo nhà trường đượcxếp vào tiêu chí số một.
Tác giả Henry Mintzbeg đã chỉ ra vai trò của nhà quản lý trong sự kết hợpgiữa quyền hạn với trách nhiệm Họ vừa là người đại diện của tổ chức; ngườilãnh đạo; người liên lạc; người tiếp nhận thông tin; người phổ biến thông tin;người phát ngôn; nhà doanh nghiệp; người khắc phục khó khăn; người phânphối nguồn lực; người đàm phán [40, tr.239] Quản lý phát triển nguồn nhânlực và đội ngũ CBQL đã được rất nhiều trường phái và tác giả quan tâm.Trường phái quản lý theo quá trình tiếp cận qua việc thực hiện các chức năngquản lý cho đến nay vẫn là trụ cột của lý luận quản lý Từ tiếp cận theo quátrình dẫn đến yêu cầu nhà quản lý phải có năng lực thực hiện các chức năng:Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra
Trang 19Trong bối cảnh hiện nay, giáo dục ở tất cả các quốc gia đang chịu tác độngsâu sắc bởi xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế tri thức, công nghệ thông tin vàtruyền thông Những ý tưởng về dân chủ hóa trong giáo dục của John Dewey,việc xác định các trụ cột trong giáo dục được xây dựng trên nền tảng học tậpsuốt đời và xây dựng xã hội học tập của J Delor Những tư duy tiếp cận hệthống và liên kết tri thức trong giáo dục của Edgar Morin [58, tr.78] sẽ lànhững định hướng quan trọng cho việc xác định tầm nhìn và phát triển phẩmchất năng lực của các nhà quản lý giáo dục, quản lý nhà trường.
Tác giả Jena Valérien, trong cuốn “Quản lý hành chính và sư phạm trongcác nhà trường tiểu học” [69, tr.117], đã phân tích về vai trò, chức năng vànhiệm vụ của người Hiệu trưởng trường tiểu học; qua đó tác giả đã có nhữnggợi ý các yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người hiệu trưởng trường tiểuhọc và phương thức phát triển đội ngũ đó
Tác giả Savin N.V trong cuốn “Giáo dục học, tập 2” [62, tr.190] đã tậptrung làm rõ những vấn đề cơ bản của quản lý nhà trường, phân tích mối quanhệ 9 giữa phát triển giáo dục, phát triển KT-XH và phát triển nhân lực giáo dụctrong đó tập trung trình bày phương thức phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáodục, đối tượng ảnh hưởng trực tiếp đối với mục tiêu nâng cao chất lượng vàhiệu quả giáo dục
1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Vấn đề xây dựng, phát triển đội ngũ CBQLGD được Đảng, Nhà nước vàChủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng Đặc biệt, trong những năm gần đây,nước ta đã xây dựng và thực hiện nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triểnđội ngũ nhà giáo và CBQLGD Điều đó được đề cập ở nhiều Nghị quyết, Chỉthị của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và pháttriển đội ngũ CBQLGD Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 chỉ rõ, pháttriển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD là giải pháp then chốt để đạt được mục tiêu
chiến lược.
Trang 20Trong những năm gần đây đã có nhiều tác giả nghiên cứu lý luận vềquản lý giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và phát triển đội ngũ cán bộquản lý giáo dục.
Tác giả Phạm Minh Hạc khẳng định: Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục,việc phát triển đội ngũ CBQLGD được đặt ra như một yêu cầu cấp bách hàngđầu của việc tiếp tục triển khai, điều chỉnh, đổi mới và nâng cao chất lượnggiáo dục [38, tr.89]
Tác giả Đặng Quốc Bảo đề cập đến “Vấn đề quản lý từ một số góc nhìn”
[2, tr.56] đã giới thiệu và tổng hợp các yếu tố, phẩm chất, năng lực mỗiCBQLGD cần có và cần đạt được; các vấn đề cốt lõi của lãnh đạo và quản lýcũng như việc thực hiện vai trò lãnh đạo, quản lý trong các nhà trường
Cuốn sách “Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI - Chiếnlược phát triển” của Đặng Bá Lãm đã có những phân tích khá sâu sắc về giải
pháp quản lý giáo dục, trong đó có bàn đến những giải pháp phát triển đội ngũcán bộ quản lý giáo dục, lực lượng thực hiện nhiệm vụ đổi mới và nâng caochất lượng giáo dục [51, tr.83]
Tác giả Trần Khánh Đức trong cuốn "Giáo dục và phát triển nguồnnhân lực trong thế kỷ XXI” đã trình bày quan điểm, mục tiêu và giải pháp phát
triển giáo dục và hệ thống giáo dục, làm rõ thêm nhận thức về chiến lược pháttriển giáo dục cũng như phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI [30,tr.215] Tác giả đã tập trung làm rõ yêu cầu, nhiệm vụ, phương hướng pháttriển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, lực lượng quan trọng trong nguồn nhânlực giáo dục hiện nay
Nghiên cứu về năng lực của cán bộ quản lý nhà trường.Tài liệu của dự án SREM [7] đã xác định các năng lực của cán bộ quảnlý nhà trường bao gồm: Năng lực xác định tầm nhìn, mục tiêu, sứ mệnh của nhàtrường; năng lực xây dựng chiến lược phát triển nhà trường để hoàn thành mụctiêu và sứ mệnh; năng lực giám sát, đánh giá tiến độ thực hiện mục tiêu; …
Trang 21Trong đó có năng lực chỉ đạo chuyên môn và năng lực thúc đẩy và chỉ đạo việcphát triển chuyên môn của cán bộ giáo viên, … là hai trong số những năng lựcquan trọng nhất.
Tác giả Kiều Nam nghiên cứu “Cơ sở lý luận về năng lực lãnh đạo củahiệu trưởng nhà trường trung học phổ thông” (2010) [56] Tác giả đã chỉ rõnhững yêu cầu của sự phát triển xã hội như: định hướng phát triển đào tạo nhânlực, văn hóa quản lý nhà trường, … từ đó chỉ ra những yêu cầu về năng lực đốivới cán bộ quản lý nhà trường trong bối cảnh hiện nay: Xây dựng hệ thống vàthống nhất giá trị hành động trong đơn vị; phát triển nhà trường thành tổ chứchọc hỏi; bảo đảm tính thống nhất và nhất quán trong chu trình quản lý nhàtrường; thực hiện sự phản biện công việc…
Các tác giả Đặng Quốc Bảo và Bùi Việt Phú [6] đưa ra “Một số góc nhìnvề phát triển và QLGD” Tác giả đã phân tích một số vấn đề chung của quản lýgiáo dục, quản lý nhà trường, trong đó có mô tả vai trò của hiệu trưởng trongnhà trường để cho người đọc có được hình dung về mô hình nhân cách củangười hiệu trưởng nhà trường trong giai đoạn hiện nay
Tác giả Trần Minh Hằng nghiên cứu “Phẩm chất, nhân cách CBQLGDtrước yêu cầu đổi mới giáo dục” [41, tr.12] tác giả đã nhấn mạnh các yếu tố cấuthành năng lực quản lý của người cán bộ quản lý nhà trường và nhấn mạnh nănglực tổ chức quản lý nhân sự, biểu hiện ở khả năng làm việc với con người cónhững tính cách đa dạng khác nhau; biết tổ chức guồng máy hoạt động theo mộtquy trình khoa học, trong đó mỗi thành viên là một mắt xích vận hành thuậnchiều, đồng bộ với năng suất cao nhất của từng cá thể
Nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực cho cán bộ quản lý nhà trường.Tác giả Nguyễn Mạnh Cường nghiên cứu về “Năng lực quản lý và địnhhướng các giải pháp nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý trường học”[17, tr.8-9] Từ việc mô tả rõ những biểu hiện NLQL của người CBQL trườnghọc, tác giả đề xuất 5 giải pháp: Tăng cường hoạt động bồi dưỡng; tăng cườngtính tự chủ,
Trang 22tự chịu trách nhiệm; nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm vànghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL; tăng cường hoạt động đánh giá đội ngũCBQL Đối với giải pháp tăng cường hoạt động bồi dưỡng, tác giả đề xuất cácbiện pháp bồi dưỡng kiến thức về chính trị xã hội, đặc biệt những kiến thức vềquản lý, QLGD, quản lý trường học; các kiến thức về hệ thống và điều khiểnhọc; tâm lý học quản lý; giáo dục học; xã hội học giáo dục; kinh tế học giáodục…Về các hình thức bồi dưỡng, theo tác giả cần tổ chức các hoạt động bồidưỡng thường xuyên và bồi dưỡng lại; gửi đi đào tạo cao học chú ý về chuyênngành QLGD Đồng thời tác giả đề nghị mạnh dạn tổ chức đào tạo cao học theophương thức đào tạo từ xa; cấp từng chứng chỉ và làm thủ tục bảo vệ luận vănthạc sĩ khi học có đủ các chứng chỉ cao học.
Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Trâm [64, tr.51-57.] đã đề xuất một số giảipháp nhằm tăng cường NLQL của hiệu trưởng trường trung học phổ thông mộtsố tỉnh phía Nam nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục Trong đónhấn mạnh: Nhóm giải pháp xây dựng và tăng cường NLQL của hiệu trưởng vàNhóm giải pháp giúp người hiệu trưởng tăng cường NLQL của bản thân
Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Hạnh [40 tr.11-14.] đã chỉ ra mối quan hệgiữa thay đổi yêu cầu của nền kinh tế tri thức đối với trường học và sự thay đổitrong chức năng của hiệu trưởng gắn với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội.Tác giả đề xuất đổi mới công tác bồi dưỡng hiệu trưởng trường trung học phổthông gắn với định hướng phát triển nhà trường và yêu cầu đổi mới căn bản vàtoàn diện giáo dục Việt Nam Các vấn đề đổi mới được xây dựng dựa trên tiếpcận năng lực và tiếp cận mô hình CDIO là các tiếp cận hiện đại, phù hợp với yêucầu phát triển nguồn nhân lực quản lý giáo dục trong bối cảnh mới
Tác giả Nguyễn Thành Vinh “Bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thôngtheo tiếp cận năng lực thực hiện” [73, tr 17-19.] Theo tác giả, đào tạo, bồidưỡng dựa trên năng lực là tiếp cận phổ biến hiện nay trong đào tạo, bồi dưỡngtrên thế giới Tác giả cũng đã xác định các nguyên tắc bồi dưỡng hiệu trưởngtrường phổ thông theo các tiếp cận năng lực thực hiện
Trang 23Nhìn chung các tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu và xácđịnh thực trạng của vấn đề nghiên cứu; tổ chức thực nghiệm khoa học đểkhẳng định tính cấp thiết và tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động bồidưỡng cho đối tượng hiệu trường trường trường tiểu học.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chưa có công trình nào nghiên cứutrực tiếp đến việc tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho Hiệutrưởng Trường tiểu học huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầuchương trình giáo dục phổ thông mới
1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.2.1 Hiệu trưởng trường tiểu học
Theo điều 56 Luật giáo dục 2019: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệmquản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường, do cơ quan có thẩm quyền bổnhiệm hoặc công nhận Hiệu trưởng trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dânphải được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học và đạt chuẩnhiệu trưởng Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng; thủ tục, quytrình bổ nhiệm hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông do Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định”
Hiệu trưởng trường Tiểu học: Từ khái niệm trên, có thể hiểu Hiệu trưởngtrường Tiểu học là cán bộ quản lý giáo dục, chịu trách nhiệm quản lý các hoạtđộng của một trường Tiểu học, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm,công nhận
1.2.2 Năng lực quản lý chuyên môn
Năng lực quản lý chuyên môn là một thuộc tính tâm lý quan trọng trongcấu trúc nhân cách, nghiên cứu năng lực có nhiều cách tiếp cận khác nhau, theođó các tác giả cũng đưa ra nhiều quan niệm khác nhau, cụ thể:
Tiếp cận năng lực là một tổ hợp những thuộc tính nói chung của cá nhânđể hoàn thành có kết quả một hoạt động nào đó, Côvaliôp.A.G cho rằng: “Năng
Trang 24lực là một tập hợp hoặc tổng hợp những thuộc tính của cá nhân con người, đápứng những yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt được kết quảcao” [24, tr.90] Theo ông, năng lực cần được hiểu như là một tổ hợp của cácthuộc tính cá nhân cần thiết cho việc thực hiện thành công một hoạt động nhấtđịnh Các thuộc tính đó không tồn tại độc lập bên cạnh nhau một cách đơn giản,mà chúng tác động qua lại lẫn nhau trong một hệ thống nhất định.
Phạm Minh Hạc cho rằng: “Năng lực chính là một tổ hợp đặc điểm tâm lýcủa một con người (còn gọi là tổ hợp thuộc tính tâm lý của một nhân cách), tổhợp đặc điểm này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả mộthoạt động nào đó” [38, tr.145] Theo ông, năng lực luôn gắn liền với một hoạtđộng nhất định; năng lực của một con người cụ thể được biểu hiện trong hoạtđộng và bằng kết quả của hoạt động Năng lực cũng được hiểu như những đặcđiểm tâm lý cá biệt tạo thành điều kiện quy định tốc độ, chiều sâu, cường độcủa việc tác động vào đối tượng lao động
Từ các quan niệm về năng lực như đã phân tích ở trên, có thể khái quát:Năng lực quản lý chuyên môn là tổng hợp những khả năng lãnh đạo, điều hànhduy trì, quản lý con người, nhiệm vụ, chủ yếu là công việc ở đơn vị của ngườiHiệu trưởng trong thực tế, giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức trách đượcgiao
Năng lực quản lý chuyên môn là một tổ hợp các thuộc tính tâm lý cá nhânphức tạp của chủ thể quản lý phù hợp với các yêu cầu của hoạt động quản lý vàbảo đảm cho hoạt động quản lý đạt hiệu quả Quản lý có bốn chức năng cơ bản:lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá
Năng lực quản lý chuyên môn thường được nói tới: Năng lực hiểu biết vềnội dung chuyên môn và phương pháp tác nghiệp có liên quan, có khả nănghướng dẫn, kiểm tra người khác thực hiện, có khả năng sử dụng ngoại ngữ, tinhọc và ứng dụng các công nghệ hiện đại trong công tác…
Trang 251.2.3 Tổ chức, bồi dưỡng, tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môncho hiệu trưởng
Dưới góc độ chức năng của tổ chức thì bản chất đặc trưng sẽ phải gắn vớinội dung trong hoạt động lãnh đạo quản lý, sắp xếp theo trật tự thống nhất, bốtrí hợp lý tạo thành một chỉnh thể trong phối hợp điều hòa tổng thể các lựclượng tạo ra cơ cấu hợp lý thích ứng với mọi điều kiện thực tiễn
Từ vấn đề trên cho thấy sự quyết định to lớn của việc tổ chức và tổ chứchoạt động của chủ thể quản lý trong việc thực hiện tác động đến đối tượngnhằm phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhânlực, tài lực, vật lực, tin lực) trong và ngoài nhà trường để tổ chức bồi dưỡngCBQLGD thực hiện nhiệm vụ đạt mục tiêu của tổ chức
Trong giai đoạn hiện nay khoa học công nghệ phát triển nhanh và mạnhmẽ thì tổ chức còn được xem như là công nghệ điều hành, phối hợp sử dụngcác nguồn: Năng lực, vật lực, tài lực và thông tin của một tổ chức để đạt tớimục tiêu đề ra
* Khái niệm bồi dưỡng
Có nhiều quan niệm về bồi dưỡng Theo nhóm tác giả biên soạn cuốn “Đạitừ điển Tiếng Việt” do Nguyễn Như Ý chủ biên: “Bồi dưỡng là làm cho tăng
Trang 26thêm năng lực hoặc phẩm chất” Nguyễn Minh Đường quan niệm: Bồi dưỡnglà quá trình cập nhật và bổ sung kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu[32, tr,167] Quá trình bồi dưỡng thường kết thúc bằng việc được cấp chứng
chỉ Như vậy, “Bồi dưỡng” chính là quá trình bổ sung tri thức và kỹ năng vàphẩm chất cho đối tượng bồi dưỡng Thực chất đây là quá trình cập nhật bổ
sung thêm tri thức, kỹ năng để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc đanglàm (không nhằm mục đích đổi nghề) Trong giáo dục và đào tạo, theo nghĩarộng, bồi dưỡng được hiểu là một dạng đào tạo đặc biệt, về bản chất thì bồidưỡng là một con đường của đào tạo và đối tượng của công tác bồi dưỡnghướng vào những người đang đương nhiệm trong các cơ quan giáo dục hoặctrong các nhà trường
Với cách hiểu trên, “Đào tạo” và “Bồi dưỡng” có mối quan hệ gắn kếtkhông thể tách rời của một quá trình tổng thể - đặc biệt đối với khoa học, giáodục Có thể nói, hai quá trình này luôn có sự liên kết, kết nối Nếu đào tạo màthiếu bồi dưỡng thì sản phẩm sẽ không thích ứng được sự thay đổi (phát triển)và bồi dưỡng không trên cơ sở đào tạo thì sản phẩm sẽ không tồn tại bền vững(tụt hậu) Như vậy, có thể coi, bồi dưỡng là giai đoạn hai của đào tạo (đào tạomở rộng): Giai đoạn 1: Hình thành phẩm chất và các kĩ năng chuyên môn,nghiệp vụ cơ bản; Giai đoạn 2: Làm cho phẩm chất và các kĩ năng phát triểnđáp ứng được yêu cầu thực tiễn
Trong luận văn này, khái niệm bồi dưỡng được xác định như sau: Bồidưỡng là cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu để đáp ứngyêu cầu của công việc.
* Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởng
Tổ chức hoạt động là điều khiển, hướng dẫn, phối hợp quá trình hoạtđộng của con người trong xã hội C.Mác đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hộitrực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ítnhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và
Trang 27thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thểsản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một ngườiđộc tấu vĩ cầm riêng lẻ tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cầnphải có nhạc trưởng” Và V.I.Lênin đã khẳng định: “Hãy cho chúng tôi một tổchức những người cách mạng và chúng tôi sẽ đảo ngược nước Nga” [71,tr.162] Như vậy, cần phải có tổ chức mà tổ chức hoạt động chặt chẽ theo đúngnguyên tắc, và tổ chức được xem là thể nền của quản lý.
Dưới góc độ chức năng của tổ chức thì bản chất đặc trưng sẽ phải gắn vớinội dung trong hoạt động lãnh đạo quản lý, sắp xếp theo trật tự thống nhất, bốtrí hợp lý tạo thành một chỉnh thể trong phối hợp điều hòa tổng thể các lựclượng tạo ra cơ cấu hợp lý thích ứng với mọi điều kiện thực tiễn
Từ vấn đề trên cho thấy sự quyết định to lớn của việc tổ chức và tổ chứchoạt động của chủ thể quản lý trong việc thực hiện tác động đến đối tượngnhằm phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhânlực, tài lực, vật lực, tin lực) trong và ngoài nhà trường để tổ chức bồi dưỡng cánbộ quản lý giáo dục thực hiện nhiệm vụ đạt mục tiêu của tổ chức
Trong giai đoạn hiện nay khoa học công nghệ phát triển nhanh và mạnhmẽ thì tổ chức còn được xem như là công nghệ điều hành, phối hợp sử dụngcác nguồn: Năng lực, vật lực, tài lực và thông tin của một tổ chức để đạt tớimục tiêu đề ra
Từ luận giải trên và những nhận định về hoạt động bồi dưỡng cán bộquản lý giáo dục cho thấy: Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môncho hiệu trưởng là những tác động có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể quản lýđến hoạt động bồi dưỡng nhằm củng cố, phát triển kiến thức, kỹ năng, hoànthiện phẩm chất, năng lực của người hiệu trưởng để có đủ khả năng hoàn thànhtốt nhiệm vụ quản lý chuyên môn của nhà trường theo yêu cầu của chươngtrình giáo dục phổ thông mới
Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởng có vaitrò rất quan trọng nhằm xây dựng, củng cố các căn cứ khoa học; giúp nâng cao
Trang 28nhận thức, bồi dưỡng chuyên môn cho hiệu trưởng, góp phần nâng cao phẩmchất, năng lực cán bộ, hiện thực hoá các mục tiêu, yêu cầu giáo dục và đào tạocủa nhà trường.
1.3 Định hướng đổi mới chương trình giáo dục tiểu học và yêu cầu đối vớinăng lực quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường tiểu học
1.3.1 Định hướng đổi mới chương trình giáo dục tiểu học
Chương trình giáo dục tiểu học hiện hành được xây dựng theo định hướngnội dung, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa chú trọng giúp học sinh vận dụngkiến thức học được vào thực tiễn Theo mô hình này, kiến thức vừa là “chấtliệu”, “đầu vào” vừa là “kết quả”, “đầu ra” của quá trình giáo dục Vì vậy, họcsinh phải học và ghi nhớ rất nhiều nhưng khả năng vận dụng vào đời sống rấthạn chế
Chương trình GDPT mới được xây dựng theo mô hình phát triển năng lực,thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tíchcực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển nhữngphẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng Chương trình GDPTmới, phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9)và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12)
Hệ thống môn học của chương trình mới Cấp Tiểu học: Các môn học bắtbuộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên vàXã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất,Nghệ thuật; Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 1 (đốivới lớp 1 và 2); Môn học mới: Tin học và Công nghệ
Mục tiêu cụ thể của giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay cần đạtđược một số vấn đề: Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu họctrong cả nước, nâng tỷ lệ đạt chuẩn, củng cố vững chắc thành tựu Phổ cập giáodục tiểu học, xóa mù chữ
Duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở bậc tiểu học, chuẩnbị tốt các điều kiện cho học sinh học 2 buổi/ngày Đổi mới phương pháp dạy
Trang 29và học, dạy đủ các môn bắt buộc và tự chọn Xây dựng và đánh giá cáctrường theo chuẩn Quốc gia Xây dựng các điều kiện bảo đảm việc GD&ĐThọc sinh về các mặt: đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng có hiệu quả.
1.3.2 Yêu cầu đối với năng lực quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trườngtiểu học
Năng lực quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường tiểu học thể hiệntrong việc xây dựng chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường Căn cứ
vào chương trình và kế hoạch giáo dục của cấp học được qui định trong chươngtrình giáo dục quốc gia, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục riêngcho trường mình Hiệu trưởng phải tập hợp được lực lượng tham gia xây dựngkế hoạch giáo dục của nhà trường Tiến hành quá trình phân tích bối cảnh củatrường để xác định rõ điểm mạnh, yếu, cơ hội, nguy cơ của nhà trường trongthực hiện chương trình giáo dục; xác định các định hướng triển khai, xác địnhcác mục tiêu dạy học, giáo dục mong đợi cần đạt, lựa chọn các việc cần làm,cách làm, phân bổ các nguồn lực cho mỗi công việc và sắp xếp theo tiến độ hợplý để thực thi kế hoạch dạy học, giáo dục hiệu quả;
Trong chủ trì xây dựng kế hoạch giáo dục trường tiểu học, hiệu trưởng cầnxác định đúng, đủ các căn cứ và những yêu cầu mới trong thực hiện CTGD đểlàm cơ sở cho việc hoạch định Chỉ đạo các tổ chuyên môn và giáo viên xâydựng kế hoạch dạy học môn học, hoạt động giáo dục theo yêu cầu phát triểnphẩm chất, năng lực học sinh; phù hợp với đối tượng học sinh tiểu học, điềukiện nhà trường, địa phương, năng lực của đội ngũ giáo viên
Năng lực quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường tiểu học thể hiệntrong việc tổ chức, chỉ đạo triển khai kế hoạch giáo dục trường tiểu học Hiệu
trưởng phải tiến hành xây dựng cơ cấu tổ chức nhà trường, phân công, phânnhiệm cho từng cá nhân, tổ, nhóm, chuyên môn và các bộ phận khác để triểnkhai kế hoạch dạy học, giáo dục đã xây dựng; Xác định cơ chế phối hợp và cácmối quan hệ trong thực hiện nhiệm vụ; huy động các lực lượng giáo dục trong
Trang 30và ngoài nhà trường tham gia hoạt động dạy học, giáo dục Đào tạo, bồi dưỡngnâng cao năng lực thực hiện cho giáo viên, nhân viên; thực hiện chế độ chínhsách đối với đội ngũ; tổ chức lao động khoa học.
Thực hiện quá trình giao việc, hướng dẫn thưc hiện nhiệm vụ; Đôn đốc,động viên giáo viên, nhân viên thực hiện các công việc đúng tiến độ; Giám sát,uốn nắn, hỗ trợ để giáo viên nhân viên thực hiện nhiệm vu dạy học, giáo dụchọc sinh đúng yêu cầu, đảm bảo chất lượng; Tạo động lực cho giáo viên, nhânviên, học sinh trong học tập và tham gia các hoạt động giáo dục; Tổ chức, chỉđạo thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục cần chú ý chỉ đạo thực hiện phươngpháp, hình thức dạy học, giáo dục đa dạng, tích cực hoá hoạt động của họcsinh; Để làm được các điều đó cần bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức, phá bỏcác rào cản, tạo ra nhu cầu cần thiết phải thay đổi phương pháp dạy học, chuẩnbị các điều kiện khác cho sự thay đổi ấy; Tiếp theo tiến hành thay đổi đánh giákết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong quá trình dạy học Khi đạt đượckết quả mong đợi cần củng cố, duy trì và phát huy những thành tựu đạt được.Nếu điểm nào chưa phù hợp, tiếp tục điều chỉnh và triển khai tiếp Trong quátrình triển khai thực hiện dạy học, giáo dục theo yêu cầu mới không để giáoviên đơn độc, cán bộ quản lý nhà trường, bộ môn đồng nghiệp chia sẻ hỗ trợ vàđánh giá phản hồi kịp thời
Năng lực quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường tiểu học thể hiệntrong việc kiểm tra, đánh giá và điểu chỉnh kế hoạch giáo dục Kiểm tra, đánh
giá, điều chỉnh kế hoạch giáo dục là hoạt động được thực hiện trong quá trìnhtriển khai thực hiện kế hoạch và trong giai đoạn cuối của kỳ kế hoạch Việckiểm tra, đánh giá phải được thực hiện ở tất cả các khâu: Từ kiểm tra đánh giáviệc xây dựng kế hoạch đối với tất cả các môn học, hoạt động giáo dục, trongđó có: mục tiêu, chỉ tiêu; thời lượng thực hiện; tiến trình thực hiện; các yêu cầuvề phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh; phương pháp và hình thức triểnkhai; các hoạt động của giáo viên, học sinh…
Trang 31Sử dụng kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch dạy học, giáo dục của tổchuyên môn, kế hoạch dạy học, giáo dục của cá nhân giáo viên đã được phêduyệt triển khai để làm cơ sở cho kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học, giáodục Theo đó, xác định mức độ đạt được so với kế hoạch, phát hiện những sailệch, xem xét những gì chưa đạt được hoặc đạt ở mức độ thấp cùng nhữngnguyên nhân của chúng và những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn để điềuchỉnh cho kịp thời, phù hợp Hoạt động kiểm tra, đánh giá cung cấp thông tincho việc điều chỉnh kế hoạch trong thời gian thực hiện và làm căn cứ cho việcxây dựng kế hoạch giáo dục trong những năm tiếp theo.
Năng lực quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường tiểu học thể hiệntrong việc quản trị nhân sự trong trường tiểu học Hiệu trưởng trong quá trình
quản lý phải sử dụng các nguồn lực để thực hiện mục tiêu kế hoạch triển khaicông việc, đồng thời sử dụng các nguồn của cơ quan Các nguồn lực đó là độingũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; các trang thiết bị có sẵn, các thiết bị hỗ trợ choquá trình quản lý, thực thi công việc Sự phối hợp hoạt động giữa các thành viêntrong nhà trường, giữa các bộ phận với nhau
Do vậy, yêu cầu đặt ra người hiệu trưởng phải có năng lực quản trị nhânsự trong trường tiểu học, dự kiến trước các nguồn lực cần thiết, hạn chế tối đaviệc sử dụng lãng phí các nguồn lực, có những phương hướng để lường trướchoặc đối phó với những rủi ro nếu có xảy ra
Năng lực quản trị nhân sự trong trường tiểu học của hiệu trưởng bao gồmquản trị về số lượng, chất lượng nhân sự Bên cạnh đó để hoàn thành nhiệm vụquản trị của mình hiệu trường còn phải quản trị cả các mối quan hệ, phẩm chấtđạo đức, lối sống, tác phong, phong cách làm việc của toàn bộ nhân sự trongphạm vi quản lý, tức là quản trị toàn diện trên tất cả các mặt của nhân sự
Năng lực quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường tiểu học thể hiệntrong quản trị chất lượng giáo dục trong trường tiểu học Chất lượng giáo dục
trường tiểu học là sự đáp ứng mục tiêu của trường tiểu học, đảm bảo các yêu
Trang 32cầu về mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục, phù hợp với sự phát triển KT-XHcủa địa phương và cả nước.
Quản lý chất lượng giáo dục trường tiểu học là trách nhiệm của hiệutrưởng các trường tiểu học Do đó, để làm tốt việc quản lý chất lượng giáo dục,yêu cầu người hiệu trưởng phải quản lý việc dạy học từng lớp học và của từnggiáo viên Hiệu trưởng phải quản lý được việc thực hiện chương trình, soạngiảng, dạy học của từng giáo viên; theo dõi thường xuyên kết quả học tập, rènluyện của từng học sinh trong từng lớp học thông qua dự giờ, thăm lớp, báo cáocủa giáo viên để chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời những vướng mắc, hạn chế, thúcđẩy nâng cao chất lượng dạy học đạt hiệu quả thiết thực
Tăng cường các giải pháp kiểm tra, đánh giá lớp học, cụ thể: Mỗi học sinhphải có đầy đủ các dụng cụ học tập và phải được bảo quản, gìn giữ tốt trongsuốt năm học
Lớp học phải sạch sẽ, thoáng mát, được sắp xếp, trang trí theo các quyđịnh hiện hành; số lần kiểm tra, biên bản kiểm tra đối với từng lớp học do hiệutrưởng quyết định, thực hiện; biên bản kiểm tra lớp học cuối năm là căn cứquan trọng để đánh giá Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Quản lý chất lượng giáo dục là quản lý đồng bộ về chuẩn kiến thức, kỹnăng các môn học, hoạt động giáo dục và các biểu hiện về năng lực, phẩm chấtcủa học sinh theo mục tiêu giáo dục tiểu học
Do đó, việc kiểm tra lớp học không chỉ tập trung vào việc đánh giá kết quảdạy học của giáo viên mà phải quan tâm đặc biệt đến những tiến bộ của từnghọc sinh về học tập và rèn luyện để giúp các em phát triển toàn diện
Năng lực quản lý chuyên môn của hiệu trưởng trường tiểu học thể hiệntrong việc xây dựng văn hóa nhà trường trong trường tiểu học Xây dựng văn
hóa nhà trường là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết trong bối cảnhhiện nay Vấn đề này đã, đang trở thành xu hướng chung của giáo dục quốc tếcũng như ở Việt Nam Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh
Trang 33tiểu học đặc biệt chú trọng đến đánh giá phẩm chất học sinh bởi đây chính lànền tảng ban đầu giúp các em hình thành nhân cách cho bản thân Điều đóchứng tỏ rằng, tập trung vào xây dựng văn hóa nhà trường chính là đã góp phầnvào việc nâng cao phẩm chất của người học Vậy, yêu cầu hiệu trưởng phảiquản lí tốt văn hóa học đường, cần xây dựng mỗi trường học trở thành mộttrung tâm văn hóa giáo dục.
Hiệu trưởng cần thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch chiến lược pháttriển văn hóa nhà trường, xây dựng chuyên đề giáo dục kĩ năng sống nhằm xâydựng văn hóa nhà trường, tự đánh giá chiến lược xây dựng văn hóa nhà trườngcủa trường; Có các hoạt động và biện pháp cụ thể để cùng các tổ chức trongnhà trường đảm bảo mọi hoạt động trong trường có thể đạt kết quả tốt nhấttrong xây dựng văn hóa nhà trường; Phân tích các kết quả đánh giá để có nhữngkhuyến nghị về công tác lập kế hoạch chiến lược và phân bổ nguồn lực thúcđẩy các hoạt động trong trường nâng cao chất lượng và đạt hiệu quả; Cá nhânhiệu trưởng phải chủ động bám sát mục tiêu kế hoạch và chương trình hànhđộng ngắn, trung, dài hạn góp phần vào việc xây dựng văn hóa nhà trường; Chỉđạo tốt việc thực thi chính sách đãi ngộ hợp lí cho người có tài, có đức vàngười có công xây dựng văn hóa nhà trường; rút kinh nghiệm việc xây dựngvăn hóa nhà trường đối với tổ chuyên môn, giáo viên chưa tốt; kiểm tra việclưu biên bản, kế hoạch, chuyên đề xây dựng văn hóa nhà trường của các bộphận, kiểm tra việc thực hiện tiến độ thực hiện việc xây dựng văn hóa nhàtrường theo kế hoạch được thực hiện chưa tốt…
1.4 Hoạt động bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởngtrường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
1.4.1 Mục tiêu bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởngtrường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Mục tiêu tổ chức hoạt động bồi dưỡng là xây dựng đội ngũ hiệu trưởng giáo dục có phẩm chất, năng lực trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ quản lý;
Trang 34phát huy tối đa tiềm năng, trí tuệ, sự năng động, sáng tạo của đối tượng nhằmnâng cao chất lượng trong thực hiện nhiệm vụ, đồng thời rút ra những kinhnghiệm trong công tác quản lý giúp cho hiệu trưởng tự bồi dưỡng phẩm chất,năng lực góp phần thực hiện thắng lợi và nâng cao chất lượng giáo dục và đàotạo của các trường tiểu học.
1.4.2 Nội dung bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởngtrường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho hiệu trưởng nhằm bổ sungtheo hướng cập nhật tri thức, kỹ năng để nâng cao trình độ hoạt động chuyênmôn cũng như trong nghiệp vụ quản lý, đặc biệt là trau dồi kinh nghiệm xử lýcác tình huống cụ thể phát sinh trong thực tiễn quản lý của chính hiệu trưởng
Nội dung và chương trình tổ chức bồi dưỡng phụ thuộc vào mục tiêu yêucầu giáo dục và đào tạo của các trường tiểu học và mục đích của từng nhiệmvụ Việc chỉ đạo xây dựng chương trình và nội dung bồi dưỡng hiệu trưởngtrường tiểu học thể hiện tính nguyên tắc tích hợp được nội dung lý thuyết vàthực hành, do đó khi thực hiện quá trình bồi dưỡng đã tạo ra sự thống nhấttrong cùng một mục đích thực hiện nhiệm vụ Chương trình bồi dưỡng hiệutrưởng trường tiểu học cần xác định được mục tiêu, quỹ thời gian, trình tự vàcác bước tổ chức thực hiện bồi dưỡng cụ thể
Chủ thể bồi dưỡng xác định nội dung bồi dưỡng là: Nâng cao phẩm chấtchính trị, có quan điểm, lập trường và bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định;nắm vững đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; biết biếnnhận thức chính trị của mình thành nhận thúc của mọi người; tạo được lòng tinvà lôi cuốn mọi người tham gia; Hiểu và nắm vững pháp luật nói chung vànhững ngành Luật liên quan đến giáo dục nói riêng để trong quá trình làm việckhông vi phạm pháp luật; Am hiểu về chuyên môn, có trình độ cao và có sựam hiểu tường tận chuyên môn của ngành mình để giúp việc hoạch định chiếnlược, kế hoạch,… phát triển ngành đúng hướng, tổ chức thực hiện mục tiêuQLGD và mục tiêu cấp học một cách hiệu quả nhất
Trang 35Những kiến thức và kĩ năng về các lĩnh vực có liên quan đến công tácquản lý toàn diện nhà trường TH, trên cơ sở đó hình thành thái độ đúng đắn,tích cực và chủ động cho hiệu trưởng TH nhằm giúp họ hoàn thành nhiệm vụđược giao.Có thái độ đúng đắn về quan điểm đường lối của Đảng trong việcthực hiện chủ trương phát triển kinh tế xã hội của đất nước và phát triển giáodục theo xu thế chung cũng như phát triển giáo dục TH Có kiến thức vềquản lý nhà nước, quản lý giáo dục và kỹ năng vận dụng trong quản lý điềuhành để phát triển nhà trường TH phù hợp với tình hình hiện nay Quản lýtốt việc thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng TH đã đượcBộ Giáo dục và Đào tạo quy định.
1.4.3 Phương pháp và hình thức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môncho hiệu trưởng trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Phương pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng: Gồm toàn bộ những cáchthức, biện pháp tác động, điều khiển của chủ thể bồi dưỡng đến đối tượng đượcbồi dưỡng bằng hệ thống công cụ, phương tiện nhằm đạt được mục tiêu đã xácđịnh Phân loại đối tượng, xác định nhu cầu đến xây dựng kế hoạch, xác địnhnội dung, chương trình, phương pháp bồi dưỡng, tổ chức thực hiện các hìnhthức bồi dưỡng, đánh giá kết quả và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trong tổchức hoạt động bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục từng giai đoạn thực hiệnnhiệm vụ của Nhà trường Chủ thể tiến hành bồi dưỡng sử dụng tổng hợp cácphương pháp, trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề
Hình thức bồi dưỡng: Sử dụng các hình thức bồi dưỡng cơ bản đó là bồidưỡng để chuẩn hóa và nâng cao trình độ phẩm chất, năng lực; bồi dưỡngthường xuyên theo kế hoạch đã xây dựng sẵn có; bồi dưỡng cập nhật đó là cầnxác định được những nội dung mới để có hình thức cập nhật thông tin kịp thời;tự cán bộ quản lý giáo dục học tập rèn luyện nâng cao trình độ phẩm chất, nănglực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
Trang 36Phương pháp và hình thức tổ chức các khâu, các bước, các thành tố, cácloại hình hoạt động một cách phù hợp, linh hoạt, sáng tạo và chặt chẽ Các hìnhthức tổ chức đa dạng và phong phú nhằm mục đích đưa hiệu trưởng trường tiểuhọc vào sát các hoạt động thực tế của đơn vị để họ không ngừng rèn luyện, tíchluỹ kinh nghiệm, hoàn thiện bản thân.
Hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởng trường tiểu học giúp cho họ có điềukiện để giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, hoàn thiện phẩm chất, năng lực, tácphong công tác Do đó, chủ thể cũng như người tổ chức nghiên cứu để cónhững hình thức hợp lý, phù hợp đặc điểm nhiệm vụ quản lý trong từng giaiđoạn, tránh lặp lại những hình thức quen thuộc; cần đầu tư công sức, sáng tạo,chịu khó sưu tầm các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú để vận dụng linhhoạt vào những hoàn cảnh cụ thể, tránh tốn công sức, thời gian ảnh hưởng tớihoạt động đơn vị
Phương pháp và các hình thức tổ chức bồi dưỡng, chủ thể lưu ý phối hợpcác phương pháp, các hình thức tổ chức để các hoạt động này mang lại hiệuquả và chất lượng cao nhất; đưa ra các mô hình, các phương pháp tổ chức cóhiệu quả, tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, các phương pháp và thườngxuyên tham dự, đánh giá chúng
1.5 Tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởngtrường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
1.5.1 Chủ thể tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệutrưởng trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Chủ thể tổ chức hoạt động bồi dưỡng là các cơ quan chức năng huyệnLương Tài và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp Trong đó, các cơ quanchức năng huyện Lương Tài là chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức hoạt động bồidưỡng; cán bộ quản lý giáo dục các cơ quan chức năng và các trường tiểu họctrên địa bàn huyện hiện thực hóa chủ trương, nội dung, biện pháp bồi dưỡng vàtự bồi dưỡng Các chủ thể bồi dưỡng tổ chức bồi dưỡng phối hợp chặt chẽ với
Trang 37nhau tạo thành hệ thống thống nhất, đồng bộ đan xen nhau để thực hiện nhiệmvụ, nội dung bồi dưỡng theo mục tiêu đã xác định.
Đối tượng hoạt động bồi dưỡng là hiệu trưởng các trường tiểu học chịu sựtác động, điều khiển, quản lý của chủ thể là lãnh đạo, chỉ huy trong quá trìnhthực hiện nhiệm vụ Như vậy, hiệu trưởng các trường tiểu học vừa là đối tượngchịu sự tổ chức bồi dưỡng của chủ thể quản lý vừa là chủ thể trong quá trình tổchức hoạt động bồi dưỡng của bản thân mình và chủ thể để tổ chức thực hiệncác hoạt động trong đơn vị
1.5.2 Nội dung tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệutrưởng trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
1.5.2.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổ chức bồi dưỡng năng lựcquản lý chuyên môn cho hiệu trưởng trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mớigiáo dục
Đây là nội dung có ý nghĩa quan trọng, thể hiện tầm nhìn, tính khoa họccụ thể, chủ động và kiểm soát được lộ trình trong hoạt động bồi dưỡng, baogồm: Phân loại đối tượng, xác định nhu cầu, mục đích, nội dung, xây dựng kếhoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kếhoạch hoạt động bồi dưỡng
Các cơ quan chức năng huyện chỉ đạo cụ thể về phương hướng, nội dungvà biện pháp thực hiện kế hoạch bồi dưỡng Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cầnmang tính toàn diện, cân đối, thống nhất, cụ thể phản ánh toàn diện các nộidung của chương trình bồi dưỡng; có sự cân đối giữa các mục tiêu với các biệnpháp thực hiện, giữa hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của đối tượng
Hoạt động bồi dưỡng cho hiệu trưởng trường tiểu học còn là một bộ phậnhữu cơ và nằm trong kế hoạch giáo dục và đào tạo Kế hoạch được thông quacác cơ quan chức năng huyện để xem xét, thẩm định tính thiết thực, hiệu quả.Cơ quan chức năng nắm chắc kế hoạch để phối hợp với ban ngành tổ chức thựcthực hiện đạt được mục tiêu đề ra là xây dựng hiệu trưởng trường tiểu học có
Trang 38phẩm chất, năng lực trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ; phát huy tối đatiềm năng, trí tuệ, sự năng động, sáng tạo của đối tượng nhằm nâng cao chấtlượng trong thực hiện nhiệm vụ của họ, rút ra những kinh nghiệm trong quátrình tổ chức bồi dưỡng, quản lý đồng thời giúp cho hiệu trưởng trường tiểuhọc tự bồi dưỡng phẩm chất, năng lực góp phần nâng cao chất lượng giáo dụcvà đào tạo Chủ thể bồi dưỡng xây dựng kế hoạch, chỉ đạo phối hợp chặt chẽcác lực lượng tổ chức thực hiện nhiệm vụ.
Chủ thể tổ chức bồi dưỡng tiến hành rà soát số lượng, chất lượng, cơ cấucác lực lượng cần bồi dưỡng, bố trí sắp xếp các bộ phận hợp lý, đồng thời xácđịnh cơ chế quản lý trong tổ chức bồi dưỡng
* Để xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng đảm bảo tính khả thi, PhòngGD&ĐT cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thống nhất với hiệu trưởng về mục tiêu tổ chức bồi dưỡng năng lựcquản lý chuyên môn hàng năm
- Thống nhất quan điểm, nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức bồidưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởng
- Thường xuyên nâng cao nhận thức cho hiệu trưởng về ý nghĩa, vai tròcủa việc tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn
- Chỉ rõ cách thức kiểm tra, đánh giá hiệu quả tổ chức bồi dưỡng nănglực quản lý chuyên môn
* Để tổ chức thực hiện bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệutrưởng trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cần thực hiện cáccông việc sau:
Xác định cơ chế, phân cấp quản lý hoạt động tổ chức bồi dưỡng năng lựcquản lý chuyên môn cho hiệu trưởng
Có cơ chế rõ ràng quy định mối quan hệ tham mưu, tư vấn, hợp tác chặtchẽ giữa cá nhân, bộ phận, tổ chuyên môn trong công tác bồi dưỡng năng lựcquản lý chuyên môn cho hiệu trưởng
Trang 39Phân công, sắp xếp, bố trí giáo hiệu trưởng giỏi, giàu kinh nghiệm thựctiễn, nhiệt huyết kèm cặp, chỉ dẫn hiệu trưởng mới, hiệu trưởng hạn chế, yếukém kinh nghiệm và năng lực
Chuẩn bị các điều kiện vật chất cần thiết cho tổ chức hoạt động bồidưỡng như phòng học, thư viện, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật, tài liệuchuyên môn phục vụ công tác bồidưỡng và tự bồi dưỡng của hiệu trưởng
Sắp xếp, bố trí thời gian, không gian, địa điểm tổ chức bồi dưỡng mộtcách thuận lợi và khoa học nhằm thu hút hiệu trưởng tham gia đầy đủ, tích cựcvào hoạt động bồi dưỡng
1.5.2.2 Chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệutrưởng trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Nội dung, phương pháp và các hình thức bồi dưỡng hiệu trưởng trườngtiểu học luôn quán triệt các nguyên tắc giáo dục: Lý luận gắn liền với thực tiễn,lý thuyết đi đôi với thực hành, đảm bảo thống nhất, đầy đủ, nghiêm túc, chặtchẽ, tôn trọng lẫn nhau, đồng thời kết hợp giữa vai trò hướng dẫn, chỉ đạo củachủ thể với phát huy tích cực, chủ động của đối tượng, tính phù hợp với đặcđiểm đối tượng hoạt động bồi dưỡng
Hướng dẫn, chỉ dẫn, điều hành các hoạt động triển khai công tác bồi dưỡngnăng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởng trường tiểu học
Giám sát các hoạt động tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyênmôn cho hiệu trưởng trường tiểu học bảo đảm các hoạt động được thực hiệnđúng mục tiêu, các bộ phận thực hiện đúng phân công, và cách thức thực hiệnhoạt động đi đúng hướng
Tuyên truyền, động viên, khuyến khích và hỗ trợ để mỗi cá nhân, bộ phậnnhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ,đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp
Tăng cường ý thức tự giác, phát huy tinh thần chủ động, trách nhiệm, sángtạo cho các cá nhân, bộ phận hiệu trưởng trong việc học tập, bồi dưỡng, chia sẻkinh nghiệm và vận dụng vào thực tiễn nghề nghiệp
Trang 40Làm gương, khích lệ và động viên hiệu trưởng, cá nhân luôn sáng tạo, đổimới trong học tập, bồi dưỡng để ngày càng nhiệt huyết với nghề, chuyên tâmphát triển nghề nghiệp
Kịp thời phát hiện vấn đề và xử lý vấn đề về nội dung, phương pháp vàhình thức bồi dưỡng nhằm đảm bảo mục tiêu bồi dưỡng đã đề ra
Tạo điều kiện thuận lợi, thu hút và duy trì các mối quan hệ trong và ngoàihuyện đảm bảo phục vụ công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của hiệu trưởng
1.5.2.3 Quản lý hoạt động của chủ thể trong tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý chuyên môn cho hiệu trưởng trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Tổ chức hoạt động bồi dưỡng cán bộ không chỉ có cán bộ quản lý giáodục cấp trên mà có sự kết hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, sự lãnh đạo,chỉ đạo của các cấp huyện Lương Tài Mỗi lực lượng đều có thế mạnh, có vaitrò, trách nhiệm riêng, vì vậy quản lý tốt việc phối hợp giữa các lực lượng cóvai trò quan trọng để tổ chức tốt hoạt động này Chủ thể quản lý là người thiếtkế, tổ chức thực hiện các hoạt động bồi dưỡng thường xuyên và là người chỉđạo, tổ chức cho cán bộ tham gia các hoạt động bồi dưỡng Vì vậy, việc tổ chứcđược thể hiện ở những nội dung như: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thườngxuyên; kế hoạch bồi dưỡng theo chuyên đề; kế hoạch bồi dưỡng theo nhiệmvụ (kế hoạch phải thể hiện được nội dung, thời gian và lực lượng tiến hành,đối tượng tham gia, vai trò, trách nhiệm của từng đối tượng, yêu cầu đạt được,cơ sở vật chất đảm bảo), qua đó để nắm: Hoạt động diễn ra như thế nào; các lựclượng tham ra; thời gian, nội dung, hình thức thực hiện; ý thức của đối tượngbồi dưỡng; tham gia của các đơn vị; mức độ, thái độ, trách nhiệm và kết quả
1.5.2.4 Chỉ đạo hoạt động tự bồi dưỡng của hiệu trưởng
Đây là vấn đề quan trọng trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng hiệu trưởngtrường tiểu học, V.I Lênin khẳng định: “Người ta chỉ có thể trở thành ngườicông sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả kho tàng trithức mà nhân loại đã tạo ra” [72, tr.352] Do vậy chất lượng tự bồi dưỡng là cơ