Đảm bảo các điều kiện để tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường THPT.... Mức độ cần thiết của các biện p
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
CAO THỊ NGHĨA
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNGNĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊNĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG 2018 Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH
NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
CAO THỊ NGHĨA
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNGNĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊNĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG 2018 Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH
NAM ĐỊNHNgành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Tính
THÁI NGUYÊN - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của tôi, nó không trùnglặp với các kết quả nghiên cứu nào đã được công bố trước đó Các số liệu và kết quảkhảo sát trong luận văn này là trung thực
Tôi xin cam đoan các kết quả trích dẫn trong luận văn này đều đã được ghi rõnguồn gốc và đề cập trong phần tài liệu tham khảo
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2022
Tác giả luận vănCao Thị Nghĩa
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tham gia học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôiluôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cô, bạn bè và đồngnghiệp.
Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong BanGiám hiệu và các thầy cô giáo trong khoa Sau Đại học trường Đại học TháiNguyên đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứukhoa học.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Tính đã tận
tụy, trách nhiệm để truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và hướng dẫn,giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Ban giám hiệu vàtoàn thể các thầy cô, các bạn đồng nghiệp công tác tại các trường THPT trênđịa bàn tỉnh Nam Định (THPT Nguyễn Khuyến - TP Nam Định, THPT NgôQuyền - TP Nam Định, THPT A Nghĩa Hưng - huyện Nghĩa Hưng, THPT AHải Hậu - huyện Hải Hậu, THPT Tống Văn Trân - huyện Ý Yên, THPT TrầnVăn Lan - huyện Mỹ Lộc, THPT Lê Quý Đôn - huyện Trực Ninh, THPTNguyễn Du - huyện Nam Trực, THPT Nguyễn Đức Thuận - huyện Vụ Bản,THPT Nguyễn Trường Thúy - huyện Xuân Trường).
Mặc dù đã nỗ lực và cố gắng nhưng chắc chắn luận văn của tôi cũng sẽkhông tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của cácthầy giáo, cô giáo, sự góp ý chân thành của bạn bè đồng nghiệp để luận vănđược bổ sung và hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2022
Tác giả
Trang 53 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc luận văn 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông 6
1.1.2 Nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông 8
1.2 Một số khái niệm cơ bản 9
1.2.1 Dạy học 9
1.2.2 Năng lực dạy học 10
1.2.3 Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở trường THPT 11
1.2.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu chươngtrình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên ở trường trung học phổ thông 12
1.3 Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầuchương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường THPT 13
1.3.1 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và yêu cầu đặt ra đối với năng lựcdạy học của giáo viên ở trường THPT 13
Trang 6iv1.3.2 Mục tiêu, nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu
cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường THPT 16
1.3.3 Phương pháp và hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viênđáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường THPT
171.3.4 Kiểm tra - đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đápứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường THPT 19
1.3.5 Quy trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đápứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường THPT 20
1.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứngchương trình giáo dục phổ thông ở trường THPT 20
1.4.1 Quản lý xây dựng kế hoạch và mục tiêu hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018ở trường THPT 20
1.4.2 Quản lý nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêucầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường THPT 22
1.4.3 Quản lý sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018ở trường THPT 23
1.4.4 Quản lý hoạt động của các chủ thể bồi dưỡng và hoạt động của giáo viên tham gia bồi dưỡng 24
1.4.5 Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viênđáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường THPT
241.4.6 Đảm bảo các điều kiện để tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường THPT 25
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy họccho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục cho phổ thông 2018ở trường THPT 26
1.5.1 Các yếu tố khách quan 26
1.5.2 Các yếu tố chủ quan 27
Kết luận Chương 1 29
Trang 7Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNGLỰC DẠY HỌC CHO GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNGTRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Ở CÁC TRƯỜNG THPT TỈNHNAM ĐỊNH 30
2.1 Khái quát chung về kinh tế, văn hóa và giáo dục trung học phổ thông ở tỉnh
Nam Định và tổ chức khảo sát 302.1.1 Khái quát về khách thể khảo sát 302.1.2 Tổ chức khảo sát 312.2 Thực trạng tổ chức bồi dưỡng NLDH cho GV ở các trường THPT tỉnh Nam
Định đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018 322.2.1 Thực trạng nhận thức về mục tiêu bồi dưỡng NLDH cho GV ở các trường
THPT tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018 322.2.2 Nội dung bồi dưỡng NLDH cho GV ở các trường THPT tỉnh Nam Định
đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018 342.2.3 Cách thức bồi dưỡng NLDH cho GV ở các trường THPT tỉnh Nam Định
đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018 372.2.4 Kiểm tra - đánh giá kết quả bồi dưỡng NLDH cho GV ở các trường THPT
tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018 422.2.5 Quy trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng NLDH cho GV ở các trường THPT
tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018 442.3 Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDH cho GV đáp ứng yêu cầu
CTGDPT 2018 ở các trường THPT tỉnh Nam Định 452.3.1 Xây dựng kế hoạch và quản lý mục tiêu bồi dưỡng NLDH cho GV đáp
ứng yêu cầu CTGDPT 2018 ở các trường THPT tỉnh Nam Định 452.3.2 Quản lý nội dung bồi dưỡng NLDH cho GV đáp ứng yêu cầu CTGDPT
2018 ở các trường THPT tỉnh Nam Định 482.3.3 Quản lý hình thức tổ chức bồi dưỡng NLDH cho GV đáp ứng yêu cầu
CTGDPT 2018 ở các trường THPT tỉnh Nam Định 502.3.4 Đánh giá kết quả bồi dưỡng NLDH cho GV đáp ứng yêu cầu CTGDPT
2018 ở các trường THPT tỉnh Nam Định 512.3.5 Đảm bảo các điều kiện bồi dưỡng NLDH cho GV đáp ứng yêu cầu
CTGDPT 2018 ở các trường THPT tỉnh Nam Định 54
Trang 8vi2.3.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV đáp ứng yêu
cầu CTGDPT 2018 ở các trường THPT tỉnh Nam Định 54
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 59
3.2.1 Xác định nội dung, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáoviên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường trung học phổ thông tỉnh Nam Định 60
3.2.2 Quản lý nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng năng lực dạy họccho giáo viên theo hướng phát huy vai trò bồi dưỡng của tổ chuyên môn,tự bồi dưỡng của giáo viên 65
3.2.3 Tổ chức xây dựng môi trường bồi dưỡng, tự bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường trung học phổ thông tỉnh Nam Định 69
3.2.4 Chỉ đạo đổi mới đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên dựa trên yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 gắn với thựctế dạy học ở các trường trung học phổ thông tỉnh Nam Định 75
3.2.5 Giám sát hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực dạy học của giáoviên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục trung học phổ thông 2018 ởcác trường trung học phổ thông tỉnh Nam Định 78
Trang 93.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 80
3.4 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 81
3.4.1 Mục đích khảo sát 81
3.4.2 Nội dung và phương pháp khảo nghiệm 81
3.4.3 Đối tượng khảo sát 82
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 82
Kết luận chương 3 85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
CHDCND Cộng hoà dân chủ nhân dân
CTGDPT Chương trình giáo dục phổ thông
DHTN Dạy học trải nghiệm
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thực trạng nhận thức về mục tiêu bồi dưỡng NLDH cho giáo viên
đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018 ở các trường THPT tỉnh Nam Định 32Bảng 2.2 Nội dung bồi dưỡng NLDH cho GV đáp ứng yêu cầu CTGDPT
2018 ở các trường THPT tỉnh Nam Định 35Bảng 2.3 Phương pháp bồi dưỡng NLDH cho GV đáp ứng yêu cầu CTGDPT
2018 ở các trường THPT tỉnh Nam Định 38Bảng 2.4 Hình thức tổ chức bồi dưỡng NLDH cho GV đáp ứng yêu cầu
CTGDPT 2018 ở các trường THPT tỉnh Nam Định 40Bảng 2.5 Đánh giá kết quả bồi dưỡng NLDH cho GV đáp ứng yêu cầu
CTGDPT 2018 ở các trường THPT tỉnh Nam Định 42Bảng 2.6: Thực trạng quy trình bồi dưỡng NLDH cho GV ở các trường THPT
tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018 44Bảng 2.7 Thực trạng về XDKH và quản lý MT bồi dưỡng NLDH cho GV đáp
ứng yêu cầu CTGDPT 2018 ở các trường THPT tỉnh Nam Định 45Bảng 2.8 Thực trạng quản lý nội dung bồi dưỡng NLDH cho GV đáp ứng yêu
cầu CTGDPT 2018 ở các trường THPT tỉnh Nam Định 48Bảng 2.9 Thực trạng quản lý phương pháp và HTTC bồi dưỡng NLDH cho GV
đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018 ở các trường THPT tỉnh Nam Định 50Bảng 2.10 Đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng NLDH cho GV đáp ứng yêu
cầu CTGDPT 2018 ở các trường THPT tỉnh Nam Định 52Bảng 2.11 Thực trạng ĐBĐK bồi dưỡng NLDH cho GV đáp ứng yêu cầu
CTGDPT 2018 ở các trường THPT tỉnh Nam Định 54Bảng 2.12 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDH cho GV
đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018 ở các trường THPT tỉnh Nam Định 55
Bảng 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng
năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáodục THPT 2018 ở các trường THPT tỉnh Nam Định 82Bảng 3.2 Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng
năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáodục THPT 2018 ở các trường THPT tỉnh Nam Định 84
Trang 12Quá trình dạy học là một quá trình gồm hai mặt: hoạt động dạy của giáo viên(GV) và hoạt động học của học sinh với hai nhân tố trực tiếp là giáo viên và học sinh,trong đó giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức, chỉ đạo hoạt động học tập, nhận thứccủa học sinh nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học mà chương trình môn họcđặt ra.
Để thực hiện chương trình dạy học hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải am hiểu vềchương trình môn học, có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực khoa học và giáo dục họcsinh; có năng lực sư phạm thực hiện thiết kế và tổ chức quá trình dạy học cũng nhưđánh giá kết quả học tập của học sinh theo định hướng phát triển năng lực
Chất lượng dạy học phụ thuộc vào năng lực dạy học (NLDH) và năng lực sưphạm của người giáo viên bởi giáo viên tác động tới học sinh bằng chính uy tín, nhâncách người thầy trên cả 3 phương diện nhận thức, thái độ và hành vi Luật Giáo dụcnăm 2005 và Luật giáo dục sửa đổi 2019 đã khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyếtđịnh trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” [19]
Thực hiện Nghị quyết 29 của TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục ViệtNam, giáo dục phổ thông đã chuyển đổi chương trình dạy học từ tiếp cận nội dungsang tiếp cận năng lực và đặt ra đối với giáo viên THPT một yêu cầu mới về bổ sungcập nhật năng lực để đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục đặt ra.[1]
Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT khẳng định “Chương trình giáo dục trunghọc phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiếtđối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức họctập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điềukiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộcsống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá vàcách mạng công nghiệp mới” [8] Chính những mục tiêu trên đòi hỏi nội dung,phương pháp hình thức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả dạy học ở trường THPTcần có sự thay đổi Bài toán
Trang 13cho sự thay đổi đó hiệu quả đòi hỏi giáo viên THPT cần phải được bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học, giáo dục học sinh.
Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục - Đào tạo và hướngdẫn của các Sở Giáo dục - Đào tạo cùng các trường ĐHSP chủ chốt các mô đun bồidưỡng giáo viên đã được triển khai hướng dẫn cho giáo viên cốt cán và từ giáo viêncốt cán lại được triển khai tập huấn lại cho các giáo viên đại trà trong các nhà trường
Nam Định là tỉnh có bề dày về thành tích giáo dục phổ thông thuộc tốp đầutrong cả nước, hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học, giáo dục cho giáoviên đã được quan tâm triển khai thực hiện, tuy nhiên trong quá trình tổ chức thựchiện còn bộc lộ một số điểm bất cập như chất lượng triển khai hoạt động bồi dưỡngcho giáo viên đại trà, tính chủ động tự bồi dưỡng của mỗi nhà trường, tổ chuyên mônvà giáo viên chưa cao, hoạt động phối hợp trong bồi dưỡng giáo viên chưa thể hiệntính chuyên nghiệp Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chếcần khắc phục trong công tác quản lí bồi dưỡng NLDH cho giáo viên ở các trườngTHPT tỉnh Nam Định Cụ thể như: Sử dụng nhiều nguồn lực và thời gian cho việc bồidưỡng nhưng hiệu quả bồi dưỡng chưa cao; tổ chức và quản lí bồi dưỡng NLDH chogiáo viên chưa hợp lí; việc quản lí kế hoạch, chương trình nội dung và cách thức thựchiện bồi dưỡng còn những bất cập, chưa bám sát những yêu cầu của chương trình
giáo dục phổ thông mới Chính vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề: “Quản lí hoạt độngbồi dưỡng NLDH cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình GDPT 2018 ở cáctrường THPT tỉnh Nam Định” cho công trình nghiên cứu của mình.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáoviên đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018, luận văn đề xuất cácbiện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên đáp ứng yêu cầu Chương trìnhgiáo dục phổ thông 2018 nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở các trườngTHPT tỉnh Nam Định trong thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông mới
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình bồi dưỡng NLDH cho giáo viên ở trường THPT đáp ứng yêu cầuChương trình giáo dục phổ thông 2018
Trang 143.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường THPT tỉnhNam Định đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018
4 Giả thuyết khoa học
Chất lượng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các trường THPT tỉnhNam Định đã thu được nhiều kết quả tốt Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những vướngmắc và bất cập trong quản lý hoạt động này với nhiều nguyên nhân khác nhau Nếu đềxuất được các biện pháp quản lý năng lực dạy học của giáo một cách hệ thống; thựchiện đồng bộ các biện pháp quản lí bồi dưỡng NLDH dựa trên nhu cầu và NL của GV;Xác định được đội ngũ GV cốt cán, tư vấn hỗ trợ đồng nghiệp, tổ chức bồi dưỡngthông qua SHCM theo hướng nghiên cứu bài học, phát huy hiệu quả hoạt động phốihợp trong bồi dưỡng NLDH của cụm trường; huy động các nguồn lực tham gia bồidưỡng; đồng thời xây dựng được cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động bồi dưỡng thì sẽnâng cao NLDH cho đội ngũ GV, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 2018, góp phầnnâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT trong tỉnh Nam Định
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên ởtrường THPT đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018
5.2 Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên cáctrường THPT tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018
5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viêncác trường THPT tỉnh Nam Định để đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổthông 2018
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn về nội dung, đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên cáctrường THPT tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông2018, tổ chức khảo sát thực trạng được tiến hành ở 10 trường THPT trên địa bàn tỉnhNam Định (THPT Nguyễn Khuyến - TP Nam Định, THPT Ngô Quyền - TP NamĐịnh, THPT A Nghĩa Hưng - huyện Nghĩa Hưng, THPT A Hải Hậu - huyện Hải Hậu,THPT Tống Văn Trân - huyện Ý Yên, THPT Trần Văn Lan - huyện Mỹ Lộc, THPTLê Quý Đôn - huyện Trực Ninh, THPT Nguyễn Du - huyện Nam Trực, THPTNguyễn Đức Thuận - huyện Vụ Bản, THPT Nguyễn Trường Thúy - huyện XuânTrường) với vai trò chủ thể là Hiệu trưởng trường THPT
Trang 156.2 Giới hạn về khách thể điều tra
Đề tài tiến hành khảo sát trên các khách thể:
- Cán bộ quản lý (50 người, gồm 5 cán bộ của Sở Giáo dục - Đào tạo; 35 cánbộ quản lý cấp trường và 10 cán bộ quản lý cấp tổ bộ môn), GV (124 người) ở 10trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu và phân tích các nguồn tư liệu, số liệu sẵn có về khoa học giáodục, khoa học quản lý giáo dục và các tài liệu có liên quan đến quản lý bồi dưỡngNLDH cho giáo viên các trường THPT để xây dựng cơ sở lý luận chủ yếu của đề tài
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra
Sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi để khảo sát đánh giá về thựctrạng quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên các trường THPT theo chương trìnhgiáo dục phổ thông 2018 ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo viên THPT ở các trường THPT trên địa bàntỉnh Nam Định để làm rõ các kết quả khảo sát về thực trạng quản lý bồi dưỡng NLDHcho giáo viên các trường THPT đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông2018 ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nam Định
7.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn: Tham khảo các bản kế hoạch
công tác bồi dưỡng NLDH của các trường, của ngành và một số báo cáo hội thảo vềcông tác bồi dưỡng NLDH nhằm tổng kết các kinh nghiệm quản lý bồi dưỡng NLDHở các trường THPT
7.2.2 Phương pháp bổ trợ
- Phương pháp xử lý số liệu thống kê; phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạtđộng quản lý và hoạt động của giáo viên
- Phương pháp so sánh để xử lý các kết quả nghiên cứu
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục luận vănđược trình bày trong ba chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng NLDH đáp ứng yêu cầu
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên ở trường THPT
Trang 16Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên đáp
ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường THPT trên địa bàntỉnh Nam Định
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên đáp
ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các trường THPT trên địa bàntỉnh Nam Định
Trang 17Chương 1CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌCCHO GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ
THÔNG 2018 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1.
Warren-Piper và Glatter (1997) khi nghiên cứu về bồi dưỡng phát triển đội ngũgiáo viên cho rằng: “Phát triển giáo viên là thúc đẩy một loạt những hoạt động có hệthống, thỏa mãn hứng thú, ý chí nguyện vọng và nhu cầu của cá nhân để phát triển sựnghiệp của họ, đồng thời đáp ứng nhu cầu tương lai của tổ chức” Các phân tích củatác giả chỉ ra rằng muốn bồi dưỡng giáo viên hiệu quả cần tiếp cận năng lực của họ,đánh giá đúng năng lực của giáo viên, xác định khoảng trống trong họ để đưa ra cácgiải pháp bồi dưỡng phù hợp [dẫn theo 28]
Raja Roy Singh nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên theo tiếp cận phát triển độingũ giáo viên đã chỉ rõ: “Giáo viên không chỉ là nhà chuyên môn mà còn là nhà giáodục, nhà khoa học, người tư vấn, hướng dẫn, người học tập suốt đời, do đó phát triểnđội ngũ giáo viên phải bao gồm phát triển chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực nghiêncứu khoa học sư phạm ứng dụng” Theo tác giả thông qua việc xác định đúng vai trò,vị trí của giáo viên với những việc làm cụ thể từ đó đề xuất nội dung, biện pháp pháttriển đội ngũ giáo viên sẽ giúp giáo viên phát triển năng lực [dẫn theo 28]
Hannele Niemi và Ritva Jakku-Sihvonen (University of Helsinky), các tác giảđã mô tả chi tiết và có những phân tích thuyết phục về những thay đổi quan trọngtrong cấu trúc, nội dung chương trình bồi dưỡng giáo viên để nâng cao chất lượnggiáo dục ở Phần Lan Một số tác giả khác như: A.Carin, Craig A.Mertler, Marzano lạiđi sâu nghiên cứu và đã đề xuất các biện pháp hình thành NLDH cho GV Tác giảMarzano đã đưa ra một số định hướng như trong tiết học, GV phải biết sơ đồ hóa kiếnthức, khắc sâu những kiến thức trọng tâm; thúc đẩy sự hợp tác của HS, từ đó cần thiếtphải bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ sư phạm chi giáo viên [ dẫn theo 10]
Tác giả Eleonora Villegass-Reimers (2003), nghiên cứu bồi dưỡng giáo viênthông qua cách tiếp cận về các hình thức, con đường bồi dưỡng giáo viên và đề xuất
Trang 18một số mô hình bồi dưỡng giáo viên như: mô hình tổ chức bồi dưỡng tại trường; môhình bồi dưỡng theo cụm trường hoặc mô hình quy mô nhỏ tổ, nhóm chuyên môn vàtự bồi dưỡng của mỗi cá nhân [dẫn theo 10].
Vấn đề quản lý bồi dưỡng NLDH cho GV đã được đưa thành chính sách củacác nước và có các quy định cụ thể về việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lựcchuyên môn nghiệp vụ và chuẩn hóa trình độ đào tạo cho giáo viên
Nguyễn Thanh Hoàn (2003), nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng giáoviên và những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giáo viên trên cơ sở đó đề xuất cácchính sách cải thiện chất lượng đội ngũ giáo viên [12]
Trần Bá Hoành (2006) nghiên cứu về đặc điểm lao động nghề nghiệp của giáoviên trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên: “Kết quả nghiêncứu đã xác định vai trò, vị trí của giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục,phân tích những đặc điểm lao động nghề nghiệp của giáo viên và yêu cầu về phẩmchất, năng lực đối với giáo viên từ đó đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáoviên đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục thông qua các hoạt động tuyển chọn, bồidưỡng, đào tạo giáo viên, thực hiện các chế độ chính sách đối với GV” [13]
Bùi Văn Quân, Nguyễn Ngọc Cầu (2006) đã nghiên cứu về bồi dưỡng giáoviên theo cách tiếp cận phát triển đội ngũ giáo viên theo các lý thuyết và tiếp cậnkhác nhau: Tiếp cận theo lý thuyết phát triển nguồn nhân lực; Tiếp cận quản lý nguồnnhân lực; Tiếp cận theo quan điểm triết học vv… Từ vấn đề trên đặt ra các yêu cầu vềđào tạo, bồi dưỡng giáo viên [20]
Đặng Thành Hưng (2007), nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên dựa trên tiếpcận năng lực theo hướng chuẩn hóa trong giáo dục, trên cơ sở đó tác giả đã xác địnhnhững yêu cầu đối với giáo viên trong hoạt động dạy học, giáo dục và nội dung, giảipháp bồi dưỡng giáo viên [14]
Phạm Hồng Quang (2009), nghiên cứu về năng lực giáo viên, các mô hình đàotạo, bồi dưỡng giáo viên trên cơ sở đó đánh giá về thực trạng đào tạo, bồi dưỡng giáoviên hiện nay và đề xuất các giải pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầuvề năng lực thực hiện của đổi mới giáo dục phổ thông [21; 22]
Trang 191.1.2 Nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng n ng lực dạy học cho giáo viên trunghọc ph thông
Khankeo Phiphatsery (2009), nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáoviên theo tiếp cận phát triển đội ngũ giáo viên THPT của tỉnh Xanhabuly NướcCHDCND Lào, tác giả đã chỉ rõ: “Giáo viên là bộ phận rất quan trọng của nguồnnhân lực xã hội, là điều kiện cơ bản quyết định sự phát triển của ngành giáo dục, củanhà trường Để phát triển nguồn nhân lực con người, giáo dục phải có trách nhiệmđào tạo, bồi dưỡng giáo viên có đủ trình độ đáp ứng được sự phát triển với các nướctrong khu vực và thế giới” [23]
Cheethao XIONGYER (2019), nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng năng lực dạyhọc cho giáo viên phổ thông nước CHDCND Lào đã đánh giá năng lực dạy học củagiáo viên, xác định khoảng trống về năng lực dạy học của giáo viên và đề xuất cácbiện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT [10]
Đỗ Thị Bích Loan (2014), nghiên cứu về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡng giáoviên đưa ra quan điểm coi trọng phát triển nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy họccho giáo viên, coi quá trình phát triển này là một quá trình phát triển cá nhân liên tụcthông qua các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, các hoạt động các dự án được thiết kếđể tăng cường thực hành phát triển nghề nghiệp cho giáo viên [18]
Trong những năm gần đây thực hiện đổi mới CTGDPT, Dự án ETEP đã triểnkhai đề tài Nghiên cứu xây dựng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Kết quả nghiên cứudo nhóm chuyên gia của Đại học Giáo dục đã xây dựng dựa trên hồ sơ năng lực giáoviên với 5 tiêu chuẩn và 18 tiêu chí giúp giáo viên tự soi, tự sửa, tự bồi dưỡng đểnâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, đồng thời giúp các nhà quản lý cócơ sở đánh giá giáo viên trên cơ sở đó có kế hoạch bồi dưỡng năng lực cho giáo viênphù hợp [9]
Nguyễn Thị Thu Thơm (2021) Nghiên cứu về bồi dưỡng năng lực dạy học chogiáo viên cấp THCS khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam đáp ứng yêu cầu CTGDPT2018 đã phát hiện những hạn chế về năng lực của giáo viên và đề xuất các biện phápđể quản lý bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu về năng lực thực hiện CTGDPT2018 ở các trường THCS [28]
Trang 20Tóm lại: Những nghiên cứu về bồi dưỡng giáo viên và quản lý bồi dưỡng giáoviên ở Việt Nam và Lào được triển khai theo các hướng khác nhau: Bồi dưỡngthường xuyên, bồi dưỡng theo chu k ; bồi dưỡng theo chuẩn vv chưa có công trìnhnghiên cứu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT dựa vào nhu cầu vànăng lực dạy học của giáo viên, đây là một vấn đề cần phải được làm sáng tỏ hơn vềmặt lý luận và thực tiễn.
Các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về bồi dưỡng và quản lý bồi dưỡngNLDH cho giáo viên đã được nhiều tác giả quan tâm khai thác dưới nhiều góc độkhác nhau, tuy nhiên nghiên cứu về quản lý bồi dưỡng NLDH cho giáo viên THPTcủa tỉnh Nam Định đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018 còn là vấn đề mới còn bỏ ngỏ, vìvậy tác giả luận văn chọn vấn đề làm đề tài luận văn tốt nghiệp
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Dạy học
Theo tác giả Đỗ Ngọc Đạt (2000): “Dạy học là khái niệm chỉ hoạt động chungcủa người dạy và người học, hai hoạt động này song song tồn tại và phát triển trongcùng một quá trình thống nhất Quá trình này là một bộ phận hữu cơ của quá trìnhgiáo dục tổng thể, trong đó: Vai trò của nhà sư phạm là định hướng, tổ chức, … Giữvai trò chủ đạo; Người học tiếp thu một cách có ý thức độc lập, sáng tạo … hìnhthành phát triển năng lực Người học là chủ thể sáng tạo của việc học, của việc hìnhthành phát triển nhân cách của bản thân” [11]
Nguyễn Ngọc Bảo (2004) quan niệm: Dạy học là một quá trình dưới sự lãnhđạo, tổ chức, điều khiển của người dạy, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổchức hoạt động học tập của mình nhằm thực hiện những nhiệm vụ dạy học [2]
Theo Nguyễn Thị Tính - Nguyễn Thị Thanh Huyền (2013) cùng nhóm nghiêncứu: “Dạy học là quá trình xã hội được tổ chức có mục đích, có kế hoạch Trong đó,dưới vai trò chủ đạo của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức, tựđiều khiển hoạt động nhận thức nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học,đạt mục đích dạy học đề ra” [25]
Tác giả luận văn chọn khái niệm sau làm khái niệm cơ bản của đề tài:
Dạy học là một quá trình trong đó dưới vai trò tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo,hỗ trợ của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức hoạt động học
Trang 21tập nhằm hình thành các phẩm chất, năng lực chung và năng lực cốt lõi theo chương trình giáo dục đặt ra.
1.2.2 N ng lực dạy học
Theo Hoàng Phê cùng tập thể tác giả “Năng lực là khả năng, điều kiện chủquan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; là phẩm chất tâm lý vàsinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chấtlượng cao.” [24]
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể quan niệm: “Năng lực là khả năngthực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động cáckiến thức kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cánhân đó khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống” [8]
Đinh Quang Báo cùng nhóm chuyên gia quan niệm: “Năng lực là thuộc tính cánhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện,cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cánhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt độngnhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” Như vậy năng lựcbao gồm kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân giúp con người thực hiện thànhcông hoạt động nào đó [3]
Tác giả chọn khái niệm sau làm khái niệm cơ bản của đề tài: Năng lực là tổhợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lý cá nhân cho phép cá nhân thực hiệnthành công hoạt động nhất định, đạt được mục tiêu hoạt động trong những điều kiện cụthể
Theo Nguyễn Văn Hộ và Hà Thị Đức: Năng lực dạy học của giáo viên là tổhợp kiến thức, kỹ năng sư phạm, thái độ của giáo viên nhằm giúp giáo viên thực hiệncó hiệu quả hoạt động dạy học [15]
Theo Nguyễn Thị Tính cùng nhóm nghiên cứu thì: Năng lực dạy học là mộtthành tố quan trọng của năng lực sư phạm, năng lực dạy học gồm các năng lực thànhphần: Năng chuẩn bị dạy học, năng lực tổ chức thực hiện và năng lực đánh giá [25]
Từ khái niệm trên tác giả luận văn hiểu: Năng lực dạy học của giáo viên là tổhợp kiến thức, kĩ năng về chuyên môn, nghiệp vụ của người giáo viên và các thuộc
Trang 22tính tâm lý của giáo viên cho phép giáo viên thực hiện thành công, hiệu quả hoạt động dạy học đáp ứng yêu cầu dạy học đề ra trong những điều kiện dạy học cụ thể.
Hoạt động dạy học của giáo viên gồm: Hoạt động thiết kế kế hoạch dạy học;Tổ chức bài học và đánh giá kết quả dạy học
Như vậy năng lực dạy học của giáo viên bao gồm năng lực thiết kế bài học;chuyển tải kiến thức, kỹ năng của giáo viên tới học sinh, năng lực vận dụng sử dụngcác phương pháp, hình thức tổ chức dạy học trong các tình huống cụ thể và năng lựctư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ để học sinh tự học, tự giáo dục hoàn thiện nhân cách vànăng lực kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học
1.2.3 Bồi dưỡng n ng lực dạy học cho giáo viên ở trường THPT
Bồi dưỡng là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong phát triển nghềnghiệp giáo viên như: bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡngnâng cao, bồi dưỡng học sinh giỏi, bồi dưỡng giáo viên
Bồi dưỡng giáo viên là làm tăng thêm trình độ hiện có của đội ngũ giáo viên(cả về phẩm chất, năng lực, sức khỏe ) với nhiều hình thức, mức độ khác nhau Bồidưỡng không đòi hỏi chặt chẽ, chính quy như đào tạo và được thực hiện trong thờigian ngắn Bồi dưỡng giáo viên là quá trình bổ sung kiến thức, kỹ năng (những nộidung liên quan đến nghề nghiệp) để nâng cao trình độ trong một lĩnh vực hoạt độngchuyên môn nhất định giúp giáo viên có cơ hội củng cố, mở mang hệ thống tri thức,kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng hiệu quảcông việc đang làm
Tác giả luận văn chọn khái niệm sau làm khái niệm cơ bản của đề tài: “Bồidưỡng giáo viên là bổ sung những kiến thức, kĩ năng có liên quan hoặc cập nhật thêmnhững tri thức mới về các lĩnh vực của khoa học giáo dục nhằm nâng cao trình độ chođội ngũ giáo viên để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục”
Bồi dưỡng giáo viên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các nền giáodục ở mỗi quốc gia, trong đó hạt nhân của bồi dưỡng giáo viên chính là bồi dưỡngnăng lực dạy học cho họ
Trên cơ sở khái niệm bồi dưỡng giáo viên tác giả luận văn hiểu: Bồi dưỡngnăng lực dạy học cho giáo viên THPT là bổ sung những kiến thức, kĩ năng về dạy học
Trang 23hoặc cập nhật thêm những tri thức mới về môn học cho giáo viên trực tiếp giảng dạynhằm nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu chương trìnhdạy học 2018 về NLDH của giáo viên.
Quá trình dạy học của giáo viên THPT để thực hiện CTGDPT 2018 gồm 3 giaiđoạn: Thiết kế bài học; tổ chức bài học; Đánh giá kết quả vì vậy hoạt động bồi dưỡngnăng lực dạy học cho giáo viên THPT cần tập trung bồi dưỡng năng lực thiết kế bàihọc theo định hướng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên; năng lực tổ chức bàihọc theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho giáo viên; Năng lực kiểm tra,đánh giá kết quả dạy học theo định hướng phát triển năng lực dạy học cho giáo viên
1.2.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng n ng lực dạy học đáp ứng yêu cầu chươngtrình giáo dục ph thông 2018 cho giáo viên ở trường trung học ph thông
Quản lý là những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý nhằmđiều khiển hoạt động của đối tượng, khách thể quản lý theo mục tiêu, nhiệm vụ quảnlý đề ra
H Koontz (người Mỹ): QL là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phốihợp những nỗ lực của các cá nhân để đạt được mục đích của nhóm (tổ chức) Mụctiêu của QL là hình thành một môi trường trong đó con người có thể đạt được mụcđích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất [dẫntheo 27]
V.Taylor: Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng chính xác cái gì cần làm và làmcái gì đó như thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất [dẫn theo 27]
Trần Kiểm (2011) quan niệm “quản lý là những tác động của chủ thể quản lýtrong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực(nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưunhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [16]
Từ phân tích khái niệm quản lý, tác giả luận văn chọn khái niệm sau làm kháiniệm cơ bản của đề tài: Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học đáp ứng yêucầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho giáo viên ở trường trung học phổthông là những tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm điều khiển quá trình bồidưỡng, tự bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên một cách hiệu quả, giúp giáo
Trang 24viên hoàn thiện năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu về năng lực cần đạt của mỗi giáo viên trong thực hiện CTGDPT 2018 đặt ra.
1.3 Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường THPT
1.3.1 Chương trình giáo dục ph thông 2018 và yêu cầu đặt ra đối với n ng lực dạy học của giáo viên ở trường THPT
1.3.1.1 Chương trình giáo dục THPT 2018
Theo Thông tư 32, mục tiêu của CTGDPT hướng tới các mục tiêu sau đây:“Chương trình giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục phát triển nhữngphẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân,khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợpvới năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, họcnghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thaytrong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới” [8]
Chương trình GDPT 2018 quy định: Nội dung của chương trình giáo dục cấpTHPT gồm các nội dung giáo dục: Giáo dục ngôn ngữ và văn học; Giáo dục toán học;Giáo dục khoa học xã hội; Giáo dục khoa học tự nhiên; Giáo dục công nghệ; Giáodục tin học; Giáo dục Kinh tế và Pháp luật; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Giáodục nghệ thuật; Giáo dục thể chất; Hoạt động trải nghiệm và giáo dục hướng nghiệp.Mỗi nội dung giáo dục đều được thực hiện ở tất cả các môn học và hoạt động giáodục, trong đó có một số môn học và hoạt động giáo dục đảm nhiệm vai trò cốt lõi.Ngoài các nội dung kể trên còn có các môn học và chuyên đề học tập lựa chọn, nhằmđáp ứng nguyện vọng, phát triển tiềm năng, sở trường của mỗi học sinh [8]
Chương trình mỗi môn học và hoạt động giáo dục xác định mục tiêu, yêu cầucần đạt về phẩm chất, năng lực và nội dung giáo dục của môn học, hoạt động giáodục bao gồm yêu cầu về phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù
Ở cấp THPT các nội dung giáo dục trên được thực hiện theo hướng phân hoá,bảo đảm học sinh được tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổthông có chất lượng, giúp học sinh có thể học tiếp ở trình độ cao hơn hoặc đi họcnghề hoặc ra trực tiếp lao động sản xuất
Trang 25Các môn học và hoạt động giáo dục trong nhà trường THPT được áp dụng cácphương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổchức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và nhữngtình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt độnghọc tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khảnăng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để pháttriển Đòi hỏi giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm tích cực hóahoạt động học tập của học sinh nhằm phát triển năng lực và hình thành phẩm chấtnhân cách cho học sinh và tăng cường dạy học theo hướng phân hóa, trải nghiệm thựctiễn; Mục tiêu và nội dung giáo dục đặt ra yêu cầu giáo viên cần phải đa dạng hóa cáchình thức tổ chức dạy học dạy lý thuyết, dạy tự học; dạy trải nghiệm; dạy học theohướng tích hợp và dạy theo hướng giáo dục STEM vv…
Hoạt động đánh giá kết quả dạy học đòi hỏi giáo viên phải cung cấp thông tinchính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình vàsự tiến bộ của học sinh sau mỗi giai đoạn học tập để hướng dẫn hoạt động học tập,điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình giáo dục nhàtrường, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục mônhọc Khi đánh giá kết quả dạy học, giáo viên cần dựa trên những căn cứ sau đây:
- Các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chươngtrình tổng thể và các chương trình môn học, hoạt động giáo dục
- Phạm vi đánh giá bao gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, mônhọc và chuyên đề học tập lựa chọn và môn học tự chọn
- Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.- Lực lượng tham gia đánh giá là giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh.Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượngthông qua đánh giá thường xuyên, định kì ở cơ sở giáo dục, các kì đánh giá trên diệnrộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kì đánh giá quốc tế
Cùng với kết quả các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học vàchuyên đề học tập lựa chọn, kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giákết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong cả quá trình học tập
Trang 26Điều kiện triển khai thực hiện chương trình được căn cứ vào:- Phải có đủ số lượng và cơ cấu đội ngũ GV và CBQL
- Giáo viên và CBQL phải có năng lực thực hiện đáp ứng yêu cầu và có độnglực thực hiện sự thay đổi
Giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục là những người trực tiếp thực hiện côngcuộc đổi mới GDPT Chương trình GDPT 2018 chỉ thành công khi đội ngũ này cónăng lực và có động lực đổi mới
Nhà trường có đủ điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học vàđổi mới dạy học của giáo viên
1.3.1.2 Yêu cầu về năng lực dạy học cần có đối với giáo viên ở trường THPT
Căn cứ vào yêu cầu cần đạt, nội dung chương trình và yêu cầu của từng mônhọc, đòi hỏi giáo viên THPT cần có những năng lực dạy học sau đây:
(1) Giáo viên phải có năng lực xây dựng kế hoạch dạy học môn học theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh
- Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học năm học/học k- Năng lực thiết kế chủ đề dạy học tích hợp liên môn:+ Năng lực xác định mục tiêu dạy học
+ Năng lực thiết kế các nội dung học tập phát triển năng lực học sinh+ Năng lực dự kiến phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phát triển nănglực học sinh
+ Năng lực xây dựng hệ thống câu hỏi phản hồi phát triển năng lực học sinh;+ Năng lực phân loại học sinh theo nhóm năng lực và thiết kế học tập theonhóm năng lực
(2) Năng lực tổ chức dạy học theo chủ đề liên môn và đơn môn:+ Năng lực đặt vấn đề và giải quyết vấn đề dựa trên vận dụng kiến thức liênmôn, đơn môn
+ Năng lực tổ chức dạy học theo hướng tích hợp+ Năng lực tổ chức dạy học theo hướng trải nghiệm+ Năng lực tổ chức dạy học theo hướng giáo dục STEM+ Năng lực dạy học theo hướng phân hóa
Trang 27+ Năng lực tổ chức các hoạt động học và điều phối các hoạt động học cá nhân,nhóm và toàn lớp của học sinh
+ Năng lực vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại để tích cựchóa hoạt động học của học sinh
+ Năng lực hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ hoạt động học cho học sinh+ Năng lực xử lý các tình huống trong dạy học
+ Năng lực phản hồi thông tin và điều chỉnh quá trình dạy học(3) Năng lực đánh giá kết quả dạy học môn học
+ Năng lực đánh giá kết quả học tập theo chủ đề dạy học+ Năng lực đánh giá thường xuyên và đánh giá sự tiến bộ của học sinh+ Năng lực quản lý hồ sơ năng lực học tập của học sinh
(4) Năng lực phát triển chương trình và kế hoạch dạy học môn học và chươngtrình nhà trường
+ Năng lực phát triển kế hoạch dạy học+ Năng lực phát triển các chủ đề dạy học tích hợp+ Năng lực phát triển các chủ đề dạy học theo hướng phân hóa
1.3.2 Mục tiêu, nội dung bồi dưỡng n ng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêucầu chương trình giáo dục ph thông 2018 ở trường THPT
Bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên nhằm nâng cao nhận thức, trang bị,bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng về chương trình, kế hoạch, phương pháp, hìnhthức tổ chức dạy học và đánh giá kết quả dạy học đáp ứng yêu cầu chương trình giáodục THPT cho giáo viên, giúp giáo viên có thể thực hiện thành công và hiệu quả dạyhọc môn học do bản thân phụ trách đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông2018 cấp THPT
Các mục tiêu cụ thể sau khi kết thúc hoạt động bồi dưỡng giáo viên:- Bổ sung kiến thức về môn học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018cấp THPT
- Hoàn thiện năng lực xây dựng hoạch dạy học tích hợp theo chủ đề liên môn,chủ đề dạy học theo hướng giáo dục STEM; chủ đề đơn môn; Dạy học theo hướngtrải nghiệm, phân hóa, dạy chủ đề tự chọn theo định hướng nghề nghiệp;
Trang 28- Hoàn thiện được năng lực về phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại để pháttriển năng lực chung, năng lực đặc thù môn học cho học sinh.
- Hoàn thiện được năng lực về dạy học phân hóa theo nhóm năng lực và theotừng cá nhân học sinh;
- Hoàn thiện được năng lực về hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ học tập cho học sinhtrong dạy học môn học;
- Hoàn thiện được năng lực đánh giá kết quả học tập môn học theo định hướngphát triển năng lực học sinh;
- Hoàn thiện được năng lực phát triển chương trình, kế hoạch dạy học môn họcvà dạy học theo chủ đề tự chọn cho học sinh theo định hướng nghề nghiệp
1.3.3 Phương pháp và hình thức t chức bồi dưỡng n ng lực dạy học cho giáoviên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục ph thông 2018 ở trường THPT
Phương pháp bồi dưỡng năng lực GV dạy học cho giáo viên ở trường THPTphải là phương pháp dạy học cho người lớn, là những người đã có phương pháp sưphạm, nên phương pháp bồi dưỡng phải linh hoạt theo cách hướng dẫn cách làm, phùhợp, nên nghiêng về phương pháp tự học, tự nghiên cứu của giáo viên dựa trên cơ sởhướng dẫn khai thác nhiều kênh thông tin như trực tiếp, gián tiếp, đọc nghiên cứu tàiliệu tự bồi dưỡng
- Phương pháp diễn giảng nêu vấn đề: Diễn giảng trong hoạt động bồi dưỡnggiáo viên là cách thức báo cáo viên trình bày bằng lời với một khối lượng lớn nộidung bồi dưỡng về dạy học nói chung hay dạy học một môn học cụ thể có tính kháiquát và có hệ thống
- Phương pháp dạy học nêu vấn đề: Là phương pháp báo cáo viên nêu các vấnđề cần bồi dưỡng để dạy học môn học đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018 cấp THPT,học viên tự nhận thức giải quyết vấn đề đặt ra, tích cực tham gia vào quá trình bồidưỡng giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề đặt ra nhằm thực hiện các nhiệm vụ bồi dưỡnghoàn thiện năng lực dạy học
- Phương pháp thảo luận, làm việc nhóm: Là phương pháp báo cáo viên tổchức cho học viên làm việc theo từng nhóm thảo luận về nội dung nào đó để giảiquyết nhiệm vụ bồi dưỡng và thực hiện nội dung bồi dưỡng Thông qua làm việcnhóm tạo cơ hội cho học viên học hỏi lẫn nhau, chia sẻ sự hiểu biết của mình, giúp
Trang 29người học phát triển khả năng tư duy và diễn đạt và làm việc hợp tác để hoàn thiện năng lực dạy học của cá nhân.
- Phương pháp dạy học theo dự án:Báo cáo viên thiết kế nội dung bồidưỡng dưới dạng các dự án học tập, tổ chức cho học viên thực hiện các nhiệm vụcủa dự án qua đó phát triển năng lực dạy học cho giáo viên Ví dụ dự án thiết kếchủ đề dạy học tích hợp liên môn; thiết kế các chủ đề dạy học theo định hướnggiáo dục STEM; dự án thiết kế các chủ đề dạy học trải nghiệm vv…
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Báo cáo viên lựa chọn chủ đề dạy họctích hợp liên môn thuộc một lĩnh vực khoa học xã hội hoặc chủ đề dạy học theo hìnhthức giáo dục STEM, tổ chức cho học viên seminar nghiên cứu, thiết kế bài học quađó giúp giáo viên hoàn thiện năng lực dạy học theo chủ đề
- Phương pháp thực hành chuyên môn: Báo cáo viên tổ chức cho học viên thựchành soạn giáo án dạy học theo từng môn học, lập kế hoạch dạy học theo từng mônhọc do giáo viên đảm nhiệm, phân loại và sắp xếp các chủ đề trong chương dạy họcmôn theo nội dung bồi dưỡng và thực hành tổ chức dạy minh họa để đồng nghiệpcùng chia sẻ nhằm giúp học viên phát triển năng lực một cách tốt nhất, đây là hìnhthức giúp học viên học thông qua làm
- Phương pháp làm mẫu bắt chước: Báo cáo viên thiết kế bài giảng minh họa,tổ chức giảng minh họa hoặc đánh giá kết quả bài học để học viên học tập, làm theo
- Phương pháp tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu: Là phương pháp báo cáo viên tổchức cho học viên tự học, tự nghiên cứu qua tài liệu, qua đồng nghiệp và hoạt độngsinh hoạt của tổ chuyên môn để hoàn thiện năng lực dạy học;
* Hình thức tổ chức bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên:Bồi dưỡng có thể được thực hiện qua một số hình thức tổ chức nhằm giúp giáoviên hoàn thiện năng lực dạy học:
- Căn cứ vào số lượng GV tham gia hoạt động bồi dưỡng: Bồi dưỡng cá nhân(tự nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án, tập dạy, dự giờ học tập đồng nghiệp…), bồidưỡng theo nhóm (thảo luận một nội dung nào đó, dự giờ,…) hay tập trung nghechuyên đề
- Căn cứ vào địa bàn bồi dưỡng: Bồi dưỡng tại chỗ (qua sinh hoạt tổ chuyênmôn, kèm cặp, )
Trang 30- Căn cứ vào nội dung bồi dưỡng: Bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng theochuyên đề, bồi dưỡng nâng cao năng lực được tiến hành thực hiện theo chương trìnhdo Bộ Giáo dục - Đào tạo; Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức theo hình thức trực tiếphoặc trực tuyến.
Ngoài những hình thức trên, hiện nay phương thức tự bồi dưỡng đang được đềcao Việc tự học, tự bồi dưỡng nhằm thực hiện phương châm "học thường xuyên, họcsuốt đời" là chiến lược mang tính toàn cầu đang được Liên Hợp Quốc phát động.Hiệu trưởng trường THPT cần coi trọng hình thức tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên vàcó cơ chế giám sát, đánh giá kết quả tự bồi dưỡng của giáo viên
1.3.4 Kiểm tra - đánh giá kết quả bồi dưỡng n ng lực dạy học cho giáo viên đápứng yêu cầu chương trình giáo dục ph thông 2018 ở trường THPT
Đánh giá là một hoạt động không thể thiếu khi tiến hành việc bồi dưỡng nănglực dạy học cho giáo viên ở trường THPT đáp ứng yêu cầu CTGDPT 2018 đặt ra.Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của hoạtđộng bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên, trên cơ sở những thông tinthu được, đối chiếu với những mục tiêu, kết quả cần đạt mà hoạt động bồi dưỡng đãđề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh,nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáoviên Đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên có thể thực hiệnbằng nhiều hình thức khác nhau:
Đánh giá tinh thần thái độ học tập của học viên: mức độ chuyên cần của họcviên tham gia bồi dưỡng
Đánh giá kết quả làm việc hợp tác: Kết quả tham gia hoạt động nhóm trongquá trình bồi dưỡng
Đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu: Hiệu trưởng, báo cáo viên có thể đánhgiá kết quả tự nghiên cứu của học viên thông qua bài báo cáo kết quả và sản phẩmminh chứng về ứng dụng và kết quả bài thu hoạch cuối khóa của học viên
Đánh giá kết quả thực hành: Báo cáo viên có thể đánh giá năng lực thiết kế bàihọc và kế hoạch dạy học của giáo viên; Đánh giá năng lực tổ chức bài học của giáoviên; Đánh giá năng lực đánh giá kết quả dạy học và đánh giá năng lực phát triển
Trang 31chương trình và kế hoạch dạy học của giáo viên; hoặc đánh giá bài tổng hợp thựchành gồm tất cả những nội dung trên.
Hình thức đánh giá: Sản phẩm thực hành; Trình diễn của giáo viên; Đánh giátheo hình thức trả lời câu hỏi tự luận, trắc nghiệm vv…
1.3.5 Quy trình t chức hoạt động bồi dưỡng n ng lực dạy học cho giáo viên đápứng yêu cầu chương trình giáo dục ph thông 2018 ở trường THPT
Căn cứ vào yêu cầu của CTGDPT 2018; căn cứ vào nhu cầu và năng lực dạyhọc của giáo viên và đặc điểm của hoạt động học tập của giáo viên Để tổ chức bồidưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở trường THPT đáp ứng yêu cầu CTGDPT,Hiệu trưởng cần thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng năng lực dạy học của giáo viên Bước 2: Xác định nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viênBước 3: Lựa chọn các hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp
Bước 4: Tổ chức kết hợp các hình thức tổ chức bồi dưỡngBước 5: Đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viênHiệu trưởng cần phát huy vai trò của tổ chuyên môn để đa dạng hóa các hìnhthức tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học theo hướng tại chỗ, theo hình thứcsinh hoạt chuyên môn tại trường và theo cụm trường và phát huy vai trò tự bồi dưỡngcủa từng giáo viên qua các hoạt động sinh hoạt chuyên đề, dự giờ đồng nghiệp; hỗ trợđồng nghiệp thiết kế bài học; thực hiện các giờ giảng minh họa vv…
1.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên đáp ứngchương trình giáo dục phổ thông ở trường THPT
1.4.1 Quản lý xây dựng kế hoạch và mục tiêu hoạt động bồi dưỡng n ng lực dạyhọc cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục ph thông 2018 ởtrường THPT
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động phát triển, bồidưỡng giáo viên của nhà trường, Hiệu trưởng cần nghiên cứu nắm vững CTGDPT2018 cấp THPT để xác định rõ những yêu cầu cần có về năng lực dạy học của giáoviên nói chung và năng lực dạy học từng môn học của giáo viên nói riêng, nắm vữngkế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên cấp THPT của Bộ Giáo dục -
Trang 32Đào tạo được triển khai dưới sự hướng dẫn của các trường Đại học Sư phạm và kếhoạch bồi dưỡng giáo viên THPT của Sở Giáo dục - Đào tạo để lập kế hoạch bồidưỡng giáo viên của nhà trường.
Trên cơ sở phân tích bối cảnh, mục tiêu, nội dung chương trình; yêu cầu củaCTGDPT cấp THPT đối với năng lực dạy học của giáo viên, Hiệu trưởng đánh giánăng lực hiện tại của giáo viên nhà trường, xác định nhu cầu bồi dưỡng NLDH chogiáo viên
Dựa trên những phân tích nêu trên, Hiệu trưởng xác định mục tiêu bồi dưỡngNLDH cho giáo viên ở trường THPT là giúp giáo viên cập nhật bổ sung kiến thức, kỹnăng về chương trình dạy học 2018 như dạy học chủ đề tích hợp liên môn, trảinghiệm, dạy học theo định hướng giáo dục STEM; Bổ sung nội dung về dạy học chủđề tự chọn, dạy học theo định hướng nghề nghiệp và kiến thức về nghiệp vụ sư phạm,ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để giáo viên có thể thực hiện có hiệu quảCTGDPT 2018 cấp THPT
Nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường THPT phải giúp cho CBQL, GV của nhàtrường nhận thức rõ về sự cần thiết phải bồi dưỡng nâng cao NLDH cho giáo viênđáp ứng yêu cầu thực hiện CTGDPT 2018 cấp THPT Giúp mỗi giáo viên tự ý thứcvề vai trò trách nhiệm cá nhân trong việc hoàn thành mục tiêu bồi dưỡng, từ đó có kếhoạch tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để hoàn thiện NLDH
Hiệu trưởng trường THPT cần cụ thể hóa mục tiêu bồi dưỡng NLDH cho giáoviên ở trường THPT thành nội dung bồi dưỡng và lựa chọn đối tượng tham gia bồidưỡng giáo viên, hình thức, phương pháp bồi dưỡng cụ thể đối với các cấp khác nhau:Cấp Bộ; Cấp Sở; Cấp cụm trường, cấp trường và cấp tổ bộ môn, cá nhân giáo viên;
Hiệu trưởng lập kế hoạch bồi dưỡng, tổ chức thực hiện mục tiêu bồi dưỡngNLDH cho giáo viên ở trường THPT thông qua thực hiện nội dung và hình thức tổchức bồi dưỡng, đặc biệt chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên tự bồi dưỡng đểđạt được mục tiêu bồi dưỡng đặt ra
Sau mỗi hình thức bồi dưỡng và nội dung bồi dưỡng Hiệu trưởng cần đánh giávề mức độ đạt được so với mục tiêu bồi dưỡng kế hoạch đã đề ra và đề xuất các biệnpháp điều chỉnh kế hoạch hoạt động bồi dưỡng ở giai đoạn tiếp theo
Trang 331.4.2 Quản lý nội dung bồi dưỡng n ng lực dạy học cho giáo viên đáp ứng yêu cầuchương trình giáo dục ph thông 2018 ở trường THPT
Hiệu trưởng phải căn cứ vào những nội dung đã được bồi dưỡng của Bộ, SởGiáo dục - Đào tạo và mục tiêu, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên nhà trường, xâydựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung bồi dưỡng năng lực dạyhọc cho giáo viên của nhà trường theo các nội dung sau đây:
- Bồi dưỡng năng lực thiết kế kế hoạch dạy học, bài học theo chuẩn năng lựccần đạt ở học sinh;
- Bồi dưỡng năng lực tổ chức bài học theo chủ đề, tích hợp, trải nghiệm; giáodục STEM; dạy học phân hóa theo định hướng nghề vv … để đạt được yêu cầu vàmục tiêu bài học về năng lực học sinh
- Bồi dưỡng năng lực đánh giá sự tiến bộ của học sinh và kết quả dạy học đạtđược sau quá trình dạy học
- Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình, kế hoạch giáo dục nhà trường- Bồi dưỡng năng lực thực hiện các hình thức, phương pháp dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh;
- Bồi dưỡng năng lực tư vấn, hỗ trợ học sinh trong học tập để hình thành phẩmchất, năng lực theo yêu cầu cần đạt;
- Bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học trực tiếp,trực tuyến, phát triển môi trường học tập cho học sinh
Ngoài quản lý thực hiện các nội dung kế hoạch bồi dưỡng năng lực dạy họccho giáo viên theo chương trình bồi dưỡng của Bộ Giáo dục - Đào tạo và Sở Giáo dục- Đào tạo tổ chức, Hiệu trưởng có thể phân cấp quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDHcho giáo viên theo các cấp độ khác nhau:
Quản lý nội dung bồi dưỡng theo cụm trường;Quản lý nội dung bồi dưỡng theo đơn vị nhà trường;Quản lý nội dung bồi dưỡng theo tổ nhóm chuyên môn;Quản lý các nội dung tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân giáo viên- Hiệu trưởng cần huy động nguồn lực để tổ chức các hoạt động bồi dưỡngnăng lực dạy học cho giáo viên ở các cấp độ khác nhau một cách hiệu quả
Trang 34- Dự kiến sản phẩm cần đạt của các loại kế hoạch đề ra và những điều kiện đểthực hiện đạt được sản phẩm như mong đợi.
Song song với tổ chức thực hiện nội dung bồi dưỡng, Hiệu trưởng phải đồngthời giám sát và điều chỉnh quá trình thực hiện nội dung bồi dưỡng cho giáo viênnhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng NLDH cho giáo viên ở trường THPT
Hiệu trưởng cần đánh giá các kết quả đạt được của các nội dung bồi dưỡngnhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT Có cơchế thi đua khen thưởng nhằm tạo động lực cho giáo viên tích cực tham gia thực hiệncác nội dung bồi dưỡng
1.4.3 Quản lý sử dụng phương pháp, hình thức t chức bồi dưỡng n ng lực dạyhọc cho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục ph thông 2018 ởtrường THPT
Hiệu trưởng trường THPT cần quản lý được hình thức tổ chức tập huấn hỗ trợđồng nghiệp của giáo viên cốt cán cho giáo viên đại trà sau mỗi khóa tham gia bồidưỡng của Bộ, Sở Giáo dục - Đào tạo
Phối hợp với các Hiệu trưởng của trường bạn để quản lý giáo viên tham giabồi dưỡng theo cụm trường và đánh giá kết quả bồi dưỡng
Phối hợp với các Hiệu trưởng của trường bạn để quản lý hình thức bồi dưỡngNLDH cho giáo viên qua hình thức sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo cụm trường;
Hiệu trưởng trường THPT quản lý các hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáoviên theo hình thức trực tuyến và trực tiếp tại trường và do trường tổ chức
Hiệu trưởng trường THPT quản lý các hoạt động bồi dưỡng của tổ chuyênmôn qua hình thức hội thảo chuyên đề; seminar nghiên cứu bài học
Hiệu trưởng trường THPT quản lý các hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáoviên thông qua hình thức thao giảng giờ dạy minh họa, học tập, hỗ trợ đồng nghiệpvới những bài dạy khó, bài dạy với nội dung theo chủ đề tích hợp, trải nghiệm, địnhhướng giáo dục STEM
Hiệu trưởng trường THPT quản lý các hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viênqua tự nghiên cứu, tham gia cộng đồng học tập của giáo viên trong trường hoặc theocụm trường, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp vv …
Trang 35Thông qua chỉ đạo thực hiện các hình thức tổ chức bồi dưỡng NLDH cho giáoviên ở trường THPT, Hiệu trưởng giám sát, đánh giá tính hiệu quả của từng hình thứcbồi dưỡng và có những biện pháp điều chỉnh, điều khiển để nâng cao chất lượng bồidưỡng NLDH cho giáo viên, giúp giáo viên tự hoàn thiện NLDH.
1.4.4 Quản lý hoạt động của các chủ thể bồi dưỡng và hoạt động của giáo viên tham gia bồi dưỡng
Hiệu trưởng trường THPT quản lý các hoạt động của báo cáo viên được mờihay giáo viên cốt cán tham gia bồi dưỡng cho giáo viên đại trà tại trường hoặc theo cụm trường với các nội dung quản lý sau đây:
- Kế hoạch và giáo án bồi dưỡng.- Các phương tiện sử dụng của báo cáo viên trong quá trình bồi dưỡng giáo viên
- Các hoạt động tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho học viên của báo cáo viên.- Việc thực hiện nền nếp bồi dưỡng, vận dụng phương pháp, hình thức tổ chứchoạt động học tập cho học viên của báo cáo viên
- Hoạt động thu thông tin phản hồi của báo cáo viên trong quá trình bồi dưỡng.Đối với hình thức bồi dưỡng qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn, Hiệutrưởng cần quản lý các nội dung sau đây:
Quản lý kế hoạch sinh hoạt chuyên môn có nội dung bồi dưỡng giáo viên của tổ Quản lý công tác chuẩn bị của tổ chuyên môn, công tác theo dõi giám sát hoạt
động của tổ chuyên môn
Đối với giáo viên tham gia bồi dưỡng, hiệu trưởng cần quản lý:- Tinh thần, thái độ tham gia bồi dưỡng của giáo viên
- Mức độ hoàn thành các nội dung bồi dưỡng của giáo viên- Những kết quả đạt được ở mỗi giáo viên sau hoạt động bồi dưỡng
1.4.5 Q ả ý k ểm a đ kế q ả đ
ầơ ì ụ 2018 ở ờ THPT
Để quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ở trường THPTđạt hiệu quả, Hiệu trưởng trường cần thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra, đánhgiá để điều chỉnh quá trình bồi dưỡng;
Trang 36Căn cứ vào những kết quả thu được từ hoạt động bồi dưỡng so với mục tiêu đềra trong kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, từ đó tìm ra những mặt mạnh để phát huy và
Trang 37điểm yếu cần khắc phục trong hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên, nguyên nhânvà đề xuất các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên.
Hiệu trưởng cần tiến hành các biện pháp kiểm tra, đánh giá đa dạng, phongphú kết hợp đánh giá định lượng với định tính đủ mạnh có tác dụng tạo động lực chohoạt động bồi dưỡng nâng cao hiệu quả bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên ởtrường THPT Các nội dung kiểm tra cần tập trung vào những nội dung sau đây:
Hiệu trưởng kiểm tra công tác lập kế hoạch, thực hiện mục tiêu bồi dưỡng củaTrường, của tổ chuyên môn và tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên
Hiệu trưởng kiểm tra công tác tổ chức thực hiện các nội dung bồi dưỡng giáoviên của Trường, của Tổ, nhóm chuyên môn và của giáo viên
Kiểm tra các phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng của Trường và của tổchuyên môn và của mỗi giáo viên ở trường THPT
Kiểm tra việc thực hiện giám sát, đánh giá kết quả bồi dưỡng của giáo viênqua các khóa bồi dưỡng hay sau mỗi chuyên đề bồi dưỡng do Bộ Giáo dục - Đào tạovà Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức
Hiệu trưởng thực hiện lấy ý kiến phản hồi từ giáo viên về hoạt động bồi dưỡngđể hoàn thiện quá trình bồi dưỡng ở giai đoạn tiếp theo Đánh giá kết quả bồi dưỡngđạt được ở giáo viên để hoàn thiện quá trình bồi dưỡng, giúp giáo viên tự bồi dưỡng,rút kinh nghiệm cho các hoạt động bồi dưỡng kế tiếp
1.4.6 Đảm bảo các điều kiện để t chức hoạt động bồi dưỡng n ng lực dạy học chogiáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục ph thông 2018 ở trường THPT
Để thực hiện hoạt động bồi dưỡng NLDH cho giáo viên đạt hiệu quả, Hiệutrưởng cần đảm bảo các điều kiện bồi dưỡng NLDH cho giáo viên gồm các điều kiện sau đây:
Hiệu trưởng phải đánh giá được năng lực hiện tại của giáo viên và xác địnhyêu cầu cần đạt về NLDH của giáo viên để thực hiện CTGDPT 2018 trên cơ sở đóxác định nhu cầu nội dung bồi dưỡng phù hợp với giáo viên
Hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch bồi dưỡng cho từng loại hình bồidưỡng NLDH cho giáo viên; Kế hoạch bồi dưỡng phải thể hiện rõ ràng về mục tiêu,nội dung và hình thức tổ chức thực hiện
Trang 38Đội ngũ báo cáo viên phải có năng lực am hiểu sâu về nội dung bồi dưỡng.Giáo viên phải có ý thức tích cực tham gia bồi dưỡng.
Tổ trưởng chuyên môn phải có năng lực tổ chức hoạt động bồi dưỡng cho giáoviên của tổ, nhóm chuyên môn
Nhà trường phải có nguồn tài chính, cơ sở vật chất phục vụ bồi dưỡng.Nhà trường cần có cơ chế giám sát, đánh giá hoạt động bồi dưỡng và tự bồidưỡng NLDH của giáo viên nhằm tạo động lực cho giáo viên tích cực tham gia hoạtđộng bồi dưỡng để hoàn thiện năng lực
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy họccho giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục cho phổ thông 2018 ởtrường THPT
1.5.1 Các yếu tố khách quan
a) Cơ sở vật chất, tài chính phục vụ bồi dưỡng
Yếu tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học chogiáo viên ở trường THPT đó là không gian bồi dưỡng, cơ sở vật chất, môi trường,thời gian, tài chính phục vụ hoạt động bồi dưỡng Nếu các yếu tố trên được chuẩn bịđầy đủ, thuận lợi bố trí hợp lý góp phần tạo động lực cho giáo viên tích cực tham giabồi dưỡng để hoàn thiện năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục cấpTHPT năm 2018
Tài liệu bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT là yếu tố vô cùngquan trọng cần được chuẩn bị phù hợp với mục tiêu, nội dung bồi dưỡng đã xâydựng, tài liệu bồi dưỡng phải được biên soạn theo hướng phát huy vai trò tự nghiêncứu, tự học của giáo viên và tập trung hướng dẫn cách thiết kế, tổ chức dạy học theoCTGDPT 2018 cấp THPT cho giáo viên
Phương tiện kỹ thuật dạy học hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng như phương tiệnnghe, nhìn, đồi dùng thực hành, thí nghiệm vv… cần được chuẩn bị đầy đủ, thuận lợiđể báo viên và học viên có thể tiến hành các hoạt động bồi dưỡng thuận lợi và hiệuquả
b) Thời gian, địa điểm và các chính sách hỗ trợ giáo viên
Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT đáp ứng yêu cầuchương trình phổ thông 2018 cấp THPT cần được tổ chức vào thời điểm phù hợp, với
Trang 39quỹ thời gian hợp lý không ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trong năm học của giáo viên.
Địa điểm bồi dưỡng thuận lợi tạo điều kiện cho giáo viên THPT tham gia hoạtđộng bồi dưỡng thuận lợi để nâng cao năng lực dạy học với tâm lý thoải mái, thu hútgiáo viên tham gia bồi dưỡng
Nhà trường cần có chính sách hỗ trợ cho giáo viên một cách kịp thời để giáoviên an tâm bồi dưỡng năng lực dạy học: Chính sách về thời gian, chế độ giờ bồidưỡng trong xét thi đua, hỗ trợ về tài chính vv Hiệu trưởng cần tạo điều kiện vềthời gian để giáo viên tích cực, chuyên tâm với hoạt động bồi dưỡng
Hiệu trưởng trường THPT phải xây dựng được cơ chế điều hành hoạt động bồidưỡng năng lực dạy học cho giáo viên cấp trường, cụm trường và cấp tổ bộ môn,giám sát chặt chẽ các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên,quán triệt mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực dạyhọc cho giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục THPT 2018
Cán bộ quản lý trường THPT, tổ trưởng chuyên môn phải có năng lực khơigợi và phát huy năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên, xây dựng nhà trường,cụm trường thành cộng đồng học tập của mỗi giáo viên để thực hiện đổi mới chươngtrình giáo dục thành công, hiệu quả
Tổ trưởng chuyên môn phải hiểu sâu sắc những yêu cầu của chương trình giáodục phổ thông 2018 đối với NLDH cần có của mỗi giáo viên, tạo môi trường bồi
Trang 40dưỡng cho giáo viên trong tổ, giúp giáo viên học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để hoàn thiện năng lực dạy học.
b) Năng lực dạy học của báo cáo viên tham gia bồi dưỡngNăng lực và phẩm chất của báo cáo viên tác động trực tiếp đến kết quả bồidưỡng năng lực dạy cho giáo viên ở trường THPT là một trong những nhân tố quyếtđịnh hiệu quả bồi dưỡng giáo viên, cho nên Hiệu trưởng cầu lựa chọn báo cáo viên cónăng lực chuyên môn tốt, có năng lực sư phạm tốt; mỗi báo cáo viên phải nắm vữngđược mục tiêu, nội dung bồi dưỡng, có phương pháp kĩ năng bồi dưỡng năng lực dạyhọc cho giáo viên, lựa chọn các hình thức tổ chức bồi dưỡng, phương pháp, kỹ thuậtbồi dưỡng phù hợp năng lực nhận thức của giáo viên
c) Nhận thức và năng lực học tập, tự học của giáo viên tham gia bồi dưỡngHọc viên tham gia bồi dưỡng là những giáo viên tại các nhà trường được trưngtập về thực hiện công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cần có nhận thức đúng đắn vềmục tiêu bồi dưỡng, tự giác tích cực, chủ động tham gia hoạt động bồi dưỡng để hoànthiện năng lực dạy học
Giáo viên phải thể hiện năng lực tự chủ, tự học, tự bồi dưỡng và tích cực hợptác với báo cáo viên, đồng nghiệp để hoàn thành mục tiêu bồi dưỡng đề ra thì hoạtđộng bồi dưỡng mới có hiệu quả
Giáo viên phải có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồidưỡng để giúp giáo viên khai thác và sử dụng các tài liệu bồi dưỡng trực tuyến mộtcách hiệu quả để hoàn thiện năng lực dạy học